Lời Nói Đầu

09/04/201112:00 SA(Xem: 5200)
Lời Nói Đầu


THIỀN SƯ TRUNG HOA TẬP HAI

H.T Thích Thanh Từ
Tu Viện Chơn Không 1971
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành - PL. 2534 - 1990


LỜI NÓI ĐẦU

Tập II Thiền sư Trung Hoa này, chúng tôi chú mục vào Ngũ gia Tông phái. Muốn độc giả thấy rõ sự kế thừa của năm Tông phái, chúng tôi soạn dịch những vị có trọng trách trong việc truyền bá sau này, với những vị tuy không quan trọng mà vẫn có mặt trong việc kế thừa của tông phái ấy. Còn lắm vị có nhiều đặc sắc, nhưng không phải nằm trong hai điều kiện trên chúng tôi lược bớt.

Sử chư Thiền đức ở Trung hoa còn quá nhiều, song chúng tôi chỉ soạn dịch đến đây tạm ngưng. Thấy rằng độc giả cần tìm hiểu đạo lý thâm sâu và những gương cao đẹp, qua bấy nhiêu vị ấy cũng đã đủ lắm rồi. Nếu cố dịch nhiều thêm nữa, chỉ có thêm người thêm lời, chớ đạo lý cũng không có gì khác lạ. Cốt chúng ta lãnh hội được thâm lý qua lời nói hành động của các ngài, không phải cần đọc nhiều để thêm kiến giải.

Sở nguyện chúng tôi soạn dịch các tập sử này nhằm vào những người đang tu thiền mà không biết nguồn gốc manh mối thiền thế nào, và những người ngưỡng mộ Thiền tông mà không đủ phương tiện tham khảo. Chớ chúng tôi không cung ứng theo xu hướng những người đọc sách thiền để tỏ ra mình là trí thức.

Chúng tôi được biết hiện thờiphong trào giới trí thức trẻ tuổi tìm hiểu thiền. Bởi muốn tìm hiểu thiền nên quyển sách nào nói về thiền mà dễ hiểu thì độc giả đông nhất. Song những quyển sách chúng tôi soạn dịch đây thật là cô đọng khô khan, hẳn độc giả không hài lòng và sẽ ít người mó tới. Biết trước số phận của nó là thế, nhưng chúng tôi vẫn giữ nguyên lập trường cũ không đổi thay. Bởi vì Thiền là một phương pháp tu cao tột, những kẻ căn cơ chậm lụt, ý chí yếu kém khó mà tu nổi. Nên chi, chư Tổ dùng lời khó khăn để lọc lựa người.

Chư Tổ đã biết chúng sanh có bệnh khinh thường, hèn nhát và dễ chán. Dù một vật quí vô giá mà trao cho họ một cách dễ dàng, họ sẽ khinh thường, đã khinh thường thì dễ quên mất. Cho nên các ngài khéo dùng những lời lẽ bí yếu, những hành động lạ thường, khiến người lãnh nhận những lời ấy phải chết sống với nó năm mười năm rồi sẽ ngộ. Một khi ngộ, suốt đời không lúc nào quên lãng. Đó là một đặc điểm trong Thiền tông.

Thiền tông cốt dạy người làm Tổ làm Phật, chớ không phải chỉ dạy tu phước đức cõi người cõi trời. Làm Tổ làm Phật đâu phải là việc dung dị. Cho nên, người bước vào cửa thiền phải là sư tử con phải gầm phải hét, không phải như những con nai tơ nhút nhát kia. Vì thế, một Thiền sinh khi ngộ đạo thường có những hành động xem như ngang ngược đối với bậc thầy. Nhưng với con mắt Thiền sư thấy thế rất hài lòng, biết đệ tử mình đã thoát khỏi vòng khuôn sáo, tập quán.

Con đường làm Tổ, làm Phật xa diệu vợi và đầy gian nguy, nếu con người dễ chán làm sao tiến đến mục đích cứu kính. Vì thế, cần có những con người sắt đá, dù thân nát mà chí không mòn, mới đủ tư cách đảm đang trọng trách này. Phải vượt khỏi đầu sào trăm trượng, phải buông tay đi trên vực thẳm đó là lời thường nhắc của các Thiền sư.

Như thế, những câu nói điếc tai của các ngài không phải không chỗ nhằm. Nếu chúng ta cố giải thích cho nó dễ hiểu, đâu không phản bội lại các ngài. Nhiều vị Đại đức tăng hiện tại thường nói: “người tu thiền dễ rơi vào chấp không”. Câu nói này, đứng về phương diện cảnh tỉnh thì quí giá, đứng về phương diện chân thật thì sai lầm. Vì Thiền là phá chấp, còn chấp không làm sao gọi là hội thiền, đã không hội thì lấy gì mà tu. Như thế, nói người tu thiền chấp không thật không thể có.

Tuy nhiên, vẫn có một số người không hội được thâm lý của thiền, chỉ nói thiền qua ngôn ngữ rồi sanh bệnh cố chấp. Như hiện tại có một số thanh niên trí thức đọc sách thiền thấy nói “không có thiện không có ác”, liền chấp rằng mọi hành động đều không. Họ không hiểu Thiền nói “không thiện không ác” là cố phá chấp có hai, tương đối. Bởi vì mầm gốc sanh tử luân hồi là tâm yêu ghét. Còn khen ngợi thiện là yêu thiện, còn mạt sát ác là ghét ác. Yêu ghét còn làm sao giải thoát sanh tử.



