Đạo sư và sự quảng đại

07/12/20201:00 SA(Xem: 4496)
Đạo sư và sự quảng đại

ĐẠO SƯ VÀ SỰ QUẢNG ĐẠI
Tác giả: Rinpoche Dzongser Khyentse, ngày 01/09/2004
Việt dịch: Như Nhiên

 

Đạo sư của Rinpoche Dzongsar Khyentse, Rinpoche Dilgo Khyentse đã quá cố. Ảnh của Wonderlane.Đạo sư của Rinpoche Dzongsar Khyentse, Rinpoche Dilgo Khyentse đã quá cố. Ảnh của Wonderlane.

 

Đối với một đệ tử thuộc Tiểu thừa hay Đại thừa, có nhiều kinh điển và nhiều luận giải. Kinh điển chứa đựng những lời dạy trực tiếp của Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, trong khi luận giải là những bình phẩm giảng giải được biên soạn sau đó bởi một đệ tử của Phật, chẳng hạn ngài Long Thọ Tôn giả. Ngoài ra, cũng có những hướng dẫn về cách thức tu tập hay thực hành. Ví dụ như, nhiều chương của tác phẩm Nhập Bồ-tát Hạnh của ngài Tịch Thiên chứa đựng những hướng dẫn rất rõ ràng.

 

Việc nghiên cứu giáo pháp có thể được so sánh với việc học lái xe hơi. Có một cẩm nang hướng dẫn cách lái xe giải thích mọi thứ là gì, cách thức chúng hoạt động, các quy tắc trên đường… Tương tự, kinh điểnluận giải chứa đựng kiến thức cơ bản mà các bạn cần để thực hành Pháp. Khi bạn thực sự học lái xe, các bạn sẽ nhận được những chỉ dẫn mang tính cá nhân dựa trên kỹ năng riêng của các bạn, phong cách của người thầy dạy lái xe và những tình huống thực tế khác nhau mà bạn gặp phải. Những điều này không nhất thiết được trình bày theo cùng một trình tự như thông tin trong cuốn cẩm nang. Những hướng dẫn có thể được đưa ra theo những cách đa phần là bất ngờ.

 

Trong Kim cương thừa, có nhiều mật điển cũng như nhiều hướng dẫn cốt tủy. Trong nhiều thế kỷ, những hành giả Pháp đã nghiên cứu mật điển trong lúc đang thực hành theo hướng dẫn cốt tủy. Một số đệ tử chú trọng rất nhiều vào mật điển, những bản văn thực sự chứa đựng lý thuyết về quan điểm. Những người thiên về lý trí hay học thức có thể bị thu hút vào sự giảng giảilý thuyết. Những người khác thiên về cảm tính có thể bị thu hút vào những hướng dẫn. Đây là một sai lầm phổ biến trong quá khứ và vẫn tiếp tục như vậy cho đến nay.

 

Hãy giả sử là các bạn có lòng sùng mộ, niềm tincông đức của việc đã gặp một vị thầy có đủ phẩm chất. Đối với các bạn, chỉ duy hướng dẫn từ thầy mình sẽ có khả năng đưa các bạn đến một trạng thái nào đó, ngay cả khi không có những giải thích chi tiết về những khía cạnh lý thuyết của mật điển. Thực hành của các bạn có thể buồn cười như được dạy là mỗi tiếng đồng hồ phải uống một cốc trà, nhưng nó vẫn có thể tháo gút vọng tưởng và đưa các bạn đến một trạng thái ở đó các bạn sẽ thoát khỏi mọi loại bám chấp vào tự ngã [ngã của chủ thể nhận thức] và pháp ngã [ngã của vạn pháp hay đối tượng nhận thức]. Tuy nhiên, việc này hết sức mạo hiểm, vì lòng sùng mộ của chúng ta thường tạm thời và bất ổn. Thực tế, vì lòng sùng mộ của chúng ta phần lớn thường không dựa trên thậm chí là một sự hiểu biết tối thiểu về quan điểm, nó chính là một biểu hiện của sự bất an của chúng ta. Nếu đúng như vậy, thì lòng sùng mộ của chúng ta có thể trở nên khá yếu ớt.

 

Hơn nữa, có công đức để gặp được một chân sư có đủ phẩm chất là cực kỳ hiếm. Dĩ nhiên, tôi không muốn làm các bạn nhụt chí một chút nào. Các bạn luôn có thể khao khát đến một ngày sẽ gặp được một vị thầy đủ phẩm chất và phát triển thiện hạnh của lòng sùng mộ và sự tin cậy. Nếu các bạn có một cơ may như vậy, các bạn sẽ không phải đọc cẩm nang hướng dẫn cách lái xe; tất cả những gì các bạn phải làm là lắng nghe thầy mình và làm như ông hay bà ấy dạy. Nhưng việc đó khá khó khăn.

 

Hướng dẫn cốt tủy thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Mặc dù, chúng ta thường gọi chúng là sự bổ sung, giáo lý ngondro thực chất là những hướng dẫn cốt tủy. Chúng bắt nguồn trực tiếp từ dòng truyền không gián đoạn của những đạo sư, từ kinh nghiệm và linh kiến của chư tổ sư truyền thừa. Nếu các bạn muốn biết vì sao sám hối Kim Cương Tát Đỏa, Đạo sư Du-già và cúng dường Mạn-đà-la có hiệu quả, thì nên tìm hiểu một bản văn như Mật điển Guhyagarbha, nó sẽ làm sáng tỏ các khái niệm bình đẳngthanh tịnhgiải thích vì sao vạn pháp thanh tịnhbình đẳng từ ban sơ. Khi áp dụng vào thực hành, bản văn mật điển và hướng dẫn cốt tủy sẽ bổ túc cho nhau.

 

Pháp tu ngondro có sự chỉ dạy giúp chúng ta ngưng dòng tâm của mình lại. Với tư cách cá nhân, tôi thấy sáng suốt nhất là nên theo gợi ý của ngài Jamgon Kongtrul: dành ít nhất một nửa thời công phu để tọa thiền và làm nảy nở tâm ý thoát ly bằng cách quán chiếu về vô thườngđại loại như vậy. Làm như vậy, thực sự sẽ tạo ra một bầu không khí và điều chỉnh tâm của các bạn để ít nhất cũng có một cảm hứng muốn thực hành thực sự. Mặt khác, là phàm nhân, chúng ta có rất nhiều việc phải làm và mọi thứ đều rất quan trọng – từ những danh sách mua sắm lặt vặt đến những cuộc gặp mặt quan trọng. Nếu các bạn cho phép những vấn đề bình thường như thế quầy rầy mình, chúng sẽ như vậy. Nhưng nếu các bạn quán chiếu về sự vô thườngđại loại như vậy, dù chỉ một vài phút, những ý nghĩ bất tận, thế tục của mình ít nhất sẽ tạm thời ngừng lại. Điều đó hết sức quan trọng.

 

Sau đó, nếu các bạn muốn tỉ mỉ hơn, thì việc trục xuất uế khí sẽ tốt. Như tôi đã nói, hướng dẫn cốt tủy như thế này đôi lúc có thể dường như phi lý. Ví dụ như, nếu các bạn có thiên hướng về con đường Tiểu thừa hay con đường Đại thừa, các bạn có thể tự hỏi việc trục xuất uế khí là gì và tại sao nó rất quan trọng trong thực hành ngondro. Dĩ nhiên, nó có phần lý thuyết rất lớn cho riêng mình trong Mật điển Guhyagarbha, nhưng các bạn có thể thắc mắc tại sao chúng ta phải điều phục khí thô và tế [prana] và tại sao việc này sẽ dẫn đến sự chuyển biến toàn bộ nhận thức của chúng ta.

 

Bất chấp có nhiều sự giải thích, một thực tế giản dị là việc trục xuất uế khí sẽ giúp chúng ta phá vỡ chuỗi suy nghĩ mà mình đang trải qua. Hơn nữa, việc trục xuất uế khí sẽ chuyển tâm chúng ta sang sự từ bỏ hay thoát ly và tịnh hóa nhận thức của mình. Thông thường khi thực hành, chúng ta không dành nhiều thời giờ cho những việc này vì thế mà thực hành của chúng ta thường khá yếu ớt.

 

Sau khi đã khởi lên tâm ý thoát ly và trục xuất uế khí thông qua mũi, tiếp theo phải tin rằng nơi chốn các bạn đang thực hành không phải bình thường. Các bạn sẽ không tìm thấy một sự gợi ý như thế trong những thừa khác; nó chỉ có trong Kim cương thừa.

 

Toàn bộ mục đích của thực hành Pháp, dù ngondro hay thực hành chính, là để hiểu được sự đại thanh tịnh và đại bình đẳng. Đây là sự quảng đại, longchenkhông gian bao la dung nhiếp vạn pháp. Vạn pháp! Các trường phái khác nhau của Phật giáo gọi nó bằng những danh từ khác nhau là sự bất nhị, là sự chứng ngộ tánh không, là hợp nhất luân hồi và niết-bàn,… Thực tếvạn pháp bất nhị không phải một phát hiện mới đây cũng không phải một thứ của Phật giáo; nó là chân tánh của thế giới hiện tượng ngay từ ban sơ. Như Đức Phật đã dạy, "Dù chư Phật có xuất hiện trên trái đất này hay không, bản tính của thế giới hiện tượng không bao giờ biến đổi." Khía cạnh bất nhị, sự quảng đại hay longchen, là bất biến. Nó chưa bao giờbịa đặt, cũng không phải thứ chúng ta tạo ra.

 

Điều này có ý nghĩa gì trong thực tiễn? Lòng sùng mộ không thể thiếu để trở thành một hành giả Kim cương thừa. Việc muốn thoát khỏi ảo tưởng hàm ý thừa nhậnchúng ta đang bị ảo tưởng. Trong trạng thái ảo tưởng của mình, chúng ta phải biết được và tin rằng chúng ta cần tạo ra một thực tại thanh tịnh. Đây là một hướng dẫn cốt tủy: nó chính là lý do chúng ta phải nghĩ rằng nơi chúng ta đang tu tập không phải một nơi bình thường. Nếu chúng ta chẳng bao giờ từ bỏ nhận thức bình thường bất tịnh của chúng ta về thế giớiđời sống phàm tục của mình, thì chúng ta sẽ không bao giờ phá vỡ được ảo tưởng của mình. Là hành giả Kim cương thừa, chúng ta phải nhận thức ngay từ đầu để chọc thủng lớp vỏ này.

 

Vì thế, khi quy y chúng ta phải đừng nghĩ khung cảnh chung quanh là bình thường, mà đúng hơn nó là một cõi tịnh. Tiếp theo hãy quán tưởng đối tượng quy ytrước mặt các bạn. Trong Kim cương thừa, chủ yếu là phải hiểu rằng đối tượng quy yĐạo sư – là hiện thân của toàn thể Phật bảo cũng như Pháp bảo, Tăng bảo và chư Bổn tôn, chư Không hành nam nữ và chư Hộ pháp. Về cơ bản, tất cả những đối tượng quy y đều hiện thân trong vị đạo sư.

 

Bây giờ, trừ khi thầy các bạn hướng dẫn cụ thể khác đi, thông thường hành giả không quán đối tượng quy y, tức vị đạo sư, trong hình thức bình thường của ông. Tôi nói điều này vì nhiều người trong chúng ta ở đây, đã thọ giáo từ Rinpoche Tulku Urgyen vĩ đại và Đạo sư Du-già của ngài, thì ngài đã hướng dẫn chúng ta quán ngài trong hình thức bình thường của ngài, như chúng ta nhìn thấy ngài.

 

Trong tâm trí của con người bình thường như chúng ta, chúng ta nghĩ là dễ dàng hơn nhiều để quán tưởng thầy mình vì chúng ta nhớ họ trông như thế nào. Phần lớn chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy Đức Kim Cương Trì hay Đạo sư Liên Hoa Sinh. Thậm chí nếu chúng ta biết ngài Kim Cương Trì trông như thế nào, vẫn khá khó quán tưởng ngài: một vị có màu xanh với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Ba mươi hai tướng tốtquá sức tuyệt hảo và không thể tưởng tưởng nổi, chẳng hạn như bàn tay có màng và một lưỡi dài đến mức nó chạm khắp cả khuôn mặt ngài. Phải chăng các bạn nên quán tưởng thầy mình là một con vịt và một con chó? Nghe có vẻ ngớ ngẩn, vì vậy chúng ta chỉ nên nhớ thầy mình trông như thế nào bằng xương bằng thịt. Hơn nữa, đó là cách chúng ta lấy cảm hứng từ đầu. Tất cả những chi tiết tưởng tượng này đi ngược lại thói quen suy nghĩ bình thường của chúng ta. Tuy nhiên, theo hầu hết những hướng dẫn của thực hành ngondro, cần phải quán tưởng thầy mình không phải một người bình thường mà là Đạo sư Liên Hoa Sinh mới đúng.

 

Thực hành của chúng ta yếu ớtchúng ta đã trì trệ trên con đường tâm linh suốt một thời gian dài, chủ yếu vì chúng ta luôn nhìn đạo sư là một người bình thường và không phải một vị Phật. Chúng ta không thể hình dung họ là một vị Phật. Thay vào đó, chúng ta xem họ là một người bình thường, có những điều thích và những điều không thích giống như bản thân chúng ta.

 

Trong giảng giải về Đạo sư Du-già của mình, ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro lưu ý tầm quan trọng của cách các bạn tiếp cận với thầy mình. Chúng ta hay nghĩ, "Tôi thích thầy vì thầy là một người đứng đắn; thầy tử tế, thầy từ bi và thầy là một người tốt." Nhưng theo ngài, ân phước mà các bạn nhận được sẽ tương ứng với mức sùng mộ của các bạn và trong trường hợp này, nó không nhiều. Các bạn cũng sẽ trở thành một người độ lượng và người tốt, nhưng mục đích của các bạn sai. Mục đích của các bạn không phải trở thành một người tốt hay một người độ lượng. Mục đích của chúng ta không phải trở thành một người tốt hơn một chút so với những người còn lại mà là đạt giác ngộ. Giác ngộsiêu việt thiện và ác và mọi thứ.

 

Nếu các bạn có một mục đích cao thượng như giác ngộ, các bạn phải thay đổi thái độ của mình. Như ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đã dạy, việc tin thầy mình là một Thanh-văn hoặc một A-la-hán tốt hơn nhiều nghĩ họ chỉ là một người bình thường, một con người đứng đắn. Nếu các bạn nghĩ thầy mình là một vị A-la-hán, thì các bạn sẽ nhận được ân phước của quả Biệt giải thoát. Nếu các bạn nghĩ thầy mình là một đại Bồ-tát thập địa, các bạn sẽ nhận được một ân phước tương đương. Nếu các bạn nghĩ thầy mình chính là Phật – Đó là các bạn không tưởng tượng mà thực sự thấy họ là Phật trong thân người – thì chắc chắn các bạn sẽ nhận được ân phước của Phật. Và trong Đại Viên MãnĐại Thủ Ấn, nếu các bạn nhận ra rằng nó thực sự là Phật tính của chính các bạn đang hiển hiện dưới dạng một vị Phật hay Guru, các bạn sẽ nhận được ân phước thấy vạn pháp là Phật, vạn pháp là Guru.

 

Vì thế, quan trọng là quán tưởng không chỉ nơi chốn là thanh tịnhđặc biệt, mà đối tượng quy y, thầy của các bạn, là một bậc phi thường. Nếu các bạn suy gẫm về điều này, các bạn sẽ nhận thấy nhiều trở ngại tâm linh của mình thật buồn cười. Nhiều nỗi nghi ngờsợ hãi của các bạn chỉ là do không có nhận thức thanh tịnh. Chúng ta cố gắng thấy thầy mình là một người đặc biệt, mà không phải là một vị Phật thực sự.

