Pháp Môn Thiền Định Trong Tu Tập Phật Giáo Tập 1 (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

08/03/20233:28 CH(Xem: 6999)
Pháp Môn Thiền Định Trong Tu Tập Phật Giáo Tập 1 (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
PHÁP MÔN THIỀN ĐỊNH
TRONG TU TẬP PHẬT GIÁO
THE DHARMA DOOR OF MEDITATION
IN BUDDHIST CULTIVATION
TẬP I - VOLUME I
Copyright © 2023 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
 
Mục Lục Tập I
Table of Content  Volume I
Mục Lục—Table of Content 
Lời Mở Đầu—Preface  
Phần Một—Part One: Đức Phật & Sự Khai Sanh Thiền Tông Phật Giáo—The Buddha & The Birth of the School of Buddhist Meditation 
Chương Một—Chapter One: Đức Phật Với Sáu Năm Khổ Hạnh Để Tìm Ra Chân Lý—The Buddha Spent Six Years of Ascetic Praticing In Order to Find the Truth 
Chương Hai—Chapter Two: Đức Phật & Sự Khai Sanh Của Thiền Định—The Buddha & the Birth of Meditation  
Chương Ba—Chapter Three: Bức Thông Điệp Vô Giá Của Đức Phật Về Tu Tập Thiền—Priceless Message From the Buddha On Cultivation of Meditation
Phần Hai—Part Two: Thiền Trong Giáo Lý Phật Giáo—Meditation In Buddhist Teachings 
Chương Bốn—Chapter Four: Đại Cương Về Thiền Quán Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—An Outline of Meditation and Contemplation in Buddhist Teachings 
Chương Năm—Chapter Five: Ý Nghĩa Thật Của Một Cành Hoa Được Đức Phật Đưa Lên Trong Chúng Hội—The Real Meaning of A Flower Which the Buddha Held Up in the Assembly 
Chương Sáu—Chapter Six: Bát Câu Nghĩa Gói Gọn Cốt Lõi Thiền—The Eight Fundamental Principles Neatly Envelops the Cores of Zen  
Phần Ba—Part Three: Hương Thiền Trong Giáo Điển Phật Giáo—The Fragrance of Meditation In Buddhist Scriptures 
Chương Bảy—Chapter Seven: Tổng Quan Về Hương Thiền Trong Giáo Điển Phật Giáo—An Overview of Fragrance of Zen in Buddhist Scriptures 
Chương Tám—Chapter Eight: Hương Thiền Trong Kinh Bát Chu Tam Muội—The Fragrance of Meditation in the Pratyutpanna-buddha-sammukha Vasthita-samadhi Sutra  
Chương Chín—Chapter Nine: Hương Thiền Trong Bát Nhã Tâm Kinh—The Fragrance of Meditation in the Heart Sutra  
Chương Mười—Chapter Ten: Hương Thiền Trong Kinh Duy Ma Cật—The Fragrance of Meditation in the Vimalakirti Sutra 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Hương Thiền Trong Kinh Hoa Nghiêm—The Zen Fragrance in the Flower Adornment Sutra 
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Hương Thiền Trong Kinh Kim Cang—The Fragrance of Meditation in the Diamond Sutra 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Hương Thiền Trong Kinh Lăng Già—The Fragrance of Meditation in the Lankavatara Sutra 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Hương Thiền Trong Kinh Lăng Nghiêm—The Fragrance of Meditation in the Surangama Sutra 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Hương Thiền Trong Kinh Người Biết Sống Một Mình—The Fragrance of Meditation in the An Auspicious Night Sutta 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Hương Thiền Trong Kinh Niết Bàn—The Fragrance of Meditation in the Mahaparinibbana Sutta  
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Hương Thiền Trong Kinh Phạm Võng—The Fragrance of Meditation in the Brahmajala Sutra  
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Hương Thiền Trong Kinh Pháp Bảo Đàn—The Fragrance of Meditation in the Jewel Platform Sutra  
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Hương Thiền Trong Kinh Pháp Cú—Fragrance of Meditation in  the Dharmapada Sutra 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Hương Thiền Trong Kinh Pháp Hoa—The Fragrance of Meditation in the Lotus Sutra  
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Hương Thiền Trong Kinh Phật Sở Hành Tán—Fragrance of Meditation in the Buddhacarita Sutra  
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Hương Thiền Trong Kinh Phổ Diệu—The Zen Fragrance in the Lalita-Vistara-Sutra   
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Hương Thiền Trong Kinh Sa Môn Quả—Zen Fragrance in the Samanna Sutra 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Hương Thiền Trong Kinh Trung Bộ—The Zen Fragrance in the Middle Length Discourses 
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Hương Thiền Trong Kinh Trường Bộ—The Zen Fragrance in the Long-work Sutras 
Phần Bốn A—Part Four A: Pháp Môn Thiền Định Trong Tu Tập Phật Giáo—The Dharma Door of Meditation In Buddhist Cultivation 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Thiền Là Gì? & Thiền Dạy Chúng Ta Cái Gì?—What Is Meditation? & What Does Meditation Teach Us? 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Thiền Phật Giáo—Buddhist Meditation  
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Mục Đích Của Việc Hành Thiền—Purposes of Meditation Practices 
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Lợi Ích Của Thiền Tập Trong Tu Tập Phật Giáo—Benefits of Meditation Practices In Buddhist Cultivation
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Thiền Không Phải Là Một Triết Học Lý Thuyết Không Thực Tiễn—Meditation Is Not So Much An Unpractical  Theoretical Philosophy 
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Tu Tập ThiềnTu Tập Kỷ Luật Tâm Linh—Practicing of Meditation Means Cultivation on Spiritual Discipline 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Tu Tập Thiền Trong Phật Giáo Cũng Là Sự Phát Triển Của Tâm Thức—Meditation Practices in Buddhism Is Also A Mental Development 
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Tu Tập Thiền Trong Phật Giáo Giúp Đưa Tâm Trở Về Sự Tĩnh Lặng—Meditation Practices in Buddhism Help the Mind to Retreat in Silence 
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Tu Tập Thiền Giúp Xây Dựng Một Cái Tâm Vắng Lặng Và An Trụ—Meditation Practices Help Build A Peacefully Dwelling & Tranquil Mind  
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Tu Tập Thiền Giúp Phát Triển Toàn Thể Con Người—Meditation Practices Help Developing Man As A Whole 
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Tu Tập Thiền Giúp Hành Giả Nhìn ‘Khách Quan’ Trên Vạn Hữu—Mediation Practices Help Practitioners Have An Objective View on All Things  
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Hành Giả Tu Thiền Trong Đạo Phật Là Ai?—Who Is A Zen Practitioner in Buddhism? 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Yếu Lược Về Pháp Môn Thiền Định Trong Tu Tập Phật Giáo—Essential Summaries of Practices of Meditation in Buddhist Cultivation  
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Thiền Định Trong Tu Tập Hằng Ngày—Meditation Practices In Daily Cultivation  
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Thiền Tập Thật Sự Cần ThiếtLợi Ích Cho Đời Sống Hằng Ngày Của Chúng Ta—Meditation Is Really Necessary and Beneficial In Our Daily Life 
Phần Năm—Part Five: Thiền Lý & Thiền Tập Của Các Loại Thiền Khác Nhau Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—Zen Theories & Practices of Different Kinds of Meditation in Buddhist Teachings 
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Sơ Lược Về Thiền Tông Phật Giáo—A Summary of the School of Buddhist Meditation 
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Thiền Lý & Thiền Tập Của Ngoại Đạo Thiền—Zen Theories & Practices of Non-Buddhist Meditation 
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Thiền Lý & Thiền Tập Của Phàm Phu Thiền—Zen Theories & Practices of Zen For Ordinary People
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four:  Thiền Lý & Thiền Tập Của Nhị Thừa Thiền—Zen Theories & Practices of Hinayana Zen 
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Thiền Lý & Thiền Tập Của Tối Thượng Thừa Thiền—Zen Theories&Practices of Zen of the Highest Vehicle 
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Thiền Lý & Thiền Tập Của Thiền Đại Thừa—Zen Theories & Practices of Practice of Mahayana Zen 
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Thiền Lý & Thiền Tập Theo Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy—Zen Theories & Practices in the Tradition of Theravada Buddhism   
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Thiền Lý & Thiền Tập Theo Phật Giáo Mật Tông—Zen Theories & Practices in the Tantric Buddhism 
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Thiền Lý & Thiền Tập Của Người Khất Sĩ—Zen Theories & Practices of the Mendicants 
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Thiền Lý & Thiền Tập Của Bậc Thanh Văn—Zen Theories & Practices of Sound Hearer 
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Thiền Lý & Thiền Tập Của Bậc Độc Giác—Zen Theories & Practices of Pratyeka-buddhas 
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Thiền Lý & Thiền Tập Của Bậc A La Hán—Zen Theories & Practices of Arhats  
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Thiền Lý & Thiền Tập Của Bậc Bồ Tát—Zen 
Tài Liệu Tham Khảo—References 

Lời Đầu Sách

Trên hai mươi lăm thế kỷ về trước, sau khi kinh qua nhiều pháp môn tu tập nhưng không thành công, Đức Phật đã quyết định thử nghiệm chân lý bằng cách tự thanh tịnh lấy tâm mình. Ngài đã ngồi kiết già suốt 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đềcuối cùng đạt được thiền định cao nhất mà thời bấy giờ người ta gọi là giác ngộgiải thoát. Ngài đã tuần tự chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền... Như vậy Thiền bắt nguồn ngay từ thời Đức Phật và Thiền Phật Giáo thành hình từ cốt lõi của giáo lý nhà Phật. Thiền tại Trung Hoa và những xứ Đông Á khác được thành hình sau khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa và ngày nay Thiền trở thành phổ cập chẳng những trong tu tập Phật giáo, mà những xứ theo Cơ Đốc giáoHồi giáo người ta cũng cố gắng tu tập thiền quán trong những sinh hoạt hằng ngày của họ nhằm cải thiện cuộc sống của mình. Tuy nhiên, thiền Phật giáo không dừng lại ở chỗ chỉ nhằm cải thiện đời sống, mà còn giúp con người đạt tới giác ngộ qua việc thấy được thực tánh của chân như mà người ta tin rằng không thể nào truyền đạt được qua tư tưởng, mà chỉ tìm được sự chứng ngộ thật dù đó là một cái đánh hay một tiếng cười. Ngày nay Thiền được phổ biến khắp thế giới Tây Phương và được nhiều người biết đến đến nỗi hầu như người nào cũng biết về Thiền. Thiền đưa tâm ra khỏi tâm cho đến khi một tia tuệ giác trực tiếp xuất hiện chỉ trong một khoảnh khắc nào đó. Thiền quán không phải là một pháp môn mới có hôm nay hoặc hôm qua. Từ thời xa xưa, đã có nhiều người hành thiền bằng nhiều phương cách khác nhau. Chưa bao giờ, và sẽ không bao có sự phát triển tâm trí hay gội rửa những bợn nhơ tinh thần nào mà không nhờ đến thiền quán. Thiền quán chính là phương cáchThái tử Tất Đạt Đa, đức Phật, đã đạt được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thiền không dành riêng cho người Ấn Độ, cho xứ Ấn Độ hay chỉ cho thời đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại, trong tất cả mọi thời đại, và mọi nơi trên thế giới. Thiền tập không thể có giới hạn về chủng tộc, tôn giáo, không gian hay thời gian. Thiền trong Phật giáo không phải là trạng thái thôi miên, hay mê man không ý thức. Thiền là một trạng thái tâm thanh sạch, nơi mà mọi dục vọngthôi thúc đều được điều phục để tâm trở nên tập trung và thể nhập vào trạng thái minh mẫntỉnh thức. Hơn nữa, pháp hành thiền trong Phật giáo không nhằm được hội nhập với bất cứ đấng tối thượng nào, cũng không nhằm đạt được chứng nghiệm huyền bí, cũng không là thôi miên. Thiền nhằm giúp tâm đạt được trạng thái vắng lặngminh sát tuệ để tiến đến mục tiêu duy nhấtđạt được sự giải thoát không lay chuyển, đây là sự an toàn tối thượng, vượt ra ngoài mọi trói buộc, bằng cách tận diệt hoàn toàn những bợn nhơ tinh thần. Và điều quan trọng trên hết là hành thiền theo Phật giáo không phải là tự nguyện lưu đày ra khỏi đời sống cũng không phải là thực hành cho kiếp sau. Thiền tập phải được áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, và kết quả của công phu nầy phải được hưởng tại đây, ngay trong kiếp nầy. Hành thiền không phải là tự mình tách rời hay xa lìa công việc mà thường ngày mình vẫn làm, mà thiền là một phần của đời sống, là cái dính liền với cuộc sống nầy. Trong Thiền, chúng ta sống thiền bất cứ khi nào chúng ta hoàn toàn sống với hiện tại mà không chút sợ hãi, hy vọng hay những lo ra tầm thường. Với sự tỉnh thức chúng ta có thể tìm thấy thiền trong những sinh hoạt hằng ngày. Thiền không thể tìm được bằng cách khám phá chân lý tuyệt đối bị che dấu từ ngoại cảnh, mà chỉ tìm được bằng cách chấp nhận một thái độ đến với cuộc sống giới hạnh. Người ta tìm cầu giác ngộ bằng cách nỗ lực, tuy nhiên, đa số chúng ta quên rằng để đạt đến giác ngộ chúng ta phải buông bỏ. Điều này cực kỳ khó khăn cho tất cả chúng ta vì trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường cố gắng thành đạt sự việc. Không giống như những người tu Tịnh Độ, người tu Thiền không lệ thuộc vào ngôn ngữ văn tự. Đó chính là giáo ngoại biệt truyền, chỉ thẳng vào tâm để thấy được tự tánh bên trong của tất cả chúng ta để thành Phật. Trong khi những tông phái khác nhấn mạnh đến niềm tin nơi tha lực để đạt đến giác ngộ, Thiền lại dạy Phật tánh bên trong chúng ta chỉ có thể đạt được bằng tự lực mà thôi. Thiền dạy cho chúng ta biết cách làm sao để sống với hiện tại quí báu và quên đi ngày hôm qua và ngày mai, vì hôm qua đã qua rồi và ngày mai thì chưa tới. Trong Thiền, chúng ta nên hằng giác ngộ chứ không có cái gì đặc biệt cả. Mọi việc đều bình thường như thường lệ, nhưng làm việc trong tỉnh thức. Bắt đầu một ngày của bạn, đánh răng, rửa mặt, đi tiêu tiểu, tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống, làm việc... Khi nào mệt thì nằm xuống nghỉ, khi nào đói thì tìm cái gì đó mà ăn, khi không muốn nói chuyện thì không nói chuyện, khi muốn nói thì nói. Hãy để những hoàn cảnh tự đến rồi tự đi, chứ đừng cố thay đổi, vì bạn chẳng thể nào thay đổi được hoàn cảnh đâu! Thiền dạy chúng ta đoạn trừ mọi vọng tưởng phân biệt và khiến cho chúng ta hiểu rằng chân lý của vũ trụcăn bản thật tánh của chính chúng ta. Mọi người chúng ta nên thiền định thâm sâu về vấn đề nầy, vì nó là cái mà chúng ta gọi là ‘Ngã’. Khi hiểu nó là gì, chúng ta sẽ tự động quay về hòa cùng thiên nhiên vũ trụ trong cảnh giới nhất thể, và chúng ta sẽ thấy thiên nhiên chính là chúng tachúng ta cũng chính là thiên nhiên, và cảnh giới thiên nhiên ấy chính là cảnh Phật, người đang thuyết pháp cho chúng tamọi nơi mọi lúc. Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều có thể nghe được thiên nhiên đang nói gì với chúng ta, để ai cũng có thể tìm về cảnh giới an lạcchúng ta đã một lần xa rời.
Ngày nay có nhiều tông phái Thiền với nhiều sự khác biệt đáng kể về phương cách thực tập. Thí dụ như đặc điểm của tông Tào Động là sự yên lặng và thiền sư Hoàng Trí Chánh Giác đã gọi phương pháp thiền của tông Tào Động là ‘Tịch Chiếu Thiền’, nghĩa là lẳng lặngsoi sáng. Điều nầy cho thấy họ chú trọng nhiều đến việc tĩnh tọa thiền quán, để nhờ vào đó, hay chính trong trạng thái đó mà đạt đến sự giác ngộ, hay sự tỉnh giác nội tâm về tánh không tuyệt đối. Có bốn giáo thuyết đặc thù của tông Tào Động: a) Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh khi sanh ra, và do đó tất nhiên đều sẽ giác ngộ, b) Tất cả chúng sanh có thể tận hưởng sự an lạc của Phật tánh khi ở trong trạng thái thiền quán tỉnh lặng, c) Công phu hành trì và sự trau dồi tri thức phải luôn luôn bổ khuyết cho nhau, d) Các nghi thức công phu lễ sám hằng ngày cần phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Ngược lại với sự yên tĩnh mà tông Tào Động áp dụng, tông Lâm Tế chủ trương không ngừng hoạt động với một công án được lựa chọn cho đến khi đạt đến giác ngộ. Theo như cách nói của thiền sư Đại Huệ Tông Cảo: “Chỉ một công án, trọn một đời không lúc nào buông bỏ. Đi đứng nằm ngồi, chú tâm không dứt. Khi thấy đã hết sức nhàm chán, là lúc giờ phút cuối cùng sắp đến, đừng để lỡ mất. Khi tâm thức đột nhiên bừng sáng, ánh sáng ấy sẽ soi sáng toàn vũ trụ, và cảnh giới giác ngộ của chư hiền thánh hiện ra tường tận như từng sợi tóc, bánh xe chánh pháp được chuyển ngay trong một hạt bụi.” Nói tóm lại, dù có tài ba thế mấy, không ai có thể thực sự diễn tả được cốt lõi của Thiền. Quyển sách này chỉ nhằm giúp cho độc giả hiểu được những phương thức đơn giản và dễ thực hành nhất cho bất cứ ai muốn tu tập, nhất là những người tại gia. Hy vọng nó sẽ phơi bày cho chúng ta cốt lõi của giáo lý nhà Phật về Thiền. Chúng ta nên bắt đầu cuộc hành trình bằng phương cách đơn giản, tìm một vị thầy với tất cả niềm tin và sự tín nhiệm; rồi kiên nhẫn phủ phục dưới trí tuệ của vị thầy ấy để tu tập. Rồi từ đó chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm sống Thiền cho riêng mình trong đời sống hằng ngày. Dù thích hay không thích, những phút giây hiện tại này là tất cả những gì mà chúng ta phải làm việc; tuy nhiên, điều không may là đa phần chúng ta thường hay quên chúng ta đang ở đâu. Hy vọng chúng ta có thể áp dụng thiền quán vào những sinh hoạt hằng ngày để có thể sống được những giây phút hiện tại của chính mình để không mất đi sự tiếp xúc với chính mình, từ đó chúng ta có thể chấp nhận chân lý của giây phút “này” trong cuộc sống của chính chúng ta, từ đó chúng ta có thể học hỏi để tiếp tục đi tới trong cuộc sống thật của chính chúng ta
Vào khoảng năm năm 2009, tác giả đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản, gồm 8 tập. Tuy nhiên, quả là rất khó đặc biệt là người tại gia với nhiều gia vụ đọc hay nghiên cứu một bộ sách với khoảng 6184 trang giấy khổ lớn. Và vào năm 2018, Thiện Phúc đã trích ra một số chương trong bộ sách nầy để biên soạn bộ Thiền trong Đạo Phật, với khá nhiều chi tiết. Nhưng vẫn là rất khó đặc biệt là người tại gia với nhiều gia vụ đọc hay nghiên cứu một bộ sách với trên 2.100 trang giấy khổ lớn. Vì vậy mà vào năm 2021 Thiện Phúc đã cô cố gắng đọng bộ hai bộ sách nầy để biên soạn gọn lại và in thành tập sách nhỏ có nhan đề Pháp Môn Thiền Định Trong Tu Tập Phật Giáo. Quyển sách nhỏ có tựa đề “Pháp Môn Thiền Định Trong Tu Tập Phật Giáo” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Thiền Định trong Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần trình bày những lời dạy cốt lõi về Thiền của đức Phật, một bậc giác ngộ vĩ đại trong lịch sử nhân loại.  Những giáo pháp nầy đã mở ra một kỷ nguyên mới: khởi điểm của một đời sống bớt khổ thêm vui cho toàn thể thế giới. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu Phật không hẳn là phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay Ni, mà nó có nghĩa là bước vào việc thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường thiền định thanh tịnh thân tâmdiệt trừ đau khổ và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Pháp Môn Thiền Định Trong Tu Tập Phật Giáo” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.
Cẩn đề
California ngày 3 tháng 8  năm 2022
Thiện Phúc

Preface

 

Over twenty-five centuries ago, after experiencing a variety of methods of cultivation without success, the Buddha decided to test the truth by self purification of his own mind. He sat cross-legged for 49 days and nights under the bodhi-tree and reached the highest meditative attainments which are now known as enlightenment and deliverance. He gradually entered the first, second, and third Jhanas. So Zen originated from the very day of the Buddha and Buddhist meditation forms the very heart and core of the Buddha’s teaching. Zen in China and other Eastern Asian countries formed after Bodhidharma went to China and nowadays Zen becomes so popular that not only Buddhists practise it, but people from all countries including Christians and Muslims have been trying to practise Zen in their daily activities to improve their life. However, meditation in Buddhism does not stop at seeking to improve life, but it also help mankind attain enlightenment through the spontaneous understanding of the nature of reality, which it believes cannot be communicated through rational thought, but rather found in a simple brush stroke or a hearty laugh. Nowadays, Zen has spread to the Western World and has been becoming so widely known that almost everyone knows about Zen. Zen leads the mind away from the mind until the spark of direct insight appears in a simple brush stroke.Meditation is not a practice of today or yesterday. From time immemorial people have been practicing meditation in diverse ways. There never was, and never will be, any mental development or mental purity without meditation. Meditation was the means by which Siddhartha Gotama, the Buddha, gained supreme enlightenment. Meditation is not only for Indian, not for the country of India, or not only for the Buddha’s time, but for all mankind, for all times and all places in the world. The boundaries of race and religion, the frontiers of time and space, are irrelevant to the practice of meditation. The Buddhist meditation is not a state of auto-hypnosis, coma or unconsciousness. It is a state of mental purity where disturbing passions and impulses are subdued and calmed down so that the mind becomes concentrated and collected and enters into a state of clear consciousness and mindfulness. Furthermore, the meditation taught in Buddhism is neither for gaining  union with any supreme being, nor for bringing about mystical experiences, nor for any self-hypnosis. It is for gaining tranquility of mind (Samadhi) and insight (vipassana), for the sole purpose of attaining unshakable deliverance of the mind, that supreme security from bondage attainable through the total extirpation of all mental defilements. And the the most important thing is that in Buddhism, meditation is not a voluntary exile from life or something practiced for the hereafter. Meditation should be applied to the daily affairs of life, and its results obtained here and now, in this very life. It is not separated from the daily activities. It is part and parcel of our life. In Zen, we are living a Zen life whenever we are wholly in the present without our usual fears, hopes and distractions. With mindfulness we can find Zen in all activities of our daily life. Zen cannot be found by uncovering an absolute truth hidden to outsiders, but by adopting an attitude to life that is disciplined. People seek enlightenment by striving; however, most of us forget that to become enlightened we must give up all striving. This is extremely difficult for all of us because in our daily life we always strive to achieve things. Unlike the Pure Land practitioners, Zen practitioners depend on no words nor letters. It’s a special transmission outside the scriptures, direct pointing to the mind of man in order to see into one’s nature and to attain the Buddhahood. While other schools emphasized the need to believe in a power outside oneself to attain enlightenment, Zen teaches that Buddha-nature is within us all and can be awakened by our own efforts. Zen teaches us to know how to live with our precious presence and forget about yesterdays and tomorrows for yesterdays have gone and tomorrows do not arrive yet. In Zen, we should have everyday enlightenment with nothing special. Everything is just ordinary. Business as usual, but handling business with mindfulness. To start your day, brush your teeth, wash your face, relieve your bowels, take a shower, put on your clothes, eat your food and go to work, etc. Whenever you’re tired, go and lie down; whenever you feel hungry, go and find something to eat; whenever you do not feel like to talk, don’t talk; whenver you feel like to talk, then talk. Let circumstances come and go by themselves, do not try to change them for you can’t anyway. Zen teaches us to cut off all discriminating thoughts and to understand that the truth of the universe is ultimately our own true self. All of us should meditate very deeply on this, for  this thing is what we call the ‘self’? When we understand what it is, we will have automatically returned to an intuitive oneness with nature and will see that nature is us and we are nature, and that nature is the Buddha, who is preaching to us at every moment. We all hope that all of us will be able to hear what nature is saying to us, so that we can return to the peaceful realm that we once separated.

 Nowadays there are so many Zen sects with considerable differences in methods of practices. For example, the Ts’ao-Tung was always characterized by quietism and Zen master Hung-Chih Cheng Chueh (died in 1157) gave it the special name of “Mo-Chao Ch’an” or “Silent-Illumination Ch’an”. This indicated that he school stressed the quiet stting still in silent meditation, by or in which enlightenment, or spiritual insight into absolute emptiness, is attained. Four doctrines are mentioned as characteristic of the Ts’ao-Tung: a) All beings have the Buddha-nature at birth and consequently are essentially enlightened, b) All beings can enjoy fully the Bliss of the Buddha-nature while in a state of quiet meditation, c) Practice and knowledge must always complement one another, d)   The strict observance of religious ritual must be carried over into our daily lives. In opposition to the quietism advocated by the Ts’ao-Tung, the Lin-Chi advocated ceaseless activity on the closen kung-an which must be carried on until sudden enlightenment supervenes. As Ta Hui Tsung Kao put it: “Just steadily go on with your kung-an every moment of your life! Whether walking or sitting, let your attention be fixed upon it without interruption. When you begin to find it entirely devoid of flavor, the final moment is approaching: do not let it slip out of your grasp! When all of a sudden something flashes out in your mind, its light will illuminate the entire universe, and you will see the spiritual land of the Enlightened Ones fully revealed at the point of a single hair and the wheel of the Dharma revolving in a single grain of dust.” In short, no matter how talented, no one can really describe the essential nature of Zen. This book is only designed to give readers the simpliest and practiceable methods for any Buddhists who want to cultivate, especially lay people. Hoping it will be able to show us the essentials and cores of the Buddha’s teaching on Zen. We should embark upon our own spiritual journeys by simply choosing a teacher with all our faith and trust; then we should also patiently surrender to his wisdom for our cultivation. Then find for ourselves our own way of Zen in daily life. Like it or not, this very moment is all we really have to work with; however, unfortunately, most of us always forget what we are in. Hoping that we are able to apply meditation and contemplation in our daily activities so that we are able to to live our very moment so that we don’t lose touch with ourselves, so that we are able to accept the truth of this moment of our life, learn from it and move on in our real life.

In around 2009, this author composed a set of 8 books titled “Basic Buddhist Doctrines”. However, it's really difficult for people, especially lay people with a lot of familiy duties, to read or to study the total of 6,184 big-sized pages. And in 2018, Thieän Phuùc extracted some chapters from this set to compose another set of books titled “Zen In Buddhism”. But it's really difficult for people, especially lay people with a lot of familiy duties, to read or to study the total of more than 2,100 big-sized pages. So, in 2021, Thieän Phuùc tried to condense from these two sets of books mentioned above, revised and published a small book titled “The Dharm Door of Meditation in Buddhist Cultivation”. This little book titled “The Dharm Door of Meditation in Buddhist Cultivation” is not a profound study of meditation in Buddhism, but a book that simply presents the core teachings of meditation from the Buddha, the Great Enlightened in human history. These teachings did open a new era: A starting point of a life with less suffering but more happiness for the whole world. Devout Buddhists should always remember that cultivation in Buddhism does not mean to necessarily renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but it means to enter into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful. The Buddha already explained clearly about the path of meditation to purify the body & mind and to reduce sufferings in life and He advanced to the Buddhahood on that path. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “The Dharm Door of Meditation in Buddhist Cultivation” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

 

Respectfully,

California, August 3, 2022

Thien Phuc


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2763)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.