Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dodrupchen Thứ Ba – Jigme Tenpai Nyima (1865-1926)

03/01/20212:21 SA(Xem: 4354)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dodrupchen Thứ Ba – Jigme Tenpai Nyima (1865-1926)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC DODRUPCHEN THỨ BA –
JIGME TENPAI NYIMA (1865-1926)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

blankVị Dodrupchen thứ ba là Ngài Jigme Tenpai Nyima. Sự chào đời của Ngài ở Chak-khung đã được nhắc đến trong một tiên tri của Tổ Mingyur Namkhai Dorje: “Người con trai khôi ngô phù hợp với chiếc khuôn quý của cốc sắt[2]”. Cũng có những dấu hiệu rõ ràng tương tự rằng cha của Ngài sẽ là Dudjom Dorje Drolo Tsal[3] và mẹ Ngài sẽ là Sonam Tso, vị xuất thân từ một gia đình của những Không Hành Nữ ăn thịt[4]. Ngài Jigme Tenpai Nyima sinh ra trong chu kỳ sáu mươi năm thứ mười bốn giữa các dấu hiệu tuyệt vời. Những hình vỏ ốc xuất hiện rõ ràng trên lòng bàn chân Ngài và vẫn còn ngay cả khi thân thể Ngài trưởng thành. Ngài được đặt tên là Kunzang Jigme Tenpai Nyima Trinle Kunkhyap Palzangpo.

Từ thuở nhỏ, Ngài đã cho thấy những đặc tính tâm linh và năm lên bảy, đã học cách đọc và viết sau khi được hướng dẫn chỉ một lần. Ngài đến vùng Dza thượng đặc biệt để đỉnh lễ tâm tử của Đức Văn Thù – Patrul Orgyen Chokyi Wangpo[5]. Trong lúc nghiên cứu Nhập Bồ Tát Hạnh với vị đạo sư này, Ngài Jigme Tenpai Nyima trở nên vô cùng nản lòng bởi Ngài chẳng thể hiểu được từ ngữ hay ý nghĩa của bản văn. Hằng đêm, Ngài thường khóc da diết, thức dậy khi thấy mặt chìm trong gối. Sau đấy, ngày nọ, Ngài thưa với đạo sư rằng, “Tối qua, con nằm mơ thấy con ở trong một ngôi chùa; nơi đó, ba đạo sư trong trang phục Heruka đang an tọa. Vị ở giữa cầm một bản văn. Con đã hỏi Ngài, ‘Ngài là ai và Ngài đang cầm thứ gì vậy?’. Ngài đáp, ‘Ta là Do Khyentse Jigme Yeshe Dorje và cuốn sách này giúp những vị trên thế giới này, kẻ không thể nghiên cứu các bài học’. Con thưa rằng, ‘Con khẩn cầu Ngài trao nó cho con’ và Ngài đã làm thế. Điều này khiến con rất hoan hỷ. Nó khiến con tự tin rằng con sẽ hiểu điều gì đó nếu nghiên cứu vào hôm nay”. Từ đó về sau, Ngài Jigme Tenpai Nyima được sự chăm sóc bởi Bổn tôn thiền định của Ngài và được gia trì đến mức cõi giới của ý định giác ngộ mở ra trong tâm Ngài. Trong vòng vài ngày, Ngài không còn cần ai giúp kiểm tra lại các bài học, bởi sức mạnh của kiến thức thù thắng đã bắt đầu khai mở trong Ngài và Ngài có thể nhớ tất cả những lời dạy của đạo sưý nghĩa ẩn đằng sau của chúng như thể chúng đã được in hằn trong tâm Ngài.

Lên tám tuổi, Ngài Jigme Tenpai Nyima đến Tu viện Dzagyal (được thành lập bởi Tổ Dodrup Kunzang Zhenphen và Dza Trama Lama Jigme Gyalwe Nyugu). Sau khi Patrul Rinpoche cúng dường Mandala thỉnh cầu giảng dạy, cậu bé đã ban những chỉ dẫn về Nhập Bồ Tát Hạnh. Ngài khơi dậy tín tâm trong các học trò đến mức họ bật khóc. Patrul Rinpoche cực kỳ hài lòng và dâng lời tán thán Đức Jigme Tenpai Nyima, nói rằng, “Sự giảng dạy như vậy chẳng tầm thường, mà thật tâm linh và được ban nhờ sự gia trì của chư Bổn tôn thiền định. Sự thật rằng Dodrupchen, một đứa bé tám tuổi, có khả năng chuyển Pháp luân như vậy, nghĩa là giai đoạn mà giáo lý còn tồn tại vẫn chưa kết thúc”.

Ngài Jigme Tenpai Nyima đã nghiên cứu với những đạo sư như Tổ Patrul Jigme Chokyi Wangpo từ Tu viện Dzogchen, Tổ Mingyur Namkhai Dorje, Namtrul Kunzang Tekchok Dorje từ Gyarong, Đức Jamyang Khyentse Wangpo[6], Khenchen Pema Damcho Ozer (cũng được biết đến là Dzogchen Khen Pema Dorje), Đức Kongtrul Yonten Gyatso[7], Nyala Terton Sogyal[8], Ngài Jamyang Mipham Namgyal[9], Ngài Gyurme Thutop Namgyal từ Tu viện Shechen và Japa Alak Dongak. Ngài được đưa đến sự chín muồi tâm linhgiải thoát nhờ một đại dương giáo lý từ các truyền thống Kama và Terma, tất cả đều đến từ bốn sự trao truyền chính yếu của trường phái Cựu Dịch. Ngài đã nghiên cứu các giáo lý, chẳng hạn như những cội nguồn của ba du giàÝ Định Hợp Nhất Kinh, Diệu Huyễn Võng và các giáo lý về tâm; ba pho (tập trung vào Tám Mệnh Lệnh, Ý Định Hợp Nhất Chư Đạo Sư và Phổ Ba Kim Cương); và các pho cũ và mới của giáo lý Nyingtik. Ngài không có thành kiến với bất kỳ hệ thống xác thực nào của các trường phái Nyingma và Sarma của Phật giáo Tây Tạng. Ngài chẳng bao giờ cả tin, kiêu ngạo, nhút nhát hay thiển cận mà lại tự mãn trong lúc nghiên cứu, mà luôn học hỏi tất cả các truyền thống chính yếu của giáo lý, về cơ bản là Luật, Trung Đạo, lượng và Bát-nhã. Ban đêm, Ngài vẫn học bên ngọn đèn, hấp thu tất cả từ ngữý nghĩa đằng sau và nhờ đó, nổi danh là một học giả.

Đến một lúc, mọi chuyện trở nên khó khăn để Ngài tiếp tục như Ngài vẫn đang làm và khi Pema Bum, thủ lĩnh của Golok, vị cai quản tám tộc, cúng dường Ngài nơi được gọi là Tri trong thung lũng Do, Ngài xem đó là cơ hội tuyệt vời. Ngài đã chuyển đến Do, nơi mà Ngài thành lập một trung tâm gọi là Sangchen Ngodrup Palbar Ling. Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã tiên đoán rằng nếu Ngài Jigme Tenpai Nyima đến miền Trung Tây Tạng, Ngài không chỉ đảm bảo lợi lạc cho giáo lýchúng sinh mà còn tiêu trừ các chướng ngại với cuộc đời Ngài. Tuy nhiên, các hoàn cảnh hỗ trợ cho một hành trình như vậy không xuất hiện; thay vào đó, mọi chuyện chuyển biến theo hướng tiêu cực. Ở Nyikhok, phía Nam nơi ở của Ngài, có một tinh linh xấu ác, tái sinh của một thầy phù thủy với những lời nguyện ngoan cố. Ngày nọ, trong lúc Ngài Jigme Tenpai Nyima đang giảng dạy, một cơn bão dữ bỗng xuất hiện và từ khoảnh khắc Ngài cảm nhận cơn gió đầu tiên, Ngài bị ốm. Sức khỏe của Ngài trở nên mong manh trong phần còn lại của cuộc đời và vì thế, Ngài không thể du hành đến bất kỳ đâu.

Ở một bên của Tu viện, trên đỉnh Dze Tralep có ngôi chùa thờ đạo sư Thangtong Gyalpo. Ngài Jigme Tenpai Nyima đã sống trong một ẩn thất ở đó, nhất tâm thực hành. Ngài có những linh kiến về chư Bổn tôn thiền định; từ chư vị, Ngài nhận được các tiên tri và theo những cách khác, Ngài hiển bày sự thành tựu tâm linh.

Ngài đã thành lập một thư viện, nơi lưu giữ những bức tượng và Pháp khí nghi lễ vô giá cũng như nhiều tập kinh sách, chất chồng giống như mặt vách đứng; trong số chúng có KangyurTengyur, Mật điển của trường phái Nyingma, tuyển tập trước tác của những đạo sư uyên bácthành tựu từ mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng không chút thành kiến bộ phái (tất cả những giáo lý Kama và Terma ở Xứ Tuyết) và các bản văn về mọi lĩnh vực kiến thức thế gian. Ba vị Hộ Pháp – Ekajati, Rahula và Vajrasadhu – xuất hiện diệu kỳ trước Ngài Jigme Tenpai Nyima trong hình tướng của những người mạnh mẽ, quyền uycúng dường nhiều bản văn trong số này lên Ngài.

Bốn Khenpo vĩ đại, được nhắc đến trong các tiên tri được niêm phong của Ngài Jigme Tenpai Nyima, sánh ngang với Ngài về tri kiến: Gar Khenpo Jigme Osel, Sershul Khenpo, Khenpo Damcho và Lushul Khenpo. Nhờ lòng từ của chư vị và những đạo sư khác, đệ tử từ khắp các vùng đã tập hợp lại bên Ngài Jigme Tenpai Nyima như những ngân hà. Tuy nhiên, Ngài xem điều này cùng những nỗ lực phước đức mang tính quy ướcxao lãng khỏi sự hành trì tâm linh của Ngài và vì thế là các chướng ngại đối với sự giác ngộ của Ngài.

Ngài quay lưng lại với những vướng mắc của cuộc đời, chẳng hạn cố gắng đạt được sức mạnhảnh hưởng chính trị và nỗ lực vì lợi ích cá nhân bằng cách tập hợp tùy tùngđệ tử. Thay vào đó, Ngài giương cao cờ chiến thắng của giáo lý, hiến dâng nỗ lực lớn lao cho ba phạm vi của nghiên cứu, thực hành và các dự án tâm linh. Trong mọi lúc, Ngài duy trì hành vi tự tại của một hành giả ẩn mật và vì thế, thật khó để người ta xác định được những phẩm tính bí mật của Ngài. Nhưng bất kể Ngài ở đâu, nơi đó thấm đượm hương thơm của giới luật thanh tịnh từ Ngài.

Ngài thật thà trong việc chẳng hề kiêu ngạo và những vị khác cảm thấy thật hoan hỷ khi ở bên Ngài. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh nhất định, Ngài thường phát lộ các phẩm tính uy tín, vĩ đại – sự sâu sắc của tâm, sự thẳng thắn của khẩu và sự làm chủ các hiện tượng mà Ngài nhận thức – đến mức mọi người, ngay cả kẻ ngạo mạn nhất, cũng tự hạ mình trước sự hiện diện của Ngài. Từ xa, một cách diệu kỳ, Ngài thánh hóa bảo tháp vĩ đại tại Đồng bằng Gogen ở Walshul Sertal, khiến các học trò vô cùng ngưỡng mộ. Trong lúc nghĩ giữa các thời khóa hành trì, Ngài Jigme Tenpai Nyima liên tục nghiền ngẫm những cuốn sách và nếu không thì, rèn luyện trong các phương pháp của Giáo Pháp. Các trước tác của Ngài tạo thành hàng tá tập và bao gồm những bộ luận như Chìa Khóa Cho Kho Tàng (một tổng quan về Mật điển Tinh Túy Bí Mật) và Luận Giải Chi Tiết về Sức Mạnh Hồi Nhớ Trọn Vẹn, tuyển tập những lời tán thánlời khuyên, Doha [bài ca chứng ngộ] và giáo lý về các pho Đại Viên Mãn (Dzogchen).

Sau đấy trong đời, Ngài bắt đầu một luận giải về Các Chỉ Dẫn Cốt Tủy: Tràng Tri Kiến, nhưng vào một thời điểm nhất định, Ngài ngưng lại và nói rằng, “Thế này là đủ; Ta đã đạt đến kết thúc của tác phẩm hiện tại. Hãy bọc lại bản thảo và trong tương lai, ai đó được cho là vị tái sinh của Ta sẽ hoàn thành nó”. Sau đấy, Ngài hiển bày các dấu hiệu lâm bệnh và khi Ngài sáu mươi hai tuổi, trong năm được biết đến là “Viên Mãn”’, một năm Hỏa Dần đực, của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười lăm[10], Ngài viên tịch.

Ngài Jigme Tenpai Nyima có vô số tâm tử. Xuất sắc trong số đó là “vị Khyentse thứ nhì” – Jamyang Chokyi Lodro[11], người được Tổ Adzom Drukpa[12] và Đức Jigme Tenpai Nyima giao phó bằng ý định giác ngộ của truyền thừa rốt ráo của chư vị. Hiển nhiên là sự tin tưởng của chư vị đã được đặt đúng chỗ, bởi Ngài đã đảm bảo sự phát triển của truyền thừa quý giá này.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Từ tiếng Tạng để chỉ “cốc sắt” (chak-kong) cho thấy tên gọi nơi sinh của vị Dodrupchen thứ ba – Chak-khung.

[3] Tức Dudjom Lingpa (1835-1904).

[4] Mặc dù thuật ngữ “Dakini” thường liên quan đến chư Tôn nữ đại diện cho giác ngộ, nó cũng có thể dùng để chỉ những chúng sinh nữ nhất định thuộc về thế giới này.

[10] Đầu năm 1926 đến đầu năm 1927.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: