Thiền Tịnh Song Tu (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

28/02/20234:49 SA(Xem: 11079)
Thiền Tịnh Song Tu (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
THIỀN TỊNH SONG TU
SIMULTANEOUS CULTIVATION OF

Copyright © 2023 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
    
MỤC LỤC
Table of Content
 
Mục Lục—Table of Content  
Lời Đầu Sách—Preface  
 
Phần Một—PartOne:Tu Hành Trong Đạo Phật—Cultivations inBuddhism
Chương Một—Chapter One: Tu Hành Trong Đạo Phật—Cultivations in Buddhism
Chương Hai—Chapter Two: Ba Bước Quan Trọng Trong Tiến Trình Tu Tập: Văn-Tư-Tu—Three Important Steps in the Process of Cultivation: Hearing-Thinking-Cultivating  
Chương Ba—Chapter Three: Tinh Tấn Tu Hành—Diligent Cultivation 
Chương Bốn—Chapter Four: Những Pháp Tu Của Chư Đại Bồ Tát Theo Tinh Thần Kinh Hoa Nghiêm—Bodhisattvas' Methods of Cultivation In the Spirit of the Avatamsaka Sutra 
Phần Hai—Part Two: Tu Tập Thiền Định Trong Phật Giáo—Meditation Practices in Buddhism 
Chương Năm—Chapter Five: Sơ Lược Về Thiền Định Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—Summaries of Meditation In Buddhist Teachings
Chương Sáu—Chapter Six: Mục Đích-Lợi Ích-Sự Cần Thiết Của Thiền Định Trong Tu Tập Phật Giáo—Purposes-Benefits-Necessities of Meditation Practices 
Chương Bảy—Chapter Seven: Ai Có Thể Tu Tập Thiền Quán?—Who Can Practice Meditation & Contemplation? 
Chương Tám—Chapter Eight: Pháp Môn Thiền Định Trong Tu Tập Phật Giáo—Dharma Door of Meditation and Contemplation in Buddhist Cultivation 
 
Phần Ba—Part Three: Tu Tập Theo Tịnh Độ Trong Phật Giáo—Pure Land Practices in Buddhism 
Chương Chín—Chapter Nine: Tổng Quan Về Tịnh Độ Trong Phật Giáo—An Overview of the Pure Land in Buddhism  
Chương Mười—Chapter Ten:Niềm Tin Đứng Đầu Trong Tín-Giải-Hành-Chứng—FaithStands In the First Place in Faith-Interpretation-Performance-Evidence191            
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Hành Giả Tịnh Độ & Con Đường Dễ—Pure Land Practitioners and The Easy Path 
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Hành Giả Tịnh Độ Tu Tập Những Gì?—What Do Pure Land Practitioners Cultivate?
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Tại Sao Hành Giả Nên Theo Con Đường Tịnh Độ?—Why Should Practitioners Follow the Pure Land Path? 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Pháp Môn Niệm Phật Trong Tu Tập Phật Giáo—The Dharma Door of Buddha Recitation In Buddhist Cultivation 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Những Vị Bồ Tát Liên Hệ Tới Đức Phật A Di Đà Của Trường Phái Tịnh Độ—Bodhisattvas Related to Amitabha Buddha In the Pure Land School
 
Phần Bốn—Part Four: Thiền Tịnh Song Tu—Simultaneous Practice of Zen And the Pure Land  
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen:  Tổ Thứ 14 Dòng Thiền Ấn Độ, Long Thọ Bồ Tát & Tín Ngưỡng Di Đà—The 14th Patriarch of Indian Zen, Nagarjuna Bodhisattva & Amitabha-Pietism 
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Sơ Lược Về Thiền Tịnh Song Tu—A Summary of the Simultaneous Practice of Zen and the  Pure Land 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Sự Liên Hệ Giữa Tịnh Độ & Thiền Trong Bát Chu Tam Muội—The Relationship Between The Pure Land And Zen in the Pratyutpanna Samadhi  
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Từ Mẫn & Niệm Phật Tương Tục—Tzu-Min & Unceasing Intonation of a Buddha’s Name 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ & Bốn Sự Phối Hợp Giữa Tịnh Độ & Thiền—Zen Master Yung-Ming Yenshou & Four Combinations Between the Pure Land and Zen 
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Hành Giả Tu Tịnh Độ Với Công Án Niệm Phật—Pure Land Practitioners With the Koan of Buddha Recitation 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Niệm Phật Thoại Đầu—The Head Phrase of Buddha Recitation 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Sanh Thị Tùng Hà Xứ? Tử Khứ Đáo Hà Xứ?—Whence is Birth? Whither is Death?  
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Vạn Pháp Qui Nhất, Nhất Qui Tịnh Độ—Everything Returns to One, One Returns to the Pure Land 
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Niệm Phật Theo Kinh Pháp Bảo Đàn—Buddha Recitation According to the Platform Sutra 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Hành Giả Niệm Phật Nghĩ Gì Về Duy Tâm Tịnh Độ?—What Do Practitioners Buddha Recitation Think of Pure Land Within the Mind? 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tây Phương Cực Lạc Theo Quan Điểm Của Các Thiền Sư—The Western Paradise In Zen Masters' Point of View
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Tịnh Độ Hạnh Khởi Giải Tuyệt Và Thiền Quán—Pure Land Development of True Practice, Perfection of Understanding and Meditation
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Niệm Phật Đồng Nhất Với Thiền Vô Niệm—Buddha Recitation Is Identical to No-Thought of Ch'an
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Pháp Niệm Phật Thiền Của Hòa Thượng Kim & Thiền Phái Tịnh Chúng—Buddha Recitation and Meditation of Reverend Kim & the Ching-chung Zen Sect 
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Nhất Âm Niệm Phật Của Thiền Sư Quả Lãng Tuyên Thập—Zen Master Kuo-Lang Hsuan-Shih's One-Sound Buddha-recitation
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Niệm Phật Tam Muội—Buddha Recitation Samadhi 
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Nhất Hạnh Tam Muội—Single Conduct Samadhi  
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Bát Chu Tam Muội—Constantly Walking Samadhi  
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Tịnh Tọa & Kinh Hành Niệm Phật—To Sitting & Walking Buddha Recitations 
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Những Khảo Đảo & Ma Chướng Trong Tu Tập Thiền & Tịnh—Testing Conditions & Demonic Hindrances in the Cultivations of Zen & the Pure Land   
 
Phần Năm—Part Five: Phụ Lục Phần Thiền Định—Appendices on Meditation  
Phụ Lục A—Appendix A: Năm Giai Đoạn Thiền Tập—Five Stages of Meditation Practices 
Phụ Lục B—Appendix B: Từ Thiền Chỉ Đến Thiền Quán—From Samatha To Vipassana  
Phụ Lục C—Appendix C: Thiền của Bậc Thanh Văn—Zen of Sound Hearers 
Phụ Lục D—Appendix D: Thiền Của Bậc Độc Giác—Zen of Pratyeka-Buddhas 
Phụ Lục E—Appendix E: Thiền của Bậc A La Hán—Zen of Arhats  
Phụ Lục F—Appendix F: Thiền Của Bậc Bồ Tát—Zen of Bodhisattvas  
Phụ Lục G—Appendix G: Thiền và Công Án—Zen and Koans 
Phụ Lục H—Appendix H: Thiền và Bát Thánh Đạo—Zen and The Eightfold Noble Path 
Phụ Lục I—Appendix I: Thiền và Lễ Lạy Trong Đời Sống Hằng Ngày—Zen and Bowing in Daily Life
Phụ Lục J—Appendix J: Thiền và Luật Nhân Quả—Zen and Law of Cause and Effect
Phụ Lục K—Appendix K: Thiền và Nghiệp Báo—Zen and Karma and Results
Phụ Lục L—Appendix L: Thiền Vô Ngã Tướng—Zen Without Mark of the Self
Phụ Lục M—Appendix M: Thiền Tập & Thiền Tọa Theo Kinh Duy Ma Cật—Meditation Practices & Sitting Meditation in the Vimalakirti Sutra 
Phụ Lục N—Appendix N: Tọa Thiền Theo Đại Sư Thần Tú—Sitting Meditation According to Great Master Shen-Hsiu 
Phụ Lục O—Appendix O: Tọa Thiền Theo Lục Tổ Huệ Năng—Sitting Meditation According to the Sixth Patriarch Hui Neng
Phụ Lục P—Appendix P: Đức Phật Dạy Về Cõi Tịnh Độ Của Chư Bồ Tát—The Buddha Taught About the Bodhisattvas’ Pure Lands
Phụ Lục Q—Appendix Q: Thiền và Sự Giải Thoát Ngay Trong Kiếp Nầy—Zen and the Liberation In This Very Life 
 
Phần Sáu—Part Six: Phụ Lục Phần Tịnh Độ—Appendices On the Pure Land 
Phụ Lục A—Appendix A: Tín Ngưỡng Di Đà Trong Thiên Thai Tông—Amitabha-Pietism in the T'ien-T'ai School  
Phụ Lục B—Appendix B: Những Đóa Vô Ưu Nở Rộ Trong Kinh Vô Lượng Thọ—The Sorrowless Flowers Are Blooming in Sukhavativyuha Sutra  
Phụ Lục C—Appendix C: Hành Giả Tịnh Độ: Tha Tín-Tha Lực Và Tự Lực—Pure Land Practitioners: Faith in Others-Other Power and Self-Power
Phụ Lục D—Appendix D: Bảy Nạn & Bảy Khuynh Hướng Ngủ Ngầm Trong Tu Tập— Defilements & Seven Calamities In Cultiation
Phụ Lục E—Appendix E: Tám Cơ Hội Giải Đãi Trong Tu Tập—Eight Occasions of Indolence In Cultivation
Phụ Lục F—Appendix F: Tâm Thanh Tịnh-Quốc Độ Thanh Tịnh—Pure Minds-Pure Lands 
Phụ Lục G—Appendix G: Di Đà Bổn Tánh, Tịnh Độ Duy Tâm—Self-Nature Amitabha, Mind-Only Pure Land  
Phụ Lục H—Appendix H: Giải Thoát Ngay Trong Đời Nầy—Emancipation In This Very Life  
Phụ Lục I—Appendix I: Thanh Tịnh Thân Tâm—To Purify Body and Mind 
Phụ Lục J—Appendix J: Duy Tâm Tịnh Độ—Pure Land Within the Mind  
Phụ Lục K—Appendix K: Định Tâm Chuyên Tâm—Collected Mind and Single Mind 
Phụ Lục L—Appendix L: Niệm Phật Vãng Sanh—Buddha-Recitation for Final Rebirth   
Phụ Lục M—Appendix M: Vãng Sanh Tịnh Độ—Rebirth in the Pure Land 
Phụ Lục N—Appendix N: Những Lý Do Nên Niệm Hồng Danh Phật A Di Đà—The Reasons For Buddhists to Recite the Name of Amitabha Buddha
Phụ Lục O—Appendix O: Sự Thù Thắng Của Tây Phương Tịnh Độ—Extraordinary Conditions of The Western Pure Land   
Phụ Lục P—Appendix P: Quán Tưởng Đức Phật A Di Đà—Visualization of Amitabha Buddha  
Phụ Lục Q—Appendix Q: Mười Sáu Pháp Quán Trong Tịnh Độ—Sixteen Kinds of Contemplation in the Pure Land 
Phụ Lục R—Appendix R: Pháp Môn Chúng Hạnh—The Method of Sundry Practices
Phụ Lục S—Appendix S: Tín Hạnh Nguyện—Faith, Practice, and Vow  
Phụ Lục T—Appendix T: Tứ Chủng Tam Muội—Four Kinds of Samadhi  
Phụ Lục U—Appendix U: Nhị Chủng Chấp Trì—Two Levels of Practice
Phụ Lục V—Appendix V: Niệm Phật Và Sáu Ba La Mật—Buddha Recitation and the Six Paramitas
Phụ Lục W—Appendix W: Tam Lý Tâm Duyên Quyết Định—Three Reasons of “Mind-Conditions-Determination”
Phụ LụcX—AppendixX:Liên Tông Bửu Thoại—Pure Land's Precious Teachings
Phụ LụcY—AppendixY: Phước Đức & Công Đức—Merits & Virtues 
Phụ Lục Z—Appendix Z: Phước-Huệ Song Tu—Simultaneous Cultivations of Blessings & Wisdom 
Tài Liệu Tham Khảo—References

Lời Đầu Sách

 

Giáo pháp của Phật hay Phật pháp được coi như là cửa ngõ (những lời nói nầy làm chuẩn tắc cho đời) vì qua đó chúng sanh đạt được giác ngộ. Chúng sanh có 8 vạn 4 ngàn phiền não, thì Đức Phật cũng đưa ra 8 vạn bốn ngàn pháp môn đối trị. Vì biết rằng căn tánh của chúng sanh hoàn toàn khác biệt nên Đức Phật chia ra nhiều pháp môn nhằm giúp họ tùy theo căn cơ của chính mình mà chọn lựa một pháp môn thích hợp để tu hành. Một người có thể tu nhiều pháp môn tùy theo khả năng sức khỏethời gian của mình. Tất cả các pháp môn đều có liên hệ mật thiết với nhau. Tu tập những giáo pháp của Phật đòi hỏi liên tục, thường xuyên, có lòng tin, có mục đích và sự cả quyết. Trây lười và vội vã là những dấu hiệu của thất bại. Con đường đi đến giác ngộ Bồ Đề chỉ có một không hai, nhưng vì con người khác nhau về sức khỏe, điều kiện vật chất, tính thông minh, bản chấtlòng tin, nên Đức Phật dạy về những quả vị Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát Đạo, cũng như những con đường của kẻ xuất gia hay người tại gia. Tất cả những con đường nầy đều là Phật đạo. Không ai có thể không đi mà đến. Đạo không thể nào không học, không hiểu, không hành mà có thể đạt được giác ngộ. Như đã đề cập bên trên, Phật giáo đã đưa ra cho chúng sanh hàng ngàn pháp môn khác nhau trong tu tập Phật giáo. Hiện tại Phật giáo đồ thường tu tập theo ba pháp môn chính là Thiền, Tịnh và Mật, tức là thiền định, niệm Phậttrì chú. Nói chung, một số lớn hành giả tu Phật thường tu theo hai pháp môn đầu là Thiền và Tịnh. Trong khi Phật tử tại hầu hết các vùng trong xứ Tây Tạng thường tu tập theo Mật giáo.

Theo Phật giáo, Thiền và Tịnh độ luôn luôn là không phải hai. Nếu liễu ngộ thì liễu ngộ cả hai; ví bằng mê mờ thì mê mờ cả hai, vì dù thiền hay tịnh độ cũng đều quy tâm, ngoài tâm không pháp. Hành giả tu Thiền nên luôn nhớ rằng dầu tu Thiền hay Tịnh Độ, người tu không nên an hưởng trên phước báo nhân thiên, mà phải quyết chí giác ngộ để thành Phật. Mục đích trước mắt của việc niệm Phậtđạt được nhất tâm, từ nhất tâm người ta có thể từ từ thấy tánh để rồi đạt được mục đích tối hậuPhật quả. Niệm Phật ở một lỗ lông thấy vô lượng Phật khai ngộ tất cả tâm chúng sanh. Lại cũng như vậy, thiền tự nó không làm cho bất cứ chúng sanh nào thành Phật. Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh chứ không là gì khác hơn. Mặc dầu trong một đời giáo thuyết của đức Phật, Ngài đã thuyết giảng vô số pháp môn, tất cả đều dựa trên những quả vị vừa kể trên. Vì vậy, truyền thống nhà Thiền chỉ thẳng vào Tự Tâm, thấy Tánh thành Phật. Đây là con đường tắt hoàn hảo. Tuy nhiên, chúng ta đang nói theo quan điểm Pháp Thân sẵn có, có nghĩa là nói về lý, không trải sự tu qua nhân quả. Nếu chúng ta xem xét những mức độ tu tậpthành tựu khác nhau, thì giữa Thiền và Giáo không có gì khác biệt.” Những pháp môn khác tùy thuộc vào căn cơ của hành giả. Nếu họ chỉ muốn đạt đến quả vị giới hạn như A La Hán quả, thì những người đại căn không cần phải tu tập. Nếu muốn đạt đến quả vị lớn hơn, thì hạng căn cơ thấp kém không thể tu tập nỗi. Chỉ có pháp môn Tịnh Độtrùm khắp ba căn đại, trung, và hạ. Bậc căn cơ siêu việt như các ngài Quán Âm, Thế Chí, Văn ThùPhổ Hiền, không thể vượt ra ngoài, mà kẻ căn cơ thấp kém như kẻ phạm tội ngũ nghịchthập ác và gieo nhân A tỳ địa ngục, cũng có thể tu tập được. Nếu mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni không dạy pháp môn này, thì chúng sanh trong thời Mạt Pháp chẳng có hy vọng gì thoát đường sanh tử. Trong cõi Ta Bà nầy, người ta có thể tu thiền, nếu như dứt trừ hết thảy hoặc nghiệp thì có thể vượt thoát sanh tử. Còn nếu như không thể dứt trừ được hết thảy hoặc nghiệp thì chẳng những đã không cậy vào sức của chính mình để giải thoát, mà cũng không nhờ vào Phật lực hay tha lực được vì thiếu Tín và Nguyện. Không thể trông cậy vào tự lựctha lực, thì làm sao hành giả thoát được khổ đau của thế gian này? Trong “Lá Thư Từ Tổ Ấn Quang,” Đại Sư Ấn Quang dạy: “Hành giả Tịnh Độ nên biết rằng Pháp Thân Bồ Tát, những vị Bồ Tát ở địa cao, khi chưa thành Phật đều phải nhờ vào oai lực của Phật, huống chi là phàm phu đầy nghiệp chướng. Họ lại cân nhắc thích với không thích sức mình sức và không tìm sự trợ giúp nơi Phật lực? Lời nói có lẽ là cao vời, nhưng ngẫm lại hành vi theo đó thật là thấp kém! Sự khác biệt giữa tha lựctự lực khác xa nhau như trời cao và vực thẳm. Lão Tăng hy vọng những người đồng tu nên suy xét kỹ lưỡng và lượng thứ cho những lời nói chân thành này của lão Tăng.”

Theo Kinh Pháp Hoa, Bổn môn là giáo lý biểu hiện mối quan hệ giữa Đức Phậtcon người, tức là sự cứu độ con người của Đức Bổn Phật. Sự cứu độ này tùy thuộc vào lòng từ bi của Đức Phậtlòng từ bi này là tinh yếu của Bổn Môn. Bổn môn tuyên bố rằng Đức Phật Thích Ca vẫn tiếp tục giảng dạy chúng sanh trong khắp vũ trụ kể từ thời vô thỉ, nói một cách khác, đức Phậtchân lý của vũ trụ, tức là, cái nguyên lý cơ bản hay năng lực cơ bản khiến cho mọi hiện tượng trong vũ trụ, gồm mặt trời, các vì sao khác, con người, loài vật, cây cỏ, vân vân, sống và hoạt động. Do đó, theo Bổn môn thì đức Phật đã hiện hữu khắp nơi trong vũ trụ từ lúc khởi đầu của vũ trụ. Hóa Môn hay pháp môn hóa đạo hay phương pháp giáo hóa. Theo Tông Thiên Thai, để hóa độ chúng sanh, Phật Thích Ca dùng bốn phương pháp. Thứ nhất là Tụng, nội dung giảng dạy căn cứ theo Tam Tạng Kinh Điển. Thứ nhì là Thông, nội dung giảng dạy  thông suốt với các trình độ, mọi người đều hiểu được. Thứ ba là Biệt, nội dung giảng chỉ thích hợp với trình độ của một số người. Thứ tư là Viên, giáo lý tròn đầy hoàn thiện, chỉ trực tiếp vào thực tại. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, “Hữu Môn” là một trong hai pháp môn cho người tu Tịnh Độ. Hữu mônPháp Môn tu tập còn cần phải nương vào nơi sự tướnghành trì, bởi vì chúng sanh chúng ta còn bị lệ thuộc vào hữu vi cùng sáu căn là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý; và sáu trần là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, cho nên chẳng thể nào Không được đối với các trần cảnh chung quanh. Tông Tịnh Độ thuộc về Hữu Môn. Người niệm Phật khi mới phát tâm từ nơi tướng có mà đi vào, cầu được thấy thánh cảnhTây Phương. Lại có “Không Môn”, một trong hai pháp môn cho hành giả tu Phật. Chỉ có những bậc từ A La Hán đến Bồ Tát là các bậc Thánh nhơn đã chứng đắc được quả Vô Học. Không mônpháp môn lìa tướng mà tu, hay là chế phục được sáu căn Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, ý và không còn bị sáu trần là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp sai xử nữa. Thiền tông từ nơi “Không Môn” đi vào. Với sự tu tập liên tục, hành giả tu thiền có thể có được trí huệ chân chánh để quét sạch tất cả tướng, cho đến tướng Phật, tướng pháp đều bị phá trừ. Lại có Niệm Phật Môn. Dù pháp môn Niệm Phật giản dị, nhưng rất thâm sâu. Điều tối cần là phải niệm một cách chí thành tha thiết thì tư tưởng của mình mới giao cảm được với tư tưởng Phật, và từ đó mới đạt được trí huệlợi ích mới có được trong hiện đời. Nếu bạn trây lười lơ đểnh và không có nghị lực hăng hái, thì bạn có thể gieo nhân giải thoát, nhưng ác nghiệp khinh lờn Phật pháp là kết quả không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên nhờ vào phước đức của sự niệm Phật, bạn có thể thoát khỏi tam đồ ác đạo mà sanh vào cõi người hay cõi trời, nhưng còn lâu lắm mới có đủ phước đức để câu hội Liên Trì. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, pháp môn không cao không thấp, cao thấp do căn tánh mà phân. Vì chúng sanh cănsai biệt nhau, nên pháp tu cũng có nhiều cách. Nói chung, có ba pháp môn chính là Thiền, Tịnh và Mật. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ đề cập về hai pháp Thiền & Tịnh song tu giúp hành giả đạt được trí huệ giải thoát. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng khổ đau phiền não gây nên bởi vô minh, còn nguồn gốc của hạnh phúc Niết Bàntrí tuệ. Chính vì lý do này mà chúng ta cần phải tu tập để chuyển hóa những khổ đau phiền não thành ra an lạc, tỉnh thức, hạnh phúc, và cuối cùng đi đến cứu cánh Niết Bàn. Nếu chúng ta muốn chuyển hướng ra khỏi những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... cách duy nhấtchúng ta phải đạt được trí huệ chân chánh. Vì với trí huệ chân chánh chúng tathể chế ngự được mười tên giặc ác vừa kể ở trên. Từ đó, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên thanh tịnhan lạc hơn.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Thiền Tịnh Song Tu” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những lời Phật dạy về những lợi lạc của sự tu hành song song giữa Thiền và Tịnh. Hành giả tu Phật nên luôn nhớ rằng Thiền hay Phật đều là tâm cả. Thiền tức là thiền của Phật. Phật tức là Phật của Thiền. Pháp môn niệm Phật đâu có gì ngại với pháp môn tham thiền, tọa thiền. Vả lại, người tham thiền có thể dùng bốn chữ A Di Đà Phật làm một câu thoại đầu, niệm đến, niệm lui, niệm xuôi, niệm ngược, trở lại, xoay qua không rời đương niệm, mặc dù không nói tham thiền, mà thiền ở trong đó rồi. Người tọa thiền cần phải đến giai đoạn một niệm tương ưng, hoát nhiên như vin vào chỗ hư không, mới là đắc thủ. Niệm Phật đến lúc nhứt tâm bất loạn, không phải  tương ưng là gì? Niệm đến lúc tâm không, không phải vĩnh viễn tương ưng sao? Trong lúc niệm Phật, không hôn trầm, không tán loạn, chỉ, quán, định, huệ mỗi niệm viên thành; nếu muốn tìm thiền, thiền ở đâu nữa? Là Phật tử, bạn có thể áp dụng bất cứ phương pháp nào mà Đức Phật đã đề nghị. Tuy nhiên, bạn phải vô cùng cẩn trọng khi chọn pháp môn trước khi thực hành. Một khi đã chọn pháp môn thích hợp nhất cho mình, bạn phải tinh chuyên tu hành pháp môn ấy cho đến rốt ráo. Có nhiều người luôn lang thang trong vọng tưởng. Hôm nay họ tu tập thiền quán, nhưng ngày mai nghe ai đó nói niệm Phật dễ vãng sanh lưu xá lợi với nhiều công đức nên họ bỏ thiền theo niệm Phật. Ít lâu sau đó, nghe nói công đức trì chú là tối tuyệt, họ bèn ngưng niệm Phật và bắt đầu trì chú. Cứ thế mà hôm nay họ theo pháp môn này, ngày mai họ theo pháp môn khác, để rồi cuối cùng họ chẳng được gì ngoài thân tâm rã rời. Phật tử thuần thành nên luôn cẩn trọng, chọn minh sư và pháp môn trước khi bắt đầu cuộc hành trình trở về đất Phật. Phật tử thuần thành cũng nên nhớ rằng mục đích của người tu Phậtđạt được trí huệ giác ngộ giúp chúng ta đạt được cứu cánh thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Thiền Tịnh Song Tu” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 

                                                                                                Thiện Phúc

Preface

 

The doctrine or wisdom of Buddha regarded as the door (method) to enlightenment. The teaching of the Buddha. The meaning is that the dharma is something like a gate, because through it sentient beings attain the enlightenment. As the living have 84,000 delusions, so the Buddha provides 84,000 methods of dealing with them. Knowing that the spiritual level of sentient beings is totally different from one another, the Buddha had allowed his disciples to choose any suitable Dharma they like to practice. A person can practice one or many dharmas, depending on his physical conditions, his free time, since all the dharmas are closely related. Practicing Buddhist Dharma requires continuity, regularity, faith, purpose and determination. Laziness and hurriedness are signs of failure. There is only one path leading to Enlightenment, but, since people differ greatly in terms of health, material conditions, intelligence, character and faith, the Buddha taught more than one path leading to different stages of attainment such as stage of Hearers, that of Pratyeka-buddhas, that of Bodhisattvas, that of  laymen, and that of monks and nuns. All of these ways are ways to the Buddhahood. Nobody can reach final attainment without following a path, and no enlightenment can be reached without studying, understanding and practicing. As mentioned above, Buddhism has provided beings with thousands of  methods in Buddhist cultivation. Buddhists presently cultivate in three main methods of Zen, the Pure Land, and the Mantrayana. It is to say meditation, Buddha Recitation and chanting of Mantras. Generally speaking, a majority of Buddhist practitioners usually practice the first two methods of Zen and Buddha recitation. While Buddhists in most Tibetan areas practice chanting of Dharanis.

According to Buddhism, Zen and Pure Land have always been non-dual. If we thoroughly understand one, we thoroughly understand both. If we fail to understand one, we will fail on both, Zen or Pure Land focus on “Mind.” There are no dharmas outside the mind. Zen practitioners should always remember that no matter what Dharma-door you are practicing, Zen or the Pure Land, you should not enjoy the human or deva bless, but try hard to enter enlightenment and to become a Buddha. The intermediate goal of Buddha Recitation is to achieve one-pointed mind; from one-pointed mind gradually one can see one’s own nature or to achieve the ultimate goal of Buddhahood. Enlightening Beings remember Buddhas because they see infinite Buddhas in a single pore opening the minds of all sentient beings. Similarly, Zen is the method of meditation and contemplation, the method of keeping the mind calm and quiet, the method of self-realization to discover that the Buddha-nature is nothing other than the true nature. However, the contemplative traditions of Buddhism are not simple like that. Although Sakyamuni Buddha expounded countless methods throughout His teaching career, they are all based upon the various stages of Bodhisattvahood mentioned above. Thus, the Zen tradition points directly to the Self-Mind, seeing one's Nature and achieving Buddhahood. This is a perfect, direct shortcut. However, we are speaking here from the viewpoint of the inherent Dharma Body, that is, principle or noumenon, bypassing phenomenal cultivation and attainment grounded in the law of Cause and Effect. If we were to consider the different levels of cultivation and achievement, there would be no difference between Zen and the Sutra Studies method. Other methods depend on the capacities of the practitioner. If they lead only to limited attainment such as Arhatship, those of high capacities need not practice them. If they lead to great attainment, those of limited capacities cannot cultivate them. Only the Pure Land method embraces practitioners of all three capacities, high, moderate, and low. Supremely lofty beings, such as the Bodhisattvas Avalokitesvara, Mahasthamaprapta, Manjusri and Samantabhadra, cannot transcend it, while those of low capacities, who have committed the Five Grave Offenses or the Ten Evil Deeds and have sown the seeds of the Never-Ending Hell, can still participate in it. If Sakyamuni Buddha had not taught this method, the majority of sentient beings in the Dharma-Ending Age could not hope to escape the cycle of Birth and Death. In this Saha World, it may be possible to escape Birth and Death through meditation if all delusive karma is eliminated. If, however, all delusive karma is not eliminated, the Zen follower not only cannot rely on his own strength or self-power to achieve liberation, he cannot rely on the Buddha's power or other-power to escape Birth and Death either for his lack of Faith and Vows. Unable to rely either on self-power or on other-power, how can he escape the sufferings of this world? In 'Letters From Patriarch Yin-Kuang,' Great Master Yin-Kuang said: “Pure Land practitioners should know that even the Dharma Body Bodhisattva, i.e., the higher level Bodhisattvas, must rely on the power of the Buddhas, not to mention ordinary beings such as ourselves, who are full of karmic obstructions. Who are we to keep weighing the pros and cons of our own strength, while failing to seek the Buddhas' help? Our words may be lofty, but upon reflection, the accompanying actions are low and wanting! The difference between other-power and self-power is as great as the heavens and the abyss! I hope fellow-cultivators will carefully examine and forgive my straightforward words.”

According to the Lotus Sutra, the law of origin is the teaching expressing the relationship between the Buddha and man, that is, the salvation of man through the Original Buddha. This salvation depends on the benevolence of the Buddha, and the benevolence is the essence of the Law of Origin. The Law of Origin declares that Sakyamuni Buddha has continually taught people throughout the universe since the infinite past. In other words, the Buddha is the truth of the universe, that is, the fundamental principle or the fundamental power causing all phenomena of the universe, including the sun, other stars, human beings, animals, plants, and so on, to live and move. Therefore, according to the Law of Origin, the Buddha has existed everywhere in the universe since its beginning. Methods of saving sentient beings or instruction in the Buddhist principlesAccording to the T’ien Tai Sect, the Buddha utilized four methods to save sentient beings. Fisrt, preaching in accordance with the Tripitaka Basket. Second, interrelated preaching. Third, differentiated preaching. Fourth, a complete, all-embracing preaching. The Dharma Door of Existence is one of the two doors for Pure Land practitioners. This is a Dharma Door that still relies on “Form Characteristics” to practice, because we sentient beings are still trapped in existence as well as in the six faculties of Eyes, Ears, Nose, Tongue, Body, and Mind; and the six elements of Form, Sound, Fragrance, Flavor, Touch and Dharma. Thus at every moment of our existence, our faculties are interacting with the various elements, so it is impossible for us to have “Emptiness” while facing the stimuli in our surroundings. The Pure Land method belongs to the Dharma Door of Existence; when Pure Land practitioners first develop the Bodhi Mind, they enter the Way through forms and marks and seek to view the celestial scenes of the Western Pure Land. There is also “The Dharma Door of Emptiness”, one of the two doors for Buddhist practitioners. This Dharma Door abandon the attchments to Form in order to cultivate. It is the ability to tame and master over the six faculties of Eyes, Ears, Nose, Tongue, Body, and Mind and is no longer enslaved and ordered around by the six elements of Form, Sound, Fragrance, Flavor, Touch and Dharma. Only Arhats and Bodhisattvas who have attained the state of “No Learning.” In the Zen School, practitioners enter the Way through the Dharma Door of Emptiness. With continuous Zen practices, practitioners can have true wisdom to wipe out all marks, even the marks of the Buddhas or the Dharma are destroyed. There is also the Dharma Door of Buddha Recitation. Although Buddha recitation is simple, it is very deep and encompassing. However, it is most important to be utterly sincere and earnest, for only then will your thoughts merge with those of Amitabha Buddha’s and can you reap true wisdom and benefits in this very life. If you are lazy and careless or lack of zealous energy, you may still sow the seeds of future liberation, but evil karma as a result of disrespect the Buddha teachings is inconceivable. However, thanks to the residual merits of reciting the name of Amitabha, you escape the three evil paths and are reborn in the human or celestial realms, but you will find it is very difficult to join the Ocean-Wide Lotus Assembly. According to Most Venerable Thích Thieàn Taâm in The Pure Land Buddhism, the Dharma methods are not, in themselves, high or low. It is only because the different natures and capacities of individuals that they have been categorized  as such. Sentient beings are at different levels of spiritual development, and therefore, various methods are required. Generally speaking, there are three main dharmar doors of Zen, Pure Land, and Tantrism (Mystic doctrines). However, here, we only mention about the simultaneous practices of Zen and Pureland that help practitioner attain the wisdom of emancipation. Devout Buddhists should always remember that sufferings and afflictions caused by ignorance, while the source of happiness and Nirvana is wisdom. For this reason, we must cultivate to transform these sufferings and afflictions into peace, mindfulness, happiness, and final goal of Nirvana. If we want to change direction away from greed, anger, delusion, arrogance, doubt, wrong views, killing, stealing, sexual misconducts, lying... the only way to achieve our goal is to attain a real wisdom. For with the real wisdom we can overcome the above mentioned ten evil robbers. The, our lives will become more pure and peaceful.

This little book titled “Simultaneous Cultivation of Zen & the Pure Land” is not a profound philosiphical study of Buddhist teachings, but a book that simply points out the Buddha's teachings on the benefits of the cultivation of meditation alongside cultivation of the Pure Land. Buddhist practitioners should always remember that Zen and Buddha are both Mind. Zen is the Zen of Buddha. Buddha is Buddha in Zen. Buddha Recitation does not conflict with koan or sitting meditation. Moreover, the meditator can use the words “Amitabha Buddha” as a koan, reciting forward, reciting backward, reciting in one direction, reciting in another, upside down, turning around, without leaving his current thought. Even if it is not called Zen, Zen is still part of it. The Zen practitioner, to succeed in his cultivation, must practice to the stage of “one thought in resonance with the Mind” or samadhi, and enter suddenly into the realm of Emptiness. To recite the Buddha’s name to the level of one-pointedness of mind, if this is not resonance (samadhi), what else can it be? To recite to the point where the mind is empty, is it not perpetual samadhi? In alert, focused Buddha recitation there is samatha, vipassana, samadhi, wisdom, each recitation is perfect. Where else can Zen be found if not here? As a Buddhist cultivator, you can apply any methods recommended by the Buddha; however, you must be very careful to choose the method that is most appropriate for you before you practice. Once you have chosen the most suitable method for you, you should stick to that method to the end. There a a lot of people with wandering thinking. Today they practice meditation, but tomorrow they hear that Buddha Recitation has a lot more merit and virtue, can leave relics and easily be reborn in the Pure Land... So they give up meditation and start reciting the Buddha’s name. Later, they hear the merit and virtue of reciting mantras is supreme, so they stop reciting the Buddha’s name and begin to recite the mantras. They keep changing the dharma-door, today this dharma door, and tomorrow the other dharma door. They end up achieving nothing but an exhausted body and mind. Sincere Buddhists should always be very careful in choosing a good teacher and dharma-door before starting the journey of going back to the Buddha-land. Devout Buddhists should also remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve the wisdom of liberation that helps us achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths that is to reach the state of mind of a Nirvana right in this very life. The journey from man to Buddha still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Simultaneous Cultivation of Zen & the Pure Land” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

 

                                                                                                Thieän Phuùc

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/04/2024(Xem: 1985)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.