Thung Dung Am Lục

23/06/20233:34 SA(Xem: 1516)
Thung Dung Am Lục

THUNG DUNG AM LỤC
Vạn Tùng Lão Nhân Bình Xướng
Thiên Đồng Giác Hoà Thượng Tụng Cổ
Thung Dung Am Lục
Phan Nhật Tân chuyển dịch

PDF icon (4)THUNG DUNG AM LỤC FINAL

MỤC LỤC 


Chương I: Giới Thiệu về Thung Dung Lục

Giới thiệu của Người dịch
Lời Tựa Bản Khắc Lại Thung Dung Am Lục
Lời Tựa Bản Khắc Lại Tứ Gia Bình Xướng
Lời Tựa của Trạm Nhiên Cư Sĩ Gia Luật Sở Tài
Thư Gửi Trạm Nhiên Cư SĨ của Ngài Vạn Tùng Hành Tú
Chương II: Thung Dung Am Lục – Tập 1
Tắc Thứ Nhất: Thế Tôn Thăng Toà
Tắc Thứ Hai: Đạt Mạ Quách Nhiên
Tắc Thứ Ba: Đông Ấn Thỉnh Tổ
Tắc Thứ Tư: Thế Tôn Chỉ Địa
Tắc Thứ Năm: Thanh Nguyên Mễ Giá
Tắc Thứ Sáu: Mã Tổ Bạch Hắc
Tắc Thứ Bảy: Dược Sơn Thăng Toà
Tắc Thứ Tám: Bách Trượng Dã Hồ
Tắc Thứ Chín: Nam Tuyền Trảm Miêu
Tắc Thứ Mười: Đài Sơn Bà Tử
Tắc Mười Một: Vân Môn Lưỡng Bệnh
Tắc Mười Hai: Địa Tạng Chủng Điền
Tắc Mười Ba: Lâm Tế Hạt Lư

 

Giới Thiệu về Thung Dung Am Lục

 
Thung Dung Lục, tên gọi đầy đủ là Vạn Tùng Lão Nhân Bình Xướng Thiên Đồng Giác Hoà Thượng Tụng Cổ Thung Dung Am Lục, gồm 6 quyển, được hoàn thành khoảng năm 1224 thời nhà Nguyên. Sau này vào năm Quang Tự thứ 7 thời nhà Thanh (1881) ở Cô Tô xuất hiện một bản khắc khác chia thành 10 quyển. Đây là tác phẩm của Vạn Tùng Lão Nhân Hành Tú viết lúc về già tại nơi có tên là Thung Dung Am, để bình giải về 100 tắc Tụng Cổ của Hoà Thượng Thiên Đồng.

Thiền Sư Vạn Tùng Hành Tú (1166-1246) quê Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, là bậc lỗi lạc trong Thiền Tông thời Kim mạt Nguyên Sơ, tinh thông Khổng Lão Trang bách gia học vấn, là người nối pháp đời thứ 19 của Hoà thượng Tuyết Nham tông Tào Động, “nắm huyết mạch của Tào Động, đủ khéo léo của Vân Môn, gồm cơ phong của Lâm Tế”. Với sức sáng tác mãnh liệt, Ngài đã có những tác phẩm: Tổ Đăng Lục (62 quyển), Thung Dung Am Lục, Thỉnh Ích Lục (2 quyển), Thông Huyền Bách Vấn, Tứ Hội Ngữ Lục, Minh Đạo Tập, Biện Tông Thuyết, Tâm Kinh Phụng Thuyết, Thiền Duyệt Pháp Hỉ Tập, Thích Thị Tân Văn. 

Trước đây trong Thiền tông, không có tụng cổ, từ sau Phân Dương tụng cổ mới ra đời, gồm bốn vị Tuyết Đậu Trùng Hiển, Đầu Tử Nghĩa Thanh, Đan Hà Tử Thuần, Thiên Đồng Chính Giác.

Trước chỉ có tụng không có bình, bắt đầu từ Ngài Viên Ngộ bình Ngài Tuyết Đậu, Ngài Vạn Tùng bình Ngài Thiên Đồng, Ngài Lâm Tuyền bình hai vị Đan Hà, Đầu Tử. Người sau gom lại thành Tứ gia Tụng Cổ, nhà Thiền xem là bộ sách chỉ nam.

