Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Vắn Tắt Tulku Thubten Palzang Rinpoche

13/01/20217:43 CH(Xem: 3298)
Tiểu Sử Vắn Tắt Tulku Thubten Palzang Rinpoche
TIỂU SỬ VẮN TẮT TULKU THUBTEN PALZANG RINPOCHE
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ
 

blankVị trì giữ truyền thừa cao niên nhất còn trụ thế của Truyền thống Palyul, Tulku Thubten Palzang Rinpoche (vị cũng được biết đến là Tulku Thubsang Rinpoche) sinh trong năm Hỏa Tý (1936). Ngài được tìm ra bởi Khenpo Ngaga Rinpoche[1] vĩ đại – vị Khenchen này cũng chính là người đã xác nhận sự công nhận cố đạo sư của chúng ta – Drubwang Pema Norbu Rinpoche[2].

Tulku Thubsang Rinpche là bạn cùng lớp nhỏ tuổi hơn và cũng là bạn thân của Kyabje [Penor] Rinpoche cùng với Dzongnang Rinpoche[3]. Ba vị Tulku trẻ tuổi đã nghiên cứuthực hành như là anh em dưới sự dìu dắt trực tiếp của Khenchen Ngaga và thọ nhận các giáo lý cũng như quán đỉnh cùng nhau từ nhiều đạo sư chứng ngộ. Khi là một thanh niên, Tulku Thubsang Rinpoche có mặt khi Kyabje Penor Rinpoche hoàn thành Ngondro. Ngài thường miêu tả nhiệt huyết nhất tâm và những khó khăn về vật lý mà Kyabje Rinpoche đã chịu đựng khi hoàn thành mọi trì tụng và tích lũy mà chẳng hề than phiền.

Sự khiêm nhường của Tulku [Thubsang] Rinpoche khiến Ngài chẳng muốn chúng ta kể về bất kỳ thành tựu nào của bản thân Ngài. Tuy nhiên, để làm lợi lạc hữu tình chúng sinh và để các học trò biết cách nắm bắt cơ hội được gặp gỡ và học hỏi với đạo sư này, chúng tôi muốn chia sẻ điều sau đây.

TRUYỀN THỪA QUÁN ĐỈNH

Trong các quán đỉnh mà Tulku Rinpoche đã thọ nhận có Rinchen Terdzod[4] (Kho Tàng Terma Quý Báu) từ Choktrul Rinpoche[5] và Damngag Dzod (Kho Tàng Chỉ Dẫn Cốt Tủy), Dowang Drangtsi Chugyun (Quán đỉnh Anu Yoga – “Dòng Cam Lồ Liên Tục”) từ Khenpo Lekshe Jorden. Từ Lungtok Rinpoche, Ngài thọ nhận tất cả các quán đỉnhkhẩu truyền giáo lý Longchen Nyingtik. Từ Khenpo Khyentse Lodro, Ngài thọ nhận Du Do Drelwa (Luận Giải Anu Yoga) cùng nhiều quán đỉnh và trao truyền khác.

CÁC BẢN VĂN VÀ NỖ LỰC TÁI XÂY DỰNG

Tulku Rinpoche đã sống phần lớn cuộc đời ở [Tu viện] Palyul, Kham, giám sát việc tái xây dựng Tu viện. Tuy nhiên, trong khi đảm bảo rằng chúng ta có những tòa nhà – nơi tất cả có thể nghiên cứuthực hành giáo lý, điều quan trọng hơn cả là hoạt động bảo vệgiữ gìn các bản văn giáo lý của Ngài. Nhờ nỗ lực lớn lao, bất chấp nguy hiểm của bản thân cùng với sự gia hộ của tất cả chư đạo sư truyền thừa, Tulku Rinpoche đã xoay xở để thu thập các bản văn sắp bị phá hủy. Ví dụ, những giáo lý Kama nằm rải rác trong các tuyển tập cá nhân ở khắp vùng bản địathế giới. Ngài đã tập hợp chúng trong Thư Viện Palyul và cho khắc lại thành những bản khắc gỗ dựa trên các bản sao. Ngài cũng giữ gìn một số trong những bản khắc gỗ nguyên bản của Namcho, thứ đã thoát khỏi sự phá hủy một cách diệu kỳ nhờ bị nhầm lẫn bởi những vị thường làm như với củi đốt. Thư Viện trước năm 1959 vốn giữ các bản khắc gỗ cho 50 quyển. Nhờ nỗ lực vất vả của Tulku Rinpoche và bằng sự bổ sung các giáo lý Kama, Thư Viện hiện nay giữ các bản khắc cho hơn 110 quyển. Nó đã trở thành thư viện lưu giữ bản khắc gỗ lớn nhất trên thế giới cho các bản văn liên quan đến Kama được thu thập lại một chỗ. Nhờ nỗ lực này, Kyabje Penor Rinpoche đã có thể có được những bản văn cần thiết để tiến hành chuỗi các khóa nhập thất được biết đến là Giải Thoát Trong Lòng Bàn Tay, ngày nay thường được ban tại Tu viện Namdroling [Ấn Độ] và Trung Tâm Nhập Thất Hoa Kỳ.

KIẾN THỨC NGHI LỄ

Các bản tiểu sử thường đề cập rằng Tulku Thubsang Rinpoche nổi tiếng về sự tinh thông chỉ dẫn chi tiết về mọi hoạt động nghi lễ, chẳng hạn Mudra (thủ ấn) và Cham (vũ điệu Lama linh thiêng).  Điều này thực sự cũng chưa diễn tả hết sự làm chủ của Ngài. Chính nhờ khả năng biết mọi chi tiết nhỏ nhất về các nghi lễ tỉ mỉ cho Drubchen (Pháp hội thực hành hai mươi tư giờ mỗi ngày và thường trong khoảng bảy ngày) và Lễ Thành Tựu mà những giáo lý này vẫn được giữ gìn. Ngài cũng biết cách chơi gần như toàn bộ các nhạc cụ linh thiêng và thường dạy chúng. Để hiểu mức độ kiến thức của Ngài, chúng ta cần biết rằng những vị bình phàm thường có thể nhớ chỉ một loại nhạc cụ. Các khóa nhập thất trong Tu viện Palyul ở Kham cũng đều được giám sát bởi Tulku Rinpoche. Thật may mắn cho chúng ta khi Tulku Thubsang Rinpoche có thể ban những giáo lý này cho hàng trăm người, đảm bảo rằng chúng được ghi nhớ trong nhiều thế hệ sắp tới. Theo cách này, ban giáo lýquán đỉnh dựa trên các bản văn và dựa trên kiến thức về tất cả nghi lễ của Palyul, Tulku Rinpoche đã dành nhiều năm để chăm sóc toàn bộ truyền thừa Palyul.

Thoát khỏi ô nhiễm của chủ nghĩa bộ phái, các hoạt động của Tulku Thubsang Rinpoche giống như biển lớn hoạt động giác ngộlợi lạc của giáo lý và mọi hữu tình chúng sinh. Với các học trò Palyul, chúng ta biết đến Ngài về sự khiêm nhường lớn lao và lòng sùng mộ cùng niềm tin dành cho Kyabje Penor Rinpoche thật sâu sắc và bao la; điều đó khiến chúng ta rớt nước mắt và trái tim rúng động. Trong vùng Palyul, Ngài đóng vai trò là vị đại diện của Kyabje Penor Rinpoche. Cùng với Kyabje Rinpoche, Ngài là vị đóng góp chính yếu trong việc ngăn những giáo lý này biến mất.

Theo thông báo mới nhất từ Tu viện Palyul, Kyabje Thubten Palzang Rinpoche, đấng soi sáng thù thắng của truyền thống Ngagyur Nyingma – vị đạo sư với lòng từ chẳng thể nghĩ bàn của chúng ta, đã viên tịch vào ngày 10 tháng 1 năm 2021 (tức ngày 27 tháng 11 lịch Tây Tạng).

 

Nguồn Anh ngữ: https://palyul.org/wp/a-short-biography-of-tulku-thubten-palzang-rinpoche/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

 



[1] Tức Khenpo Ngakchung (1879-1941).

[3] Theo Rigpawiki, Dzongnang Rinpoche thứ hai – Jampal Lodro (1931-1987/8) là một đạo sư quan trọng của truyền thừa Palyul. Chư đạo sư của Ngài bao gồm Palyul Choktrul Rinpoche thứ hai, Khenpo Nuden, Khenpo Lekshe Jorden và Khenpo Gangshar.

[4] Theo Rigpawiki, Rinchen Terdzod – Kho Tàng Terma Trân Quý là một trong Năm Kho Tàng Vĩ Đại của Tổ Jamgon Kongtrul. Đây là một tuyển tập từ tất cả các Terma được phát lộ cho đến thời của Ngài, bao gồm cả các kho tàng của Tổ Chokgyur Lingpa. Lo sợ rằng những giáo lý này sẽ bị mất, Ngài bắt đầu việc kết tập vào năm 1855 với sự gia trì của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và hoàn thành vào năm 1889. Đơn giản thọ nhận các quán đỉnh và khẩu truyền Rinchen Terdzod cũng cần từ 4 đến 6 tháng.

[5] Theo Rigpawiki, Thubten Chokyi Dawa (1894-1959) – vị Choktrul Rinpoche thứ hai của Tu viện Palyul, Bổn Sư của Penor Rinpoche. Ngài đã thọ giới xuất gia từ Đức Kathok Situ Chokyi Gyatso.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: