Tu Tập Thân Khẩu Ý Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

13/03/20245:03 SA(Xem: 2799)
Tu Tập Thân Khẩu Ý Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
TU TẬP THÂN KHẨU Ý
THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
THE CULTIVATION OF BODY-SPEECH-MIND
IN BUDDHIST POINT OF VIEW

depositphotos_56055105-stock-photo-empty-open-green-book-cover2
PDF icon (4)TU TẬP THÂN-KHẨU-Ý THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO

Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.


Mục Lục
Table of Content
Mục Lục—Table of Content
Lời Mở Đầu—Preface 
Phần Một—Part One: Tóm Lược Về Đạo Phật & Tu Tập Thân Khẩu -Ý Trong Phật Giáo—Summaries of the Buddhism & Cultivation of Body-Mouth-Mind in Buddhism 
Chương Một—Chapter One: Yếu Lược Về Phật Giáo—Essential Summaries of Buddhism  
Chương Hai—Chapter Two: Tóm Lược Về Tu Hành Trong Phật Giáo—Summaries of Cultivation in Buddhism   
Chương Ba—Chapter Three: Tam Nghiệp Thân Khẩu Ý—Three Karmas of Body, Speech, and Mind 
Chương Bốn—Chapter Four: Tóm Lược Về Thân Tam-Khẩu Tứ-Ý Tam—A Summary of Three in Body-Four in Mouth-Three in Mind  
Phần Hai—Part Two: Tu Tập Thân Trong Phật Giáo—Cultivation of the Body in Buddhism    
Chương Năm—Chapter Five: Tu Tập Thân Nghiệp—The Cultivation of the Karma of the Body  
Chương Sáu—Chapter Six: Phản Tỉnh Thân Nghiệp—Action With the Body  
Chương Bảy—Chapter Seven: Hành Giả Tu Tập Chánh Nghiệp Nơi Thân—Practitioners Cultivate Right Action In the Body 
Chương Tám—Chapter Eight: Tu Tập Dứt Trừ Hành Động Sát Sanh Nơi Thân—Cultivation in Cessation of the Action of Killing by the Body 
Chương Chín—Chapter Nine: Tu Tập Dứt Trừ Hành Động Trộm Cắp Nơi Thân—Cultivation in Cessation of the Action of Stealing in the Body 
Chương Mười—Chapter Ten: Tu Tập Triệt Tiêu Hành Động Dâm Dục Nơi Thân & Tâm Ý Cultivation in Cancellation of the Action of fornication in the Body & Mind  
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Thân Hành Niệm Tu Tập—Cultivation of Mindfulness of the Body
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Tu Tập Chánh Niệm Nơi Thân Cũng Là Đang Tu Tập Trí Huệ Giác Ngộ Và Giải Thoát—Cultivating Mindfulness on the Body Is Cultivating The Wisdom  of Enlightenment and Emancipation 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Tu Tập Thân Theo Tinh Thần Bồ Tát—Cultivation of the Body In the Spirit of Great Enlightening Beings  
Phần Ba—Part Three: Tu Tập Khẩu Trong Phật Giáo—Cultivation of the Mouth in Buddhism  
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Tu Tập Khẩu Nghiệp—The Cultivation of the Karma of the Mouth  
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Phản Tỉnh Khẩu Nghiệp—Action With the Speech  
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Hành Giả Tu Tập Chánh Ngữ Nơi Khẩu—Practitioners Cultivate Right Speech In the Mouth 
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Tu Tập Xóa Bỏ Vọng Ngữ Nơi Khẩu—Cultivation in Elimination of False Speech in the Mouth  
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Ngữ Nghĩa Của Chư Đại Bồ Tát—Great Bodhisattvas' Languages & Written Words
