Thư Viện Hoa Sen

Lịch Sử Vắn Tắt Của Bức Hình Bạch Độ Mẫu “Như Ý Luân” Linh Thiêng

09/04/202112:07 SA(Xem: 4282)
Lịch Sử Vắn Tắt Của Bức Hình Bạch Độ Mẫu “Như Ý Luân” Linh Thiêng
LỊCH SỬ VẮN TẮT CỦA BỨC HÌNH BẠCH ĐỘ MẪU “NHƯ Ý LUÂN” LINH THIÊNG
Tại nơi cư ngụ của Đức Jamyang Khyentse Wangpo được biết đến là
Vườn Bất Tử trong Tu viện Dzongsar, Derge, miền Đông Tây Tạng
Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Trong suốt cuộc đời, đạo sư Jamyang Khyentse Wangpo Kunga Tenpe Gyaltsen Pal Zangpo[1] vĩ đại đã có nhiều linh kiến về Bạch Độ Mẫu, trong đó, Bổn tôn trí tuệ thực sự tan hòa vào bức hình này. Thỉnh thoảng, Độ Mẫu sẽ thọ ký, ban giáo lýlời khuyên và trao quán đỉnh bằng cách phóng những tia sáng diệu kỳ, cũng như khơi dậy vô số linh kiến thanh tịnh.

Các đệ tử chính yếu và tâm tử của Đức Khyentse Wangpo, chẳng hạn Ngài Jamgon Kongtrul Lodro Thaye[2], Terchen Chokgyur Lingpa[3] và Terton Sogyal[4], đã thọ nhận sự gia trì từ bức hình này một cách trực tiếp và trong các linh kiến thanh tịnh. Điều này được miêu tả rõ ràng trong tiểu sử của chư vị và cũng nổi tiếng nhờ sự truyền miệng.

Tiểu sử bí mật của Đức Jamyang Khyentse thứ nhì – Chokyi Lodro[5] cũng đề cập đến cách thức mà bức hình Bạch Độ Mẫu này đã ban quán đỉnh, thọ kýban tặng sự gia trì trường thọ và cách mà những đệ tử sùng mộ khác đã có thể thọ nhận lời khuyên từ bức hình một cách trực tiếp. Người ta cũng kể rằng tiếng tách từ một ngọn đèn bơ đặt trước chính bức hình này đã tạo ra sự phát lộ một Terma. Vì thế, chính bức hình linh thiêng và mạnh mẽ này đã khơi dậy vô số linh kiến thanh tịnh theo năm tháng và là điểm nổi bật trong nhiều câu chuyện nổi tiếng.

Năm 1967, khi Tu viện sắp bị phá hủy bởi bàn tay của những người Trung Hoa cộng sản thù ghét giáo lý, một đệ tử sùng kínhnhanh trí đã tháo bức hình khỏi tường, bọc cẩn thận trong một miếng vải và đặt nó tại một địa điểm an toàn. Sau này, khi vị tái sinh hiện tại của Đức Như Ý Bảo Châu – Ngài Dzongsar Khyentse Thubten Chokyi Gyatso du hành đến Tu viện Dzongsar được xây dựng lại, bức hình được lấy racúng dường lên Ngài; kế đó, sau sự kiện cát tường này, bức hình đã được đem đến Ấn Độ.

Lịch sử vắn tắt này, được viết theo lời thỉnh cầu của vị Tulku tối thắng – Sogyal Rinpoche và để đánh dấu việc in ấn một trăm nghìn bản sao của bức hình linh thiêng này như một sự hỗ trợ cho những kẻ có nghiệp may mắn, đã được biên soạn bởi Orgyen Tobgyal[6], vị nhận được sự bảo hộ từ ái của những hóa thân nối tiếp của Jamgon Lama.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/orgyen-tobgyal-rinpoche/history-tara-image.

Adam Pearcey chuyển dịch Anh ngữ năm 2000.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ năm 2018, hiệu đính toàn bộ năm 2021.



[1] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo..

[3] Về Đức Chokgyur Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30774/cuoc-doi-duc-chokgyur-lingpa.

[5] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32327/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

[6] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần Phụ Lục trong Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/p38a34386/2/hoat-dong-kinh-ai).

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: