Kỹ Năng Giải Thoát (Sách Ebook PDF)

24/03/20235:10 SA(Xem: 5111)
Kỹ Năng Giải Thoát (Sách Ebook PDF)

Ajahn Lee Dhammadharo
Thānissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff)
KỸ NĂNG GIẢI THOÁT
Skill Of Release
Chuyển Ngữ từ tiếng Anh: Diệu Liên Lý Thu Linh 2022-2023

Kỹ Năng Giải ThoátPDF icon (4)Kỹ Năng Giải Thoát (Sách Ebook PDF)


MỤC LỤC

Thông Tin Bản Quyền
Lời Nói Đầu
Lời Người Dịch
Dẫn Nhập
Vấn Đề Của Thế Gian
Pháp Bảo
Tại Sao Phải Hành Thiền?
Bước Đầu Hành Thiền
Hơi Thở Căn Bản
Các Kỹ Năng Thiền
Những Đôi Cánh Đến Giác Ngộ
Cuộc Sống Người Tu
Dạy & Học
Sinh, Lão, Bệnh & Tử
Trí Tuệ Viên Mãn
Buông Xả


THÔNG TIN BẢN QUYỀN

 Những Lời Dạy của Ajaan Lee Dhammadharo (Teachings of Ajaan Lee Dhammadharo)

Bhikkhu Ṭhānissaro (Geoffrey DeGraff) biên soạn và dịch từ tiếng Thái.
C O P Y R I G H T Copyright © 1995 Thanissaro Bhikkhu
ẤN TỐNG SÁCH: Bạn có thể sao chép, in lại, phát hành và lưu hành sách này dưới các hình thức mà không cần xin phép, với điều kiện:

  1.  Các sách đó lưu hành dưới dạng ấn tống, miễn phí.
  2. Các bản dịch của sách phải kê khai nguồn gốc từ sách.
  3. Bất cứ sự khác biệt nào phải nói rõ, chỗ nào đã được trích ra và sửa đổi.
  4. Bạn phải lưu toàn văn về bản quyền nầy trong tất cả các sao chép, dịch thuật hay trích từ sách nầy.

 


LỜI NÓI ĐẦU

 

Xuất gia được hai năm, tôi được mời nói Pháp cho một phụ nữ - người mà tôi chỉ biết gọi là "Dì"- người đã nuôi nấng người phụ nữ hỗ trợ cho tôi xuất gia. Dì đột nhiên ngã bệnh, và người thân của dì  đoan chắc rằng dì không còn sống bao lâu nữa. Thời tuổi trẻ, dì đã biết nhiều bậc thầy vĩ đại theo truyền thống tu trong rừng, vì vậy thay vì nói bài Pháp của riêng tôi cho dì, tôi quyết định đọc cho dì nghe một số bài Pháp của ngài Ajaan Lee.

Khi tôi đọc xong, dì hỏi: "Những bài Pháp đó của ai?" "Của Ajaan Lee," tôi trả lời.  "Tôi cũng nghĩ vậy”, dì nói.  "Không ai có thể nói Pháp hoàn hảo như ngài”. Kể từ đó, tôi thường nghĩ về nhận xét của dì, đặc biệt là về ý nghĩa của cái dì cho là ‘hoàn hảo’. Đối với hầu hết người Thái trong thời đại của dì, một bài phát biểu hoàn hảo sẽ sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, với sự tô điểm văn học nặng nề, thường là ý càng ít càng tốt nhưng với số lượng từ tối đa. Tuy nhiên, đó không phải là phong cách của Ajaan Lee. Tôi nghĩ dì muốn nói về một loại hoàn hảo khác: cách thể hiện thẳng thắn, rõ ràng, với những mô phỏngẩn dụ giàu trí tưởng tượng. Ajaan Lee có kỹ năng làm cho những điểm tối nghĩa của Pháp trở nên rõ ràng, và các giáo lý quen thuộc trở nên đáng nhớ hơn. Mặc dù ông có ý thức của một nhà thơ về cách chơi chữ, nhưng sự hoàn hảo nơi các bài Pháp của ông là một vẻ đẹp tự nhiên của tâm hồn hơn là do các hiệu ứng của từ ngữ bác học.  Khi lựa chọn các bài thuyết Pháp của Ajaan Lee cho quyển sách này, tôi đã nghĩ đến loại hoàn hảo này.  Chỉ trong năm cuối đời của ông, các bài Pháp mới được ghi âm.  Chúng tôi ghi ơn sự hỗ trợ của các đệ tử của ông: Tu nữ, Arun Abhivaṇṇā, Sư Phra Bunkuu Anuvaḍḍhano; và nữ Phật tử, Thao Satyanurak, người đã ghi chép một số bài giảng của Ajaan Lee vào nhật ký của mình.  Nhật ký này được in sau khi cô mất. Khi biên soạn sách này, tôi đã sử dụng các ghi chép của cả ba. Trong số ba người, Arun Abhivaṇṇā là người sung mãn nhất. Trong nhiều năm, cô ấy đã ghi chép các bài nói chuyện của Ajaan Lee — đôi khi chỉ đơn giản là ghi vội những cụm từ đáng nhớ, đôi khi xây dựng lại toàn bộ các bài thuyết pháp.  Ghi chép của cô ấy và của Phra Bunkuu, cùng với các bài chép lại từ băng thâu gần đây, thành được hai tập lớn. Vì sự sắp xếp lộn xộn này, các bộ sưu tập rất khó đọc, nhưng chúng là bạn đồng hành tuyệt vời cho những ai chỉ muốn mở một đoạn văn ngẫu nhiên, đọc đủ để làm sáng tỏ vấn đề của họ, rồi quay trở về thực hành. Ajaan Lee là người duy nhất trong số các bậc thầy về phương pháp tu trong rừng, đã để lại những hướng dẫn có hệ thống về thiền định và cách thực hành nói chung trong  những sách như: Giữ Hơi Thở Trong Tâm, Tuyệt Chiêu Của Tâm, Niệm Xứ, và Các Chủ Đề Cơ Bản[1].  Ai muốn tìm hiểu những phác thảo chung về việc giảng dạy của ông nên tham khảo các sách đó trước. Tuy nhiên, ở một vài điểm trong các bài thuyết giảng này - để làm sáng tỏ những lời dạy có hệ thống hơn của mình, những điểm mà ông không đưa ra ở nơi nào khác -  đã tiết lộ tính cách bộc trực, thẳng thắn của ông. Tôi đã phiên dịch một số bài trong Bài học Trong Thiền Định (Lessons in Samadhi), Thực Phẩm Cho Tâm (Food for Thought), và Sức Mạnh Nội Tâm (Inner Strength). Tuy nhiên, những tập đó bao gồm tất cả các bài giảng được xây dựng lại cho phù hợp với các chủ đề cụ thể. Trong tập sách này, tôi đã lựa chọn một cách tổng quát hơn, bao gồm một vài bài trọn vẹn, một số đoạn văn ngắn, và đôi khi chỉ là những nét phác họa của tâm tưởng, nếu chúng gây đủ hứng thú.  Quyển sách này được thiết kế để đọc một cách chậm rãi, suy ngẫm từng chút một. Đặc biệt, nhiều đoạn văn ngắn, sẽ chỉ có thể hiểu sau khi đọc đi, đọc lại nhiều lần.  Ngoài ra, một số đoạn văn phản ảnh tính cách của Ajaan Lee sẽ thách thức nhiều quan điểm hiện hành về cách một hành giả phải nói năng thế nào.  Như Ajaan Lee đã cảnh báo người nghe rằng không nên vội tin hay bài bác ngay giáo pháp.  Thay vào đó, họ nên lắng nghe với tâm cởi mở, rồi sau đó đưa vào thử nghiệm để xem liệu họ có thể khám phá ra điều bất ngờ gì không. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ được đọc với tinh thần như thế. Trong quá trình chọn lọc các bài pháp cho sách, tôi thấy có hai chủ đề đặc biệt nổi bật. Chủ đề đầu tiên - đã được sử dụng làm tựa đề sách - là Ajaan Lee thường xuyên miêu tả Phật giáo như một kỹ năng. Kỹ năng này không chỉ liên quan đến việc làm chủ các kỹ thuật hành thiền, mà còn liên quan đến những cách nhìn thế giới và các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày để ta có thể thoát khỏi mọi gánh nặng mà tâm kém trí tự áp đặt cho mình.  Cách tiếp cận này lên đến đỉnh điểm trong cái mà ông gọi là kỹ năng giải thoát, sự tỉnh giác mang lại giải thoát hoàn toàn cho tâm. Chủ đề thứ hai liên quan đến vai trò trung tâm của thiền hơi thở trong việc phát triển kỹ năng này. Đối với Ajaan Lee, các học thuyết Phật giáo chỉ thể hiện ý nghĩa thực sự khi chúng được đề cập đến trong việc thực hành giữ hơi thở trong tâm. Để nhấn mạnh điểm này, tôi đã bao gồm một phần trong sách Những Đôi Cánh Đưa Đến Giác Ngộ (Wings to Awakening) – là liệt kê của chính Đức Phật về các giáo lý trọng điểm của Người  - để cho thấy Ajaan Lee đã khai mở chúng như thế nào trong lãnh vực hơi thở.  Mặc dù các bản văn được chọn lựa ở đây đã được sắp xếp lại để sách có thể đọc riêng, chúng cũng được dùng để nối kết những khoảng trống mà Ajaan Lee đã bỏ sót trong các tác phẩm khác.  Tôi hy vọng rằng quyển sách này sẽ mang lại cho người đọc, một bức tranh tròn trịa hơn về kỹ năng giải thoát và về sự trình bày hoàn hảo, tuyệt vời của Ajaan Lee.

hānissaro Bhikkhu (Geofrey DeGraf)

Tu viện Rừng Từ Bi (Metta Forest Monastery), Valley Center, CA 92082 Tháng Mười Một, 1995


LỜI NGƯỜI DỊCH

(Anh và  Việt)

Trái với thông lệ, tôi dành phần Lời Người Dịch sau những lời khai mở của Sư Thanissaro -người biên soạn và dịch sách này từ tiếng Thái sang Anh-  vì không có sự chọn lựa nào thích hợp hơn.

Sư Thanissaro đã nói quá chính xác khi bảo rằng đây là quyển sách cần đọc với sự trầm tư.  Nó đòi hỏi người đọc lắm khi phải kiên nhẫn đọc đi, đọc lại nhiều lần.  Đọc đã thế, thì việc dịch càng là một thách thức, nhất là với người mà sự hiểu biết về Pháp hành, cũng như Pháp học trong Thiền Nguyên Thủy, gần như là con số không như tôi.  Đã có nhiều lúc người dịch này, định buông tay bỏ cuộc vì sự yếu kém của mình.  Nhưng không phải toàn bộ sách đều là những bài khó, cũng có những bài dễ hiểu dành cho những người sơ cơ như người dịch, nên cũng chạnh lòng khi phải bỏ nửa chừng.  Thôi thì cứ cố gắng, cố gắng thêm, rốt cục cũng hoàn thành được việc dịch quyển sách này (thở phào).

Đầu tiên người dịch xin giác linh ngài Ajaan Lee Dhammadaro cũng như thiền sư Thanissaro tha thứ cho những sai sót, lỗi lầm  trong dịch thuật.  Thứ đến, người dịch cũng cầu mong quý tôn sư, độc giả chỉ bảo thêm cho những sơ suất, tất nhiên là không ít.

Sự lựa chọn đọc hay không là quyền của mỗi người.  Người dịch không sợ phơi bày sự yếu kém của mình, coi như một cách để đo lường điều đó, một cách để học hỏi thêm. Hơn nữa, người dịch lại được lời như mở tấm lòng từ ngài thiền sư Ajaan Lee, khi ngài viết:  Người có phạm sai lầm vẫn tốt hơn một người không làm gì cả, vì sai lầm có thể được sửa chữa. Nhưng nếu bạn không hành động, làm thế nào bạn biết cách sửa chữa bản thân? - vì bạn không biết bạn có sai lầm hay không. Thực ra, việc bạn không hành động chính là một sai lầm. (Ajaan Lee).

Vì thế, mong là độc giả đọc với tâm từ.  Mong là đôi điều trong sách cũng mang đến cho độc giả những giây phút gấp sách lại và suy gẫm về những lời dạy quý giá của ngài Ajaan Lee.   Người dịch chỉ mong làm được điều nhỏ mọn đó.

Xin cảm ơn mọi duyên lành.  Cảm ơn đạo hữu Nguyễn Thị Đấu luôn cần mẫn dò lại những sai sót chính tả của người dịch.  Cảm ơn sự luôn nhiệt tình ủng hộ của quý đạo hữu hùn phước ấn tống.  Xin hồi hướng phước báu này, dầu ít ỏi đến đâu, cho tất cả chúng sanh.  Nguyện cho Chánh Pháp mãi trường tồnthế gian.

Kính bút,

Diệu Liên Lý Thu Linh

quytuongtrovn@gmail.com

2022-2023

 


Dẫn Nhập

 

Sư thích đi đến nhiều nơi khác nhau, không chỉ vì niềm vui mà còn vì sư muốn học hỏi. Nhưng muốn học điều gì có giá trị thì phải phụ thuộc vào ba thứ: thấy, nghe và tư duy, tức là sử dụng tất cả các giác quan của ta để phục vụ cho một mục đích. Đôi khi ta gặp người có niềm tin nhưng sự thực hành của họ ở mức độ thấp, thì ta có thể phục vụ một mục đích bằng cách dạy họ đi đúng hướng. Nhưng khi ta có thể nhìn bằng mắt, nghe bằng tai và bị thuyết phục trong lòng rằng có điều gì đó thực sự tốt, đừng nghĩ điều đó là của ta hay của họ. Hãy ghi nhớ và mang nó ra thực hành cho bản thân.  Vì trong thâm tâm, sư quyết  phục vụ cho đạo giáo, nên sư đã luôn cố gắng hành thiện.  Cho dù hoàn cảnh sư ở nơi cao sang hay thấp kém, sư luôn nghĩ đến việc phục vụ cho mục đích này.

Đối với vấn đề cư xử - nói cách khác, làm thế nào để mang lại lợi ích cho người có trình độ tiên tiến và người không quá tiên tiến - điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh. Tôn giáo không phải là tài sản độc quyền của người tại gia hay xuất gia, của thành phố này hay quốc gia kia. Tôn giáo là cái mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi. Nó thuộc về thế gian. Chúng ta càng có thể truyền bá lợi ích của nó, thì càng tốt. Nhưng dù sư có ý tốt, cố gắng thực hành phù hợp với những suy nghĩ này, sư vẫn không thể thoát khỏi việc bị chỉ trích, có lẽ vì những người chỉ trích sư không hiểu. Như gần đây - ngày 20 tháng 4 năm ngoái – sư đã tiếp chuyện với một vị trưởng lão, sư không muốn đi vào chi tiết.  Những lời chỉ trích của vị ấy, nói ngắn gọn, là: "Sư dành nhiều thời gian cho cư sĩ tại gia quá, làm sao sư có thể tu hành để giải thoát?" Sư đã trả lời thẳng thắn với ông - nhưng trước tiên, sư hỏi ông cho chắc chắn: "Ý ông là thế nào?" "Hãy dạy người ta phương cách đi đến nibbāna", ông trả lời. "Đừng quan tâm quá nhiều đến cư sĩ". Vì vậy, sư nói, "Sư cũng thích dạy mọi người tiếp cận nibbāna, nhưng điều đó thật khó khăn. Sư cũng thích làm thế, nhưng nếu sư làm như ông nói, thì sư bị điên rồi. Giả sử ông trồng lúa.  Khi lúa chín vàng, ông chỉ lựa gạo trắng thôi, không lấy gì khác, phải không?  Sư thì gom tất cả.  Người ta có cho là sư điên, sư cũng không quan tâm.  Sư gom tất cả vì chúng có nhiều công dụng.  Rơm, sư có thể cho trâu bò ăn, hoặc bán, hoặc dùng nhóm lửa.  Cám thì dùng nuôi heo”. Ông lão nói: "Sư nói đúng". Và đó là kết thúc của vấn đề.

§ Sư khác với hầu hết các vị xuất gia ở chỗ sư không thích chỉ ăn một thứ thực phẩm - tức là thức ăn cụ thể ta dùng hàng ngày.  Sư thích loại thực phẩm có ba hương vị trong mỗi miếng ăn. Đó là loại thực phẩm tốt – là thức ăn cho tâm, không phải thức ăn cho thân.  Ba hương vị của nó là thức ăn của xúc giác, thức ăn của ý thứcthức ăn của sự chủ tâm (intentions). Có thể so sánh với trái sầu riêng, là loại trái cây ngọt ngào, béo ngậy mà hơi nhẫn đắng, tất cả ba trong một – loại sầu riêng mà ai cũng thích ăn.

Chất bổ dưỡng của thực phẩm cho xúc giác ở đây là những cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và tưởng dễ chịu.  Chất bổ dưỡng của thực phẩm cho ý thức có nghĩa là lưu ý đến những thứ đáng ưa thích qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Và chất bổ dưỡng của thực phẩm cho sự chủ tâm nghĩa là sự thành công của những điều tốt đẹpchúng ta hướng tới. Kết hợp lại với nhau, chúng được gọi là thực phẩm của Pháp (Dhamma): ba hương vị trong một lần nhai. Bất cứ ai tiếp tục ăn loại thực phẩm này thường xuyên sẽ có một cuộc sống lâu dài, hạnh phúc và khỏe mạnh. Đây là loại thực phẩm sư muốn dùng.

Nói một cách đơn giản, đó là cảm giác hài lòng mà sư cảm nhận khi nhìn thấy các đệ tử của mình - các tỳ kheo, sa-di và cư sĩ - thực hành đúng cách. Đây không phải là thức ăn bằng gạo, mà là nhân phẩm, thực phẩm người (This isn’t rice food, it’s people food). Sư là nhà sư quái vật: Sư thích ăn nhân phẩm[2]. Nếu ai đó hành động theo cách khiến sư cảm thấy hạnh phúchài lòng, người đó sẽ giúp sư sống lâu hơn. Nếu ai đó cư xử không đúng mực, người đó sẽ khiến sư chết nhanh hơn. Lý do sư có mặt ở đây là để làm lợi ích cho đạo giáo, làm lợi ích cho thế gian. Sư đang kiếm sống, hy vọng sẽ được lợi nhuận. Nếu lúa sư trồng cho ra hạt lớn, to tròn và đem đến lợi nhuận tốt, sư sẽ quanh quẩn ở đây trong một thời gian dài. Nếu tất cả những gì sư nhận được là những hạt gạo còi cọc, không đem lại gì ngoài tổn thất, sư sẽ lên đường. Vì vậy, nếu sư thấy rằng ở lại sẽ phục vụ một mục đích, sư sẽ cố gắng thở tốt và sâu, tốt và sâu. Nếu sư thấy rằng ở lại không phục vụ một mục đích gì nữa, sư sẽ cố gắng thở ngắn hơn và ngắn hơn cho đến khi sư có thể ra đi ngay.  Đó là khi sư có thể tự tại, loại hạnh phúc mà không có gì có thể so sánh, không còn cần phải ngồi đây hành hạ thân xác, lắng nghe phiền não của ai nữa: tỏa sáng, tất cả chỉ cho sư, không còn lo lắng, quan tâm đến gì nữa cả.  Đó là thứ thực phẩmưa thích.  Còn về thức ăn cho thân, sư ăn vì sư phải ăn, thế thôi.  Không phải vì sư muốn thế, nhưng vì không có gì thực trong đó.  Ta ăn ngày nay, thì ngày mai phải đào thải nó ra.  Nhưng với thực phẩm cho tâm, cái ta ăn hôm nay, có thể ở lại với ta trong mười năm, 100 năm sau.  Ta sẽ không bao giờ chán nó, ta sẽ luôn cảm thấy no cho đến khi ta quên mất cảm giác đói là như thế nào.


[1]  Keeping the Breath in Mind, The Craft of the Heart, Frames of Reference, và Basic Themes

[2] ND:  Tôi nghĩ là ở đây, Sư đang chơi chữ.  Đọc trở lên trên ta sẽ thấy Sư định nghĩa rõ loại thực phẩm đó là gì.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/04/2024(Xem: 70)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.