Pháp Quán Tưởng Trong Tu Tập Phật Giáo (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

25/03/20234:03 SA(Xem: 5519)
Pháp Quán Tưởng Trong Tu Tập Phật Giáo (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
PHÁP QUÁN TƯỞNG
TRONG TU TẬP PHẬT GIÁO
METHODS OF CONTEMPLATION
IN BUDDHIST CULTIVATION

Pháp Quán Tưởng Trong Phật GiáoPDF icon (4)PHÁP QUÁN TƯỞNG TRONG TU TẬP PHẬT GIÁO

Copyright © 2023 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

MỤC LỤC
Table of Content 
Mục Lục—Table of Content  
Lời Mở Đầu—Preface  
Phần Một—Part One: Sơ Lược Về Pháp Quán Tưởng Trong Tu Tập Phật Giáo—A Summary of Methods of Contemplation In Buddhist Cultivation   
Chương Một—Chapter One: Đức Phật & Sự Khai Sanh Của Đạo Phật—The Buddha & The Birth of Buddhism 
Chương Hai—Chapter Two: Tổng Quan Về Pháp Quán Tưởng Trong Tu Tập Phật Giáo—An Overview of Methods of Contemplation In Buddhist Cultivation 
Chương Ba—Chapter Three: Quán Nhân Duyên Trong Tu Tập Phật Giáo—Contemplation of the Mind In Buddhist Cultivation 
Chương Bốn—Chapter Four: Quán Sát Về Cái Chết Trong Tu Tập Phật Giáo—Contemplation On the Death In Buddhist Cultivation  
Chương Năm—Chapter Five: Quán Chiếu Bát Nhã—Contemplation on the Prajna
Chương Sáu—Chapter Six: Quán Chiếu về Tánh Không Trong Tu Tập Phật Giáo—Contemplation on Emptiness in Buddhist Cultivation 
Chương Bảy—Chapter Seven: Quán Phật Trong Tu Tập Phật Giáo—Contemplate Upon the Buddha In Buddhist Cultivatio 
Phần Hai—Part Two: Vài Pháp Quán Tưởng Tiêu Biểu Trong Tịnh Độ Tông—Some Typical Methods of Contemplation In the Pure Land 
Chương Tám—ChapterEight : Sáu Cửa Quán Sát Kỳ Diệu Dẫn Tới Giác Ngộ—The Six Wondrous Entrances of Contemplation Leading to Enlightenment 
Chương Chín—Chapter Ninw: Quán Luận Vãng Sanh—Contemplation on the Treatise on the Pure Land 
Chương Mười—Chapter Ten: Quán Lý & Sự Nhất Tâm—Contemplation on One-Pointedness of Mind on Noumenal & Phenomenal Levels 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Quán Tưởng Đức Phật A Di Đà—Visualization of Amitabha Buddha  
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Quán Phật Trì Danh—Contemplation of the Buddha Recitation 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Quán Tưởng Niệm Phật—Contemplation By Thought Recitations 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Quán Tượng Niệm Phật—Contemplation of An Image Recitations  
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen:Tam Quán Không Giả Trung—Three Modes of Contemplation on Emptiness-Borrowed Form-Middle  
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Bảy Pháp Bất Tịnh Quán—Seven Types of Meditation on Impurity  
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Mười Sáu Pháp Quán—Sixteen Contemplations  
Phần Ba—Part Three: Vài Pháp Quán Tưởng Tiêu Biểu Trong Phật Giáo Nguyên Thủy—Some Typical Methods of Contemplation In Theravada Buddhism 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Năm Phép Quán Làm Cho Tâm Tĩnh Lặng Theo Phật Giáo Nguyên Thủy—The Five-Fold Procedures of Contemplation for Quieting the Mind in the Theravada Buddhism 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Mười Tám Phép Tuệ Quán—Eighteen Principal Insights of the Abandoning by Substitution of Opposites 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Quán Thân Bất Tịnh Trong Tu Tập Của Phật Giáo Nguyên Thủy—Contemplation on the Impure Body In  Cultivation of Theravada Buddhism  
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Quán Thọ Thị Khổ Trong Tu Tập Phật Giáo Nguyên Thủy—Contemplation on the Sufferings of Sensations in the Cultivation of Theravada Buddhism  
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Quán Tâm Vô Thường Trong Tu Tập Của Phật Giáo Nguyên Thủy—Contemplation on the Impermanence of the Mind In  Cultivation of Theravada Buddhism 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Quán Pháp Vô Ngã Trong Tu Tập Của Phật Giáo Nguyên Thủy—Contemplation on the No-Self of All Dharmas In the Cultivation of Theravada Buddhism 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Nhất Điểm Quán—One-Pointed Contemplation  
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Quán Sanh Diệt—Contemplation of Rise and Fall 
Phần Bốn—Part Four: Vài Pháp Quán Tưởng Tiêu Biểu Trong Phật Giáo Đại Thừa—Some Typical Methods of Contemplation In the Mahayana Buddhism  
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Năm Phép Quán Làm Cho Tâm Tĩnh Lặng Theo Phật Giáo Đại Thừa—The Five-Fold Procedures of Contemplation for Quieting the Mind in the Mahayana Buddhism 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Pháp Hoa Ngũ Quán—Five Methods of Contemplation in the Lotus Sutra 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Mười Trí Quán Sát Của Chư Đại Bồ Tát—TenKinds of Contemplation of Knowledge of Great Enlightening Beings231
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Mười Lăm Loại Quán Niệm—Fifteen Modes of Contemplation 
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Quán Sát Thân Trong Tu Tập Phật Giáo Đại Thừa—Contemplation & Observation of the Body In Cultivation In Mahayana  Buddhism 
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Quán Sát Tâm Trong Tu Tập Phật Giáo Đại Thừa—Contemplation & Observation of Mind In Cultivation in Mahayana  Buddhism  
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Quán Sát Chư Pháp Trong Tu Tập Phật Giáo Đại Thừa—Contemplation & Observation of Mental Objects In  Cultivation in Mahayana Buddhism  
