Không Có Sự Xung Đột Giữa Tiểu ThừaĐại Thừa

27/11/201012:00 SA(Xem: 11124)
Không Có Sự Xung Đột Giữa Tiểu Thừa Và Đại Thừa
Không có sự xung đột
giữa Tiểu thừaĐại thừa

Vua Trisong Deutsen dâng cúng một mạn đà la bằng vàng cho đại đạo sư Padmakara và nói : Kỳ diệu thay ! Thưa đại sư, con xin ngài dạy cho phương pháp thực hành chứng tỏ rằng không có sự xung đột giữa Tiểu thừaĐại thừa.

Đạo sư trả lời : Emaho, thưa đại vương, thật hiếm hoi tiếp tục được sanh ra làm một ông vua trong một thân người hoàn hảo cùng với phước đức, thế nên thật quan trọng khi trị vì được vương quốc của Pháp.

Ngài có thể duy trì một luật lệ chặt chẽ đối với các hoạt động trần thế nhưng nó làm hại cho các chúng sanh, thế nên điều quan trọng là tu hành Bồ đề tâm.

Ngài có thể yêu quý cái thân huyễn hóa này với lòng say mê lớn lao, nhưng giờ phút của cái chết thì không chắc chắn. Tóc trắng và các vết nhăn của ngài là điều báo của cái chết, thế nên điều quan trọng là cảm thấy nhàm chánnỗ lực trong các phương thuốc, tức là sự thực hành Pháp.

Nguyên nhân để đi vào con đường giải thoátgiữ gìn sự biết hổ thẹn và khiêm tốn, xa lánh hạnh xấu, thế nên điều quan trọng là tuân thủ những lời thệ nguyệngiới luật mà không làm hư hại chúng.

Chúng sanh hữu tình là đối tượng của lòng đại bi, thế nên hãy thoát khỏi thành kiến đối với các sự quen biết mới. Điều quan trọng là đưa tất cả cận thần, thần dân và quyến thuộc vào chánh phápủng hộ họ.

Người ta có thể không bao giờ gom góp cho đủ các vật như thức ăncủa cải, thế nên, điều quan trọng là dùng chúng cho chánh pháp mà không để cho chúng bị hoang phí bằng cách trở thành lương thực cho kẻ thùma quỷ.

Không có đức tin và sùng mộ, người ta không thể nhận tinh túy của những lời dạy miệng, thế nên điều quan trọng là tôn thờ và phụng sự dòng các đạo sư với niềm tin, sùng mộ và tin cậy.

Chính vị thầy chỉ cho ngài trí huệ về Phật tánh thường hằng hiện diện nơi chính ngài, thế nên điều quan trọng là thỉnh cầu lời khai thị từ một vị thầy của dòng trực chỉ và rồi đem nó vào thực hành.

Ngài không nhận được những sự ban phước khi ngài để thân, khẩu, tâm trong tình trạng bình thường, thế nên điều quan trọng là tập trung thân, khẩu, tâm vào hiện thân của hóa thần, thần chútrạng thái bổn nhiên vượt khỏi ý niệm.

Nếu ngài theo đuổi các việc làm bình thường thì thân, khẩu, tâm ngài sẽ chạy rông trong các kinh nghiệm thế gian, thế nên điều quan trọng là khéo léo bỏ đi các bầu bạn xấu và ẩn cư trong núi.

Cha mẹ, anh em, con cái và thê thiếp cũng giống như những người du lịch đi qua. Ngài sẽ không thể cùng ở hoài với họ, thế nên điều quan trọng là buông bỏ ràng buộc và tự chế với phái nữ, nguồn gốc của sanh tử luân hồi.


Mọi thành tựu, danh dựtiếng tăm của đời này là nguyên nhân cho sự phóng dật và các chướng ngại, thế nên điều quan trọng là vất bỏ mối bận tâm với đời này và khước từ toàn bộ tám sự quan tâm thuộc về thế gian.

Mọi kinh nghiệm hiện thời của ngài, cảm giác sướng khổ đa dạng, đều giả tạo và không thực, thế nên điều quan trọng là nhận biết rằng tất cả những gì xuất hiện và có mặt đều không có một hiện hữu độc lập, đều vô tự tánh, giống như một sự hiện hình ảo huyễn hay một giấc mộng.

Tâm thì giống như một con ngựa rừng chạy rông bất kỳ chỗ nào nó thích, thế nên điều quan trọng là luôn luôn chánh niệm tỉnh giác.

Bản tánh của tâm ngài, không thể chỉ điểm, là tánh Giác tự có xưa nay vốn sẵn ; điều quan trọng là nhìn vào chính ngài và nhận ra bản tánh của ngài.

Khi nắm bắt cái tâm, nó không còn lại, thế nên điều quan trọng là buông xả thân tâm từ bên trong, và để cho sự chú tâm ở trong trạng thái tự nhiên vốn sẵn của nó.

Mọi sửa trị và tạo tác là sự lầm lạc thêm một lần thứ hai nữa của chính tư tưởng, thế nên điều quan trọng là buông xả hoạt động phồn tạp của tư tưởng trong khi để nó được tự do trong trạng thái tự nhiên bổn nguyên của nó.

Mọi cố gắng và thử nghiệm để thành tựu đều bị cột ràng bởi sợi thừng của tham cầu, thế nên điều quan trọng là để cho tâm được sáng tỏ trong chính nó, lìa ngoài mọi cố gắng và tham cầu.

Ngài không đạt đến Phật tánh khi còn chứa chấp hy vọngsợ hãi, thế nên điều quan trọng là quyết chắc rằng bản tánh trống không và vô sanh của tâm thì siêu vượt khỏi một Phật tánh để-đạt-được và một sanh tử để-rơi-vào.

Emaho, hãy nghe, đức vua ! Nếu ngài thực hành điều ấy ngài sẽ không có bất kỳ xung đột nào giữa Đại Thừa hay Tiểu thừa, giữa Mật thừa hay Giáo thừa, giữa thừa Nhân và thừa Quả, thế nên, đại vương, hãy giữ điều ấy trong tâm.

Vào lúc chót của thời kỳ này, đại vương, ngài sẽ cắt đứt dòng tái sanh và đem sanh tử đến chỗ chấm dứt. Tánh Giác bổn nguyên của Phật tánh sẽ mọc lên tròn vẹn trong ngài và ngài sẽ không ngừng thành tựu lợi ích cho chúng sanh. Hãy cất dấu các lời dạy này như kho tàng quý giá !

Nghe xong lời chỉ dạy này về sự hợp nhất của phát triển và thành tựu, nhà vua vô cùng hoan hỷlễ lạy, đi nhiễu nhiều lần và rải rắc bụi vàng.

Đây là lời dạy miệng về sự khuyên bảo quan trọng rằng không có xung đột gì giữa các thừa chánh yếu.

Dấu ấn kho tàng.
Dấu ấn che dấu.
Dấu ấn giao phó.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/05/2015(Xem: 14204)
25/11/2011(Xem: 74660)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.