Nhặt Lá Bồ Đề Tập 2 | Picking Up Bodhi Leaves Volume 2 (Song ngữ Vietnamese-English Ebook PDF)

15/03/20243:58 SA(Xem: 1427)
Nhặt Lá Bồ Đề Tập 2 | Picking Up Bodhi Leaves Volume 2 (Song ngữ Vietnamese-English Ebook PDF)

ZEN MASTER THÍCH THANH TỪ
NH
T LÁ B ĐỀ - TP 2
 
PICKING UP BODHI LEAVES -  VOLUME 2

Sách Song Ngữ Việt – Anh
Translated into English by Nguyên Giác
THƯ VIỆN  HOA SEN
nhat la bo de tap 2
PDF icon (4)NHẶT LÁ BỒ ĐỀ - TẬP 2 SONG NGỮ VIỆT-ANH


LỜI ĐẦU SÁCH

Tập “Nhặt Lá Bồ Đề II” cũng do các Thiền sinh ghi lại lời giảng dạy của Thầy Viện Chủ tại Tu Viện Chơn Không.

Tập này phần nhiều chúng tôi ghi tài liệu trích giảng trong các bộ Kinh A Hàm. Lý do là sau mùa An Cư năm 1985, nhân dịp rảnh rổi Thầy Viện Chủ nghiên cứu tạng Kinh Pali của Phật giáo Nguyên Thủy (do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch ra chữ Việt), sau những buổi chiều nghỉ ngơi, Thầy thường thuật tóm lược lại, nhơn đó chúng tôi xin ghi vào đây để làm tài liệu nghiên cứu tu học.

Có người thắc mắc tại sao Thầy Viện Chủ nghiên cứu và giảng dạy kinh điển giáo lý Tiểu Thừa? Chúng ta chớ có thành kiến như vậy. Bởi vì giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy gồm trong bốn bộ Kinh A Hàm (Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A HàmTăng Nhất A Hàm) đã nói lên đầy đủ căn bản giáo lý của Đại ThừaTiểu Thừa Phật Giáo. Dụ như pháp Tứ Đế, lý Nhân Quả, lý Nhân Duyên v.v... Chẳng những Phật dạy hàng Tiểu ThừaĐại Thừa cũng từ đây mà đi đến giải thoát. Nghĩa là Đại Thừa hay Tiểu Thừa cũng từ nơi cảm nhận lẽ khổ của thế gian rồi truy tầm đến nguyên nhân của khổ từ đó diệt trừ nguyên nhân khổ với con đường Chánh trí tuệ, nhân khổ đã hết tức là giải thoát. Thế nên Khổ ĐếTập Đếđi theo chiều duyên khởi, còn Diệt ĐếĐạo Đếtrở về Tánh Không. Do đó Tánh Không của Bát Nhã cũng là khai triễn từ lý Nhân Duyên mà ra chớ không có gì lạ cả.

Cho nên mặc dù trong bốn bộ A Hàm, Phật không đề cập đến lý Pháp thân, Chân như, Phật tánh v.v... như các Kinh điển Đại Thừa, nhưng về căn bản xây dựng tinh thần giác ngộ giải thoát không thiếu. Phương pháp Phật dạy ở đây rất gần gũi với sự sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Do đó mà Thầy Viện Chủ nghiên cứu và giảng dạy những bộ Kinh này.

Ngoài phần giáo lý Kinh A Hàm, chúng tôi còn trích thêm những tài liệu Thầy giảng dạy qua kinh điển Đại ThừaThiền Tông trong những năm qua để bổ túc cho phần kinh trước.

Mong rằng tập sách nhỏ này sẽ giúp quí vị và chúng tôi một ít tài liệu nghiên cứu Phật pháp đúng với đường lối tu tập của Tu Viện qua sự hướng dẫn của Thầy Viện Chủ. Nhất là học được những điều kinh nghiệm tu tập hàng ngày Thầy đã từ bi chỉ dạy cho chúng ta.

Viết tại Tu Viện Chơn Không Ngày Trọng Đông năm Ất Sửu 1985

Thay mặt các Thiền sinh
Thích Phước Hảo

FOREWORD

 

This second volume, titled "Picking Up Bodhi Leaves II," was also written by Zen students who recorded the teachings of the Abbot of Chơn Không Monastery.

In this volume, we mainly recorded material quoted from the Āgama Sutras. After the retreat season in 1985, during the Abbot Master's leisure time, he meticulously read the Pali Canon of Theravada Buddhism (translated into Vietnamese by Venerable Thích Minh Châu). After afternoons of rest, he often summarized his narration, which we then transcribed here for study and practice materials.

Some people wonder why the Abbot studied and taught the classic Hinayana teachings. We should not have such prejudices. The early Buddhist teachings included in the four sets of Agama Sutras (Long Discourses ["Trường A Hàm"], Middle-length Discourses ["Trung A Hàm"], Connected Discourses ["Tạp A Hàm"], and Numbered Discourses ["Tăng Nhất A Hàm"]) fully express the basic teachings of Mahayana and Hinayana Buddhism. For example, the Four Noble Truths, the principle of Cause and Effect, the principle of Dependent Origination, etc. Not only did the Buddha teach the Hinayana, but the Mahayana also practiced from here to liberation.

This implies that both Mahayana and Hinayana traditions begin by acknowledging the suffering in the world and then proceed to investigate the root cause of suffering. Subsequently, they aim to eradicate the cause of suffering through the practice of Right Wisdom. When the cause of suffering is gone, that is liberation. Therefore, the Truth of Suffering and the Truth of Origin belong to the concept of dependent origination, while the Truth of Cessation and the Truth of Path belong to the notion of Emptiness. Therefore, the Emptiness of Prajna is also developed from the principle of cause and effect, and there is nothing strange about it.

Therefore, although the Buddha did not mention the principles of Dharmakaya, True Suchness, Buddha nature, etc., in the four sets of Agama Sutras as in the Mahayana Sutras, he essentially instilled the spirit of enlightenment and liberation. The method that Buddha taught is very closely related to our daily activities. Therefore, the Abbot studied and taught these sutras.

In addition to the teachings of the Agama Sutras, we also refer to supplementary texts from the Mahayana and Zen scriptures that the Master has taught in recent years.

Hopefully, this book will provide readers and us with materials to study Buddhism in accordance with the monastery's practice path under the guidance of the Abbot. And most importantly, we will learn from the daily practice experiences that the Master has compassionately taught us.

Written at Chơn Không Monastery on the Great Winter Day of the Year Ất Sửu, 1985.

On behalf of the Zen students.

THÍCH PHƯỚC HẢO

 

 

MỤC LỤC | CONTENTS

 

Lời Đầu sách | Foreword 
Part I: Dharma Talks on Early Buddhist Discourses | Phần I: Trích Giảng Kinh A Hàm
Part II: Dharma Talks | Phần II: Luận Diễn Giảng
Part III: Questions And Answers | Phần III:Vấn Đáp
Part IV: Dharma Talks on Zen Anecdotes | Phần IV: Trích Giảng Thiền Sử
Part V: Poems And Verses | Phần V: Thơ Kệ 


Xem tập trước:
Nhặt Lá Bồ Đề Tập 1 Picking Up Bodhi Leaves Volume 1 (Song ngữ Vietnamese-English Ebook PDF)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/04/2024(Xem: 265)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.