Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dza Pukhung Gyurme Ngedon Wangpo

29/12/20207:19 CH(Xem: 2957)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dza Pukhung Gyurme Ngedon Wangpo
TIỂU SỬ VẮN TẮT
ĐỨC DZA PUKHUNG GYURME NGEDON WANGPO
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

blank
Bảo tháp lưu giữ xá lợi Ngài Gyurme Ngedon Wangpo tại Tu viện Deden Tashi Choling

Ngài Gyurme Ngedon Wangpo sinh ở miền Đông Tây Tạng, trong vùng Derge, nơi được cai quản bởi một vị vua Giáo Pháp vĩ đại. Ngài được tấn phong là vị lớn hơn trong hai Tulku liên quan đến điền trang quản lý điều hành Tu viện Khung ở Dzapuk. Ngài học đọc và viết mà chẳng gặp khó khăn. Năm sáu hay bảy tuổi, Ngài đến Tu viện Shechen Tennyi Dargye Ling[2], nơi Ngài học hỏi với Mahapandita Ontrul Thutop Namgyal[3] và nhiều vị tôn quý khác, bao gồm cả chư vị Tulku và những Khenpo tôn quý, vĩ đại. Ngài làm chủ mọi cách tiếp cận của Kinh điểnMật điểnTrung Đạo, Bát Nhã, Luật Tạng, Luận Tạng và v.v. – cũng như các lĩnh vực của kiến thức thế tục và như thế, đạt đến đỉnh cao của sự uyên bác. Ngày nay, Tu viện Khung ở Dzapuk còn lưu giữ những mẫu thi pháp của Ngài về sáu mươi tư kiểu chữ khác nhau. Ngài sống như một Kim Cương Trì ba phần, một Tỳ Kheo giữ gìn giáo lý Kim Cương thừa và Ngài trở thành một trưởng lão chân chính, nổi bật lên như ngọn núi vàng.

Mười lăm tuổi, Ngài Gyurme Ngedon Wangpo hạnh ngộ vị đạo sư mà Ngài có kết nối nghiệp từ nhiều đời nhiều kiếp – Đức Jamyang Khyentse Wangpo[4], Tôn giả Vô Cấu Hữu [Vimalamitra] trong thân người. Ngài thân cận bên vị này trong bảy năm; trong thời gian đó, Ngài đã nghiên cứu toàn bộ các phương pháp của Kinh điểnMật điển. Đặc biệt, giống như bình này được bình khác đổ đầy, Ngài thọ nhận toàn bộ những Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy của các pho giáo lý trước và sau của giáo lý Nyingtik bí mật trong cách tiếp cận Dzogchen tịnh quang, những truyền thừa truyền xuống từ Vua Pháp Toàn Tri Longchenpa. Như thế, ý định giác ngộ rốt ráo của sự chứng ngộ sinh khởi trong tâm Ngài.

Ngài Gyurme Ngedon Wangpo phục vụ đạo sư với nhiều vai trò khác nhau – người giữ phòng thờ, thư ký riêng và v.v. – phụng sự lớn lao bằng thân và khẩu, nương tựa đạo sư trong khi làm hài lòng Ngài theo ba cách. Như thế, Ngài trở thành tâm tử phi phàm ở cấp độ bên trong. Đôi lúc, Ngài đóng vai trò như một đạo sư thay thế về mọi chủ đề, cả bên ngoài lẫn bên trong[5]. Ngài đã nghiên cứu với nhiều đạo sư thù thắng khác, những vị thỉnh thoảng viếng thăm, chẳng hạn Tổ Jamgon Kongtrul Lodro Thaye[6], Pháp chủ Mipham Rinpoche[7] và Khenchen Tashi Ozer. Từ chư vị, Ngài thọ nhận toàn bộ các trao truyền về những bản văn gốc sâu xachỉ dẫn cốt tủy, xuất sắc nhất trong số chúng là Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu [Rinchen Terdzod] và Kho Tàng Chỉ Dẫn Tâm Linh [Damngak Dzod] vĩ đại. Ngài cũng trở nên khá thông thạo về các lĩnh vực kiến thức thế tục như y học và chiêm tinh. Ngài từng hỏi đạo sư, “Có phải là hành nghề y chỉ là một sự xao lãng? Liệu con có nên từ bỏ ngay bây giờ?”. Thầy Ngài đáp rằng, “Con có từ bỏ thái độ vị tha của Bồ đề tâm hay không? Sự hành nghề y của con sẽ làm lợi nhiều chúng sinh”. Vì thế, Ngài tuân theo lời khuyên này và trở thành một thầy thuốc.

Khi giai đoạn bảy năm này với Đức Jamyang Khyentse Wangpo sắp kết thúc, đấng đạo sư nói với Ngài Gyurme Ngedon Wangpo, “Bây giờ, hãy trở về quê hương và khi đến lúc, hãy đến gặp Terchen Dudjom Lingpa[8]. Con có kết nối nghiệp với Ngài trong các đời quá khứ; vì thế, gặp Ngài sẽ vô cùng hữu ích với giáo lý và chúng sinh”. Do đó, Ngài Gyurme Ngedon Wangpo trở về quê hương, nơi Ngài sống trong một năm. Sau đấy, Ngài để lại tất cả ngựa, sinh kế và v.v. mọi đất đai của điền trang quản lý cho vị Pukhung Tulku nhỏ tuổi hơn. Ngài nói rằng, “Hãy chăm sóc tốt trung tâm tu sĩ này. Tôi sẽ từ bỏ mọi hoạt động, công khai và riêng tư, để thực hành Giáo Pháp đến mức độ lớn nhất có thể và như thế, sẽ trở thành một Yogin lang thang, không có nơi ở cố định”.

Theo tiên tri của đạo sư, Ngài du hành về phía Hạ Ser, tìm cách diện kiến Tổ Dudjom Lingpa. Bởi kết nối nghiệp từ các đời quá khứ, cuộc gặp gỡ của hai vị giống như cha và con đoàn tụ; đạo sư hài lòng khi gặp Ngài Gyurme Ngedon Wangpo và cha – con tâm linh sống trong một thời gian tại cùng trụ xứ. Đức Dudjom Lingpa ban cho Ngài Gyurme Ngedon Wangpo tất cả Terma mà chính vị này đã tìm ra, tất cả những Mật điển sâu xa, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy từ các pho như Kho Tàng Cõi Thênh Thang Của Pháp Tính [Chonyi Namkhai Longdzo], Tâm Yếu Bí Mật Sâu Xa Không Hành Nữ [Zabsang Khandro Nyingtik] và Linh Kiến Thanh Tịnh Lưới Giác Tính Bất Tận [Daknang Yeshe Drawa]. Tổ Dudjom Lingpa trao quyền cho Ngài Gyurme Ngedon Wangpo là vị trông coi những giáo lý của Tổ, như đã được chỉ ra trong các tiên tri và xem Ngài là một trong những tâm tử ở cấp độ bên trong và là một vị trì giữ dòng truyền thừa rốt ráo của sự chứng ngộ. Ngài Gyurme Ngedon Wangpo đã biên soạn vô số luận giải về các Mật điểnchỉ dẫn cốt tủy của Tersar[9], chẳng hạn Kim Cương Sắc Của Giác Tính. Ngài ở bên Tổ Dudjom Lingpa, phụng sự thầy theo ba cách làm hài lòng đạo sư, cho đến khi vị này viên tịch. Cuối cùng, Ngài Gyurme Ngedon Wangpo chịu trách nhiệm các lễ tưởng niệm, không bỏ sót điều gì.

Theo di chúc cuối cùng và những tiên tri bí mật của Terchen Dudjom Lingpa, Ngài quyết định đến vùng ẩn giấu oai hùng nhất, xứ Pema Nampar Kopa và như thế, Ngài khởi hành về phía trung tâm Tây Tạng. Ngài du hành theo từng giai đoạn từ Hạ Ser ở phía Đông, viếng thăm tất cả các địa điểm linh thiêng căn bản trên khắp Tây Tạng, những nơi mạnh mẽ với sự hành trì tâm linh, chẳng hạn sông băng, vách đá, núi non và hồ nước. Ngài thiết lập một kết nối với những nơi này và thực hành các nghi quỹ về vô số chư Tôn thiền định của mình. Trong giai đoạn này, Ngài cũng làm lợi lạc nhiều học trò không chút thành kiến; trong nhiều điều khác nhau, Ngài đã ban quán đỉnhkhẩu truyền cho Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu vĩ đại năm lần. Hàng nghìn người, những vị đã thiết lập một kết nối với Ngài Gyurme Ngedon Wangpo thông qua các quán đỉnhgiáo lý, nhờ đó được đem gần hơn đến cấp độ toàn tritrạng thái giác ngộ của tự do thù thắng. Với mọi học trò bất kể địa vị, Ngài ban vô số giáo lý về các thực hành sơ khởi, phần chính yếu của sự hành trì và v.v. tại những vùng như Ser và chốn cô tịch phía Bắc của dân du mục, đưa mỗi vị đến sự trưởng thành tâm linh tùy theo phước báu riêng của họ.

Ngài cuối cùng đến được vùng đất Pemako thù thắng, vùng ẩn giấu oai hùng nhất, nơi Ngài sống mười sáu năm. Tại đây, Ngài công nhận Rigdzin Dudjom Dorje là Tulku tôn quý của thầy Ngài và thiết lập vị này trên ngai tòa hoàng kim của cố đạo sư Dudjom. Rõ ràng là, nhờ sự soi sáng tỏa ra từ đấng vĩ đại này, Đức Gyurme Ngedon Wangpo, với động cơ và hoạt động cao quý của Ngài, trường phái Cựu Dịch chúng ta, cũng như những đấng bảo hộ của truyền thừa này, đã và đang được gia hộ. Sự huy hoàng của hoạt động giác ngộ cao quý, không nỗ lực này sau đấy được mở rộng trên khắp thế gian bởi chúa tể thù thắng của trăm gia đình Phật, Dudjom Drodul Lingpa[10], hóa hiện chân thật của Đức Liên Hoa, chúa tể của những Đấng Chiến Thắng.

Trong suốt thời gian ở Pemako, Ngài Gyurme Ngedon Wangpo có vô số linh kiến thanh tịnh, bao gồm linh kiến về toàn bộ hàng ngũ chư Tôn Tam Gốc, và từ chư vị, Ngài nhận được những tiên tri. Nhờ con đường bí mật của Đại Viên Mãn tự nhiên, Ngài trực tiếp trải nghiệm ý định giác ngộ của một đạo sư Trì Minh cấp độ thứ hai. Ngài làm lợi lạc vô số chúng sinh, những vị thấy, nghe, nghĩ hay chạm vào Ngài và như thế, viên thành các hoạt động giác ngộ.

Vào một thời điểm nhất định, Ngài hướng ý định giác ngộ về hoạt động cuối cùng để làm lợi chúng sinh khác. Giữa sự hiển bày vĩ đại, vô biên của các dấu hiệu tuyệt diệu – cầu vồng cuộn xoáy và v.v. – thân hóa hiện của Ngài tan hòa trở về sự sáng tỏ nội tại thù thắng nguyên sơ. Các học trò đã tiến hành lễ trà tỳ thân Ngài và tinh túy vi tế của xá lợi – tim, lưỡi và mắt Ngài – hòa vào nhau để tạo thành một bức tượng Guru Dewa Chenpo, một khía cạnh của Đức Liên Hoa Sinh. Bức tượng này hiện nay là sự hỗ trợ bên trong của Tu viện Mahakoti ở Pemako.

Chính từ vị đạo sư tôn quý này, Kyabje Dudjom Jigdral Yeshe Dorje đã nghe tất cả Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy của Dzogchen.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Theo RigpawikiTu viện Shechen – một trong sáu Tổ đình Nyingma của Tây Tạng, được thành lập năm 1695 bởi Ngài Shechen Rabjam Tenpe Gyaltsen, vị được Đức Dalai Lama thứ năm cử đến Kham với mục đích này.

[3] Theo Rigpawiki, Shechen Ontrul Thutob Namgyal tức Gyurme Thutob Namgyal (1787-1854) là một đạo sư và học giả vĩ đại về năm ngành khoa học từ Tu viện Shechen. Những vị thầy của Ngài bao gồm cả Đức Gyalse Shenphen Thaye.

[5] Tức là các lĩnh vực của kiến thức thế tụcgiáo lý Phật Đà, lần lượt.

[8] Theo Rigpawiki, Dudjom Lingpa, tức Chakong Terton (1835-1904) là một đạo sư Nyingma và Terton vĩ đại, người mà những phát lộ (Terma) tạo thành hai mươi tập. Ngài được xem là hóa hiện của Khye’u Chung Lotsawa, một trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche. Hóa thân tức thì của Ngài, thậm chí đã sinh ra trước khi bản thân Ngài qua đời, là Dudjom Rinpoche.

[9] Tersar (Terma mới) được phát lộ trong thời kỳ tương đối gần đây, đặc biệt trong các thế kỷ mười chín và hai mươi. Ter-Nying (Terma cũ) được phát lộ cho đến thế kỷ mười tám hoặc khoảng vậy. Tuy nhiên, sự phân chia giữa hai giai đoạn này cũng không thật chính xác.

[10] Tức cố đạo sư Dudjom Rinpoche Jigdral Yeshe Dorje. Tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a35008/tieu-su-van-tat-dudjom-rinpoche-jigdral-yeshe-dorje-1904-1987-.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.