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Quán Sát Cảm Thọ Trong Tu Tập Phật Giáo Đại Thừa—Contemplation & Observation of Sensations In Cultivation in Mahayana Buddhism 
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four:  Quán Chúng Sanh—Contemplation on Living Beings 
Phần Năm—Part Five: Vài Pháp Quán Tưởng Tiêu Biểu Trong Phật Giáo Mật Tông—Some Typical Methods of Contemplation In the Esoteric Buddhism  
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Ba Phép Quán Trong Chân Ngôn Tông—Three Modes of Contemplation In the Shingon Sect  
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Ngũ Đại & Ngũ Luân Quán—Contemplation on the Five Elements & Five Wheels 
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Quán Tưởng Linh Thể & Quán Tưởng Đạo Sư—Devata-Yoga & Guru Yoga 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Quán Tưởng Tông Chi Chư Tổ & Đức Bổn Sư—Contemplation of the Tree of Assembled Gurus 
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Quán Tưởng Về Năm Gia Đình Phật Trong Phật Giáo Mật Tông—Contemplation on the Five Buddha Families in the Esoteric Buddhism   
Phần Sáu—Part Six: Vài Pháp Quán Tưởng Tiêu Biểu Trong Giáo Thuyết Duy Thức—Some Typical Methods of ContemplationIn the Teachings of Mind-Only 
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Quán Chư Pháp Vô Ngã & Quán Vạn Pháp Duy Thức—Contemplation On the Egolessness of Phenomena & All Dharmas Are Created Only by the Consciousnesses 
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Quán Sát Ngũ Trùng Duy Thức—Contemplation & Observation on the Mind-Only Doctrine in Five Steps  
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Duy Thức Tam Tính Quán—Three Subjects of Idealistic Contemplation 
Phần Bảy—Part Seven: Vài Pháp Quán Tưởng Tiêu Biểu Trong Thiền Tông—Some Typical Methods of Contemplation In the Zen School 
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Quán Sổ Tức—Contemplation On Counting the Breathing 
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Quán Tùy Tức—Contemplation On Following One’s Breaths 
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Bích Quán—The Wall-Gazer 
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Thiền Chỉ & Thiền Quán Trong Thiền Tông—Samatha & Vipasyana  In the Zen School 
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Quán Niệm Xứ—Contemplation on the Establishments of Mindfulness  
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight:Tự Quán Sát Mình Trong Thiền Tập—Contemplation on the Self In Zen Practices 
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine:Không Quán Trong Thiền Tập—Contemplation On Emptiness In Zen Practices
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Vô Thường Quán Trong Thiền Tập—Contemplation on Impermanence In Zen Practices 
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Vô Ngã Quán Trong Thiền Tập—Contemplation of No-Self In Zen Practices 
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Quán Chiếu Vạn Hữu Trong Thiền Tập—Contemplation on Everything In Zen Practices 
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Sơ Lược Đại Ý Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp—A Summary of Main Ideas of Bodhidharma's Methods of Contemplation of the Mind  
Phần Tám—Part Eight: Phụ Lục—Appendices  
Phụ Lục A—Appendix A: Sơ Lược Đại Ý Mười Phép Quán Cho Người Bệnh Trong Kinh Kỳ Lợi Ma Nan—A Summary of Main Ideas of Ten Contemplations for Sick People In the Girimananda Sutta 
Phụ Lục B—AppendixB:Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm—The Anapanasatisuttam
Phụ Lục C—Appendix C: Kinh Quán Niệm Hơi Thở—The Satipatthana Sutta 
Phụ Lục D—Appendix D: Chớ Quán Tịnh, Chớ Để Tâm Không, Không Nên Thủ Xả, Chỉ Nên Tùy Duyên—Not to Contemplate Stillness, Not to Empty the Mind, Not to Grasp or Reject, Let Go Well in Harmony with Circumstances 
Phụ Lục E—Appendix E: Đạo Do Đại Định Tâm Hay Ngồi Yên Lặng Quán Tưởng Chân Lý?—The Way Is From the Great Meditative Mind or Sitting Quietly Contemplating the Truth? 
Phụ Lục F—Appendix F: Thân Thị Bồ Đề Thọ Hay Bồ Đề Bổn Vô Thọ?—The Body Is Like the Bodhi Tree or The Bodhi Is Not Like the Tree? 
Phụ Lục G—Appendix G: Phật Tính Không Bắc, Không Nam, Không Tên Và Bất Nhị—There Is Ultimately No North, No South, No Name, Non-Duality in the Buddha Nature 
Phụ Lục H—Appendix H: Niệm Niệm Tự Tánh Tự Kiến, Tri Tự Bổn Tâm Kiến Tự Bổn Tánh—To See Your Own Nature in Every Thought, Recognize Your Own Original Mind, See Your Own Original Nature 
Phụ Lục I—Appendix I: Ba Mươi Sáu Đôi Đối Pháp—Thirty-Six Pairs of Opposites   
Phụ Lục J—Appendix J:Thành Tất Cả Tướng Tức Tâm, Lìa Tất Cả Tướng Tức Phật—The Setting up of Marks is Mind, Separation from Them is Buddha 
Phụ Lục K—Appendix K: Bốn Loại Quán Hành—Four Kinds of Contemplations & Actions 
Phụ Lục L—Appendix L: Thấy Được Mặt Mũi Thực Tại—To See the True Face of Reality 
Phụ Lục M—Appendix M: Tâm An Lạc Của Một Vị Bồ Tát—The Pleasant Mind of a Bodhisattva
Phụ Lục N—Appendix N: Sáu Pháp Quán Theo Trường Phái Thiên Thai—Six Methods of Contemplation in the T'ien T'ai Sect  
Phụ Lục O—Appendix O: Quán Về Tứ Niệm Trú—Contemplation On Four Basic Subjects of Buddhist Meditation 
Phụ Lục P—Appendix P: Công Dụng Của Một Vài Loại Quán Chiếu Khác Trong Thiền Tập—Uses of Some Other Kinds of Contemplations in Zen Practices 
Tài Liệu Tham Khảo—References  
Lời Đầu Sách
______________________________

