Thư Viện Hoa Sen

Để Mắt Một Chút Đến Lịch Sử

05/01/202112:33 SA(Xem: 5516)
Để Mắt Một Chút Đến Lịch Sử
ĐỂ MẮT MỘT CHÚT ĐẾN LỊCH SỬ
Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng ở Lerab Ling ngày 24/9/2014
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Orgyen Tobgyal Rinpoche[1] đã ban giáo lý này vào sáng ngày 24 tháng 9 năm 2014, lúc kết thúc Pháp hội Đại Thành Tựu [Drupchen] Chime Phakma Nyingtik[2] thường niên tại Lerab Ling. Nó thuộc về một chuỗi những giáo lý mà Rinpoche ban về cách tốt nhất để giữ gìnhoằng dương Phật Pháp và dội vang giáo lý mà Ngài đã ban vào ngày 1 tháng 8 năm 1999, cũng tại Lerab Ling. Vào dịp này, Rinpoche giải thích tại sao việc giữ các ghi chép chi tiết về mọi thứ xảy ra ở đây, tại Lerab Ling và mọi trung tâm Giáo Pháp khác lại quan trọng đến vậy.

VIẾT MỘT CHOJUNG – GHI CHÉP VÀ XÁC NHẬN

blank“Bây giờ, con cần tụng chú chậm rãi trong khi duy trì không xao lãng khỏi sự quán tưởng và nghe điều Ta phải nói[3]”.

Hôm khác tôi đã nhắc đến rằng khi nhiều người vân tập cho một thực hành Drupchen, điều quan trọng là những vị biết được các lợi lạc của thực hành nhóm lớn khai sáng cho những vị không biết. Khi vị uyên bác giải thích, kẻ không biết sẽ học hỏi. Khi mọi người tham gia đều biết được những điểm then chốt về Kyerim[4] và Dzogrim, thực hành sẽ tốt đẹp.

Hãy cùng tiếp tục từ chỗ hôm qua, khi tôi nói về Lerab Ling và nhắc đến ‘những sự hỗ trợ bên ngoài’, tức là chùa chiền, Tăng đoàn tu sĩ và các đại diện của Tam Bảo trong chùa.

Những giáo lý của ba thừa được truyền bá đến các quốc gia và địa điểm khác nhau vì những lý do riêng biệt; chúng không thể chỉ rơi xuống từ trời hay bỗng nhiên nhô lên khỏi mặt đất.

Trong trường hợp này, chúng ta cần xem xét hai khía cạnh của giáo lý: ‘sự hỗ trợ’ và ‘điều được hỗ trợ’. ‘Sự hỗ trợ’ là những đại diện của Tam Bảo và ‘điều được hỗ trợ’ là mọi giáo lý của chín thừa, điều cũng có thể được chia thành ba thừa: Tiểu thừa, Đại thừaKim Cương thừa.

Tiểu thừa [Hinayana] là tinh túy hay gốc rễ của giáo lý. Các giới Biệt Giải Thoát của Tiểu thừa được trao truyền trong một truyền thừa không gián đoạn từ Đức Phật xuống đến chư đạo sư của chính chúng ta ngày nay. Tôn giả Xá Lợi Phất trước tiên thọ nhận chúng từ Phật Thích Ca Mâu NiẤn Độ; sau đấy, chúng được truyền từ đạo sư này đến đạo sư khác cho đến khi trụ trì Shantarakshita [Tịch Hộ[5]] đem chúng đến Xứ Tuyết. Ở Tây Tạng, dòng truyền thừa của sự trao truyền đã duy trì không gián đoạn từ Ngài Ba Salnang[6] xuống đến Kyabje Trulshik Rinpoche[7]. Và ngày nay, chúng ta vẫn có danh sách chính xác danh hiệu của tất cả chư đạo sư truyền thừa, những vị đã truyền lại các giới Biệt Giải Thoát.

Tại Lerab Ling có một Tăng đoàn tu sĩ. Tất cả chư Tăng và Ni của Lerab Ling được truyền giới bởi Trulshik Rinpoche. Một hay hai vị Tỳ Kheo thì chưa đủ để được miêu tả là một ‘Tăng đoàn tu sĩ’, bởi cần phảitối thiểu bốn vị Tỳ Kheo để hoàn thành mọi thực hành trong ba nghi thức căn bản của Luật Tạng, theo các chỉ dẫn truyền thống. Vì vậy, sự hiện diện của một Tăng đoàn tu sĩ giữ gìn giới Biệt Giải Thoát – nền tảng cho giáo lý – là một sự gia trì phi phàm. Thực sự, Pháp chủ Patrul Rinpoche[8] nói rằng, “Có nhiều công đức từ việc giữ cờ chiến thắng của ‘y nghệ vàng’ …”, nghĩa là tái sinh làm một tu sĩ, “hơn việc là vua vĩ đại cai quản tam giới trong hàng nghìn kiếp”.

Lấy Tiểu thừa là nền tảng, chúng ta cũng thực hành Đại thừa, thừa của chư Bồ Tát. Có hai cách tiếp cận để thọ Bồ Tát giới: (1) Trưởng tử của Đấng Chiến Thắng, cách tiếp cận của Văn Thù Sư Lợitruyền thống của ‘Tri Kiến Sâu Xa’ và (2) cách tiếp cận của Bồ Tát Di Lặc về ‘Hành Vi Bao La’. Mọi người ở đây lúc này hay lúc khác đều đã thỉnh cầu Bồ Tát giới từ những đạo sư khác nhau và chư vị đã trao chúng bằng tuân theo một trong hai truyền thừa này và quý vị đã thiền định về hai Bồ đề tâm của nguyện và hạnh.

Như Tổ Tịch Thiên từng viết[9]:

‘Nếu Bồ đề tâm sinh khởi

Trong vị đau khổ, bị trói buộc trong tù ngục luân hồi,

Chính khoảnh khắc ấy, họ được gọi là những trưởng tử của Đấng Hỷ Lạc,

Được tôn kính bởi tất cả thế giới, bởi chư thiên và con người’.

Điều này nghĩa là bạn chắc hẳn đã tích lũy công đức to lớn đơn giản nhờ có thể phát khởi Bồ đề tâm.

Cả Tiểu thừaĐại thừa đều là nền tảng cho thừa thứ ba, Kim Cương thừa Chân ngôn Bí mật, thứ xem kết quả là con đường. Kim Cương thừa bao trùm bốn bộ Mật điển, thứ là những giáo lý của các Mật điển, Agama và Sadhana (nghi quỹ). Có nhiều miêu tả về cách thức phi phàm mà những giáo lý Mật điểnNghi quỹ đã được ban lần đầu tiên trên thế giới này, điều đã được ghi lại một cách rất chi tiếtgiữ gìn cho đến ngày nay. Các bạn có lẽ đã biết về lịch sử của những giáo lý này. Dẫu vậy, điều quan trọng cần nhận ra là sự trao truyền những giáo lý từ Ấn Độ đến Tây Tạng được thực hiện một cách hoàn hảo và không điều gì bị mất. Ở Tây Tạng, Mật thừa được giữ gìn một cách chân thành. Ví dụ, Mật điển Guhyagarbha[10] vẫn được giảng dạy trong các Tu viện.

Khía cạnh khác của Mahayoga là phần Nghi quỹ, điều mà, giống như kem, là tinh túy của phần Mật điển, và chứa đựng những thực hành phi phàm và chẳng thể nghĩ bàn của tất cả tám vị Tôn Kagye[11], cộng thêm những thực hành liên quan đến mỗi vị Tôn riêng biệt. Ở trung tâm của Kagye là các thực hành Tam Gốc. Và bởi mỗi người ở đây đều đã thọ nhận các quán đỉnh, khẩu truyềnchỉ dẫn cốt tủy liên quan, thực hành Tam Gốc mà chúng ta đang tiến hành, trong Drupchen này, đều tuân theo mọi điều kiện tiên quyết thông thường của những giáo lý này.