Cổ chỉ cơ duyên ngộ bản tâm của các vị cổ đức, tụng chỉ phát tâm cơ đến chỗ chuyển thành ngôn cú, hoặc nhắc lại nghĩa, hoặc bày lại sự, hoặc nêu lên mối nghi, để dẫn đến chỗ phát ngộ “lấy tâm nguyên làm gốc, lấy âm thanh làm mức độ, nơi khế hợp với chỗ tu làm yếu chỉ, nếu chẳng có cơ duyên xoay chuyển, trước mắt rành rành sao thân vào được cảnh hậu đắc trí!”
Nguyên nhân dẫn đến tác phẩm Thung Dung Lục.
Tác phẩm này được viết vào cuối thời Nguyên theo lời thỉnh cầu của người đệ tử tục gia của Vạn Tùng Lão Nhân là Gia Luật Sở Tài, pháp danh Tòng Nguyên, hiệu Trạm Nhiên Cư Sĩ

Gia Luật Sở Tài (Yelü Chucai)  (1190-1244) tự Tấn Khanh (Jinqing), người Khiết Đan (Kitan) là dòng dõi hoàng tộc nước Liêu, mười bảy tuổi làu thông Nho học, đến Yên Kinh làm đặc sứ của nước Liêu tại Tống triều. Sau Mông Cổ diệt Liêu, thẳng đường tiến sang đánh Tống.
Trong lúc đại quân Mông Cổ vây hãm Yên Kinh (Bắc Kinh), Gia Luật Sở Tài khi ấy 27 tuổi  mới tham kiến Ngài Vạn Tùng Hành Tú để cầu học về Thiền. Trước đó vốn Sở Tài đã bái sư nơi Ngài Thánh An Trừng Công Thiền Sư, sau Ngài Thánh An nại lý do tuổi cao, không chuyên về Nho học, nên giới thiệu Sở Tài đến gặp Ngài Vạn Tùng. Sở Tài suốt ba năm không bỏ sót một ngày tham học, dù nắng mưa đói rách, có lúc hai tháng dài không có thức ăn, nhưng vẫn không nản chí. Sau được Ngài Vạn Tùng ấn khả, ban pháp danh Tòng Nguyên, hiệu Trạm Nhiên Cư Sĩ, làm đệ tử công khanh đắc pháp đầu tiên của Ngài. 

Dưới ảnh hưởng tư tưởng của Ngài Vạn Tùng, Sở Tài chủ trương dĩ Nho trị quốc, dĩ Phật trị tâm, sau được nhà Nguyên trọng dụng, theo Thành Cát Tư Hãn Tây chinh. Ông rất được tin dùng dưới trướng Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) và Oa Khoát Đài (Ögedei Khan), làm quan thời Nguyên cả thảy 30 năm đến chức Trung Thư Lệnh (tể tướng). 

Sở Tài vốn coi trọng Tụng Cổ Bách Tắc của Ngài Thiên Đồng, nên viết cả thảy chín bức thư  khẩn cầu Ngài Vạn Tùng bình xướng tác phẩm này, hầu truyền lại cho đời sau. Lúc đầu, Ngài Vạn Tùng còn khoẻ nên tự mình chấp bút, càng về sau, mắt mờ sức yếu nên chỉ đọc cho đệ tử ghi lại, bảy năm sau hoàn thành tập Thung Dung Lục tại Thung Dung Am trong khuôn viên Báo Ân Tự ở Yên Kinh giao lại cho Sở Tài. 

Sở Tài nhận sách xong, viết thư tạ ơn, Ngài Vạn Tùng cũng viết thư trả lời, căn cứ niên đại của các bức thư, có thể xác định Thung Dung Lục hoàn tất khoảng năm 1223-1224. Sở Tài nhờ sư đệ của mình phụ trách phần khắc bản và phát hành. 

Cấu trúc Thung Dung Lục.

Thung Dung Lục chứa đựng tư tưởng của Ngài Vạn Tùng Hành Tú, bình xướng 100 tắc công án do Ngài Thiên Đồng soạn. Mỗi tắc công án gồm 3 phần: 
Thị Chúng để tóm tắt đề mục muốn giới thiệu
Cử: nội dung chi tiết của công án, qua cách nhìn của các nhà và Ngài Vạn Tùng. 
Bình Xướng: lời bình xướng của Ngài Thiên Đồng cũng như nhận xét của Ngài Vạn Tùng.
Theo Đổng Quần, người phụ trách biên tập ấn bản tại Trung Hoa Đại Lục, dưới sự giám sát của Đại Sư Tinh Vân, toàn bộ 100 tắc công án được chia làm 55 chủ đề: mỗi chủ đề liên quan đến nhân vật, sự kiện, vật phẩm hay nơi chốn.
Bản dịch dưới đây căn cứ bản điện tử của Hiệp Hội Phật Điển Trung Hoa của Đài Loan phổ biến trên mạng toàn cầu.
Người dịch vì muốn ôn tập lại những lời dạy của Tổ Thầy, duy trì trí nhớ, nên chẳng ngại kém cỏi, xin góp phần vào kho dữ liệu tham khảo cho các vị có nhã hứng. Mọi sai sót xin đem tâm thành sám hối với Tổ Thầy. Mọi khiếm khuyết xin được các bậc cao minh chỉ giáo. 
Phần trình bày sẽ theo thứ tự của mỗi công án như nguyên bản, kèm theo phiên âm và nguyên văn để người đọc tiện việc tham cứu.
Nguyện mọi người đọc sớm ngộ nhập tri kiến Phật.
Mong sẽ hoàn thành được trọn vẹn bản dịch này.
phan nhật tân
Ngày vía Đức Quán Âm 19 tháng 9 năm Nhâm Dần 2022








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.