Hơn nữa, yêu mà xa thì khổ, ghét mà gặp cũng khổ. Thế thì tu đến bao giờ mới hết khổ? Cho nên, khi nói không thiện không ác là lúc tâm đã bình đẳng như như. Tuy nói không thiện mà lúc nào cũng làm tất cả việc lành. Tuy nói không ác mà lúc nào cũng xa lìa tất cả tội lỗi. Đó là tư cách của người đạt được lý thiền. Khổ thay! hiện tại người ta không hiểu như thế, nói không thiện không ác để rồi ăn xổi ở thì, hay thậm tệ hơn là làm tất cả việc ác.

Hoặc đọc sách thiền thấy các Thiền đức nói “đói thì ăn, mệt thì ngủ” họ mặc tình buông lung theo bản năng, ưng nói thì nói ưng làm thì làm, không cần biết phải quấy tốt xấu. Đó là hạng người sa đọa tột độ, mượn lời nói của thiền để nuôi dưỡng những tham vọng điên cuồng của họ. Khi các Thiền đức nói “đói thì ăn mệt thì ngủ” là tâm các ngài đã sạch vọïng tưởng, mọi hành động đều hợp với đạo. Như nước đã lọc sạch rồi thì san sớt cách nào cũng là nước trong. Tâm đã thanh tịnh thì mọi hành động đều là diệu dụng.

Thiền cốt dạy tu chớ không phải lý thuyết suông. Thế nên, các vị Thiền sư sau khi hội thiền, liền lên núi vào rừng ở năm năm mười năm có khi hai ba mươi năm. Do sự luyện lọc ấy mới gột sạch hết vọng tưởng, tâm thể như như, tự tại trong việc sanh tử. Cốt tủy của đạo Phậtgiác ngộ nguồn gốc sanh tửgiải thoát chúng. Thiền sư đã thực hiện được điều đó trong đời sống hiện tại. Ưng sống các ngài sống, ưng chết các ngài chết. Đó là bằng chứng cụ thể nói lên sự trung thực của Thiền đối với đạo Phật.

Thiền dạy người tu một cách thực tế, tìm lại “bản lai diện mục” của mình. Bởi quá thực tế nên người ta không hiểu nổi, con người là hướng ngoại, con ngườicầu xin, con ngườiỷ lại. Ở đây Thiền đập tan ba tánh ươn hèn ấy. Ba tánh ấy đã chôn vùi chúng ta từ vô lượng kiếp. Chúng ta phải cương quyết quả cảm đập nát chúng, để rồi chúng ta tìm lại cái mặt thật của chúng ta. Chúng ta là chủ nhân ông của chúng ta từ vô lượng kiếp. Chúng ta phải khôi phục lại quyền năng của ông chủ bản hữu nơi chính mình. Đó là chúng ta tu thiền.

Tu thiềnvượt qua những thành quách tập quán, ngôn ngữ, văn tự. Bởi vì những cái ấy đều do vọng tưởng của người đặt ra. Còn mắc kẹt trong ấy là chúng ta còn làm tôi đòi của vọng tưởng, sẽ bị nó lôi chúng ta vào vòng sanh tử liên miên. Dù là những ngôn ngữ văn tự diễn đạt chân lý đi nữa, nó cũng chỉ là chân lý chết. Chúng ta phải sống với chân lý linh hoạt hiện hữu nơi chúng ta. Chân lý ấy không cho phép chúng ta mắc kẹt bất cứ cái gì bên ngoài, dù là tập quán của ngàn xưa. Còn mắc kẹt là còn chấp, còn chấp thì không đạt được chân lý viên mãn. Như còn mây che thì không thấy được ánh sáng toàn vẹn của mặt trăng, dù một áng mây mỏng ánh sáng cũng vẫn bị mờ.

Đạo lý thiền là đạo lý tu chứng. Có tu chứng mới gọi là thiền, không tu chứng mà nói thiền, ấy gọi là “khẩu đầu thiền”, thiền ngoài môi. Tuy nhiên, tu chứng mà không có tướng tu chứng. Còn thấy có tướng tu chứng thì gọi là bệnh, chớ chẳng phải thiền. Có lắm người nghe nói tu thiền liền hỏi đã chứng gì chưa, thế là không hiểu gì về thiền. Người tu thiền mà khoe mình chứng quả này quả nọ, ấy là ma chớ không phải Thiền sư. Thiền sư là những người thâm trầm, tám gió thổi không lay, tự tại trước ngưỡng cửa sanh tử.

Mong khi đọc những tập sử của chúng tôi soạn dịch, độc giả sẽ phát minh được “bản lai diện mục” của chính mình. Bằng chưa phát minh được, độc giả hãy bám vào một câu nào không hiểu để sống chết với nó, một ngày kia sẽ phát minh được.

Kính ghi
THÍCH THANH TỪ
Tu viện CHÂN KHÔNG, Đầu mùa đông 1972

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2023(Xem: 4124)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.