Phần Bốn—Part Four: Tu Tập Ý Trong Phật Giáo—Cultivation of the Mind in Buddhism 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Những Đám Mây Tập Khí Khiến Tâm Ý Trở Nên U Mê—Clouds of Former Habits Cause Ignorance In the Mind 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Sức Mạnh Của Tâm Ý—The Strength of Mind    
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Tu Tập Ý Nghiệp—The Cultivation of the Karma of the Mind 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Phản Tỉnh Ý Nghiệp—Action With the Mind   
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Hành Giả Tu Tập Chánh Tư Duy Nơi Ý—Practitioners Cultivate Right Thought In the Mind  
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tu Tập Thân & Tâm Ý Bằng Cách Quân Bình Tham Dục—Cultuvation of the  Body & Mind By Balancing Lust 
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Tu Tập Tâm Ý Bằng Cách Quân Bình Sân Hận—Cultivation of the Mind By Balancing Anger 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Tu Tập Xóa Bỏ Kiêu Mạn Nơi Tâm Ý—Cultivation in Elimination of Arrogance in the Mind  
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tu Tập Xóa Bỏ Nghi Hoặc Trong Tâm Ý—Cultivation in Elimination of Doubt in the Mind   
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Tu Tập Xóa Bỏ Tà Kiến Trong Tâm Ý—Cultivation in Elimination of Wrong Views in the Mind  
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Tu Tập Tâm Ý Vô Minh Giúp Chúng Ta Không Làm Nô Lệ Cho Sự Hoạt Động Của Căn Cảnh Thức—Cultivation of the Mind of Ignorance Helps Us Not to Be Slaved to the Operations of Faculties, External States and Consciousnesses 
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Tu Tập Tâm Ý Nhằm Giúp Tuệ Giác Xua Tan Ảo Giác—Cultivation of the Mind Will Help Insight Dispelling Illusions 
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Trong Tu Tập Tâm Ý, Đối Trị Tham Sân SiƯu Tiên Hàng Đầu—In Cultivation of the Mind, Counteracting Greed-Anger-Delusion Is the Priority
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Điều Phục Vọng Tâm Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Tu Tập Tâm Ý—Taming the Deluded Mind Plays An Important Role In Cultivation of the Mind 
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Tu Tập Chánh Niệm Nơi Tâm Là Đang Tu Tập Trí Huệ Giác Ngộ Và Giải Thoát—Cultivating Mindfulness on the Mind Is Also Cultivating the Wisdom of Enlightenment and Emancipation 
Phần Năm—Part Five: Tu Tập Thân-Khẩu-Ý Trong Phật Giáo—Cultivation of the Body-Mouth-Mind in Buddhism 
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Tóm Lược Về Tu Tập Tam Nghiệp Thân Khẩu Ý—A Summary of the Cultivation of Three Karmas of Body, Speech, and Mind 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Tu Tập Thân-Khẩu-Ý Không Phải Là Chuyện Trong Một Ngày Một Bữa—Cultivation of Body-Mouth-Mind Is Not A One-Day Affair 
hương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Tu Tập Thân-Khẩu-Ý Đồng Nghĩa Với Việc Đưa Thập Ác Sang Bờ Thập Thiện—Cultivation of Body-Mouth-Mind Is Synonymous With Ferrying the Ten Evil Actions to the Shore of the Ten Meritorious Deeds 