Vì thế, về điểm đầu tiên, điều mà tôi nhắc đến lúc bắt đầu những nhận xét của mình hôm qua và điều được nhắc đến trong lời cầu nguyện trường thọ mà tôi đã biên soạn cho Sonam Gyaltsen Rinpoche[12], “Và khéo léo, Ngài khiến cơn mưa Giáo Pháp linh thiêng rơi xuống …”. Một người ‘khéo léo’ có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau để chiếu tỏa ánh sáng của Giáo Pháp ở những vùng đất mới, nhờ đó, hoằng dương những giáo lý của ba thừa. Nhưng quá trình ban giáo lý ở nơi nào đó mới không bao giờ dễ dàng. Ngay cả khi những giáo lý lần đầu tiên được ban ở Ấn Độ, mọi chuyện cũng không xảy ra dễ dàng. Những giáo lý chỉ truyền bá khi mọi nhân và duyên thích hợp hội tụ và như là kết quả của công đức dồi dào nhất. Giống như vậy, ở Xứ Tuyết, những giáo lý lần đầu tiên được giới thiệu lúc bắt đầu của quốc gia. Đầu tiên, đức vua và các thượng thư đã thọ nhận chúng, sau đấy, dân chúng của đức vua – nghĩa là mọi người bình thường. Người Tây Tạng đã cúng dường mọi thứ họ có lên chư đạo sư Ấn Độ mà họ đã thỉnh mời, chi trả mọi chi phí bằng vàng và trong hơn một nghìn năm, đã giữ gìn, bảo vệtăng cường những giáo lý mà họ được trao. Xem xét đến tất cả những chuyện này, sự thật rằng các giáo lý chỉ được dạy bên ngoài Tây Tạng có lẽ mới hai mươi năm, nhiều nhất thì năm mươi, và hiện đang được nghe ở những nơi mà chúng trước kia hoàn toàn xa lạ, là điều khá diệu kỳ!

Cho phép tôi đưa ra cho các bạn một ví dụ về lý do mà việc những giáo lý này được thiết lậpđâu đó mới lại không dễ dàng. Tất cả những giáo lý Mật điển được ban ở Akanishtha được kết tập lại bởi năm vị vô cùng tôn quý[13], được chôn giấu trong hư không và niêm phong bằng bảy ý định. Chỉ khi thời điểm, địa điểm và hoàn cảnh đều thích hợp thì những vị thọ nhận may mắn đầu tiên mới thấy được các cuốn sách chứa đựng các giáo lý này rơi xuống từ trời. Điều này cho thấy mức độ khó khăn trong việc hội tụ những hoàn cảnh cho phép phần Mật điển của giáo lý Mahayoga xuất hiện.

Về phần khác của giáo lý Mahayoga, phần Nghi quỹ, các giáo lý mà mỗi vị thầy được trù định thọ nhận đã được niêm phong và cất giấu trong bảo tháp Deche Tsekpa[14] vĩ đại và sự bảo vệ chúng được giao phó cho hàng trăm nghìn Không Hành Nữ. Sau đấy, tám Trì Minh vĩ đại đã vân tập cùng với Guru Rinpoche phía trước bảo tháp và bằng chính tay mình, chư Không Hành Nữ lấy ra mỗi nghi quỹ trong Kagye cộng thêm nghi quỹ Kadu Chokyi Gyatso[15], thứ chứa đựng cả tám.

Tương tự, khi những giáo lý truyền báTây Tạng, phần Mật điển chỉ xuất hiện khi đạo sư vĩ đại, Guru Rinpoche, được mời đến Tây Tạng bởi vua Pháp Trisong Deutsen, vị đã mở rộng lời mời chân thành và thiết tha cùng với cúng phẩm bao la từ vàng. Những giáo lý của phần Nghi quỹ không được trao truyền bởi Guru Rinpoche cho đến khi vua Trisong Deutsen dâng lời thỉnh cầu cùng với việc cúng dường tất cả quyền lực tối cao, vương quốc và mọi thứ bên trong. Sau đấy, khi quán đỉnh được ban cho đức vua, ông ấy thực sự đã thấy đàn tràng Kagye của Kadu Chokyi Gyatso.

Hãy nhớ rằng những sự cúng dường bao la như vậy được thực hiện bởi các giáo lý thực sự là vô giá, chứ không phải bởi vì Guru Rinpoche hay chư học giả cần của cải. Trái lại, Giáo Pháp hướng về vùng đất của hầu hết những người phương Tây ngày nay – điều có thể là kết quả của công đức lớn lao, nhưng cũng có khi là điều gì đó khác hoàn toàn. Nhìn chung, người ta nói rằng những vị sống trong thời suy đồi thiếu công đức, nhưng có lẽ, họ thực sự lại có rất nhiều?

Những vị nhiếp chính chân chính của Đạo Sư Liên Hoa xứ Oddiyana, vị Phật thứ nhì, là các Lama đại diện cho mọi phẩm tính của kiến thứcthành tựu. Một vài trong số chư vị đã đến đất nước của các bạn, đã ban những quán đỉnhchỉ dẫn và đã trao mọi thứ mà các bạn thỉnh cầu. Các bạn cực kỳ may mắn! Vị ‘tạo ra hoàn cảnh thích hợp’ là người du hành và không mệt mỏi rèn luyện các học trò để thiết lập những trung tâm Giáo Pháp, thứ sau đó lại có thể cung nghênh chư Lama – những vị có khả năng giúp đỡ chúng sinh khác. Lòng từ của chư vị thật vĩ đại.

Khi Guru Rinpoche đến Xứ Tuyết, nhiều học giả[16] và Yogi đã theo chân Ngài và có mặt khi những giáo lý được ban lần đầu tiên. Người ta nói rằng, “Trong thời Guru Rinpoche, năm trăm học giả vĩ đại đứng đầuTôn giả Vô Cấu Hữu [Vimalamitra[17]] đã đến Tây Tạng”. Nhưng khi ấy, cũng có nhiều học giả, Acharya và Sadhu giả mạo và một vài trong số đó đã du hành từ Ấn Độ, thèm thuồng vàng của Tây Tạng. Những ghi chép lịch sử từ thời ấy tuyên bố rằng họ đã ban nhiều giáo lý sai lầm. Điều tương tự cũng đang xảy ra.

Làm sao chúng ta có thể phân biệt một đạo sư chân chính với vị giả mạo? Chúng ta thường nghe nói về tầm quan trọng của nhận thứctrí tuệ. Nếu thiếu nhận thức, bạn chỉ như người câm chất phác và dễ bị lừa gạt, đúng không? Vì thế, chúng ta phải sử dụng nhận thức của mình.

Giáo Pháp đang được truyền bá khắp phương Tây hiện nay; vì thế, các bạn thực sự cần viết Chojung. Chojung là một cuốn sách giải thích lịch sử về cách mà Giáo Pháp đã đến đất nước của bạn. Do đó, các bạn phải kiểm tra tỉ mỉ những hoàn cảnh xung quanh việc truyền bá Giáo Pháp đến đất nước của bạn và ghi chép lại thật rõ ràng, chi tiết. Ví dụ, vị nào lần đầu tiên đến và trao truyền những giáo lý về giới Biệt Giải Thoát? Ngài đã đến lúc nào? Truyền thừa của Ngài là gì? Những ghi chép như vậy cần được giữ cho giáo lý của cả ba thừađặc biệt là những giáo lý trong phần Mật điểnNghi quỹ, cho đến các giáo lý Tịnh Quang Dzogpa Chenpo [Đại Viên Mãn]. Những giáo lý được trao truyền như thế nào? Từ các truyền thừa nào? Những vị trì giữ truyền thừa nào đã đến và ban giáo lý? Ghi chép lại tất cả những chuyện này là điều quan trọng để đảm bảo rằng các học trò tương lai có thể chắc chắn rằng những giáo lý mà họ thọ nhận là chân chính.

Lerab Ling là một ‘trụ xứ Giáo Pháp’ (densa trong Tạng ngữ) và một chuỗi những vị trì giữ truyền thừa – những vị vĩ đại duy trì giáo lý – sẽ sống ở đây. Và tôi chắc chắn rằng trong ít nhất vài trăm năm, chư vị trì giữ truyền thừa của Lerab Ling sẽ tiếp tục duy trì những giáo lý. Vì thế, mọi giáo lý được ban tại trụ xứ Giáo Pháp này và mỗi một khía cạnh của quá trình giảng dạy – cách mà những giáo lý được truyền trao và giữ gìn – cần được ghi lại đầy đủ và trọn vẹn. Nếu điều đấy không xảy ra, bạn sẽ không thể giữ những giáo lý này trong thời gian dài.

Các trụ xứ Giáo PhápTây Tạng, chẳng hạn [Tu viện] Kathok[18], Palyul[19] và Orgyen Mindrolling[20], đều có Denrab – bản văn ghi lại chuỗi những vị trụ trì và vị vĩ đại đã chăm sóc các trụ xứ Giáo Pháp. Những giáo lý của Đức Phật mà được trao truyền ở Tây Tạng, được kết tập trong Kangyur, tức Sự Chuyển Dịch Những Lời Của Đức Phật. Ngay cả những Kinh điển vô cùng ngắn cũng nhắc đến hoàn cảnh mà trong đó, Đức Phật đã ban giáo lý đặc biệt đấy. Đó là cách mà chúng ta có thể ghi chép lại về mỗi vị trì giữ truyền thừa từ Đức Phật trở về sau. Và đây là điều mà các bạn cần làm cho Lerab Ling.

Để làm sáng tỏ điểm này thêm chút nữa. Ngày nay với người Tạng ở Tây Tạng, những giáo lý bắt đầu suy giảm, trong khi ở phương Tây, giáo lý chỉ vừa mới xuất hiệntruyền bá. Nhưng ở Ấn Độ, những giáo lý đã gần như biến mất. Chính Đức Phật đã nói với chúng ta rằng giáo lý của Ngài cuối cùng sẽ suy giảm ở khắp nơi. Vì vậy, những giáo lý chỉ truyền bá trong hoàn cảnh thích hợp – đó là lý do mà bạn cần viết một miêu tả lịch sử về cách mà chúng được truyền bá ở đây. Bởi thế, điểm chính yếu của tôi là, giữ các ghi chép chuẩn xác là điều trọng yếu với một ‘trụ xứ Giáo Pháp’.

LỊCH SỬ DZOGPA CHENPO

Có điều mà tôi vốn đã muốn nói trong nhiều năm qua tại trụ xứ Giáo Pháp Lerab Ling vĩ đại này; vì thế, bây giờ tôi sẽ nói điều đó.

Ở đây, tại Lerab Ling, tên gọi được đặt cho Tăng đoàn là ‘Rigpa’ và Rigpa là tâm yếu của Dzogchen. Từ Lerab Ling, vô số trung tâm Rigpa đã và đang được thiết lập trên khắp thế giới và điều mà họ đều thực hành, thứ mà họ tập trung tâm vào, là Dzogpa Chenpo. Bây giờ, có những người hiện nay nói rằng Dzogpa Chenpo không có truyền thừa và thậm chí một số Lama Tây Tạng cũng không biết cách giải thích những giáo lý một cách đúng đắn. Họ nói rằng những giáo lý Dzogchen đã xuất hiện một cách thanh thoát, ‘tự nhiên’, giống như kiểu lý thuyết học thuật nào đó. Những người này đang phạm phải một lỗi vô cùng, vô cùng nghiêm trọng.

Ấn Độ, vùng đất của chư Thánh giả, những giáo lý Dzogpa Chenpo được giữ gìn trong nhiều truyền thừa. Giống như cách mà giáo lý Dzogchen chiếu tỏa từ Lerab Ling đến các trung tâm Rigpa trên thế giới, những giáo lý Dzogpa Chenpo đầu tiên xuất hiện trên thế giới này trên Núi Malaya Thiên Thạch Chói Ngời, ngày nay thuộc Sri Lanka. Sau đấy, chúng lan tỏa đến các ‘vùng đất trung tâm’ của Zahor[21], Oddiyana[22]Ấn Độ. Khi ấy, Dzogpa Chenpo là Giáo Pháp vô cùng bí mật và được giữ kín một cách nghiêm ngặt – đấy là lý do mà không có nhiều ghi chép về những hoàn cảnh xung quanh mỗi sự kiện giảng dạy. Và điều đấy là bởi những giáo lý được giữ bí mật đến mức ngày nay, lịch sử của chúng không rõ ràng. Các chi tiết về nơi mà giáo lý lan tỏa, các chúng sinh liên quan, những vị vua, các hành giả thành tựu và v.v. không được ghi chép lại. Tuy nhiên, điều rõ ràng là những giáo lý đã được đưa đến Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) và Varanasi.

Những lịch sử Giáo Pháp khác nhau ghi lại rằng ở Lanka, Kim Cương Tát Đỏa vinh quang đã đến đỉnh Núi Malaya Thiên Thạch Chói Ngời và giảng dạy cho năm vị vô cùng tôn quý sáu triệu bốn trăm nghìn phần giáo lý – bạn từng nghe điều này rồi, đúng vậy không? Trong một thời gian dài, mọi người nghĩ rằng Núi Malaya Thiên Thạch Chói Ngời có lẽ là nơi nào đó ở Ấn Độ và đã cho rằng như vậy. Dẫu vậy, gần đây, người ta khám phá ra rằng Núi Malaya ở Sri Lanka và chi tiết này khiến mọi điều mà chúng ta học hỏi được từ lịch sử trở nên ý nghĩa hơn nhiều.

Một ví dụ khác là quê hương của đạo sư vĩ đại, Tổ Garab Dorje[23] là Oddiyana và rằng Ngài là con trai của một vị vua. Người Tây Tạng luôn nghĩ rằng Oddiyana nằm đâu đóẤn Độ, nhưng không ai có thể xác định địa điểm cụ thể.

Các bản văn về cuộc đời của Đức Shri Singha[24] và chư đạo sư xuất hiện sau Ngài được viết lại từ hơn một thiên niên kỷ trước. Những [bản văn] còn tồn tại cho chúng ta biết những điều như nơi mà chư Lama đã chào đời và v.v. và nhờ cẩn thận xem xét nhiều mẩu thông tin mà chúng ta tìm thấy trong những bản văn này, chúng ta có thể khám phá khá nhiều về điều đã xảy ra khi ấy.

Biên Niên Sử Trung Hoa Đường Triều [Tân Đường Thư] thuật lại rằng ở Srinagar, Kashmir, tại ‘Gò Voi’[25], có một Tu viện và ai đó được gọi là Vimalamitra [Vô Cấu Hữu] có lẽ sinh gần đó. Rất có thể là đây chính là đạo sư Vimalamitra nổi tiếng, người đã đến Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Hoa và ban nhiều giáo lý về sự tiếp cận dựa trên chấp nhận điều tốt, từ bỏ điều xấu và vượt khỏi nhân và quả. Biên Niên Sử nói với chúng ta rằng khi Ngài ban những giáo lý này, mặt đất nứt toác và Ngài rơi xuống cõi thấp nhất. Các tác giả của Biên Niên Sử không trân trọng những giáo lý Dzogpa Chenpo và một số chi tiết không đúng, nhưng nhìn chung, họ chứng thực các miêu tả Phật giáo, bởi giáo lý Dzogchen cũng nhắc đến rằng Đức Vimalamitra đã sinh ra ở Srinagar, Kashmir, tại ‘Gò Voi’. Điểm khác biệt là các miêu tả của chúng ta nói rằng Đức Vimalamitra chẳng bao giờ từ bỏ thân Ngài và rằng Ngài tiếp tục sống trên Đỉnh Văn Thù của Ngũ Đài SơnTrung Quốc.

Người ta nói rằng khi Ngài Huyền Trang đến Oddiyana, dân chúng ở đó có thể hiển bày các dấu hiệu thành tựu và đủ mọi kiểu sức mạnh diệu kỳ, chẳng hạn bay trên trời. Nhưng Ngài ghi chép lại rằng Ngài nghĩ họ chỉ đang biểu diễn những mánh khóe ảo thuật diệu kỳ, trong khi những miêu tả trong giáo lý Chân ngôn Bí mật của chúng ta nói rằng ở Oddiyana, gần như mỗi vị đều là đại thành tựu giả (Mahasiddha).

Tất cả đều chứng tỏ rằng lịch sử của những giáo lý Dzogchen có thể chống chọi việc xem xét kỹ lưỡng, truyền thừachân chính và cách và nơi mà những giáo lý bắt đầu có thể được truy nguyên rõ ràng.

Chúng ta cần khắc ghi trong tâm rằng khi những giáo lý Dzogchen được trao truyền ở Xứ Tuyết, có ba truyền thừa. Đầu tiên là truyền thừa của Guru Rinpoche, thứ hai là truyền thừa của Đức Vimalamitra và thứ ba là truyền thừa của Ngài Vairotsana[26]. Guru Rinpoche là một người Oddiyana và Đức Vimalamitra là một người Kashmir; vì thế, các truyền thừa của chư vị đến Tây Tạng từ Ấn Độ. Trong một trong những bản văn Kathang về cuộc đời của Guru Rinpoche có đoạn:

Được thỉnh mời từ Oddiyana, Liên Hoa Sinh,

Được thỉnh mời từ Kashmir, Vô Cấu Hữu …

Được thỉnh mời từ Zahor, Tịch Hộ,

Ngài Shantarakshita là ‘trụ trì Zahor’, đúng không? Khi ấy, Zahor và Ấn Độ là những đất nước khác biệt. Mặc dù đây là những tuyên bố rất ngắn, chúng giúp chúng ta hiểu được điều đã xảy ra.

Như thế, Guru Rinpoche và Đức Vimalamitra đều đến Tây Tạng từ Ấn Độ và Ngài Vairotsana, vị đã trao truyền truyền thừa thứ ba, đến Ấn Độ từ Tây Tạng, nơi Ngài hạnh ngộ Tổ Garab Dorje và Shri Singha. Ngài Vairotsana thấy được thân trí tuệ của Tổ Shri Singha và thọ nhận từ vị này các trao truyền cho toàn bộ sáu triệu bốn trăm nghìn Mật điển Dzogchen, bao gồm ba phần của Dzogpa Chenpo – Semde, Longde và bốn pho về Mengakde. Và tất cả những giáo lý này cũng đã đến được Tây Tạng. Ba truyền thừa này là các phương pháp duy nhất mà nhờ đó, giáo lý Dzogchen đã xuất hiệnTây Tạng; điều này nghĩa là giáo lý Dzogpa Chenpo không được sáng tạo ra ở Tây Tạng.

Theo một tính toán phổ biến, Guru Rinpoche sống một trăm hai mươi năm ở Tây Tạng[27], nhưng theo Jonang Jetsun Taranatha[28], những ‘năm’ này được tính khi dùng phương pháp Ấn Độ, trong đó, sáu tháng được xem là một năm.

Trong thời gian dài sau khi Ngài lần đầu tiên đến nơi, Guru Rinpoche thậm chí chẳng nói từ ‘Dzogpa Chenpo’ trước đám đông. Ngài đã không giảng dạy Dzogchen chút nào. Vì vậy, Vua Trisong Deutsen phái các sứ giả đến Núi Kailash để thỉnh mời Ngài Buddhaguhya[29] đến giảng dạy ở Ấn Độ. Nhưng Ngài Buddhaguhya gửi cho Đức Vua một món quà – Các Giai Đoạn Của Con Đường[30], thứ là một luận giải về Mật điển Guhyagarbha mà Ngài đã viết – với lời đáp rằng, “Ta đang thực hành ở Núi Kailash và sẽ không đến Samye. Tuy nhiên ở đất nước của chúng ta, vùng đất của những vị tôn quý, chẳng có đại thành tựu giả nào vĩ đại hơn Guru Rinpoche, Liên Hoa Sinh. Ngài đã thọ nhận quán đỉnh vào năng lượng mãnh liệt của giác tính (Rigpa Tsal Wang) và đã hoàn toàn làm chủ mọi xuất hiệntồn tại, luân hồiNiết Bàn. Về cơ bản, Ngài hoàn toàn làm chủ Dzogchen. Và bởi Ngài đã ở cùng các con ở Tây Tạng, chẳng có lý do gì khiến Ta phải đến”.

Đấy là câu chuyện đằng sau câu nói nổi tiếng của Vua Trisong Deutsen rằng Buddhaguhya đã bảo rằng Guru Rinpoche hoàn toàn làm chủ mọi xuất hiệntồn tại, luân hồiNiết Bàn.

Trong lễ mừng Losar [Năm Mới] năm Ngọ vĩ đại, điều cũng kỷ niệm năm Đức Vua bốn mươi chín tuổi, một buổi lễ hoành tráng đã được tổ chức và một tập hội chư học giả (Pandita) và đạo sư đã vân tập dưới chủ trì của Guru Rinpoche. Đức Vua dâng nhiều lễ lạy, sau đấy, nói rằng, “Hôm nay bắt đầu một năm quan trọng với Tây Tạng. Buddhaguhya nói rằng Ngài là đạo sư của những giáo lý Tịnh Quang Dzogpa Chenpo và tâm Ngài làm chủ mọi thứ xuất hiệntồn tại trong toàn bộ luân hồiNiết Bàn; vì thế, Ngài chắc hẳn có những giáo lý để trao cho chúng con. Xin hãy trao cho chúng con những giáo lý này, ở đây, tại Tây Tạng, vào dịp Losar vô cùng đặc biệt này”.

Đức Vua đã nói đại diện cho tất cả các học trò của Guru Rinpoche, ‘vua và dân chúng’ và khẩn nài Guru Rinpoche ban mọi giáo lý Dzogchen. Ông ấy nói rằng, “Nếu Ngài không thể, ít nhất hãy ban cho chúng con những chỉ dẫn trọng yếu. Nếu Ngài thậm chí không thể làm vậy, Buddhaguhya bảo chúng con rằng Ngài đã thọ nhận ‘quán đỉnh vào năng lượng mãnh liệt của giác tính’; vì thế, một quán đỉnh như vậy chắc hẳn tồn tại. Xin hãy ban nó cho chúng con”.

Phía trước toàn bộ tập hội, Đức Vua cũng hỏi Guru Rinpoche danh hiệu của đạo sư Dzogchen của Ngài; nhưng Guru Rinpoche rời đi ngay khi những lễ kỷ niệm kết thúc mà chẳng đáp lại. Một thời gian sau đấy, Vua Trisong Deutsen gặp Guru Rinpoche, Đức Vimalamitra và vài dịch giả (Lotsawa) khi họ đang chuyển dịch những giáo lý ở Vườn Dịch Thuật tại Samye và một lần nữa lại hỏi Guru Rinpoche về danh tính đạo sư Dzogchen của Ngài. Đức Vimalamitra nghe được lời thỉnh cầu nhưng chẳng nói gì, nghĩ rằng, “Trả lời hay không thì tùy vào Guru Rinpoche”. Nhưng Guru Rinpoche không trả lời Đức Vua, lập tức ngừng điều Ngài đang làm và rời đi. Trong suốt thời gian đó, Yeshe Tsogyal liên tục hỏi Guru Rinpoche nhiều câu hỏi và áp dụng mọi kiểu phương tiện thiện xảo để cố tìm ra danh tính đạo sư của Ngài, nhưng Guru Rinpoche thậm chí chẳng để lại manh mối nào.

Ba năm đã trôi qua. Sau năm Ngọ là năm Mùi và tiếp đó là năm Thân. Trong tháng Thân của năm Thân, tại Butsar Sekar Ling, một phòng thờ bên ngoài Samye, Guru Rinpoche dậy sớm vào sáng ngày Mười và chuẩn bị rời đi khi Yeshe Tsogyal và những vị khác hỏi Ngài sắp đi đâu.

Ngài đáp, “Mọi người ở Tây Tạng, từ Vua Trisong Deutsen và quần thần cho đến dân chúng bình thường nhất, đều tuyệt vọng trong việc tìm ra danh hiệu Bổn Sư của Ta. Con có lẽ nghĩ rằng họ đều sắp chết khát! Vì thế, bây giờ, Ta sẽ phát lộ điều đó. Hãy theo Ta”.

Guru Rinpoche đi ra ngoài và mọi người hối hả theo Ngài đầy phấn khích. Ngài dẫn họ đến Samye Chimphu, đứng trước cửa Drakmar Keutsang và bảo, “Các con muốn biết danh hiệu Bổn Sư của Ta, đúng không?”. Tất cả nín thở im bặt. “Bổn Sư của Ta là Heruka vinh quang, Shri Singha Vô Úy!”. Và khi nói vậy, Ngài chắp tay trên đỉnh đầu. Bầu trời tràn ngập chư Như Lai và chư vị cùng với tất cả nhân và phi nhân tràn ngập vùng đất và thậm chí núi non, khối đá và cây cối của Xứ Tuyết và Samye Chimphu, lễ lạy hướng về Ấn Độ, đỉnh lễ Đức Shri Singha. Đấy là lần đầu tiên Ngài nhắc đến danh hiệu của đạo sư. Bởi người Tây Tạng nài nỉ được biết danh hiệu của thầy Ngài và đã bền bỉ thỉnh cầu một giáo lý, Guru Rinpoche đã trao nó cho họ. Nhưng trong suốt thời gianTây Tạng, Guru Rinpoche chỉ phát lộ vài điểm về Dzogchen. Ngài không bao giờ phát lộ giáo lý một cách hoàn toàn.

Miêu tả này về cách mà những giáo lý Dzogchen được trao truyền bởi Guru Rinpoche, thứ bắt đầu khi Ngài nói với người Tây Tạng về danh hiệu của thầy Ngài, đã được viết lại bởi Yeshe Tsogyal trong Tikka Cốt Yếu, thứ là một phần của pho Terma Ba Phần Dzogpa Chenpo[31].

Sau đấy – và tôi sẽ trình bày ngắn gọn – Guru Rinpoche đã giảng dạy cho Pema Sal[32], công chúa chín tuổi, sau khi triệu hồi thần thức cô ấy trở về xác chết. Không ai khác có mặt. Tiếp đó, tại Tsedu Tsokkhang, Ngài ban giáo lý cho Yeshe Tsogyal và hàng trăm nghìn Không Hành Nữ và vì thế, Yeshe Tsogyal là con người duy nhất thọ nhận chúng. Sau đó, Ngài ban ‘Những Chỉ Dẫn Trực Chỉ Cho Ông Lão’ và ‘Chỉ Dẫn Trực Chỉ Cho Bà Lão’, các chỉ dẫn ngắn gọn mà Ngài ban cho những vị mà Ngài nói là có lòng sùng mộ lớn hơn Vua Trisong Deutsen. Và giáo lý mà Ngài ban cho mọi ngườiTây TạngTràng Tri Kiến.

Tất cả những giáo lý này – cả Kama và Terma – đều là giáo lý Dzogchen từ truyền thừa của Guru Rinpoche. Vì những hành giả tương lai, hai mươi lăm đệ tử, từng người một, thọ nhận các giáo lý Dzogchen riêng biệt, thứ sau đấy xuất hiện là những Terma. Đây là điều tạo thành truyền thừa Terma của Dzogpa Chenpo.

Truyền thừa của Đức Vimalamitra là truyền thừa nổi tiếng của sự trao truyền được ban bởi Đức Vimalamitra cho Nyang Tingdzin Zangpo[33]. Những giáo lý này được trao truyền từ vị đạo sư này sang vị tiếp theo và tạo thành truyền thừa Vima Nyingtik.

Các giáo lý của truyền thừa Vairotsana được chia thành hai, Kama và Terma.

Truyền thừa Kama bao gồm những giáo lý mà Ngài Vairotsana trao cho Pang Mipham Gonpo[34], điều sau đấy được trao truyền qua bảy thế hệ của Gia đình Pang và đã được giữ gìn trong Damngak Dzod[35]. Sau khi Vua Trisong Deutsen băng hà, Guru Rinpoche, Vairotsana và Yeshe Tsogyal và nhiều vị khác đã đến Kham ở Derge, để viếng thăm Pema Shelpuk (Động Liên Hoa Pha Lê) tại Rongme Karmo Taktsang (Hang Hổ Cái Trắng) đằng sau Dzongsar. Ngài Vairotsana đã sống trong động phía dưới, Yeshe Tsogyal trong động nhỏ gọi là Động Bí Mật và Guru Rinpoche trong động phía trên. Guru Rinpoche và Vairotsana trò chuyện mỗi ngày và đôi lúc, Yeshe Tsogyal cũng nghe lén.

Những giáo lý Dzogpa Chenpo bao gồm ba pho: Semde – ‘phần tâm’, Longde – ‘phần hư không’ và Mengakde, ‘các chỉ dẫn cốt tủy’. Semde là tim, Longde là máu và Mengakde là tinh túy đích thực của máu chảy qua tim. Chúng là ba pho vĩ đại của những giáo lý Dzogchen. Tổ Shri Singha không cho phép Guru Rinpoche giảng dạy chúng, nhưng Tổ đã cho phép Ngài Vairotsana trao truyền chúng nếu gặp được bất kỳ ai có thể thọ nhận chúng. Đấy là lý do, vì các thế hệ tương lai, Guru Rinpoche và Ngài Vairotsana đã viết lại những giáo lý trên các cuộn vàng và tham vấn lẫn nhau liên tục để xác nhận điều mà Tổ Shri Singha đã dạy họ. Để giải quyết bất kỳ điểm thiếu nhất quán nhỏ nào, Guru Rinpoche hướng tâm về nghĩa địa Bhasing ở Ấn Độ và Tổ Shri Singha xuất hiện trong động của Ngài như thể từ bầu trời. Guru Rinpoche mời Ngài Vairotsana gia nhập và trong ba ngày, ba đạo sư vĩ đại đã trao đổi – ngày nay chúng ta thường gọi đó là ‘có một cuộc gặp gỡ’. Nhưng chỉ có Yeshe Tsogyal chứng kiến và khi ấy, chỉ trong vài khoảnh khắc ngắn ngủi.

Cuối cùng, những giáo lý được viết lại trên cuộn vàng và chôn giấu trong Động Liên Hoa Pha Lê Pema Shelpuk, để được phát lộ sau đó bởi Đức Jamyang Khyentse Wangpo[36] và Chokgyur Dechen Lingpa[37]. Kho tàng được gọi là Dzogchen De Sum – Ba Phần Dzogpa Chenpo [Ba Phần Đại Viên Mãn] – và chứa đựng Semde, Longde và Mengakde. Mỗi phần trình bày các nghi quỹ Lama, Yidam và Dakini cùng mọi quán đỉnhchỉ dẫn liên quan.

Mặc dù Guru Rinpoche và Ngài Vairotsana đã cùng nhau phát lộ các giáo lý này, chúng được cho là nghiêng về truyền thống của Ngài Vairotsana bởi chính Vairosana là vị được Tổ Shri Singha cho phép trao truyền chúng. Terma được chính tay Yeshe Tsogyal viết lại và danh mục được Ngài Vairotsana soạn. Truyền thừa duy trì không gián đoạn cho đến ngày nay và những giáo lý này vẫn còn rất sống động, với nhiều học trò tiếp tục lắng nghe, quán chiếuthực hành.

Cho đến thời của Đấng Toàn Tri Longchenpa[38] vĩ đại, Semde, Longde và Mengakde nhìn chung được giảng dạy tách biệt. Sau đấy, sau Đấng Toàn Tri Vĩ Đại, ba truyền thừa được kết hợp lại, nhưng kể từ đó, chủ yếu thì giáo lý Mengakde được giảng dạy.

Nếu bạn yêu thích Dzogchen, điều quan trọng là hiểu lịch sử và biết giáo lý đến từ đâu. Ngày nay, có quá nhiều thứ được gọi là ‘giáo lý Dzogchen’ đang được giảng dạy, lịch sử của chúng lại trở nên khá tối tăm. Tuy nhiên, bởi Lerab Ling là một trung tâm Dzogchen, tôi quyết định rằng tôi cần nói với các bạn điều gì đó về lịch sử của giáo lý Dzogchen khi tôi ở đây, tại nơi này. Dẫu vậy, tôi chỉ có thể nhắc đến những điểm chính yếu rất ngắn gọn và tôi thực sự vẫn chưa hài lòng. Nhưng các bạn đều cần biết lịch sử của những giáo lý Dzogchen và phải duy trì truyền thống càng thanh tịnh càng tốt.

Như các bạn biết, tôi chẳng biết gì về Dzogchen, nhưng tôi thực sự biết về lịch sử của Dzogchen cực kỳ tốt và đấy là lý do tôi có thể nói về nó. Tại sao tôi lại bảo rằng tôi chẳng biết Dzogchen? Bởi khi tôi cố đưa tay qua chiếc mi-crô này, tôi không thể; nếu tôi biết Dzogchen, tay tôi có thể xuyên qua nó.

Thế là đủ cho hôm nay!

 

Gyurme Avertin chuyển dịch Tạng-Anh; Janine Schulz hiệu đính.

Nguồn Anh ngữ: http://all-otr.org/public-talks/7-keeping-half-an-eye-on-history.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần phụ lục trong bài Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/a34386/hoat-dong-kinh-ai).

[2] Theo Rigpawiki, Chime Phakma’i Nyingtik – Tâm Yếu Thánh Nữ Bất Tử là một thực hành trường thọ được khám phá như một Terma tâm bởi Đức Jamyang Khyentse Wangpo vào năm 1855. Đó là đàn tràng của Bạch Độ Mẫu (trong hình tướng Bạch Độ mẫu Như Ý Luân) hợp nhất với Đấng Vũ Vương.

[3] Có một phụ lục cho các bản văn Drupchen chính yếu gọi là Tongtun, miêu tả những hoạt động riêng biệt cần thiết trong một [Pháp hội] Drupchen, chẳng hạn một giáo lý hằng ngày. Nó nói rằng Vua Kim Cương – trong trường hợp này là Neten Chokling Rinpoche, vị chủ trì là Kim Cương Đạo Sư – hay Nhiếp Chính Kim Cươngđại diện của Ngài, Orgyen Tobgyal Rinpoche – phải nói với đại chúng, những vị đã vân tập về tham dự Drupchen này, bắt đầu bằng những lời này.

[4] Về Kyerim, thực hành giai đoạn phát triển, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a34222/giai-doan-phat-trien.

[5] Theo Rigpawiki, Shantarakshita tức Tịch Hộ (725-788), cũng được biết đến là Khenpo Bodhisattva, ‘Bồ Tát Trụ Trì’. Học giả Ấn Độ vĩ đại của trường phái Đại thừa này là viện trưởng của Phật học viện Nalanda. Ngài được Vua Trisong Deutsen thỉnh mời đến Tây Tạng, nơi Ngài thành lập ngôi chùa và Tu viện Samye và truyền giới xuất gia cho bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên, nhờ đó, thiết lập Tăng đoàn Tây Tạng theo truyền thống Nhất Thiết Hữu Bộ của Tổ Long Thọ. Ngài nỗ lực để giữ gìnduy trì giáo lý Phật Đà và nhờ đó, bắt đầu thiết lập Phật PhápTây Tạng. Tuy nhiên, các thế lực bản địa thù địch và chống đối Giáo Pháp đang tăng trưởng sức mạnh. Quyền lực của đức vua Trisong Deutsen hay sức mạnh của trụ trì Tịch Hộ vĩ đại đều không thể điều phục chúng và vì thế, họ đã thỉnh mời Guru Rinpoche đến Tây Tạng.

[6] Theo Rigpawiki, Ba Salnang, cũng được gọi là Jnanendra – danh hiệu được trao trong lễ xuất gia, là một trong ‘bảy người được thử thách’, bảy người Tây Tạng đầu tiên thọ giới từ Ngài Tịch Hộ.

[9] Nhập Bồ Tát Hạnh, chương 1, đoạn kệ thứ 9.

[10] Theo RigpawikiMật điển Guhyagarbha (Tạng: Gyu Sangwe Nyingpo) – Tinh Túy Bí Mật là Mật điển chính yếu của Mahayoga. Nó bao gồm hai mươi hai chương.

[11] Theo Rigpawiki, Kagye hay Drubpa Kagye – Tám Giáo Lý Nghi Quỹ Vĩ Đại. Thuật ngữ Ka-gye nhắc đến tám bộ (gye) của giáo lý hay sự trao truyền (ka) Mahayoga được giao phó cho Đức Liên Hoa Sinh và tám Trì Minh của Ấn Độ.

[12] Dòng Suối Cam Lồ Bất Tử Xuất Sắc (‘chi med bdud rtsi rgyun bzang), một lời cầu nguyện mà Orgyen Tobgyal Rinpoche biên soạn vào năm 2003 ở Lerab Ling.

[13] Theo Rigpawiki, Năm Vị Vô Cùng Tôn Quý, những vị đã thọ nhận các Mật điển Mahayoga và Anuyoga của truyền thống Nyingma tại đỉnh Núi Malaya từ Đức Kim Cương Thủ gồm: (1) vị thiên Yashasvi Varapala; (2) Long Vương Takshaka; (3) Dạ-xoa Ulkamukha; (4) La-sát Matyaupayika; (5) con người Licchavi Vimalakirti. Hoặc là, theo một số nguồn, vị thiên Indra được xếp vào thay cho Vimalakirti.

[14] Theo Rigpawiki, Bảo tháp Shankarakuta (Choten Dechen Tsekpa trong Tạng ngữ) tọa lạc ở nghĩa địa Shitavana. Đây là nơi phát lộ Kagye.

[15] Theo Rigpawiki, Kadu Chokyi Gyatso là một kho tàng của Yarje Orgyen Lingpa, vị đã lấy nó ra từ vách đá ở Yarlung Shedrak. Về sau, nó được phát lộ lại như một Yangter bởi Đức Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892).

[16] Theo Rigpawiki, Pandita (học giả) – danh hiệu dành cho những vị học giả uyên bác về năm ngành khoa học. Nó đặc biệt được dùng cho những đạo sư học giả của Ấn Độ cổ xưa. Một học giả vô cùng vĩ đại được trao danh hiệu Maha-pandita [đại học giả].

[17] Theo Rigpawiki, Vimalamitra – Vô Cấu Hữu hay Mahavajra là một trong ba đạo sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9, nơi Ngài giảng dạy rộng khắp và biên soạn cũng như chuyển dịch nhiều bản văn Phạn ngữTinh túy của các giáo lý của Ngài được biết đến là Vima Nyingtik, một trong những giáo lý Tâm Yếu của Đại Viên Mãn.

Vimalamitra dành mười ba năm ở Tây Tạng và sau đó, hứa khả sẽ trở lại Tây Tạng mỗi một trăm năm để củng cố giáo lý Tịnh Quang Đại Viên Mãn, Ngài đến Ngũ Đài Sơn của Trung Quốc. Ở đó, Ngài duy trì Thân Cầu Vồng – ‘Thân Đại Chuyển Di’ và sẽ an trụ như vậy cho đến khi tất cả 1002 vị Phật của Hiền Kiếp này xuất hiện. Khi chư vị đều đã xuất hiện, Ngài sẽ đến Kim Cương Tòa ở Ấn Độ một lần nữa và hiển bày trạng thái giác ngộ viên mãn.

[18] Theo RigpawikiTu viện Kathok – Kathok Dorje Den – cổ nhất trong sáu Tổ đình Nyingma. Tu viện được thành lập bởi Tổ Kathok Dampa Deshek, em trai của Ngài Phagmodrupa Dorje Gyalpo, vào năm 1159, phía trên Horpo, ở miền Đông Tây Tạng. Địa điểm này được xem là một trong hai mươi lăm thánh địa của miền Đông Tây Tạng và đại diện cho địa điểm linh thiêng chính yếu về hoạt động giác ngộ. Sau khi Tu viện ban đầu trở nên ọp ẹp, một Tu viện mới được xây dựng tại đó vào năm 1656 bởi Terton Rigdzin Dudul Dorje (1615-1672) và Rigdzin Longsal Nyingpo (1625-1692). Có khoảng 800 tu sĩ tại Tu viện trước khi Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng.

[19] Theo Rigpawiki, Tu viện Palyul – một trong sáu Tổ đình Nyingma. Tu viện được thành lập vào năm 1632 hoặc 1665 bởi Tổ Rigdzin Kunzang Sherab, một học trò của Đức Karma Chagme và Đức Dalai Lama thứ năm. Tu viện chuyên về các Terma của Tổ Ratna Lingpa và kho tàng tâm (Gongter) của Tulku Mingyur Dorje (1645-67). Tu viện có khoảng 600 tu sĩ trước khi Trung Quốc xâm chiếm. Người đứng đầu hiện nay của Tu viện Palyul là Karma Kuchen Rinpoche thứ năm.

[20] Theo RigpawikiTu viện Orgyen Mindrolling là một trong Sáu Tổ Đình của truyền thống Nyingma. Tu viện được thành lập bởi Tổ Minling Terchen Gyurme Dorje, tức Rigdzin Terdak Lingpa cùng với em trai Lochen Dharmashri vào năm 1676. Tu viện có một mối liên hệ thân thiết với Đức Dalai Lama thứ năm, nhưng bị phá hủy trong chiến tranh Dzungar năm 1717-1718, khi mà em trai của Tổ Terdak Lingpa, đại học giả Lochen Dharmashri bị sát hại. Con gái của Đức Terdak Lingpa, Bà Jetsun Mingyur Paldron, chạy đến Sikkim và sau đó trở lại Mindrolling, cùng với em trai Drinchen Rinchen Namgyal tái thiết Tu viện, với sự hỗ trợ của Polha Taiji.

Người đứng đầu [trưởng dòng] của Mindrolling là những vị kế thừa cha truyền con nối của Tổ Minling Terchen. Minling Trichen Rinpoche là vị trì giữ Pháp tòa thứ 11 và sau khi Ngài qua đời vào năm 2008, con trai của Ngài – Dungse Dalha Gyaltsen (sinh năm 1959) từ Tây Tạngtrở thành vị trì giữ Pháp tòa thứ 12.

[21] Theo Rigpawiki, Zahor – một vương quốc Phật giáo cổ xưa, quê hương của nhiều học giả Phật giáo vĩ đại. Nó được xem là quê hương của một vài trong số những đạo sư có tầm ảnh hưởng nhất của Phật giáo Tây Tạng, chẳng hạn Ngài Shantarakshita (725-788), Atisha (980-1054) và Tilopa (988-1069). Cũng được biết đến là một trung tâm để nghiên cứuthực hành y học, nó đóng vai trò nhỏ trong việc hình thành truyền thống y học Tây Tạng. Hơn thế nữa, đây là nơi quan trọng để sản xuất và buôn bán lụa. Đây cũng là nơi tọa lạc một trong tám nghĩa địa lớn, Đồi Lanka (Lanka Tsek). Nó được biết đến nhiều nhất với các Phật tử như là đất nước mà tại đó, giáo lý Kim Cương thừa lần đầu tiên xuất hiện. Do đó, Zahor đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ban đầu của Phật giáo Kim Cương thừa. Giống như Oddiyana [hay Uddiyana], Zahor là nơi mà những sự thật lịch sử và điều huyền bí hòa quyện.

[22] Theo Rigpawiki, Uddiyana [hay Oddiyana] – thường được miêu tả là ‘vùng đất của chư Không Hành Nữ’, từng là một địa điểm mang tính lịch sử và đã chuyển hóa theo thời gian thành một Tịnh độ huyền bí, trong đó, những giáo lý Mật thừa bừng nở và phát triển. Dựa vào tầm quan trọng tâm linh sâu xa và những liên hệ huyền bí, các miêu tả về Uddiyana thường bao gồm một sự kết hợp quyến rũ giữa sự huyền bí và lịch sử. Hầu hết các đạo sư Phật giáo Ấn Độ vĩ đại, vị có bất kỳ ảnh hưởng quan trọng nào trong sự phát triển của Mật điển, thì đều có liên hệ với Uddiyana. Trong nhiều trường hợp, Uddiyana được cho là được thực sự viếng thăm bởi những đạo sư này, tuy nhiên, xuyên suốt lịch sử, chư đạo sư Phật giáo cũng thuật lại việc đã viếng thăm Uddiyana trong các linh kiến thanh tịnh và giấc mơ. Vì thế, Uddiyana có ảnh hưởng sâu sắc với các truyền thống Mật thừa của cả Phật giáongoại đạo.

[23] Theo Rigpawiki, Garab Dorje (Phạn: Prahevajra/Pramodavajra/Surativajra) – truyền thừa Dzogchen, không gián đoạn cho đến ngày nay, được truy nguyên từ Pháp thân Phật Phổ Hiền đến Báo thân, được đại diện bởi năm gia đình Phật và Kim Cương Tát Đỏa, và sau đấy đến vị đạocon người đầu tiên – Garab Dorje. Nó sau đó truyền tới Manjushrimitra. Lúc viên tịch, Garab Dorje bay lên trời và tan thành ánh sáng cầu vồng. Lúc này, Manjushrimitra khóc lóc tuyệt vọng và nản lòng, và dâng lời khẩn nài vô cùng đẹp đẽ: “Chúng con bây giờ sẽ ra sao khi Ngài viên tịch? Ngài là ánh sáng của thế gian …”.

Khi ấy, Garab Dorje mủi lòng và tay Ngài xuất hiện lại, trong đó có một giỏ vàng nhỏ, lớn bằng móng ngón tay cái, chứa đựng giáo lý Đánh Vào Tinh Túy Bằng Ba Từ, điều mà Ngài thảy vào tay Manjushrimitra. Ngay khi nhận được, tâm Manjushrimitra trở nên giống như tâm trí tuệ của đạo sư – Garab Dorje.

[24] Theo Rigpawiki, Shri Singha – một trong những đạo sư ban đầu của truyền thừa Dzogchen, vị vốn xuất thân từ vương quốc Khotan tọa lạc ở tỉnh Tân Cương ngày nay của Trung Quốc. Ngài là học trò của Đức Manjushrimitra và là vị thầy chính yếu của Jnanasutra. Ngài nổi tiếng vì đã sắp xếp các giáo lý của Bộ Chỉ Dẫn Cốt Tủy (Mengakde) thành bốn pho: bên ngoài, bên trong, bí mậtvô song cực bí mật. Di chúc cuối cùng của Ngài, thứ mà Ngài trao cho Jnanasutra trước khi thành tựu thân cầu vồng, được gọi là Bảy Đinh.

[25] Tạng: glang po’i sgang, Phạn: Hastithala, nơi ‘có lẽ tương ứng với Hastinapura ở Himachal Pradesh [thuộc Ấn Độ] ngày nay’. Cũng được biết đến là Hastivana (glong po’i tshal), Rừng Voi.

[26] Theo Rigpawiki, Vairotsana hay Berotsana, Vairochana (thế kỷ tám-chín) – vĩ đại nhất trong tất cả các dịch giả Tây Tạng.  Cùng với Đức Liên Hoa Sinh và Ngài Vô Cấu Hữu, Ngài là một trong ba đạo sư chính yếu đã đưa giáo lý Dzogchen đến Tây Tạng.

[27] Dudjom Rinpoche, trong cuốn Lịch Sử Trường Phái Nyingma, nhắc đến mọi khả năng từ 18 tháng đến 3600 năm, giải thích cách mà chúng không mâu thuẫn với nhau.

[29] Theo Rigpawiki, Buddhaguhya – một đạo sư Ấn Độ vĩ đại, người đóng vai trò then chốt trong sự trao truyền giáo lý Mahayoga ở Ấn ĐộTây Tạng. Ngài là thầy của Đức Vimalamitra.

[30] Theo Rigpawiki, Các Giai Đoạn Của Con Đường Của Diệu Huyễn Võng (Phạn: Māyājālapathakrama), do Buddhaguhya soạn, là một trong những luận giải Ấn Độ chính yếu về Mật điển Guhyagarbha được dịch sang Tạng ngữ.

[31] Theo Rigpawiki, Ba Bộ Đại Viên Mãn (Dzogchen Desum) là một phát lộ (Terma) của Tổ Chokgyur Dechen Lingpa và Tổ Jamyang Khyentse Wangpo. Giáo lý này được phát lộ vào năm 1857 ở Mesho Dzomnang như một Terma đất từ Động Liên Hoa Pha Lê, một hang động linh thiêng của Guru Rinpoche. Tulku Urgyen Rinpoche miêu tả đây là kho tàng xuất sắc nhất của Tổ Chokgyur Lingpa, bởi nó là Terma Tây Tạng duy nhất phát lộ cả ba bộ của Dzogchen.

[32] Theo Rigpawiki, công chúa Pema Sal (thế kỷ tám) là con gái của Vua Trisong Deutsen và Hoàng hậu Droza Changchub. Sau khi cô ấy qua đời năm lên tám tuổi vì bị ong đốt, Đức Liên Hoa Sinh vẽ chủng tự NRI màu đỏ ở tim, câu triệu thần thứchồi sinh cô ấy. Ở đó và ngay lúc ấy, Ngài ban cho cô ấy sự trao truyền các giáo lý Nyingtik. Cô ấy qua đời không lâu sau đó. Yeshe Tsogyal đã chôn giấu những giáo lý này như là Terma và nhiều thế kỷ sau đó, hóa hiện của Pema Sal, đạo sư Pema Ledreltsal, đã phát lộ pho Khandro Nyingtik. Tái sinh tiếp theo của Ngài là Đức Longchen Rabjam toàn tri.

[33] Theo Rigpawiki, Nyang Tingdzin Zangpo (thế kỷ tám-chín) – một nhân vật quan trọng trong sự thiết lập Phật giáoTây Tạngđặc biệt hơn, trong sự trao truyền ban đầu của Vima Nyingtik. Ngài là một trong số rất ít đạo sư trong lịch sử đã thành tựu thân cầu vồng của sự đại chuyển di. Trong Lời Vàng Của Thầy Tôi, Ngài được cho là đã đề xuất với Vua Trisong Deutsen rằng Vua cần thỉnh mời Đức Tịch Hộ đến Tây Tạng và trong những miêu tả ban đầu của truyền thừa Vima Nyingtik, Ngài cũng được cho là đã đề xuất việc thỉnh mời Đức Vô Cấu Hữu đến giảng dạy ở Tây Tạng. Sau khi là quốc sư của Vua Trisong Deutsen, Ngài cũng tiếp tục là thượng thư trong các triều đại của Tride Songtsen và Tri Ralpachen, tiếp tục hỗ trợ sự thiết lập và phát triển Phật giáoTây Tạng.

Nyang Tingdzin Zangpo là một trong năm đệ tử Tây Tạng thọ nhận pho Nyingtik bí mật nhất về Dzogpa Chenpo từ Đức Vô Cấu Hữu, hoàn toàn bí mật trong căn phòng được biết đến là Utse Barkhang ở Samye. Truyền thống Nyingtik, thứ đến từ sự trao truyền này, được biết đến là Vima Nyingtik. Nyang Tingdzin Zangpo đã thực hành những giáo lý này trong năm mươi lăm năm, hoàn toàn tịnh hóa tâmđạt được sự chứng ngộ rốt ráo. Sau khi xây dựng chùa Shya Lhakhang, Ngài đã chôn giấu các bản văn (Mật điển giải thích) của Vima Nyingtik tại những nơi khác nhau của ngôi chùa, để giáo lý duy trì trọn vẹn cho các thế hệ tương lai. Ngài cũng đã trao truyền truyền thừa nhĩ truyền cho Be Lodro Wangchuk. Như thế, truyền thừa Vima Nyingtik trở thành một phần ‘ẩn giấu’ (Terma) và một phần ‘khẩu truyền’ (Kama).

[34] Theo Rigpawiki, Pang Mipham Gonpo là một đệ tử của Ngài Vairotsana. Ông ấy vốn đã tám mươi tuổi khi gặp đạo sư nổi tiếng của mình, nhưng nhờ thực hành tinh tấn với sự trợ giúp của một ‘sự hỗ trợ thiền định’, ông ấy đạt chứng ngộrốt ráo, thành tựu thân cầu vồng.

[35] Theo Rigpawiki, Kho Tàng Chỉ Dẫn Quý Báu – Damngak Dzod là một trong Năm Kho Tàng Vĩ Đại của Đức Jamgon Kongtrul. Đây là một tuyển tập những quán đỉnh chín muồi và chỉ dẫn sâu xa nhất thuộc về tám cỗ xe vĩ đại của truyền thừa thực hành.

[36] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[37] Về Đức Chokgyur Dechen Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30774/cuoc-doi-duc-chokgyur-lingpa.

[38] Theo Rigpawiki, Longchenpa, cũng được biết đến là Longchen Rabjam hay Drime Ozer [Vô Cấu Quang] (1308-1364), là một trong những bậc thầy thông tuệ nhất của truyền thống Nyingma, Ngài đã hệ thống hóa giáo lý Nyingma trong ‘Bảy Kho Tàng’ và viết rất nhiều về Dzogchen. Ngài đã trao truyền pho Longchen Nyingtik cho Đức Jigme Lingpa và pho giáo lý này trở thành một trong những thực hành phổ biến nhất.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: