Cửu Long Giang: Dòng Sông Dần Cạn Mạch

20/12/20234:41 SA(Xem: 3877)
Cửu Long Giang: Dòng Sông Dần Cạn Mạch

CỬU LONG GIANG:

DÒNG SÔNG DẦN CẠN MẠCH

Người Long Hồ

PDF icon (4)(Xem bản PDF với nhiều hình minh họa)
CỬU LONG GIANG DÒNG SÔNG DẦN CẠN MẠCH

 

 

cuu long giang
CỬU LONG GIANG NHÌN MỘT THOÁNG

 

     Sở dĩ người viết bài nầy viết về sông Cửu Long như một dòng sông cạn dần mạch là vì kể từ cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ thứ XXI, một số nước trên thượng nguồn trong đó phần lớn là Trung Hoa đã xây dựng những con đập bất kể những lời cảnh báo của các cơ quan quốc tế về tai hại của việc xây dựng những con đập nầy có thể giết chết cả dòng sông về lâu về dài, cũng như sẽ gây ra những hậu quả không thể nghĩ lường cho các nước ở hạ nguồn, nhưng họ vẫn ngang nhiên tiếp tục xây đắp hàng chục con đập trên thượng nguồn, và không đợi lâu, chỉ cần hơn chục năm sau, dòng sông nầy đã và đang có những dấu hiệu của một dòng sông đang dần cạn mạch. Những hậu quả không lường đang từ từ đến, và không ai biết được rồi đây số phận của những nước ở hạ nguồn Cửu Long Giang sẽ ra sao? Ngay từ lúc còn rất nhỏ, tôi đã nghe ông ngoại và ông chú Ba kể rất nhiều về Cửu Long Giang, lịch sử thật của dòng sông cũng có mà huyền thoại về nó cũng có… Chính vì vậy mà về sau nầy tôi rất muốn viết thật nhiều về dòng sông nầy. Năm 2005, tôi có dịp đi đến các xứ Ấn Độ, Népal và Tây Tạng, thấy được sự hùng vĩ của Sông Hằng, tôi luôn miệng trầm trồ khen ngợi về Hằng Hà thì được những người dân Ấn ở vùng phía Bắc Ấn Độ cho biết, nếu được lên vùng cao Tây Tạng, đến được những nơi xuất phát của những con sông, chắc chắn là sẽ kỳ thú hơn ở đây nhiều. Tôi quyết định lên vùng cao Tây Tạng, nhưng rất tiếc người ta cho biết là mùa nầy trên vùng đó có những cơn bão cát rất nguy hiểm, không thể du hành được… Tôi cảm thấy tiếc tiếc làm sao ấy, vì đã đi gần tới mà không tới được điểm mình muốn tới cũng tiếc thiệt, nhưng vì sự an toàn nên đành chịu. Tưởng cũng nên nói sơ một chút về Cửu Long Giang. Sông Cửu Long là một trong những con sông dài nhất trên thế giới, với tổng chiều dài hơn 4.880 cây số. Cũng giống như những con sông lớn khác ở Việt Nam như sông Đà và sông Hồng, đều phát nguyên từ trong nội địa Trung Hoa, cuối cùng chỉ chảy qua địa phận Việt Nam một đoạn ngắn trước khi chảy ra biển. Sông Cửu Long chảy qua lãnh thổ các nước Trung Hoa, Tây Tạng, chảy trở về lại Trung Hoa, rồi chảy sang Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tuy nhiên, có một số tài liệu xưa cho rằng sông Cửu Long phát nguyên từ Tây Tạng nên chiều dài của sông Cửu Long chỉ có 4.200 cây số mà thôi, vì họ không tính đoạn 680 cây số từ thượng nguồn từ Trung Hoa chảy sang Tây Tạng (năm 2005, người viết bài nầy có dịp du hành sang các xứ Ấn Độ, Nepal, và phía Nam Tây Tạng, có dịp nói chuyện với một số chuyên gia về sông ngòi phát xuất từ cao nguyên Tây Tạng tại những xứ nầy, họ cũng xác nhận là dòng Mekông xuất phát từ phía Nam tỉnh Thanh Hải thuộc Trung Hoa trước khi chảy qua cao nguyên Tây Tạng như nhà thám hiểm người Pháp tên Michael Peissel đã phát hiện hồi đầu thế kỷ thứ XX). Đây là một trong những con sông dài nhất thế giới, chảy qua một khu vực rộng lớn trên 800.000 cây số vuông. Mỗi khi chảy qua địa phận của nước nào thì dòng sông này được nước ấy đặt cho những cái tên khác nhau, chẳng hạn như khi chảy ngang qua Trung Hoa thì nó có tên là Lan Thương Giang (Lan-Tsiang-Jiang), khi chảy qua Lào và Thái thì người ta đặt cho nó là Mae Nam Khong hay Mae Khong, co nghĩa là sông lớn. Có lẽ chính từ cái tên Mae Khong này mà về sau người Pháp mới gọi trại ra thành Mékong. Khi chảy vào địa phận Cam Bốt thì nó lại có tên là Tonlé Thum hay Tonlé Mékong. Trước khi rời Cam Bốt, dòng sông này lại chẻ ra làm hai nhánh: Tiền Giang và Hậu Giang (Bassac); Tiền Giang chảy ra biển bằng 6 cừa là Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu; Hậu Giang chảy ra biển bằng 3 cửa là Định An, Ba Thắc và Trần Đề; tuy nhiên, vì nước sông Hậu Giang chảy yếu ngay đoạn cửa Ba Thắc, nên cửa sông này đã bị phù sa lắng đọng và lấp mất hồi khoảng tiền bán thế kỷ thứ XX. Theo bản đồ vệ tinh Google, hiện dòng chảy của sông Ba Lai đang chảy rất chậm, thêm vào đó người ta lại xây dựng nhiều cống đập, vì thế trong tương lai cửa sông này rồi cũng sẽ bị lấp mất.

     Sông Cửu Longthế giới gọi là Mekong, phát nguyên từ Thanh hải (Trung Hoa), chảy qua Tây Tạng, rồi lại chảy trở vào đất Trung Hoa lần nữa với một đoạn dài trên 2.400 cây số, chảy qua Lào trên một đoạn dài trên 1.800 cây số, trong đó Lào có trên 280 cây số làm biên giới với Miến và trên 800 cây số làm biên giới với Thái, và chảy qua hai nước Việt NamCao Miên một đoạn dài trên 600 cây số. Trên suốt quãng đường mà nó chảy qua, nếu kể tất cả những vùng đất mà nó chảy qua và bồi đắp thì dòng sông nầy có một tổng lưu vực lên đến 795.000 cây số vuông. Theo ước lượng của các nhà nghiên cứu khoa học địathiên nhiên, nước chảy của khắp lưu vực sông Cửu Long khoảng 6.000 mét khối mỗi giây vào mùa nắng và khoảng 20.000 mét khối mỗi giây vào mùa mưa. Như vậy, lưu lượng hàng năm trên toàn khu vực sông Cửu Long lên tới 4.000 tỷ mét khối và mang theo khoảng 100 triệu tấn phù sa. Riêng khu vực hạ lưu sông Cửu Long với lưu lượng 500 tỷ mét khối nước mang theo 1 triệu tấn phù sa mỗi năm. Có lẽ đa số các dân tộc trú ngụ hai bên bờ sông Mekong ít khi nghĩ tới chuyện dòng nước đang nuôi sống họ bắt nguồn từ đâu và sẽ chảy về đâu. Đối với người bình dân miền Nam, họ chỉ biết sông Cửu Long chảy từ bên Miên qua Việt Nam bằng hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Họ có ngờ đâu con sông mà họ gọi là Cửu Long Giang với chín phân lưu uốn khúc chảy ra biển Đông như chín con rồng đang bay lượn trên mây xanh bắt nguồn từ miền núi tuyết của vùng Hy Mã Lạp Sơn. Và từ bấy lâu nay, ngay cả các nhà thám hiểm cũng đều cho rằng sông Cửu Long phát nguồn từ Tây Tạng, cũng không hẳn là sai vì kỳ thật dòng sông này phát nguồn từ vùng núi thuộc cao nguyên Tây Tạng, nhưng điểm phát nguồn lại nằm trong lãnh thổ tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc, rồi sau đó chảy qua các nước Tây Tạng, Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, và Việt Nam trước khi đổ ra biển. Tổng diện tích của cả vùng lưu vực sông Mekong lên đến hơn 795.000 cây số vuông. Ra đi từ một vùng núi tuyết hoang vu, nhưng chính con sông này đã khai sanh ra không biết bao nhiêu thành phố nằm hai bên bờ của nó, dọc theo những đoạn đường mà nó chảy qua. Cả một vùng Nam Kỳ bao la trù phú cũng chính là sản phẩm của nó từ hàng chục ngàn năm qua. Từ bao đời nay sông Cửu Long chính là “Mẹ” đẻ ra cả vùng đồng bằng trù phú miền Nam nói riêng, và nói chung là cả một vùng chạy dài từ cao nguyên Tây Tạng ra tận đến biển Đông.

     Có giả thuyết cho rằng rất có thể dòng sông Cửu Long có nhiều hơn hay ít hơn chín cửa, nhưng sử gia nhà Nguyễn lại muốn đặt tên Cửu Long để tưởng nhớ đến công lao của 9 vị chúa Nguyễn trong hai thế kỷ thứ XVII và XVIII, đã góp phần không nhỏ trong việc mở cõi về vùng Đất Phương Nam. Khi chúa Nguyễn Phúc Thuần cùng cháu là Nguyễn Ánh trốn chạy nghĩa binh Tây Sơn về miền Nam, khi đi ngang qua những vùng sông nước đẹp đẽ này, và biết ra nó có nhiều cửa chảy ra biển, chúa bèn gọi nó bằng Cửu Long. Nhất là sau khi Nguyễn Phúc Thuần bị nghĩa binh Tây Sơn giết chết, Nguyễn Ánh phải bôn ba lặn lội khắp miền Nam, rất có thể ông đã đặt cho nó cái tên Cửu Long chăng? Nói gì thì nói, đây cũng chỉ là một trong những giả thuyết mà thôi, vì chúng ta không có tài liệu xác thực nào về chuyện chúa Nguyễn Phúc Thuần hay Nguyễn Ánh đã đặt tên cho dòng sông này, bởi vì chuyện các chúa hay vua nhà Nguyễn đặt tên cho một nơi nào đó hay một dòng sông là chuyện hệ trọng, nó phải liên hệ tới một số biến cố nào đó, nên chắc chắn Quốc Sử Quán Triều Nguyễn phải ghi lại, chẳng hạn như chính Nguyễn Ánh đã đặt tên cho đất Long Châu, tức cù lao Rồng ở Mỹ Tho hay Long Hưng, tức vùng Hồi Oa nước xoáy ở vùng Lấp Vò, Đồng Tháp ngày nay. Thêm vào đó, trong đại nội huế có huyền đỉnh, trên đó có khắc hình Tiền Giang, tức sông trên; và Hậu Giang, tức sông dưới, mà không hề nhắc tới cái tên Cửu Long Giang. Vậy thì cái tên Cửu Long Giang ấy có từ hồi nào? Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825), cuốn sách nói về lịch sử địa lý đất đai vùng Gia Định hay là đất đai của cả vùng Nam Kỳ sau này thì trước khi Trịnh Hoài Đức soạn bộ sách này, chưa có sách sử nào ghi nhận về một con sông tên là Cửu Long, như vậy hẳn cái tên này phải do Trịnh Hoài Đức đặt ra. Dù nó có mang tên gì đi nữa, Dza Chu, Trát Khúc Hà, Tử Khúc Hà, Ngang Khúc Hà, Lan Thương Giang, Mekong, Mê Nam Khong, Tonle Thom, hay Cửu Long Giang (1)... thì sông Cửu Long lúc nào cũng thân thương với những dân tộc sống hai bên bờ của nó. Nó chính là “Mẹ” đẻ ra những vùng sông nước bao la, đã hiện hữu từ thời hồng hoang của địa cầu. Nó đã hiện hữu từ trước khi tổ tiên của những dân tộc đang sống hai bên bờ của nó di cư đến đây. Hiện nay hầu như quốc tế đã công nhận tên Mekong như là tên chính thức của dòng sông này. Chữ Mekong bắt nguồn từ tiếng Thái theo cách phiên âm của người Bồ Đào Nha, có nghĩa là “Mẹ của các con suối.” Trong phần viết về phần xuyên sơn của Trấn Định Tường, nơi trang 55, Trịnh Hoài Đức có viết: “Sông Mỹ Tho, tức Tiền Giang, ở trước trấn, làm sông cái của trấn, phát nguồn từ sông Cửu Long tỉnh Vân Nam bên Trung Hoa, chảy cuồn cuộn từ phía Bắc qua phía Tây, qua các nước Lào và Cao Miên. Tới sông Nam Vang, chia làm hai sông Tiền Giang và Hậu Giang, mà chảy xuống phía Đông...” Điều này cho thấy, khi viết phần này, rõ ràng Trịnh Hoài Đức đã biết Tiền Giang và Hậu Giang phát nguồn từ sông Cửu Long tỉnh Vân Nam của Trung Hoa.

 

Chú Thích:

(1) Theo Trần Đức Tuấn trong “Đi Dọc Dòng Sông Phật Giáo”, TPHCM: NXB Văn Nghệ, 2009, tr. 33-45, sông Cửu Long dài 4.880 cây số. Đó là số liệu mới nhất mà Trung Quốc công bố do phát hiện thêm độ dài của phần thượng nguồn chảy xuống từ những vùng núi tuyết. Từ Điển Larousse của Pháp ghi là 4.200 cây số (các sông dài trên thế giới gồm sông Amazon ở Nam Mỹ dài 7.000 km, sông Nile ở Ai Cập dài 6.700km, sông Dương Tử ở Trung Quốc dài 6.300km, sông sông Mississipi ở Mỹ dài 6210 km, sông Hoàng HàTrung Quốc dài 5.464km, sông Obi ở châu Á dài 5.410 km, sông Mékong dài 4.880 km, sông Hắc Long Giang ở châu Á dài 4.440 km, và sông Lê Na ở châu Á dài 4.270 km). Tên gọi sông Cửu Long của những nơi mà nó chảy ngang qua. Người Tây Tạng thì gọi là Dza Chu, có nghĩa là nước của đá. Người Trung Hoa thì gọi là Lan Thương, có nghĩa là dòng sông cuộn sóng... Người Thái Lan thì gọi là Mékong hay sông Mẹ. Trong khi người Việt Nam thì gọi là Cửu Long, có nghĩa là chín con rồng, vì nó chảy ra biển bằng chín cửa.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/04/2024(Xem: 263)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.