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Tu Tập Thân Khẩu Ý Cũng Là Đang Hành Trì Ngũ Giới—Cultivation of Body-Mouth-Mind Also Means to Practice the Five Precepts 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Tu Tập Sám Hối Tam Nghiệp Thân-Khẩu-Ý—Cultivation of Repentance on the Three Karmas of Body-Mouth-Mind 
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Tu Tập Thân-Khẩu-Ý Có Nghĩa Là Tu Tập Chư Căn—Cultivation of body-Mouth-Mind Means Cultivation of Sense-Organs 
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Cố Gắng Điều Phục Thân-Khẩu-Ý Để Giảm Thiểu Khổ Đau Phiền Não—Try to Control the Body-Mouth-Mind to Reduce Sufferings & Afflictions  
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Sự Tu Tập Thật Sự Chắc Chắn Sẽ Dẫn Tới Chuyển Nghiệp Thân-Khẩu-Ý—A Real Cultivation Will Surely Lead to Changes of Karmas of Body-Mouth-Mind 
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Tu Tập Thân Khẩu Ý Theo Thiền Tông—Cultivation of Body-Mouth-Mind in Zen Schools 
Phần Sáu—Part Six: Phụ Lục—Appendix 
Phụ Lục A—Appendix A: Hai Cách Tu Hành—Two Kinds of Cultivation 
Phụ Lục B—Appendix B: Ba Cách Tu Hành—Three Kinds of Cultivation 
Phụ Lục C—Appendix C: Chuẩn Bị Tu Tập Những Con Đường Thánh Trong Phật Giáo—Preparation for Developping the Noble Paths in Buddhism  
Phụ Lục D—Appendix D: Tám Yếu Tố Tập Trung Tư Tưởng—Eight Factors of Yoga Abstraction   
Phụ Lục E—Appendix E: Mười Tám Pháp Tuệ Quán—Eighteen Kinds of Insight Contemplation for Ultimate Reality 
Phụ Lục F—Appendix F: Những Thứ Cần Làm & Những Thứ Không Nên Làm—Things A Buddhist Should Always Do & Things A Buddhist Should Never Do 
Phụ Lục G—Appendix G: Tu Là Chuyển Nghiệp—Cultivation Means Changing the Karma 
Phụ Lục H—Appendix H: Có Nên Đợi Đến Hưu Trí Rồi Hẳn Tu Hay Không?—Should We Wait Until After Retirement to Cultivate?  
Phụ Lục I—Appendix I: Trí Huệ Của Chư Phật & Chư Bồ Tát Trong Kinh Điển Phật Giáo—Buddhas' and Bodhisattvas' Wisdoms in Buddhist Scriptures  
Phụ Lục J—Appendix J: Bốn Cửa Đi Vào Tri Kiến Phật—Four Doors of the Enlightened Knowledge  
Phụ Lục K—Appendix K: Vô Minh & Trí Tuệ—Ignorance & Wisdom 
Phụ Lục L—Appendix L: Người Trí—Wise Man
Phụ Lục M—Appendix M: Mười Điều Tâm Niệm Của Người Phật Tử—Ten Non-Seeking Practices for Buddhists
Phụ Lục N—Appendix N: Tâm Phàm Phu—Ordinary People's Mind 
Phụ Lục O—Appendix O: Tâm Của Bậc Thánh—The Sainted Minds 
Phụ Lục P—Appendix P: Nhàn Cư Thập Thiện—Ten Wholesome Advantages of a Hermitage 
Phụ Lục Q—Appendix Q: Cuộc Sống Của Chúng Ta Chính Là Cuộc Sống Này—Our Life Is Always Just This Life  
Phụ Lục R—Appendix R: Người Phật Tử Nên Luôn Để Cho Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Đời Sống Hằng Ngày—Buddhists Should Let the Sorrowless Flowers Always Bloom In Our Daily Life 
Phụ Lục S—Appendix S: Triết Lý Sống Động Về Cuộc Sống Của Người Phật Tử Thuần Thành—Devout Buddhists' Living Philosophy On Life  
Tài Liệu Tham Khảo—References  
 
 

Lời Đầu Sách

 _____________________________________________


Theo Phật giáo, tu tập thân-khẩu-ý cũng đồng nghĩa với việc đóng bớt phần nào sáu cánh cửa luân hồi, vì mọi thứ trên đời này đều do ba thứ thân-khẩu-ý tạo tác. Vì vậy, điều phục được thân-khẩu-ý cũng đồng nghĩa với việc tránh xa được sáu nẻo luân hồi. Cũng theo Phật giáo, nơi thân có ba thứ cần được điều phục hay ba giới về thân. Thứ nhất là không sát sanh: Chúng ta chẳng những không phóng sanh cứu mạng, mà ngược lại còn tiếp tục sát sanh hại mạng nữa, chẳng hạn như đi câu hay săn bắn, vân vân. Thứ nhì là không trộm cắp: Chúng ta chẳng những không bố thí cúng dường, mà ngược lại còn lại tiếp tục ích kỷ, keo kiết, trộm cắp nữa. Thứ ba là không tà dâm: Chúng ta chẳng những không đoan trang, chánh hạnh, mà ngược lại còn tiếp tục tà dâm tà hạnh nữa. Nơi khẩu có bốn thứ cần được điều phục hay bốn giới cần phải giữ gìn. Thứ nhất là không nói dối: Chúng ta chẳng những không nói lời ngay thẳng chơn thật, mà ngược lại luôn nói lời dối láo. Thứ nhì là không nói lời đâm thọc: Chúng ta không nói lời hòa giải êm ái, mà ngược lại luôn nói lưỡi hai chiều hay nói lời xấu ác làm tổn hại đến người khác. Thứ ba là không chửi rủa: Chúng ta chẳng những không nói lời ôn hòa hiền dịu, mà ngược lại luôn nói lời hung ác như chữi rũa hay sỉ vả. Thứ tư là không nói lời vô tích sự: Chúng ta không nói lời chánh lý đúng đắn, mà ngược lại luôn nói lời vô tích sự. Nơi ý  có ba thứ cần được điều phục hay ba giới về ý. Thứ nhất là không  ganh ghét: Chúng ta không chịu thiểu dục tri túc, mà ngược lại còn khởi tâm tham lamganh ghét. Thứ nhì là không xấu ác: Chúng ta chẳng những không chịu nhu hòa nhẫn nhục; mà lại còn luôn sanh khởi các niềm sân hận xấu ác. Thứ ba là không bất tín: Chúng ta chẳng những không tin luật luân hồi nhân quả; mà ngược lại còn bám víu vào sự ngu tối si mê, không chịu thân cận các bậc thiện hữu tri thức để học hỏi đạo pháptu hành. Trong tu tập Phật giáo, vấn đề điều phục tâm ý là vô cùng quan trọng. Thường thì tâm có nghĩa là tim óc. Tuy nhiên, trong Phật giáo, tâm không chỉ có nghĩa là bộ óc và trí tuệ; mà nó còn có nghĩa là “Thức” hay quan năng của tri giác, giúp ta nhận biết một đối tượng cùng với mọi cảm thọ của nó liên hệ đến cái biết này. Như vậy tu tâm chính là pháp môn “Tứ Chánh Cần” mà Đức Phật đã dạy: Tu tâm là cố làm sao diệt trừ những bất thiện đã sanh; những bất thiện chưa sanh thì giữ cho chúng đừng sanh. Đồng thời cố gắng nuôi dưỡngcủng cố những thiện tâm nào chưa sanh. Đối với hành giả, tự kiểm soát mình là yếu tố chính dẫn đến hạnh phúc. Đó chính là năng lực nằm sau tất cả mọi thành tựu chân chính. Nhất cử nhất động mà thiếu sự tự kiểm soát mình sẽ không đưa mình đến mục đích nào cả. Chỉ vì không tự kiểm được mình mà bao nhiêu xung đột xảy ra trong tâm. Và nếu những xung đột phải được kiểm soát, nếu không nói là phải loại trừ, người ta phải kềm chế những tham vọngsở thích của mình, và cố gắng sống đời tự chế và thanh tịnh. Ai trong chúng ta cũng đều biết sự lợi ích của việc luyện tập thân thể. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn nhớ rằng chúng ta không chỉ có một phần thân thể mà thôi, chúng ta còn có cái tâm, và tâm cũng cần phải được rèn luyện. Rèn luyện tâm hay thiền tậpyếu tố chánh đưa đến sự tự chủ lấy mình, cũng như sự thoải máicuối cùng mang lại hạnh phúc. Đức Phật dạy: “Dầu chúng tachinh phục cả ngàn lần, cả ngàn người ở chiến trường, tuy vậy người chinh phục vĩ đại nhất là người tự chinh phục được lấy mình.” Chinh phục chính mình không gì khác hơn là tự chủ, tự làm chủ lấy mình hay tự kiểm soát tâm mình. Nói cách khác, chinh phục lấy mình có nghĩa là nắm vững phần tâm linh của mình, làm chủ những kích động, những tình cảm, những ưa thích và ghét bỏ, vân vân, của chính mình. Vì vậy, tự điều khiển mình là một vương quốc mà ai cũng ao ước đi tới. Ngược lại, tệ hại nhất đối với con người nói chung và hành giả tu Phật nói riêng, là tự biến mình thành nô lệ của dục vọng. Nói tóm lại, theo Phật giáo, kiểm soát thân-khẩu-ý là mấu chốt đưa đến cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc, cũng như cuộc tu giác ngộgiải thoát. Nó là vua của mọi giới hạnh và là sức mạnh đằng sau mọi sự thành tựu chân chánh. Chính do thiếu kiểm soát thân-khẩu-ý mà các xung đột khác nhau đã dấy lên trong tâm chúng ta. Nếu chúng ta muốn kiểm soát thân-khẩu-ý, chúng ta phải học cách buông xả những khát vọng và khuynh hướng của mình và phải cố gắng sống biết tự chế, khắc kỷ, trong sạchđiềm tĩnh. Chỉ khi nào ba gọng kềm thân-khẩu-ý của chúng ta được chế ngự và hướng vào con đường tiến hóa chân chánh, lúc đó thân-khẩu-ý của chúng ta mới trở nên hữu dụng cho người sở hữu nó và cho xã hội. Ngược lại, thân-khẩu-ý loạn động, phóng đãng là gánh nặng cho cả chủ nhân lẫn mọi người. Nói tóm lại, theo quan điểm Phật giáo, tất cả những sự tàn phá trên thế gian nầy đều tạo nên bởi những con người không biết chế ngự thân-khẩu-ý của mình.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Tu Tập Thân Khẩu Ý Theo Quan Điểm Phật Giáo” này không phải là một tập sách nói về giáo lý tu tập thâm sâu của nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những lời Phật dạy về giáo pháp tu tập căn bản và những lợi lạc của sự tu tập Thân-Khẩu-Ý trong Phật giáo. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậtđạt được trí huệ giác ngộ giúp chúng ta đạt được cứu cánh thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Tu Tập Thân Khẩu Ý Theo Quan Điểm Phật Giáo” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý căn bản về tu tập Thân-Khẩu-Ý trong nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 

Cẩn đề,

 Thiện Phúc

 

 

Preface

 _________________________________________________


According to Buddhism, to cultivate the body-mouth-mind also means closing parts of the doors to the rebirth cycle, for everything in this world happens due to the acting of body-mouth-mind. So, control the body-mouth-mind means steering away from six doors leading to the rebirth cycle. Also according to Buddhism, with the body, there are three things that need be brought into submission or three commandments dealing with the body. First, not to kill or prohibiting taking of life: We do not free trapped animals; but, in contrast, we continue to kill and murder innocent creatures, such as fishing, hunting, etc. Second, not to steal or prohibiting stealing: We do not give, donate, or make offerings; but, in contrast, we  continue to be selfish, stingy, and stealing from others. Third, not to commit adultery or prohibiting commiting adultery: We do not behave properly and honorably; but, in contrast, we continue to commit sexual misconduct or sexual promiscuity. With the mouth, there are four things that need be brought into submission or four commandments dealing with the mouth. First, not to lie: We do not speak the truth; but, in contrast, we continue to lie and speak falsely. Second, not to exaggerate: We do not speak soothingly and comfortably; but, in contrast, we continue to speak wickedly and use a double-tongue to cause other harm and disadvantages. Third, not to abuse: We do not speak kind and wholesome words; but, in contrast, we continue to speak wicked and unwholesome words, i.e., insulting or cursing others. Fourth, not to have ambiguous talk. We do not speak words that are in accordance with the dharma; but, in contrast, we continue to speak ambiguous talks. With the mind, there are three things that need be brought into submission or three commandments dealing with the mind. First, not to be covetous: We do not know how to desire less and when is enough; but we continue to be greedy and covetous. Second, not to be malicious: We do not have peace and tolerance toward others; but, in contrast, we continue to be malicious and to have hatred. Third, not to be unbelief: We do not believe in the Law of Causes and Effetcs, but in contrast we continue to attach to our ignorance, and refuse to be near good knowledgeable advisors in order to learn and cultivate the proper dharma. In Buddhist cultivation, discipline the Mind in Buddhism is extremely important. Usually the word “mind” is understood for both heart and brain. However, in Buddhism, mind does not mean just the brain or the intellect; mind also means consciousness or the knowing faculty, that which knows an object, along with all of the mental and emotional feeling states associated with that knowing. Thus, cultivating the mind means practicing the “four great efforts” in the Buddha’s teachings: We try to diminish the unwholesome mental states that have already arisen and to prevent those that have not yet arisen from arising. At the same time, we make effort to strengthen those wholesome mental states that are already developed, and to cultivate and develop the wholesome states that have not yet arisen. For practitioners, control of the self or of one’s own mind is the key to happiness. It is the force behind all true achievement. The movement of a man void of control are purposeless. It is owing to lack of control that conflicts of diverse kinds arise in man’s mind. And if conflicts are to be controlled, if not eliminated, man must give less rein to his longings and inclinations and endeavor to live a life self-governed and pure. Everyone is aware of the benefits of physical training. However, we should always remember that we are not merely bodies, we also possess a mind which needs training. Mind training or meditation is the key to self-mastery and to that contentment which finally brings happiness. The Buddha once said: “Though one conquers in battle thousand times thousand men, yet he is the greatest conqueror who conquers himself.” This is nothing other than “training of your own monkey mind,” or “self-mastery,” or  “control your own mind.” In other words, it means mastering our own mental contents, our emotions, likes and dislikes, and so forth. Thus, “self-mastery” is the greatest kingdom a man can aspire unto. On the contrary, to be subject to our own passions is the most grievous slavery, for human beings in general and for practitioners in Buddhist cultivation in particular. In short, according to Buddhism, the control of the body-mouth-mind is the key to a life of peace, mindfulness and happiness, and to a cultivation leading to enlightenment and emancipation. It is the king of virtues and the force behind all true achievement. It is owing to lack of control that various conflicts arise in man’s body-mouth-mind. If we want to control them we must learn to give free to our longings and inclinations and should try to live self-governed, pure and calm. It is only when the three prongs of body-mouth-mind are controlled that they becomes useful for its pocessor and for others. In short, in Buddhist point of view, all the havoc happened in the world is caused by men who have not learned the way of control of   the body-mouth-mind.

This little book titled “The Cultivation of Body-Speech-Mind in Buddhist Point of View” is not a profound Buddhist teachings on cultivation, but a book that simply points out the basic Buddha's teachings on cultivation and the benefits of learning and cultivation of Body-Speech-Mind in Buddhism. Devout Buddhists should always remember that the goal of any Buddhist cultivator is to achieve the wisdom of liberation that helps us achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths that is to reach the state of mind of a Nirvana right in this very life. The journey from man to Buddha still demands continuous efforts with right understanding and practices. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “The Cultivation of Body-Speech-Mind in Buddhist Point of View” in Vietnamese and English to spread basic teachings on cultivation of Body-Speech-Mind in Buddhist teachings to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

                                                                                        Respectfully,

                                                                                        Thiện Phúc






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/04/2024(Xem: 263)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.