 

Các bạn không nhất thiết cho là nó quá khó để nghĩ thầy mình là Phật. Tôi hơi may mắn hơn phần lớn các bạn vì tôi đã gặp nhiều vị thầy vĩ đại. Nhiều người trong các bạn, nhất là những người trẻ hơn, khá xui xẻo vì các bạn phải chịu đựng những vị thầy như chúng tôi. Tôi rất thông cảm nếu các bạn gặp trở ngại trong việc nghĩ rằng chúng tôi là Phật. Nhưng nếu các bạn thấy khó nghĩ chúng tôi, những lạt-ma bình thường, là Phật, thực ra là do các bạn thiếu hiểu biết về tính quảng đại của thanh tịnh và bình đẳng­. Với tri kiến của đại bình đẳngđại thanh tịnh, các bạn có thể từ từ học cách để thấy tất cả những người bình thường, như nhiều lạt-ma hiện nay, là những vị Phật. Đây là việc hết sức quan trọng phải làm.

 

Nó thực sự giống như khi các bạn thọ quy y. Điều các bạn đang tuyên bố là, "Tôi chấp nhận tôi có Phật tính. Tôi chấp nhận tôi có thể được tịnh hóa. Tôi chấp nhận bản tính của tôi là đại bình đẳngđại thanh tịnh." Đây cơ bản là nền tảng không chỉ của Kim cương thừa mà còn là của toàn thể Đạo Phật. Bằng không, chúng ta đang thực hiện một cách tiếp cận rất hữu thần cho thực hành quy y của chúng ta. Chúng ta xem Phật, Pháp và Tăng là những vị cứu tinh – một thuốc chữa bách bệnh – và chúng ta thọ quy y với mong mỏi sẽ giải quyết hết mọi vấn đề của chúng ta, bất luận là thế gian hay tâm linh. Đó là một khuynh hướng rất hữu thần.

 

Quy y có thể được hiểu trên nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, tôi xin lặp lại, đừng quên áp dụng nhận thức thanh tịnh, nhất là trong Kim cương thừa. Hãy nghĩ, "Nơi này không phải một nơi bình thường mà là một tịnh độ. Thầy tôi, đối tượng quy y của tôi, không phải một người bình thường mà là một vị Phật." Khi các bạn nói điều này, có một khuynh hướng nghĩ các bạn không hoàn hảo, dường như là do thói quen không thể ngăn được. Nhưng như ngài Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö đã dạy "Đừng bao giờ quên vị thầy này, người đang ngồi trước mặt các bạn, người mà các bạn đang cố gắng nghĩ là Phật, không phải một người bình thườngthực tế là sự biểu lộ Phật tính của riêng các bạn." Nó là một con đường rất đẹp, các bạn nên biết điều đó.

 

Thông thường, khi chúng ta quy y sẽ có một cảm giác thấp kém hơn so với đối tượng quy y. Bạn, một người đáng thương, cần được cứu vớt và các bạn nương tựa vào đấng quyền năng tối thượng, tuyệt hảo này. Quy y thường sẽ cảm thấy như vậy. Nhưng các bạn sẽ biết họ không hề tách rời nhau chút nào nếu các bạn hiểu về sự quảng đại khí năng, kinh mạch và nguyên tinh,[i] cũng như Đạo sư, Bổn tôn và Không hành nữ trong khung cảnh rộng lớn hơn.

 

Một bản tóm tắt ngắn theo trình tự. Hãy chuyển hóa tâm các bạn, tống xuất uế khí và nghĩ rằng các bạn đang ngồi ở một cõi tịnh. Tiếp theo, hãy quán tưởng thầy mình với tất cả tùy tùng quyến thuộc của họ. Khi bắt đầu, các bạn thường cầu khẩn thầy mình như con người vì họ mà các bạn phải mua vé bay đến đây để gặp. Tôi đoán điều đó là không thể khác được, nhưng rồi hãy thử nghĩ hình tướng bình thường này là nhận thức của riêng các bạn. Thực tế, người này không phải là những gì mà các bạn cảm nhận với tai và mắt của mình; ngài là Kim Cương Trì hay Liên Hoa Sinh, tùy thuộc vào bản văn mà các bạn đang sử dụng. Cuối cùng, hãy nghĩ thầy mình, là Đức Kim Cương Trì hay Liên Hoa Sinh, là một ảnh hiện thực sự của Phật tính của riêng các bạn. Nhờ làm như vậy, các bạn sẽ hoàn thành vòng tròn quy y, từ cấp độ bình thường nhất đến cao nhất, mà điều này sẽ có một lợi ích rất lớn như thế. Nó thực sự khiến các bạn quen thuộc với ý niệm về đại thanh tịnh và đại bình đẳng này, đó là toàn bộ mục đích. Nó thực sự cực kỳ quan trọng.

 

Ngày nay, nhiều người nghĩ rằng thầy giống như một nhà độc tài, là một sự hiểu lầm lớn. Dĩ nhiên, tôi tin chắc có một số vị thầy hành động như những nhà độc tài nhưng điều đó không liên quan đến quan niệm thực sự về một đạo sư. Hơn nữa, quan niệm của người châu Á xem vị đạo sư là một người cha, như Khổng Tử, cũng không đúng. Tôi nêu ra điều này vì tôi cho là Đông phươngTây phương hiện nay có mối liên hệ rất gần gũi, những đệ tử Kim cương thừa Tây phương có thể hay nghĩ về Đạo sư Du-già là hệ thống khác nữa hỗ trợ cho vai trò của chủ và tớ. Nhìn bề ngoài, Đạo sư Du-già có vẻ gần như tội phạm, vô đạo đức: Bất cứ điều gì thầy nói đều đúng và cho dù ông nói sai, con phải nghĩ nó đúng. Nếu con thấy ông làm điều gì bất tịnh, đó là do con không có nhận thức thanh tịnh. Trời ơi, chẳng có công lý gì cả! Vì vậy, quan trọng là đừng quên đại thanh tịnh và đại bình đẳng. Điều này trở nên cực kỳ rõ ràng vào lúc kết thúc thực hành khi các bạn tan hòa vào bậc thầy. Đức Khổng Tử không bao giờ dạy chủ và tớ nên hòa làm một. Toàn bộ mục đíchcốt lõi của cả hai thực hành ngondro và thực hành chính là hòa nhập tâm của các bạn với tâm của bậc thầy.

 

Khi chúng ta nói hòa tan, nó không có nghĩa rằng các bạn là một cái túi đựng và tâm của vị thầy sẽ tan ra và trút vào các bạn. Điều đó vẫn còn phân chia thứ bậc. Thay vào đó, hãy nghĩ về một cái bình. Bên trong bình có một khoảng không gian và nếu tôi đập bể cái bình, khoảng không gian bên trong nó và không gian bên ngoài sẽ hòa làm một. Vì vậy, dù tâm bạn hòa nhập với tâm thầy hay tâm thầy hòa nhập với tâm bạn, cơ bản đều giống nhau. Đó là đường lối của Kim cương thừa. Những đệ tử của Kim cương thừa đừng bao giờ quên điều này.

 

Vào cuối thời tu của các bạn, có giai đoạn hòa tan. Đây là chỗ chúng ta trở nên bất phân với thầy. Chúng ta đều biết rằng vạn phápbất nhị, vạn pháp đều bình đẳngthanh tịnh từ ban sơ. Khi chúng ta nói về bình đẳng, chúng ta đang nói về sự bình đẳngthanh tịnh của luân hồi và niết-bàn, cũng như nói về điều đó của thầy và trò. Chúng ta có thể hiểu được về mặt lý trí rằng thầy là một sự nhận thức có được từ công đức, từ lòng sùng mộ của chúng ta, nhưng khi thực hành chúng ta không thể tránh khỏi việc nghĩ rằng thầy đang ở ngoài kia.

