Sự Gia Trì Của Chư Đạo Sư

21/12/20201:00 SA(Xem: 4534)
Sự Gia Trì Của Chư Đạo Sư
SỰ GIA TRÌ CỦA CHƯ ĐẠO SƯ
Khenpo Sodargye Rinpoche giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Chúng ta cần luôn luôn bày tỏ lòng biết ơn với những người xung quanh. Đặc biệt với những hành giả Giáo Pháp, ân phước gia trì của chư đạo sư là điều thật khó để diễn tả bằng lời; vì thế, đó thường là điều không thể tin được với những vị hiếm khi thực hành hay chưa chấp nhận Phật giáo. Tuy nhiên, khi Giáo Pháp hòa nhập vào tâm, chúng ta tự nhiên chấp nhận điều này.

 

blankTôi thường nghĩ về việc tôi đã mang ơn cha mẹ và những vị thầy ra sao. Cha mẹ tôi đã cho tôi một thân thể khỏe mạnh và những vị thầy đã dạy tôi kiến thức về thế giới. Tuy nhiên, tôi thậm chí còn mang ơn chư đạo sư, những vị đã trao cho tôi Giáo Pháp, nhiều hơn. Một lần nữa, để ưu tiên vị mà tôi mang ơn nhiều nhất trong đời, tôi thường nói rằng mọi vị khác đều xếp sau đạo sư của tôi. Ngài là người có sức ảnh hưởng nhất trong cuộc đời tôi, bởi tôi cảm thấy chẳng gì trong cuộc đời tôi có thể so sánh với Giáo Pháp, về mặt giá trị của nó.

Tôi đã du hành khắp thế giới, đã thấy được nhiều điều xa xỉ giàu có và đã nhận được sự kính trọng của nhiều người, nhưng tôi chẳng xem đó là tinh túy hay giá trị lớn lao. Vậy thì điều gì là cốt yếu nhất với tôi? Tôi thực sự tin rằng, dù với đời này hay đời sau, Giáo Pháp chân chính là thứ duy nhất khiến cuộc đời tôi ý nghĩa. Vì vậy, tôi vô cùng biết ơnkính trọng đạo sư của mình.

Nói về trải nghiệm của bản thân, cha tôi đã qua đời và mẹ tôi vẫn còn sống[1]. Tôi thấy thương xót trước sự ra đi của cha mình nhưng chẳng bao giờ rớt nước mắt hay buồn rầu. Tuy nhiên, kể từ khi Bổn Sư của tôi, Kyabje Khenpo Jigme Phuntsok Rinpoche[2], viên tịch mười năm trước[3], ngay cả hôm nay tôi vẫn chẳng thể không nhớ Ngài và tôi thậm chí còn òa khóc trước mất mát này, khi tôi ở một mình.

Tương tự, khi tôi lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, Trungpa Rinpoche đã viên tịch. Các học trò của Ngài chẳng thể không rớt nước mắt bất cứ khi nào họ nghe thấy danh hiệu của Ngài. Hầu hết các học trò Hoa Kỳ của Ngài đều có kiểu sùng mộ này với Ngài và lòng sùng mộ của họ rất kiên địnhchân thành. Điều này chủ yếu là bởi sức mạnh của Giáo Pháp cũng như lòng nhân từ của đạo sư.

Trong cuộc đời thế tục, chúng ta thường có rất nhiều vị thầy trong [quá trình] học hỏi để lấy bằng Cử nhân, Thạc sĩTiến sĩ; thế nhưng, thường thì chúng ta chẳng rớt nước mắt bất cứ khi nào nghĩ về tên của họ. Sức mạnh của Giáo Pháp và ân phước gia trì của đạo sư thật khó diễn tả bằng lời; vì thế, đó dường như là điều không thể tin được với những vị hiếm khi thực hành hay không chấp nhận Phật giáo. Tuy nhiên, khi Giáo Pháp hòa vào tâm, chúng ta chấp nhận điều này một cách tự nhiên.

Tôi tin rằng trong tương lai, mọi người ở đây sẽ biết ơn điều mà những vị thầy đã dạy các bạn, bất kể đó là kiến thức Giáo Pháp hay thế tục. Các bạn bây giờ còn khá trẻ, nhưng sẽ đến lúc mà các bạn hiểu rằng không có sự gia trì của chư đạo sư, chúng ta khó có thể thành tựu điều gì trong đời. Tôi tin rằng các bạn sẽ phát triển được sự xác quyết như vậy trong tương lai.

 

Nguồn Anh ngữ: http://khenposodargye.org/meditations/7-8-blessings-gurus/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Mẹ của Khenpo Sodargye đã qua đời vào ngày 5 tháng 6 năm 2016 – chú thích của người dịch Việt ngữ.

[3] Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche viên tịch vào năm 2004.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.