Giáo Lý Cuối Cùng Của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche

18/12/20201:08 SA(Xem: 5308)
Giáo Lý Cuối Cùng Của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche
GIÁO LÝ CUỐI CÙNG CỦA
KYABJE JIGME PHUNTSOK RINPOCHE
Khenpo Sodargye Rinpoche giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Giáo lý cuối cùng của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche là, “Đừng đánh mất con đường của bản thân; đừng phiền nhiễu tâm chúng sinh khác”. Mặc dù vài lời này xuất hiện thật đơn giản, chúng thực sự truyền tải một thông điệp sâu xa hơn rất nhiều, thứ đã và đang trở thành nguyên tắc sống cho hàng nghìn đệ tử của Kyabje Rinpoche. Và với bất kỳ ai trên thế giới này, những lời cô đọng này cung cấp sự sáng suốtcảm hứng về cách sống và để không bị lạc đường.

blank
Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche

 

“Đừng đánh mất con đường của bản thân;

Đừng phiền nhiễu tâm chúng sinh khác”.

Tôi đã tu học dưới sự dẫn dắt của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche[1] trong nhiều năm và đây là những lời nói chia tay của Ngài.

Khi ấy, Kyabje Rinpoche trải qua một cuộc phẫu thuật tim và đang ở trong một bệnh viện tại Thành Đô. Ngài gọi điện thoại từ Thành Đô về Larung Gar; trong cuộc gọi đó, Ngài nói rất nhiều với các đệ tử chúng tôi, hàng vạn đệ tử tại Học viện và đây chính là giáo lý cuối cùng mà Ngài để lại.

Về bề ngoài, những lời này dường như quá đơn giản, nhưng chúng chứa đựng thông điệp vô cùng sâu sắc. Hàng vạn đệ tử của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche xem vài lời này là thông điệp được kính trọng, điều vẫn tiếp tục [được kính trọng] ngay cả khi Ngài đã viên tịch. Điều này nhắc nhở chúng ta về lúc Đức Phật sắp nhập Niết Bàn và Ngài nói rằng, “Trong cuộc đời Ta, Ta là thầy của các con; sau khi Ta nhập diệt, Luật Tạng là thầy của các con”. Giống như vậy, chúng ta trân trọng những giáo lý của đạo sư là nguyên tắc, sự hướng dẫn và quy tắc về hành vi trong cuộc đời.

Mỗi đệ tử áp dụng giáo lý này theo cách riêng của họ. Ví dụ, từ quan điểm Tây Tạng của tôi, cảm hứng là tôi không thể mất đi văn hóa của mình, ngôn ngữ, truyền thốngtôn giáo của mình. Những ý thức hệ và quy tắc như vậy về văn hóatruyền thống của tôi, bao gồm cả những phẩm tính bên trong của tôi, là điều mà tôi không thể từ bỏ. Bên cạnh đó, mọi sinh mạng đều thật quý báu, ngay cả cây cỏ; tôi không thể làm hại chúng mà cần cố gắng bảo vệ.

Với các nền văn hóa khác, bạn cũng có thể học hỏi từ những lời này, rằng không từ bỏ văn hóatruyền thống của bản thân, cũng như từ bỏ việc làm hại hữu tình chúng sinh, là điều quan trọng.

Tương tự, với một vị thầy, người ta cần nhớ về tư cách là vị thầy và không từ bỏ trách nhiệm tương ứng. Với một tu sĩ, người ta không thể từ bỏ điều mà một tu sĩ cần làm. Với một bác sĩ, người ta cũng có đạo đức riêng không thể bị thờ ơ. Với một phi công, phục vụ bàn, y tá, viên chức chính phủ hay bất kỳ nghề nghiệp nào, sự giải mã cũng tương tự, rằng bất cứ điều gì người ta làm, họ không bao giờ được từ bỏ nhiệm vụ của bản thân, họ cũng không được từ bỏ “con đường” chung của nhân loại, tức là các phẩm tính nhân văn, chẳng hạn từ ái, bi mẫn, v.v.

“Đừng đánh mất con đường của bản thân; đừng phiền nhiễu tâm chúng sinh khác” cần được hiểu theo cách này.

 

Nguồn Anh ngữ: http://khenposodargye.org/meditations/h-h-jigme-phuntsoks-last-teaching/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.