 

Thậm chí là ở phần đầu của thực hành ngondro Longchen Nyingtig, có nhiều đoạn kệ trích từ nhiều mật điểnkinh điển khác nhau nhắc nhở chúng ta vì sao một thiện tri thức hay một vị thầy là rất quan trọng. Sau đó, có phần thực hành Gọi Thầy, một trước tác tuyệt vời của ngài Jigmey Lingpa, cầu khẩn bậc thầy từ trái tim. Rõ ràng nó làm sáng tỏ rằng vị thầy không phải một con người bình thườngbên ngoài, vị thầy cũng không phải là người sẽ sai khiến các bạn phải sống cuộc đời mình như thế nào. Nó không giống như vậy chút nào hết.

 

Đoạn kệ đầu tiên của bài ca cầu khẩn bậc thầy từ trái tim các bạn. Nó là một ẩn dụ có chất thơ và tuyệt đẹp: thầy ngự trong trái tim của chính các bạn. Điều này hoàn toàn khác với nhận thức bình thường của chúng ta, mà qua đó chúng ta nghĩ thầy ở bên ngoài và tách biệt với chúng ta. Trái tim ám chỉ cho Phật tính. Và một trong vô số hiện thân của Phật tínhniềm tin và một sự ảnh hiện của niềm tin, là lòng sùng mộ. Ví dụ như, khi người giàu tình cảm gặp người khác, vì cảm xúc mạnh mẽ của mình, họ sẽ nhìn thấy một đối tượng xinh đẹp. Khi người hung hăng gặp người khác, vì bản tính hung hăng của mình, họ sẽ nhìn thấy một kẻ thù đáng sợ. Khi người mộ đạo xuyên qua lòng sùng kính được bộc lộ từ Phật tính của họ, họ sẽ nhìn thấy vị thầy hay thiện tri thức của họ.

 

Ngài Jigmey Lingpa đã dạy, "Từ đóa sen tươi đẹp của niềm tin giữa trái tim con, bậc thầy tử tế, người che chở duy nhất của con, xin hãy xuất hiện để che chở chúng con khỏi những bất hạnh. Chúng con bị dày vò bởi những phiền nãonghiệp lực mãnh liệt; xin hãy an trụ trên đỉnh đầu chúng con." Chúng ta cầu khẩn bậc thầy từ trái tim mình và đặt ngài trên đầu chúng ta như thể ngài là một đấng siêu phàm, cao thượng. Nhưng xin hãy đừng bao giờ quên rằng trong tất cả những thực hành Kim cương thừa và nhất là thực hành Vô Thượng Du-già và Vô Tỉ Du-già, hành giả luôn hòa tan hay hợp nhất với bậc thầy. Điều này được gọi là nhận quán đỉnh (abhisheka) từ bậc thầy. Ánh sáng tỏa ra từ trán, rồi từ cổ và tiếp theo từ tim ngài và ánh sáng này tan vào các bạn. Cuối cùng, các bạn hay thầy tan thành ánh sáng rồi cả hai hòa nhập và trở nên bất phân.

 

Tôi nghĩ khía cạnh này nên được nhấn mạnh vì nhiều thực hành của chúng ta dường như đã đi lệch hướng một chút. Chúng ta tự thân nỗ lực trong việc quán tưởng thầy ở trước mặt chúng ta, tán thán ngài, cầu khẩn ngài, xin ân phước của ngài… Nhưng rồi chúng ta lại hài lòng với việc hòa tan và hợp nhất chỉ trong vòng một hay hai phút. Thay vào đó, chúng ta nên dành một thời lượng tương đương, nếu không nói là nhiều hơn, trong giai đoạn hòa tan. Cha tôi, Rinpoche Thinley Norbu, đã nhấn mạnh về điều này rất nhiều. Ông bảo một số đệ tử của ông ở Bhutan thực hành việc nhận một trong bốn quán đỉnh trong một năm. Tôi nghĩ đây là lời khuyên tốt vì chúng ta thường dành thời gian quá ít ỏi cho giai đoạn hòa tan.

 

Hãy hòa tan bậc thầy vào bản thân các bạn, như nước hòa vào nước, rồi an trú trong trạng thái hòa hợp đó lâu nhất có thể. Nếu các bạn muốn, có thể quán tưởng thầy ngay lập tức và lặp lại quá trình nhiều lần. Thực tế, việc đó được khuyến khích, nhất là nếu các bạn đã nhận bất kỳ hướng dẫn Đại Viên Mãn nào từ thầy mình. Nếu các bạn đã nhận ra, dĩ nhiên, hãy rèn luyện trong rigpa, bản tính của tâm. Nhưng do thói quen của mình, ngay khi chúng ta quan sát bản tính của tâm, hoặc trạng thái hợp nhất tâm mình và tâm thầy, chúng ta lại lạc vào đủ mọi thứ xao lãng. Vì thế, việc "che chắn" tâm thường sẽ có ích. Nếu các bạn có một đàn cừu hoặc bầy gia súc mà các bạn muốn dẫn chúng đi theo một hướng nhất định, các bạn phải che chắn làm sao để hướng chúng đi đến nơi mà các bạn muốn chúng đến. Cũng như vậy, hãy liên tục quán tưởng thầy trước mặt các bạn, hòa tan vào ngài và theo dõi trạng thái của tâm được gọi là che chắn.

 

Đối với chúng ta việc nói, "Hãy an trú trong bản tính của tâm," rất dễ dàng. Nhưng ai mà biết chúng ta có thực sự đang làm như thế không hay chỉ đang ở trong một cơn mê? Phải chăng chúng ta đang chìm trong trạng thái trải nghiệm Hàm tàng thức (alaya), giống như tê liệt hoàn toàn? Hay chúng ta đang bị phân tán hoàn toàn, qua việc dự tính chuyện sắp tới hay quay về việc đã qua? Phải chăng chúng ta phân tán hoàn toàn đến mức thậm chí chúng ta không nhận ra điều đó? Nếu chúng ta tiếp tục theo lối đó, thì tất cả chỉ là sự lãng phí lớn thời gian. Thay vào đó, một cách tiếp cận khôn ngoan dường như là quán tưởng bậc thầy và hòa tan ngài vào các bạn trong lúc theo dõi tâm mình, lặp lại nhiều lần như thế. Như ngài Longchenpa đã dạy trong Kho Tàng Hướng dẫn Cốt Yếu, "Hãy lặp đi lặp lại, hãy thiền quán trong khoảng thời gian ngắn nhưng nhiều lần." Và khi kết thúc thời tu, dĩ nhiên, đừng bao giờ quên hồi hướng công đức.

 

[i] Theo sự hiểu biết du-già cao cấp, trong huyển thân, tâm-thức cỡi trên luồng khí năng (prana), di chuyển qua những kinh mạch (nadi). Bindu (nguyên tinh, như là giọt sương) được hiểu là nguồn nuôi dưỡng tâm-thức. Khi ba thứ này bất tịnh, có nghĩa là hành giả bị kẹt vào phân biệt nhị nguyên chủ thể và đối tượng. Khi chúng thanh tịnh, thân, khẩu và tâm khế hợp với nhau hoàn toàn và hợp nhất trong bản tính bất hoại (kim cương) của chúng.

 

Từ tác phẩm "Những yếu tố của Đại Viên Mãn: Con Đường Sáng Tỏ Mê Vọng." Được sưu tập và hiệu đính bởi Marcia Binder Schmidt, cùng với Erik Pema Kunsang. Giáo lý mở đầu của Rinpoche Tsoknyi. NXB Rangjung Yeshe phát hành. @ 2004 bởi Dzongsar Khyentse Rinpoche.

 

Nguồn tiếng Anh https://www.lionsroar.com/the-guru-and-the-great-vastness/

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :