PHẦN I
PHỤ LỤC 2
DẬT VĂN TỪ HUỆ THÔNG VÀ PHẠM VIỆP
Kể từ ngày Tokiwa Daijo phát hiện ra Bác di hạ luận của Huệ Thông có những văn cú tương đương với Lý hoặc luận và kết luận tác giả của Lý hoặc luận không ai khác hơn là Huệ Thông, những nhà nghiên cứu về sau, đặc biệt Pelliot và Fujui Kojun, đã phê phán mạnh mẽ quan điểm vừa nêu của Tokiwa. Tuy nhiên, nếu Huệ Thông không phải là tác giả của Lý hoặc luận, và Bác di hạ luận của ông lại có những văn cú nhất trí với Lý hoặc luận, thì rõ ràng Huệ Thông phải rút những văn cú nhất trí ấy chắc chắn từ Lý hoặc luận, chứ không đâu khác.
Đây là một bút pháp phổ biến không chỉ vào thời Huệ Thông mà còn về trước nữa. Cụ thể là Khương Tăng Hội viết An ban thủ ý kinh tự. Chỉ một đoạn ngắn: “Dư sinh mạt tung, thỉ năng phụ tân, khảo tỷ trở lạc, tam sư điêu táng, ngưỡng chiêm vân nhật, bi vô chất thọ, quyện ngôn cố chi, san nhiên xuất thế”, ta đã tìm thấy gần một nửa là rút từ các sách khác, tức tám câu bốn chữ, thì 3 câu rút từ Lễ ký và Kinh thi [59]. Đó là “năng phụ tân” của Lễ ký chính nghĩa 5 tờ 9a11 và “quyện ngôn cố chi, san nhiên xuất thế” từ bài thơ Đại đông của Mao thi chính nghĩa 13/1 tờ 4b3.
Vấn đề do thế là cần trích lại hết những văn cú nhất trí vừa nói trong Bác Di hạ luận, để làm nguồn tư liệu hiện biết về Mâu Tử vào thế kỷ thứ V, ngoài Minh Phật luận của Tôn Bính và Hậu Hán thư của Phạm Việp (398-445). Công tác này trước đây chưa được một nhà nghiên cứu nào quan tâm. Bản Bác di hạ luận chúng tôi dùng cũng nằm trong Hoằng Minh tập 7 ĐTK 2102 tờ 45b26-47a8.
BÁC DI HẠ LUẬN
1. Tờ 45c26-27: Thiên Trúc, thiên địa chi trung, Phật giáo sở xuất giả dã.
2. Tờ 45c29-46a2: Thí do trì biều, dục giảm giang hải, trắc chưỡng dĩ tệ nhật nguyệt, bất năng tổn giang hải chi tuyền, yếm nhật nguyệt chi minh dã.
3. Tờ 46a17-20: Tích Công Minh Nghi vi ngưu đàn Thanh giốc chi tháo, phục thực như cố, phi ngưu bất văn, bất hiệp kỳ nhĩ dã. Chuyển vi văn manh cô độc chi thanh, ư thị phấn nhĩ trạo vỹ, điệp tiệp nhi thính chi. Kim ngô tử sở văn giả, cái văn manh chi âm dã.
4. Tờ 46b7-10: Thí nhược khinh vũ tại cao, ngộ phong tắc phi tế thạch tại cốc, phùng lưu tắc chuyển, Duy Thái sơn bất vi phiên phong sở động bàn thạch bất vi tật lưu sở hồi. Thị dĩ mai lý kiến sương nhi lạc điệp, tùng bá tuế hàn chi bất điêu, tín hĩ.
5. Tờ 46b12-13: Nhược phù Nhan Hồi kiến Đông dã Tất chi ngự trắc kỳ tương bại. Tử Cống quan Trâu Lỗ chi phong, thẩm kỳ tất vong.
6. Tờ 46b23-24: Ngạn viết: Chỉ nam vi bắc, tự vị bất hoặc, chỉ tây vi đông, tự vị bất mông.
LÝ HOẶC LUẬN
Điều 1 tờ 1c25-26: Sở dĩ sinh Thiên Trúc giả, thiên địa chi trung, sử kỳ trung hòa dả.
Điều 28 tờ 5c29-6a1: Do ác biều cô dục giảm giang hải, điệp canh lỗi dục tổn Côn lôn, trắc nhất chưỡng dĩ ế nhật quang.
Điều 26 tờ 5c7-10: Công Minh Nghi vi ngưu đàn Thanh giốc chi tháo, phục thực như cố, phi ngưu bất văn, bất hiệp kỳ nhĩ hĩ. Chuyển vi văn manh chi thanh, cô độc chi minh, tức trạo vỹ phấn nhĩ, điệp tiệp nhi thính thơ lý tử nhĩ.
Điều 35 tờ 6c11-14: Khinh vũ tại cao, ngộ phong tắc phi, tế thạch tại khê, đắc lưu tắc chuyển. Duy Thái sơn bất vi phiêu phong động, bàn thạch bất vi tật lưu di. Mai lý ngộ sương nhi lạc diệp, duy tùng bá chi nan điêu hĩ.
Điều 34 tờ 6c4-6: Nhan Uyên thừa tứ chi nhật, kiến Đông dã Tất chi ngự, tri kỳ tương bại.
Tử Cống quan Trâu Lỗ chi hội, chiếu kỳ sở dĩ táng.
Điều 36 tờ 6c20-21: Mâu Tử viết: Chỉ nam vi bắc, tự vị bất hoặc, chỉ tây vi đông, tự vị bất mông.
7. Tờ 46b25-26: Bộc văn Lão thị hữu, ngũ vị chi giới, nhi vô tuyệt cốc chi huấn hĩ.
8. Tờ 46b26-27: Thị dĩ thiền nga bất thực, quân tử thùy trọng, oa mãng huyệt tàng thánh nhân hà quí.
9. Tờ 46b28-c2: Cố Thuấn hữu Thương Ngô chi phần, Vũ hữu Cối Kê chi lăng, Châu công hữu cải táng chi thiên, Trọng Ni hữu lưỡng doanh chi mộng, Tăng Sâm hữu khải túc chi từ, Nhan Hồi hữu bất hạnh chi thán.
10. Tờ 462-5: Tích giả hữu nhân vị kiến kỳ lân, vấn thường kiến giả viết: “Lân hà loại hồi” Đáp vân:“Lân như lân dã!” Vấn giả viết: “Nhược thường kiến lân tắc bất vấn dã, nhi vân lân như lân, hà da?” Đáp vân: “Lân quẩn thân, ngưu vỹ, lộc đề, mã bối”. Vấn giả nải hiểu nhiên nhi ngộ.
Điều 30 tờ 6a15-16: Ngô quan Lão thị thượng hạ chi thiên, văn kỳ cấm ngũ vị chi giới, vị đổ kỳ tuyệt ngũ cốc chi ngữ.
Điều 36 tờ 6c22-23: Thiền chi bất thực, quân tử bất quí, oa mãng huyệt tàng thánh nhân bất trọng.
Điều 37 tờ 7a4-10: Thuấn hữu Thương Ngô chi sơn, Vũ hữu Cối Kê chi lăng (...),Châu công hữu cải táng chi thiên, Trọng Ni hữu lưỡng doanh chi mộng (...) Tăng Sâm hữu khải túc chi từ, Nhan Uyên hữu bất hạnh đoản mạng chi ký...
Điều 18 tờ 4b19-22: “Tích nhân vị kiến lân, vấn thường kiến giả lân hà loại hồ? Kiến giả viết: “Lân như lân dã”. Vấn giả viết: “Nhược ngô thường kiến lân, tắc bất vấn tử hĩ, nhi vân lân như lân, ninh khả giải tai”. Kiến giả viết: “Lân quẩn thân, ngưu vỹ, lộc đề, mãbối”. Vấn giả hoắc giải
Vậy có mười đoạn văn cú nhất trí giữa Bác di hạ luận và Lý hoặc luận, tối thiểu khi ta căn cứ vào truyền bản Lý hoặc luận của Hoằng Minh tập. Bởi vì có khả năng có những câu khác nữa, nhưng vì truyền bản Lý hoặc luận của Hoằng Minh tập ngày nay không có, nên ta không thể nhận dạng được. Dẫu thế, qua 10 trích dẫn trên, rõ ràng Huệ Thông chịu ảnh hưởng của Mâu Tử khá đậm nét. Đặc biệt quan điểm coi Thiên Trúc, quê hương đức Phật, là trung tâm của trời đất.
Điểm lôi cuốn là qua những trích dẫn, mà không cần ghi tên người như trên, chứng tỏ Huệ Thông đã đọc Lý hoặc luận khá lâu trước khi viết Bác Di hạ luận. Lâu đủ thời gian cho văn phong và tư tưởng của Mâu Tử ngấm sâu vào thịt xương của Huệ Thông để đến khi Thông viết Bác Di hạ luận, văn phong và tư tưởng đó trở thành một bộ phận của văn phong và tư tưởng của Thông. Sự tình này cho phép ta giả thiết Huệ Thông đã đọc Lý hoặc luận trước khi Lục Trừng đưa Lý hoặc luận vào Pháp luận của mình, nghĩa là trước những năm 465.
Thực tế, trước những năm 465 này, Phạm Việp (398-445) khi viết về nước Thiên Trúc trong Hậu Hán thư 118 tờ 10a9-12, đã kể lại giấc mộng Người vàng của Hán Minh đế và bảo là do “thế truyền” (đời truyền lại). Điều mà Việp gọi là thế truyền này, chắc chắn đã đến từ Lý hoặc luận, bởi vì hai mươi năm sau, lúc viết Pháp luận, Lục Trừng (429-4) đã xác nhận Mâu Tử là người đầu tiên chép về truyền thuyết giấc mộng ấy. Cho nên để làm tài liệu tham khảo, chúng tôi cũng cho trích ra đây cùng với trích văn từ Hậu Hán thư của Pháp Lâm trong Phá tà luận quyển thượng ĐTK 2109 tờ 479a1-6, mà chúng tôi đã cho dẫn trước:
“Thế truyền Minh đế mộng kiến kim nhân trưởng đại, đỉnh hữu quang minh, dĩ vấn quần thần. Hoặc viết: Tây phương hữu thần danh viết Phật. Kỳ hình trường trượng lục xích nhi hoàng kim sắc. Đế ư thị khiển sứ Thiên Trúc, vấn Phật đạo Pháp, toại ư Trung Quốc đồ họa hình tượng yên”.
(Đời truyền Minh đế mơ thấy người vàng to lớn đỉnh đầu có ánh sáng, đem hỏi quần thần. Có người nói: “Tây phương có thần tên gọi là Phật, thân cao trượng sáu thước, mà có sắc hoàng kim”. Vua do thế sai sứ đi Thiên Trúc, hỏi đạo Pháp của Phật. Bèn ở Trung Quốc vẽ ra hình tượng.)
Những dật văn từ Huệ Thông và Phạm Việp, chúng tôi cho in riêng ra, vì chúng đã không được trích đích danh Mâu Tử. Tuy thế, do có khả năng chúng đã được rút ra từ Mâu Tử, nên chúng tôi xin ghi lại để làm tài liệu tham khảo.
[48]Dật văn của Lý hoặc luận có cả thảy 15 tác giả và 16 nguồn, đó là: 1. Thế thuyết tân ngữ, 2. Tử sao của Dữu Trọng Dung, 3. Ngọc chúc bảo điển của Đỗ Đài Khanh, 4. Phá tà luận của Pháp Lâm, 5. Biện chính luận của Pháp Lâm, 6. Tập cổ kim Phật đạo luận hành và Quảng Hoằng Minh tập của Đạo Tuyên, 7. Văn tuyển chú của Lý Thiện, 8. Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết của Trạm Nhiên. 9. Lịch đại pháp bảo ký. 10. Bắc sơn lục của Thần Thanh, 11, Thái bình ngự lãm của Lý Phưởng, 12, Quảng vận của Trần Bành Niên, 13. Bắc sơn lục tùy hàm của Đức Khuê, 14. Tam giáo bình tâm luận của Lưu Mật, 15. Chiết nghi luận của Tử Thành và 16. Biện ngụy lục của Tường Mại.
[49]Chu Thúc Ca, Mâu Tử tòng tân, Bắc Bình: II - II Xã tòng thư1.
[50]Dư Gia Tích, Mâu Tử Lý hoặc luận kiểm thảo, trong Dư Gia Tích luận học cận trước I, Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1963 tr. 109-132.
[51]Giáp bản: Thông nhân.
[52]Gb: Năng phi
[53]Gb: Chỉ
[54]Gb: Không
[55]Gb: Chi
[56]Gb: kỳ
[57]Gb: Chư châu.
[58]Chiết nghi luận có nhiều đoạn văn cú thống nhất với Mâu Tử Lý hoặc luận. Nhưng đoạn vừa trích có lẽ vì quá dài nên Tử Thành lại dẫn tên Mâu Tử. Điểm lôi cuốn là ở quyển 5 tờ 816c22-25, Tử Thành lại cho dẫn Mâu Tử và viết: “Mâu Tử nói: Thanh tịnh pháp hạnh kinh nói: Người nước Chấn Đán khó dạy, nên trước sai ba thánh đến giáo hóa, Bồ tát Đại Ca Diếp gọi là Lão Tử, Bồ tát Tịnh Quang Đồng Tử gọi là Trọng Ni, Bồ tát Nho Đồng gọi là Nhan Hồi”. Rồi chua ở dưới: “Văn xuất từ Phá tà luận (...) quyển thượng”. Kiểm Phá tà luận quyển thượng ĐTK 2109 tờ 478c7 và 9-11 có ghi: “Tử thơ Mâu Tử 2 quyển thạnh luận Phật pháp (...) Thanh tịnh pháp hạnh kinh nói: Phật sai ba đệ tử đến Chấn Đán giáo hóa. Bồ tát Nho Đồng, kia gọi Khổng Khâu, Bồ tát Quang Tịnh kia gọi Nhan Hồi, Ma Ha Ca Diếp kia gọi Lão Tử”. Thì rõ ràng Mâu Tử không dính líu gì đến chuyện kinh Thanh tịnh pháp hạnh cả về việc ba đệ tử Phật thành Khổng Tử, Nhan Hồi và Lão Tử. Tuy nhiên, vì Bác di hạ luận của Huệ Thông trong Hoằng Minh tập 7 ĐTK 2102 tờ 45c9-10 có nhắc đến ba đệ tử ấy với câu: “Cho nên kinh nói: Ma Ha Ca Diếp, kia gọi Lão Tử, Quang Tịnh Đồng Tử, kia tên Trọng Ni”. và Bác di hạ luận lại có nhiều đoạn văn cú đồng nhất với Mâu Tử, như Tokiwa Daijo đã nhận ra, cụ thể là những đoạn ở tờ 46a17-20, 46b7-10, 46b11- 12 và 46b23-c6, nên có khả năng Mâu Tử ít nhiều dính líu chăng?
[59]Lê Mạnh Thát, Khương Tăng Hội toàn tập I. Saigon: Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1975.