Trong giáo thuyết Phật giáo, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm. Một người chưa từng luyện tập trong việc chế tâm khó có thể nhận ra sự khó khăn trong việc điều ngự tâm mình. Người ấy mặc nhiên cho rằng dĩ nhiên mình có thể ra lệnh cho tâm suy tưởng bất cứ điều gì mình muốn, hoặc điều khiển nó vận dụng theo bất cứ cách nào tùy ý. Chẳng có thứ gì sai lầm hơn nữa. Chỉ có những ai đã tu tập thiền định mới có thể hiểu được sự khó khăn gặp phải trong việc chế ngự cái tâm bất trị và luôn dao động này. Chẳng hạn, nếu chúng ta nhắm mắt lại và cố quán tưởng về một hình ảnh, ngay sau đó chúng ta sẽ khám phá ra rằng việc ấy thật là khó khăn biết dường nào. Hình ảnh ấy luôn mờ ảo và dao động; nó phai mờ, dao động qua lại, và không chịu đứng yên hay hiện ra "toàn bộ". Đối với những ai chưa có luyện tập quán tưởng, thì cùng lắm cái gọi là quán tưởng này chỉ là một loại cảm giác hơn là thị kiến. Ngay cả khi bạn đã được huấn luyện quán tưởng hình ảnh của đức Phật trong nhiều năm, chỉ thỉnh thoảng lắm bạn mới quán tưởng được trong chốc lát toàn thể hình ảnh của đức Phật một cách rõ rệt không bị lung lay hay mờ nhạt. Phật giáo đã tuyên bố hằng thế kỷ trước đây rằng chúng sanh không nhìn sự vật bằng mắt, mà nhìn bằng tâm. Cơ quan của mắt được kích thích bởi những cấp độ ánh sáng khác nhau phản chiếu bởi các đối tượng khác nhau quanh chúng ta. Rồi đến lượt sự kích thích này được tâm giải thích và được coi như là những hình ảnh của thị giác, sinh ra cái mà chúng ta gọi là cảnh. Bởi vì bất cứ thứ gì mà chúng ta thấy bằng mắt cũng là một sản phẩm được tinh chế một cách tất yếu, bất chấp nó được sao chép lại một cách gần gũi hoặc chính xác đến đâu đi nữa, nó cũng không thể là một bản sao hoàn toàn của nguyên bản. Cái "thị kiến của mắt" được tinh luyện này, so với cái thị giác phát sinh trực tiếp và từ tâm, khó có thể coi là hoàn toàn được. Nếu điều này vững chắc, thì những lời tuyên bố của hành giả không phải là phóng đại cũng không phải là sản phẩm của sự tưởng tượng. Quán tưởng không phải là chuyện đơn giản. Thật vậy, trong thế giới máy móc hiện đại hôm nay, cuộc sống cuồng loạn làm tâm trí chúng ta luôn bị loạn động với biết bao công chuyện hằng ngày khiến cho chúng ta mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần, nên việc làm chủ thân mình đã khó, mà làm chủ được tâm mình lại càng khó hơn. Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, nhằm luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên. Nói tóm lại, quán là ngẫm nghĩ cẩn thận (tế tư). Quán chiếu có thể được dùng để phá bỏ sự lơ đểnh và uế nhiễm. Quán tình thương triệt tiêu lòng sân hận. Quán sự biết ơntâm hỷ triệt tiêu lòng ganh ghét. Quán vô thường và niệm chết giúp giảm bớt sự tham ái. Quán bất tịnh giúp giảm thiểu chấp thủ. Quán vô ngãtánh không giúp triệt tiêu những tư tưởng xấu xa.

Theo Tịnh Độ Tông, "Quán Tưởng Môn" hay pháp quán tưởng vào một đề mục để trí tuệ sáng suốt và dứt trừ điên đảo mộng tưởng. Quán Kinh dạy: “Chư Phật Như Lai là thân pháp giới, vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Cho nên khi tâm các bạn tưởng Phật, thì tâm ấy chính là 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp tùy hình, tâm ấy là tâm Phật, tâm ấy chính là Phật. Biển chánh biến tri của Phật từ nơi tâm tưởng mà sanh. Vì thế các bạn phải nhớ nghĩ và quán tưởng kỹ thân Đức Phật kia.” Theo Thiền Tông, như trên đã nói, quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên. Quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm. Quán tưởng không phải là chuyện đơn giản. Quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm. Một người chưa từng luyện tập trong việc chế tâm khó có thể nhận ra sự khó khăn trong việc điều ngự tâm mình. Người ấy mặc nhiên cho rằng dĩ nhiên mình có thể ra lệnh cho tâm suy tưởng bất cứ điều gì mình muốn, hoặc điều khiển nó vận dụng theo bất cứ cách nào tùy ý. Thật vậy, trong thế giới máy móc hiện đại hôm nay, cuộc sống cuồng loạn làm tâm trí chúng ta luôn bị loạn động với biết bao công chuyện hằng ngày khiến cho chúng ta mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần, nên việc làm chủ thân mình đã khó, mà làm chủ được tâm mình lại càng khó hơn. Đối với hành giả tu Thiền, "Tu Quán" có nghĩa là quán sát hơi thở hết sức vi tế của mình cũng như tất cả những thành phần khác của thân thể mình: cương, máu, thịt, bắp thịt, phân, vân vân. Việc này sẽ đưa hành giả đến chỗ thực chứng được sự vô thường, nhất thời và huyễn giả của chúng, không có bất cứ tự tính nào cả. Áp dụng tới lui phép "Tu Quán", con mắt tâm của hành giả dần dần khai mở, hành giả có thể thấy rõ được tất cả những tác năng tinh tế của các cơ quan và tạng phủ của mình, và nhận thức được rằng cả đời sống vật chấttinh thần đều nằm trong vòng kềm tỏa của khổ, vô thườnghuyễn ảo, đều lệ thuộc vào cái ngã huyễn hoặc. Khi đã đạt đến điểm này, hành giả phải luôn tự nhắc nhở mình không được chấp trước hay lần lữa trong trạng thái đó, mà phải bắt đầu tu tập pháp "Hoàn Môn" để mang tâm thức của mình trở về với trạng thái nguyên thủy của nó. Kỳ thật, các pháp tu "Quán Môn", "Hoàn Môn", và "Tịnh Môn" không phải là pháp tu Thiền định mà là pháp tu Trí tuệ. Tu "Quán Môn" là để quán tưởng tính không nơi chúng hữu tình; tu "Hoàn Môn" là để quán tưởng tánh không của chư pháp "cụ thể"; và tu "Tịnh Môn" là để quán tưởng tánh không của nhị nguyên lưỡng phân và nhiếp tâm mình vào chân như bình đẳng. Hành giả tu Phật nên luôn nhớ rằng chỉ bằng cách tu tập tánh không mà bất cứ hình thức thiền định nào của Phật giáo cũng đều được hoàn thiện.

Quyển sách nhỏ có nhan đề Pháp Quán Tưởng Trong Tu Tập Phật Giáo này chỉ nhằm trình bày những phương thức và hiểu biết căn bản về pháp Quán Tưởng từ các bậc cổ đức nhằm giúp cung ứng cho độc giả với những phương thức đơn giản, dễ hiểu, và dễ thực hành nhất cho bất cứ ai muốn có một cuộc sống không phiền não, nhất là những người tại gia. Nên nhớ rằng Đức Phật là một nhân vật sống thật chứ không phải là huyền thoại. Ngài đã tùy căn cơhoàn cảnhgiáo hóa chúng sanh. Như trường hợp của bà hoàng hậu Vi Đề Hy thì ngài hướng dẫn cho bà cách tịnh tâm bằng cách quán Phật, cuối cùng giúp bà có cuộc sống an lạcgiải thoát hiện đời. Bên cạnh đó, những giáo pháp căn bản của pháp môn Quán Tưởng cũng sẽ giúp chúng sinh thấy rõ tất cả mọi căn rễ của tội lỗi đến từ vô minh, vì vậy mà từ đó họ có thể triệt tiêu được những gì cần triệt tiêu. Bức thông điệp bất diệt của đức Phật đã làm rung động nhân loại qua nhiều thời đại. Đối với người Phật tử, pháp môn Quán Tưởng đã trở thành một trong những phương tiện cần thiết giúp họ tu hành giải thoát rất cần thiết cho xã hội đang sống trong ưu lo, đau khổphiền não hiện nay. Kỳ thật, không riêng Phật tử, mà cả thế giới ngày nay càng ngày càng hướng về những giáo phápĐức Phật đã truyền trao, vì chính những lời dạy nầy thật sự tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. Hy vọng quyển sách nhỏ nầy sẽ phơi bày cho chúng ta phần nào những cốt lõi của giáo lý nhà Phật về pháp Quán Tưởng trong tu tập Phật giáo. Người ta có thể ví giáo pháp của Đức Phật với những thứ gì tốt đẹp nhất. Có người ví giáo pháp của Ngài như một cây cầu thép không bao giờ hư hoại với thời gian; có người ví chúng như ánh hào quang soi sáng cả thế giới khổ đau và tăm tối. Riêng quyển sách nầy, chúng ta trân trọng những pháp quán tưởng ấy của đức Phật như những phương tiệncông năng giải tỏa hết mọi khổ đau phiền não cho toàn thể nhân loại. Nếu chúng ta chịu tu hành theo những lời dạy căn bản này, nghĩa là chịu sống và tuân thủ theo giáo pháp, chắc chắn chúng ta sẽ vượt thoát khỏi lo âu, khổ sở và phiền não. Và, cuối cùng chúng ta có thể trụ được tâm mình nơi Niết Bàn miên viễn. Dù thích hay không thích, những phút giây hiện tại này là tất cả những gì mà chúng ta đang có và làm việc. Tuy nhiên, đa phần chúng ta thường hay quên chúng ta đang ở đâu. Hy vọng chúng ta có thể mang những giáo pháp căn bản về Pháp Quán Tưởng vào những sinh hoạt hằng ngày để có thể sống được những giây phút hiện tại của chính mình để không mất đi sự tiếp xúc với chính mình, từ đó chúng ta có thể chấp nhận chân lý của giây phút “này” trong cuộc sống của chính chúng ta, từ đó chúng ta có thể học hỏi để tiếp tục đi tới trong cuộc sống thật của chính chúng ta. Cuối cùng, những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc.
Thiện Phúc

Preface

____________________________________ 


In Buddhist teachings, contemplation can fundamentall be defined as the concentration of the mind on a certain subject, aiming at realizing a tranquil body, and an undisturbed mind as a way to perform right mindfulness. A person who has not been trained in the practice of mind-control can hardly realize the difficulty of taming his own mind. He takes it for granted that he can order it to think anything he wishes, or direct it to function in accordance with his wills. Nothing could be further from the truth. Only those who have practiced meditation can understand the difficulty encountered in controlling this ungovernable and ever-fluctuating mind. For instance, if we close our eyes and try to visualize an image, we will soon discover how difficult this is. The image is usually hazy and unsteady; it fades, fluctuates, and refuses to stand still or to "come whole". To untrained people this so-called visualization is, at most, a kind of feeling rather than a seeing. Even though when you been training to visualize just an image of Buddha for years, only once in a while, you could momentarily visualize the whole of the Buddha's image clearly without its wavering or fading out. Buddhism declared centuries ago that human beings do not see things with their eyes, but with their minds. The organs of the eye are stimulated by the differing degrees of light reflected by various objects around us. This stimulation, in turn, is interpreted by the mind and resolved into visual pictures, resulting in what we call sight. Since whatever we see with the eye is necessarily a processed product, no matter how closely or how accurately it has been reproduced, it cannot be a perfect replica of the original. This processed "vision-of-the-eye" compared to the vision projected directly from and seen by the mind, can hardly be considered perfect. If this is valid, the claims of the practitioner are neither exaggerated nor the product of pure imagination. Contemplation is not a simple matter. In the world today, based on mechanical and technological advances, our life is totally distrubed by those daily activities that are very tiresome and distressing for mastering; thus, the body is already difficult and if we want to master the mind, it is even more difficult. Contemplation is the daily practice of Buddhist adepts for training the body and mind in order to develop a balance between Matter and Mind, between man and the universe. In short, contemplation can be used to dispel distractions and defilements.  Contemplation on love to dispel anger.  Contemplation on appreciation and rejoicing in the good qualities of others can dispel the problem of jealousy. Contemplation on impermanence  and death awareness can reduce covetousness. Contemplation on the impurity can help reduce attachment. Contemplation on non-ego (non-self) and emptiness can help eliminate (eradicate) completely all negative thoughts.

According to the Pure Land Sect, meditation by contemplating on any object to obtain wisdom and to eliminate delusions. The Meditation Sutra taught: “Every Buddha, Tathagata, is One who is a Dharma realm Body and enters into the Mind of all beings. For this reason when you perceive the Buddha-state in your Minds, this indeed is the Mind which possesses the thirty-two signs of perfection and the eighty minor  marks of excellence. It is the Mind that becomes Buddha; indeed, it is the Mind that is Buddha. The ocean of true and universal knowledge of all the Buddhas is born of Mind and thought. For this reason, you ought to apply your Mind with one thought to the meditation on that Buddha. According to the Zen Sect, as mentioned above, contemplation is the daily practice of Buddhist adepts for training the body and mind in order to develop a balance between Matter and Mind, between man and the universe. Contemplation can fundamentall be defined as the concentration of the mind on a certain subject, aiming at realizing a tranquil body, and an undisturbed mind as a way to perform right mindfulness. A person who has not been trained in the practice of mind-control can hardly realize the difficulty of taming his own mind. He takes it for granted that he can order it to think anything he wishes, or direct it to function in accordance with his wills. Nothing could be further from the truth. Only those who have practiced meditation can understand the difficulty encountered in controlling this ungovernable and ever-fluctuating mind. In the world today, based on mechanical and technological advances, our life is totally distrubed by those daily activities that are very tiresome and distressing for mastering; thus, the body is already difficult and if we want to master the mind, it is even more difficult. For Zen practitioners, practicing of "Observation Method" means to observe his extremely subtle breath and all the contents of his physical body, the bones, flesh, blood, muscles, excrement, etc. This will bring him to the realization that all of them are transient, momentary, and delusive, having no self-nature whatsoever. By repeatedly applying this scanning or "Observation Method", the eye of the practitioner's mind will gradually open, he will be able to see clearly all the minute functions of his organs and viscera, and will realize that both physical and psychic existence are within the bounds of misery, transiency, and delusion, subject to the illusory idea of ego. When it has been reached, the practitioner should remind himself that he should not cling to it or linger in it;  the practitioner should start to enter the stage of "Returning Practice", to bring his mind back to its original state. In fact, "Observation", "Returning", and "Purity" practices are actually not "Dhyana" but "Prajna" practices: the Observation Practice is to observe the voidness of sentient being; the Returning Practice, to observe the voidness of "concrete" things (dharmas); and the Purity Practice is to observe the voidness of dichotomy and to merge one's mind with the all-embracing Equality. Buddhist practitioners should always remember that it is only through practice of Voidness that any form of Buddhist meditation is brought to completion.

 The purpose of this small book titled Methods of Contemplation In Buddhist Cultivation is to highlight the fundamental parts of the methods of Contemplation from ancient virtues that help provide practitioners with the most simple, easy to understand, and easy to practice for those who wish to to have a sorrowless life, especially for laypeople. Remember the Buddha a a real historical person, not a myth. He taught people in accordance with their abilities. Like the case of Queen Vaidehi, the Buddha guided her to practice contemplation on the Buddha to purify her mind, that eventually helped her to have a peaceful and emancipated life. Besides, basic teachings of contemplation also help beings to see clearly that all roots of evil originated from ignorance; so from there they can eliminate whatever needs be eliminated. The Buddha's eternal message has thrilled people through the ages. For Buddhists, basic teachings of Methods of Contemplation have become one of the most necessary means which are more needed for a sorrowful, suffering and afflictive society today. In fact, not only Buddhists, the whole world today turns more and more towards these teachings that handed down to us from the Buddha, because these teachings alone represent the conscience of humanity. We hope that this little book can provide us with the essence of Buddhist thoughts on basic teachings of Methods of Contemplation. People can examine the Buddha-dharma with whatever suits them. Someone compares the Buddha-dharma with a bridge well built of flexible steel that is never destroyed by time; others compare His teachings as a radiance that goes through a world of suffering and darkness. For this book, we respectfully consider the Buddha’s Teachings on methods of contemplation that have the ability to eliminate all sufferings and afflictions for all human beings. If we are willing to follow these basic teachings, that is willing to live and to follow teachings of the  Dharma, surely escape worries, misery as well as sufferings and afflictions. And, eventually we will be able to dwell our minds in an eternal nirvana. Like it or not, this very moment is all we really have to live and to work with. However, most of us always forget what we are in. We hope that we are able to bring these teachings to our daily activities and are able to live our very moment connected to ourselves, as well as are able to accept the truth of this moment in our life. So, we can learn from it and move on in our real life. Last but not least, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

Thiện Phúc




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2766)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.