Thư Viện Hoa Sen

Chương Iii Vua Trần Nhân Tông Và Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc Năm 1285

31/05/201112:00 SA(Xem: 7702)
Chương Iii Vua Trần Nhân Tông Và Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc Năm 1285


TRẦN NHÂN TÔNG

CON NGƯỜITÁC PHẨM
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát 
Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 1999

CHƯƠNG III 
VUA TRẦN NHÂN TÔNG 
VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 

Ta đã thấy ngay vào năm 1279, khi Trần Nhân Tông lên ngôi ở Đại Việt và khi nhà Tống bị tiêu diệtTrung Quốc, Hốt Tất Liệt liền ra lệnh đóng chiến thuyền tiến đánh Đại Việt, ý chừng muốn thừa thắng xông lên, sử dụng đội quân bách chiến bách thắng, đè bẹp sức chiến đấu của dân tộc ta. Tuy nhiên, do rút kinh nghiệm trong cuộc chiến 1258, lần này Hốt Tất Liệt chuẩn bị phương hướng và sách lược kỹ càng hơn với việc cho Toa Đô tiến đánh Chiêm Thành vào năm 1282 để làm gọng kìm phía nam cùng với hai gọng kìm đông bắc và tây bắc, nhằm bóp nát Đại Việt. 

Thực tế ta sẽ thấy cuộc chiến sẽ xảy ra theo hướng đúng như thế, nhưng kết quả hoàn toàn khác. 

Hốt Tất Liệt chuẩn bị cuộc chiến năm 1285 

Sau thất bại của việc áp đặt chính quyền bù nhìn Trần Di Ái lên nước ta vào cùng năm 1282, Hốt Tất Liệt vẫn kiên trì chờ đợi thắng lợi từ chiến trường Chiêm Thành. Nhưng chiến thắng đã không bao giờ xảy ra, như Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 2b2-3 và 2b9-11 đã ghi nhận về sự tan rã của đội quân Toa Đô từ Chiêm Thành chạy về Trung Quốc và “bình chương của Hồ Quảng hành tỉnh là A Lý Hải Nha xin tự thân mình đến bờ biển thu thập đám quân tan rã từ Chiêm Thành”. Quân dân Chiêm Thành đã tiến hành một cuộc kháng chiến trường kỳ, vừa đánh vừa đàm, dìm đội quân Toa Đô trong vũng lầy của chiến tranh du kích tại một đất nước nhiệt đới. 

Chờ mãi không thấy chiến thắng, mà chỉ thấy thư yêu cầu viện binh, Hốt Tất Liệt ngày Đinh Sửu 28 tháng 5 năm Chí Nguyên 21 (1284) đã tước hổ phù của Ô Mã Nhi do thất bại trong khi đem quân đi tiếp viện cho Toa Đô. Rồi đến ngày Mậu Tý 12 tháng 7 năm đó ra lệnh cho con là Thoát Hoan chính thức cầm quân đánh Chiêm Thành như Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 4a8 đã chép. Song đây là một quyết định giả vờ, vì đối tượng xâm lược chủ yếu của Thoát Hoan không phải là Chiêm Thành, mà chính là Đại Việt. Cũng chính trong ngày Mậu Tý ấy, phái bộ của trung lượng đại phu Nguyễn Đạo Học do vua Trần Nhân Tông cử đi đem phương vật biếu vua Nguyên, đồng thời để dò xét tình hình. Đó cũng là ngày vua Nguyên cho phái bộ Lê Anh của ta về nước. 

Hốt Tất Liệt cho tổ chức bộ máy chỉ huy quân sự khổng lồ, mà ngoài Thoát Hoan ra thì gồm hầu hết các tướng tài của đội quân Mông Cổ từng có chiến công trong việc tiêu diệt nhà Tống. Đó là A Lý Hải Nha, người chiến thắng của các thành Tương Dương, Ngạc Châu, Phàn Thành, Tỉnh Giang, Giang Lăng và nhiều chiến trường khác nữa của Trung Quốc. Rồi Lý Hằng, kẻ chiến thắng trong chiến dịch Nhai Sơn, hoàn thành việc tiêu diệt vương triều Tống. Và một loạt các tướng tá đã từng cộng tác với A Lý Hải Nha và do chính A Lý Hải Nha cất nhắc bồi dưỡng như Áo Lỗ Xích, Trình Bằng Phi, Ô Mã Nhi, Toa Đô, Phàn Tiếp, v. v. Nói cách khác, Hốt Tất Liệt đã tập hợp một bộ sậu tác chiến đầy kinh nghiệm và có bản lĩnh. 

Khi Thoát Hoan còn ở Kinh Hồ Chiêm Thành hành tỉnh vào tháng 7 năm Chí Nguyên 21 (1284), vua Trần Nhân Tông đã sai phái bộ Nguyễn Đạo Học sang gặp Thoát Hoan. Và theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 5b12-6a6, Thoát Hoan đã sai lý vấn quan Khúc Liệt (Kỳlô) và tuyên sứ Tháp Hải Tản Lý (Taqai Sarợq) cùng với Nguyễn Đạo Học đem thư của A Lý Hải Nha trách vua ta và đòi vua phải cung cấp lương thực cho quân Nguyên và lên biên giới đón Thoát Hoan vào đất nước mình trên đường chúng đi đánh Chiêm Thành. Khi Thoát Hoan tiến quân đến huyện Hành Sơn của Hồ Nam thì Khúc Liệt và Tháp Hải Tản Lý đã trở về từ Đại Việt cùng với phái bộ Trần Đức Quân và Trần Tự Tông do vua Trần Nhân Tông gửi lên cùng bức thư của vua, từ chối việc mượn đường của Thoát Hoan: “Từ nước tôi đến Chiêm Thành, thủy bộ đều không tiện”. Khi nhận được thư này, Thoát Hoan lại cho Triệu Tu Kỷ gửi thư lại cho vua Trần Nhân Tông yêu cầu mở đường và cấp lương. Cùng lúc lại được tin Trần Hưng Đạo đem quân lên án ngữ biên giới

Tất cả chi tiết này An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 5b11 chép vào tháng 2 của năm Chí Nguyên thứ 22 (1285). 

Lý do nằm ở chỗ Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 6a5 đã ghi tháng 12 năm Chí Nguyên 21, quân của Thoát Hoan đã tới nước ta. An Nam chí lược 4 tờ 53 ghi càng rõ hơn: “Tháng 12 ngày 21 Giáp Tý, quân đã đến đón ở biên giới An Nam”. Điều này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép của Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27a2-3: “Năm 21 tháng 10, quân đến Vĩnh Châu. An Nam sai Hưng Đạo Vương đem quân 2 vạn đóng những nơi xung yếu để chặn quân vua. Tháng 12, đánh bại chúng ở ải Khả Ly”. 

Như vậy, đúng ra phải tới tháng 10 năm Chí Nguyên 21 (1284), Thoát Hoan mới tiến quân đến huyện Vĩnh Châu của Hồ Nam. Tại đây, A Lý Hải Nha lại sai vạn hộ Triệu Tu Kỷ viết thư đòi vua ta phải “mở đường, sửa soạn lương thực đến đón Trấn Nam Vương”, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6a5-6 đã ghi. Cũng theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6a6-7, tới Ung Châu của Quảng Tây, Thoát Hoan được tin tướng điện tiền Phạm Hải Nhai của Đại Việt đem quân đến đóng các xứ Khả Lan, Vi Đại Trợ. Thoát Hoan cho tiến quân tiếp đến Tư Minh của Quảng Tây, viết thư cho vua Trần Nhân Tông, để lặp lại các đòi hỏi mà A Lý Hải Nha đã nói tới. Rồi tiếp tục dẫn quân vào đất nước ta ở Lộc Châu, tức huyện Lộc Bình của Lạng Sơn ngày nay. 

Tại đây, khi nghe tin vua Trần Nhân Tông đã điều quân đóng các ải Khâu Ôn và Khâu Cấp Lãnh, Thoát Hoan và A Lý Hải Nha đã chia quân làm hai ngả để tiến. Việc chia quân này theo An Nam chí lược 4 tờ 53 là vào ngày 21 Giáp Tý tháng 12 năm Giáp Thân, tức ngày 27 tháng giêng năm 1285, và nó cũng cho biết cánh quân phía Tây do Vạn Hộ Bột (An Nam chí lược viết Lý, LMT) La Hợp Đáp Nhi (Bolqadar) và chiêu thảo A Thâm (Atsin) chỉ huy do đường huyện Khâu Ôn tiến xuống. Còn cánh phía Đông thì có khiếp tiết Tản Đáp Nhi Đãi (Tatartai) và vạn hộ Lý Băng Hiến tiến xuống bằng đường Cấp Lãnh. 

Ngay thời điểm này vua Trần Nhân Tông vẫn sai thiện trung đại phu Nguyễn Đức Dư và triều thỉnh lang Nguyễn Văn Hàn đưa thư tới Thoát Hoan yêu cầu lui quân, nhắc tới tờ chiếu Hốt Tất Liệt năm 1261 về việc “sắc riêng cho quân ta không vào bờ cõi nhà ngươi”, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6a9-10. A Lý Hải Nha đã giữ Nguyễn Văn Hàn lại và cho Nguyễn Đức Dư cùng đi với tổng bản A Lý đem thư hắn trả lời việc xin lui quân của phía ta bằng cách nói rằng: “Sở dĩ dấy quân là vì Chiêm Thành chứ không phải vì An Nam”. Nhưng A Lý đến vùng đất huyện Cấp Bảo thì gặp quân Đại Việt do quản quân Nguyễn Lộc chỉ huy, rồi các nơi thôn Lý, huyện Đoản, Vạn Kiếp đều có quân của Hưng Đạo Vương, nên A Lý không tiến lên được. A Lý Hải Nha bèn sai Nghê Nhuận đi do thám hư thực để tính việc tiến quân. Chẳng bao lâu, Tản Đáp Nhi Đãi, Lưu Bang Hiến và Tôn Hựu báo cáo là đến ải Khả Ly gặp quân Giao đánh trả. Đó là viết theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6a3-b2. 

Trận Nội Bàng 

Trong trận đánh tại ải này, Tôn Hựu đã bắt được 2 tướng của ta là quản quân phụng ngự Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu và sau đó giết 2 tướng này. Rồi tiến đến Động Bàng, đại quân của Thoát Hoan đã giao chiến với quân ta và tướng Tần Sâm trúng thương, đã hy sinh. Tiếp theo, chúng tiến quân đến đóng ở thôn Biến Trú. 

Ngày 26 tháng 12 ĐVSKTT viết: “Giặc đánh vào các ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược và Chi Lăng”. Thế là sau 5 ngày tiến quân từ Lộc Châu xuống, cánh quân phía tây của Bột La Đáp Nhĩ cũng như đại quân của Thoát Hoan đã thành công khi phá vỡ tuyến phòng ngự chủ yếu để bảo vệ kinh thành Thăng Long bằng cách vượt qua các cửa ải chính của nước ta ở phía bắc và bắt đầu tiến xuống đồng bằng phía nam. Đặc biệt khi đánh vào ải Nội Bàng, theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6b5, đại quân của Thoát Hoan đã chia làm 6 mũi để bao vây và tiến chiếm. 

Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 6a5-6 viết: “Tháng đó, quân Trấn Nam Vương đến An Nam, giết những lính thú, chia quân sáu đạo để tiến. Hưng Đạo Vương của An Nam đem quân cự lại”. 

Như vậy, đây có thể nói là một trận đánh lớn, nếu không phải là trận đánh quyết chiến chiến lược, bởi vì chỉ huy trận đánh này về phía ta là do chính Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo thực hiệnchắc chắn quân ta đã tổn thất nặng với Đại liêu ban Đoàn Thai bị giặc bắt sống. Sau này, như sẽ thấy dưới đây, vua Trần Nhân Tông đã ra lệnh cho Trần Hưng Đạo điều động quân ở các lộ về, mà riêng quân của các vương, con của Trần Hưng Đạo, đã lên tới gần 20 vạn. Hơn nữa, Trần Hưng Đạo đã rút khỏi Nội Bàng trong một tình thế hết sức bức bách và vội vã, có vẻ như mặt trận Nội Bàng tan vỡ đột ngột, nằm bên ngoài dự kiến của chính bản thân Trần Hưng Đạo. 

ĐVSKTT 5 tờ 45a4 -b1 viết về việc rút quân khỏi trận đánh này một cách khá hình ảnh bằng cách kể lại chuyện Tỳ tướng Yết Kiêu chờ đợi ông tại Bãi Tân: “Trước đây Hưng Đạo Vương có gia nô tên là Dã Tượng và Yết Kiêu. Ông đối đãi họ rất hậu. Khi quân Nguyên đến, Yếõt Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân. Dã Tượng thì đi theo Hưng Đạo. Lúc quan quân thua trận, quân thuyền đều giải tán. Vương muốn theo lối chân núi mà đi. Dã Tượng nói: ‘Yết Kiêu chưa thấy đại vương, tất không dời thuyền chỗ khác’. Vương đi ngay đến Bãi Tân, chỉ có thuyền của Yết Kiêu còn đấy. Vương mừng lắm, nói rằng: ‘Chim hồng hộc có thể bay cao được là nhờ vào sáu trụ xương cánh. Nếu không có thì cũng như chim thường thôi’. Vương nói xong thì thuyền chèo đi, quân kỡ của giặc đuổi theo không kịp. Vương đến Vạn Kiếp, chia quân đóng giữ Bắc Giang”. Thế đủ biết mặt trận Nội Bàng tan vỡ trong tình huống hoàn toàn bất lợi, thậm chí có vẻ bất ngờ, không những đối với vị chỉ huy trực tiếp là Trần Hưng Đạo, mà còn đối với vua Trần Nhân Tông, vị lãnh tụ đồng thờichỉ đạo tối cao của cuộc kháng chiến thời bấy giờ. 

Sự tình này ta có thể thấy qua việc vua Trần Nhân Tông, khi được cấp báo về tình hình chiến sự Nội Bàng, đã bỏ ăn sáng, dong thuyền đi suốt ngày ra Hải Đông, để gặp Trần Hưng Đạo, như ĐVSKTT đã mô tả: “Lúc ấy vua ngự chiếc thuyền nhẹ, sang lộ Hải Đông. Ngày đã gần chiều, vua chưa ăn cơm sáng, có tiểu tốt là Trần Lai đem dâng cơm gạo xấu. Vua khen là trung, ban cho tước thượng phẩm, kiêm chức tiểu tư xã xã Hữu Triều Môn ở Bạch Đằng”. Rõ ràng việc vua Trần Nhân Tông bỏ ăn sáng và lập tức cho thuyền ra Hải Đông để gặp Trần Hưng Đạo, chứng tỏ mặt trận này đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược quốc phòng của nhà Trần lúc đó. 

Có thể nói, nó cho ta thấy chủ trương tác chiến ban đầu của vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo hình như là đưa quân lên chặn giặc ngay tại những vùng địa đầu biên giới của tổ quốc theo chiến lược Lý Thường Kiệt đã làm hơn 200 năm trước. Việc mặt trận Nội Bàng tan vỡ, do thế, đòi hỏi phải có những quyết định chiến lược mới, thay đổi chiến lược cũ trong việc đối phó với kẻ thù, phải có một phương án tác chiến mới mà có thể vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo đã dự phòng. Vì vậy, vua Trần Nhân Tông phải trực tiếp đi gặp Trần Hưng Đạo. 

Trần Hưng Đạo và vua Trần Nhân Tông đã bàn gì trong cuộc hội kiến chớp nhoángHải Đông, ngày nay ta không được biết. Nhưng sau cuộc gặp đó ĐVSKTT 5 tờ 44b7 -45a4 đã ghi: “Hưng Đạo Vương vâng lệnh điều quân dân các lộ Hải Đông, Vân Trà, Bà Điểm, chọn người mạnh khỏe làm quân tiên phong vượt biển vào nam. Thế quân đã hơi nổi. Các quân nghe thế, không quân nào là không đến tụ họp. Vua làm thơ đề ở cuối thuyền rằng: 

Cối Kê việc cũ ông nên nhớ 
Hoan Ái vẫn còn mười vạn quân 

Hưng Vũ Vương Nghiễn, Minh Hiến Vương Uất, Hưng Nhượng Vương Tảng, Hưng Trí Vương Hiện đốc xuất quân các sứ Bằng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh, Long Nhã, cộng 20 vạn quân đến họp ở Vạn Kiếp theo sự điều khiển của Hưng Đạo Vương để chống quân Nguyên”. 

Sự thay đổi phương án tác chiến chiến lược thực tế đã xảy ra, mà rồi đây ta lần lượt sẽ thấy nó thể hiện trong phương pháp chỉ đạo chiến tranh của vua Trần Nhân Tông. Phương án mới này thường được các nhà quân sự hiện nay gọi là phương án “rút lui chiến lược và phản công chiến lược”. Cuộc hội nghị chớp nhoáng giữa Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo sau khi mặt trận Nội Bàng tan vỡ, thể hiện tư duy quân sự sắc sảo không chỉ của Trần Hưng Đạo, mà của chính Trần Nhân Tông với tư cách là vị tổng tư lệnh quân đội của nước ta thời bấy giờ. Chỉ một việc Trần Nhân Tông bỏ ăn cả ngày để đi gặp Trần Hưng Đạo đủ chứng tỏ tình hình nguy ngập như thế nào. Không những thế, nó còn cho ta thấy, Trần Nhân Tông đã bám sát tình hình tác chiến của quân đội ta thời bấy giờ chặt chẽ và sít sao tới mức nào, để khi tình hình diễn biến phức tạp bất lợi và có nhiều nguy cơ, thì vua Trần Nhân Tông đã chủ động đi tới hiện trường giải quyết dứt điểm các vấn đề vừa mới nảy sinh. Việc điều động quân từ các lộ và vương hầu tập kết ở Vạn Kiếp là một thí dụ điển hình. Hai câu thơ cho thấy rõ ràng vua Trần Nhân Tông viết để nhắn gửi cho Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh thời bấy giờ. Về “việc cũ Cối Kê”, tức việc Câu Tiễn nước Việt xưa bị Phù Sai nước Ngô đánh bại, nhưng cuối cùng qua gian khổ, nhịn nhục, đã vùng lên tiêu diệt Phù Sai để chiến thắng. Điều này hàm ý sự kiện mặt trận Nội Bàng tan vỡ là một tổn thất vô cùng to lớn đối với quân đội Đại Việt. Chính vào thời điểm này, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã hỏi thử vị tướng trực tiếp chỉ huy mặt trận là Trần Quốc Tuấn xem nên có đầu hàng không. Nhà chiến lược thiên tài đã trả lời: “Bệ hạ hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng” như ĐVSKTT 6 tờ 11B đã ghi. Tuy thế, khi đã tập kết quân các lộ về, riêng quân của các vương hầu, như Hưng Vũ Vương Nghiễn, Minh Hiến Vương Uất, Hưng Nhượng Vương Tảng và Hưng Trí Vương Hiện đã lên tới con số hai chục vạn, chứng tỏ thực lực quân đội ta lúc ấy đang được bảo toàn. Đứng trước một tập đoàn quân hùng mạnh như thế, ngoài việc phát động tinh thần quyết chiến quyết thắng của “việc cũ Cối Kê”, vua Trần Nhân Tông còn động viên và làm phấn khởi các tướng lĩnh và quân nhân hiện diện bằng cách báo cho họ biết một tin vui là lực lượng ta vẫn còn 10 vạn quân tại Hoan Ái sẵn sàng bổ sung vào chiến đấu. Hơn nữa, sau trận Nội Bàng, phía địch vẫn thừa nhận “Hưng Đạo Vương vẫn còn binh thuyền hơn 1000 chiếc, đóng cách Vạn Kiếp 10 dặm”, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6b6 đã ghi. 

Trận Vạn Kiếp 

Cuộc tấn công Nội Bàng vào ngày 26 Tết năm Giáp Thân của Thoát Hoan, mà An Nam chí lược ghi là ngày 27, chắc chắn đã kéo dài mấy hôm. Thế mà năm Giáp Thân sắp hết, Tết năm Ất Dậu đã gần kề, quân dân Đại Việt đang rộn ràng ăn Tết bằng chiến đấu và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Trận Nội Bàng đã kết thúc. Trần Hưng Đạo đã rút về Vạn Kiếp và tập kết quân từ các lộ để sửa soạn cho cuộc chiến sắp tới. ĐVSKTT 5 tờ 45b2-3 cho ta biết: “Ngày mồng 6 tháng giêng mùa xuân năm Ất Dậu Thiệu Bảo thứ 7 (1285) Ô Mã Nhi nhà Nguyên đánh vào các xứ Vạn Kiếp và núi Phả Lại, quan quân vỡ chạy”. Tuy nhiên, Nguyên sử 13 tờ 6a6 lại ghi: “Tháng đó (tức tháng 12 năm Chí Nguyên thứ 21), Hưng Đạo Vương của An Nam đem quân chống lạiVạn Kiếp, bèn tiến quân đánh bại nó. 

Vạn hộ Nghê Nhuận đánh, chết ở Lưu Thôn”. 

Thế là từ chiến thắng Nội Bàng, Thoát Hoan đã triển khai ngay kế hoạch tấn công Vạn Kiếp, chứ không chờ gần 10 ngày mới cho lệnh tấn công, như ĐVSKTT đã có. Dẫu sao đi nữa, trong trận chiến Nội Bàng và những trận trước như Động Bàng, Khâu Ôn, nếu quân ta có tổn thất, thì nhất định quân địch cũng tổn thất không kém do tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân đội ta. Vì vậy, cả hai bên đều cần thời gian, gấp rút tổ chức lại quân đội và sắm sửa khí tài phục vụ cho cuộc chiến sắp tới. 

Theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6b6-7, Thoát Hoan cho dựng công trường đóng chiến thuyền và thành lập các cánh quân thủy giao Ô Mã Nhi chỉ huy, tiến xuống Vạn Kiếp. Trên đường tiến, chúng đã lượm được hai lá thư vua Trần Nhân Tông gửi cho Thoát Hoan và A Lý Hải Nha về việc yêu cầu chúng chấp hành lệnh năm Trung Thống thứ 2 (1261) của Hốt Tất Liệt và đòi chúng rút quân về. Đồng thời, A Lý Hải Nha gửi thư cho vua Trần Nhân Tông yêu cầu mở đường “cho triều đình đem quân đánh Chiêm Thành”, rồi giao cho sứ ta bị chúng giữ lại là Nguyễn Văn Hàn đem tới Vạn Kiếp

Đến giờ phút đó, A Lý Hải Nha vẫn còn dở giọng như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6b11-7a3 đã ghi: “Triều đình đem quân đánh Chiêm Thành, nhiều lần đưa thư cho thế tử, bảo mở đường, chuẩn bị lương, không ngờ đã trái mệnh triều đình, để bọn Hưng Đạo Vương đem quân chống lại, đánh bị thương quân ta. Để cho sinh linh An Nam chịu tai họa, chính là do nước ngươi làm ra. Nay đại quân qua nước ngươi, để đánh Chiêm Thành, hoàng đế truyền lệnh cho thế tử hãy nghĩ kĩ đi. Nước ngươi quy phụ đã lâu, nên nghĩ đến đức thương yêu to lớn của hoàng đế, mà lập tức ra lệnh rút quân mở đường, khuyên bảo trăm họ ai nấy cứ làm ăn sinh sống. Quân ta đi qua, không mảy may xâm phạm. Thế tử hãy ra đón Trấn Nam Vương, cùng bàn việc quân. Nếu không, đại quân sẽ đóng lại ở An Nam, mở phủ”. 

Về phía Đại Việt, thì như đã thấy, vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo đã điều động quân các lộ vùng đông bắc như Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm và các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh và Long Nhãn về đóng ở Vạn Kiếp và núi Phả Lại. Núi Phả Lại, theo An Nam Chí Nguyên 1 tờ 42 mục Sơn xuyên thì “ở huyện Từ Sơn, mặt kề Bình Than, sông Như Nguyệt quanh bên trái, sông Ô Cách bọc bên phải, cảnh vật mỹ lệ, là cảnh đẹp một phương”. 
Bản thân Trần Nhân Tông theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7a3-4 thì đem “các quân Thánh Dực hơn một nghìn thuyền giúp Hưng Đạo Vương cự chiến”. 

Vậy là, khi Tết Ất Dậu chưa tới, theo Bản kỷ của Nguyên sử, Ô Mã Nhi đã ra lệnh tấn công căn cứ Vạn Kiếp. Một trận đánh ác liệt đã nổ ra. Tướng Nguyên là vạn hộ Nghê Nhuận đã tử trận tại Lưu Thôn. Điều này phù hợp với mô tả trong An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6b5-6. Theo đó, sau trận Nội Bàng, “Hưng Đạo Vương trốn đi, quan quân đuổi đến Vạn Kiếp, đánh các ải, đều phá được”. Trận Vạn Kiếp đã xảy ra như vậy trước Tết Ất Dậu. 

Trận Bình Than 

Đến ngày mồng 9 Nhâm Ngọ tháng giêng, theo An Nam chí lược 4 tờ 54 vua, Trần Nhân Tông “đem 10 vạn quân, đại chiến ở Bài Than. Nguyên soái Ô Mã Nhi, chiêu thảo Nạp Hải (Naqai), và trấn phủ Tôn Lâm Đức đem những thuyền bắt được từ trước đến đánh tan”. Cũng ngày này, Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 7a8-9 ghi nhận

“Ô Mã Nhi dẫn quân gặp Hưng Đạo Vương của An Nam bèn đánh bại”, tuy không nói ở đâu. Thế thì, trận Bài Than với 10 vạn quân do vua Trần Nhân Tông chỉ huy chắc chắn phải gồm cả nghìn chiến thuyền do Trần Hưng Đạo bố trí cách Vạn Kiếp chừng 10 dặm, mà Nguyên sử nói tới ở trên. 

Bài Than ở đây tức chính là Bình Than, bởi vì An Nam Chí Nguyên 1 tờ 46-47 khi viết về sông Bình Than, đã nói: “Một tên là Bàn Than, lại có tên Bài Than ở tại huyện Chí Linh, phát nguyên từ Xương Giang đến sông Thị Cầu, thì hai nhánh hợp lưu chảy qua hai núi Chí Linh và Phả Lại, quanh co mênh mông không rõ đâu là bờ bến, đến cửa sông Đồ Mộ thì rẽ thành hai nhánh và chảy vào biển”. Bài Than trong trích dẫn này là đọc theo thủ bản B do Gaspardone đã ghi lại ở phần khảo dị trang 47.1 

Vậy, Bình Than “mặt kề” với núi Phả Lại, nơi ba năm trước đã chứng kiến hội nghị quân sự đánh Nguyên do vua Trần Nhân Tông chủ trì, thì bây giờ đang là địa điểm diễn ra trận thủy chiến dữ dội nhất của lịch sử quân sự dân tộc do chính vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy với cả 10 vạn quân tham dự. Có thể nói đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất, để tiêu hao sinh lực địch, đồng thời thể hiện chủ trương rút lui chiến lược của bộ chỉ huy tối cao

Trận Thăng Long 

Sau các trận Vạn Kiếp, Phả Lại và Bình Than, quân địch tiến đánh Vũ Ninh và Đông Ngạn, rồi tiến xuống Gia Lâm.Trong khi đó, quân ta rút về Thăng Long theo đường sông Thiên Đức và có những trận đánh lẻ tẻ với quân Nguyên trên đường sông này. ĐVSKTT 5 tờ 45b3-5 ghi: “Ngày 12 giặc đánh Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngạn, bắt được quân ta, đều có thích vào cánh tay hai chữ sát thát bằng mực, chúng rất giận, đem giết rất nhiều, rồi tiến đến Đông Bộ Đầu, dựng cờ lớn. Vua muốn sai người xem rõ hư thực của giặc mà chưa được người. Chi hầu cục thủ Đỗ Khắc Chung tiến lên tâu rằng: ‘Thần hèn mọn bất tài, nhưng xin được đi’. Vua mừng nói: ‘Đâu biết trong đám ngựa kéo xe muối, lại có ngựa ký ngựa kỷ’. Rồi Chung nhận thư xin đi”. 

Nhưng thực tế, theo Nguyên sử 13 tờ 7a9 thì đó là ngày “Ất Dậu thế tử An Nam là Trần Nhật Huyên đem hơn nghìn chiến thuyền chống cự. Ngày Bính Tuất, đánh nhau, đại phá. Nhật Huyên trốn đi, bèn vào thành y, rồi trở ra đóng ở bắc sông Phú Lương”. An Nam chí lược 4 tờ 54 viết: “Ngày 13 Bính Tuất, thế tử giữ Lô Giang, lại bị vỡ, bỏ chạy.Trấn Nam Vương vượt sông, vào yến tiệc ở cung đình”. Kinh tế đại diễn tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27a4-56 cũng ghi tương tự: “Quan quân đến sông Phú Lương, Nhật Huyên chính mình cự chiến, bị thua, bỏ thành chạy về phủ Thiên Trường, quan quân vào quốc đô”. 

An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7a4 viết về trận đánh này càng rõ hơn: “Trấn Nam Vương liền cùng quan hành tỉnh tự mình đến Đông Ngạn, sai quân đánh, giết được rất nhiều, bắt được 20 thuyền. Hưng Đạo Vương thua chạy. 

Quan quân buộc bè làm cầu, sang bờ bắc sông Phú Lương. Nhật Huyên bố trí binh thuyền, dựng rào gỗ dọc theo sông. Thấy quan quân đến bờ, lập tức nổ pháo, hô lớn, thách đánh. Đến chiều lại sai Nguyễn phụng ngự mang thư đến Trấn Nam Vương và quan hành tỉnh, xin rút đại quân. Hành tỉnh lại đưa thư trách, rồi lại tiến quân. Nhật Huyên liền bỏ thành chạy, đồng thời sai Nguyễn Hiệu Nhuệ đem thư xin lỗi và biếu phương vật, cùng xin rút quân. Hành tỉnh lại đưa thư chiêu dụ, rồi điều quân sang sông, đóng ở dưới thành An Nam. Hôm sau, Trấn Nam Vương vào quốc đô nước đó. Cung thất đều trống trơn, chỉ lưu lại mấy tờ chiếu sắc và mấy lá thư của hành tỉnh, tất cả đều bị xé nát”. 

Qua báo cáo này ta rút được ba nhận xét. Thứ nhất, trận Bình Than, tuy là một trận thủy chiến lớn với sự tham dự của cả một tập đoàn quân trên 10 vạn người, vẫn là một trận vận động chiến, đánh để rút và chủ động nhử địch vào nơi mình muốn. Cho nên, khi Thoát Hoan cho quân buộc bè làm cầu để vượt sông Thiên Đức, tức sông Đuống ngày nay, để lên bờ sông Phú Lương, tức sông Hồng, vua Trần Nhân Tông, một lần nữa, lại “nổ pháo, hô to, đòi đánh”, trực tiếp chỉ huy trận thành Thăng Long. 

Thứ hai, tuy thách đánh quân thù, nhưng vua Trần Nhân Tông vẫn duy trì hành lang quan hệ nào đó với quân thù, để phục vụ cho ý đồ chiến thuật và tình báo của ta. Nguyên sử ghi việc Nguyễn Phụng Ngự và Nguyễn Hiệu Nhuệ được vua Trần Nhân Tông sai mang thư cho Thoát Hoan. Những tên này không thấy sử ta nói tới. thay vào đó, ĐVSKTT 5 thì ghi tên Đỗ Khắc Chung

Thứ ba, vua Trần Nhân Tông có thể chủ động quan hệ với giặc như thế là nhờ bảo toàn lực lượng từ trận Bình Than, cùng kéo về Thăng Long để làm cuộc triệt thoái chiến lược về Thiên Trường, rút toàn quân và dân thủ đô, nhằm tránh ba mũi gọng kìm, tức mũi gọng kìm cánh quân phía đông bắc của chính Thoát Hoan và A Lý Hải Nha, cánh quân phía tây bắc do Nạp Tốc Lạt Đinh (Nasir ud Din), và đặc biệt là gọng kìm phía nam do Toa Đô chỉ huy

Chính trong ngày 14 tháng giêng năm Ất Dậu ấy (1285), khi Thoát Hoan vào kinh thành yến tiệc với thuộc hạ, xong rồi rút ra đóng ở phía bắc sông Hồng, Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 7a10-11 báo cho ta biết “bọn Toa Đô, Đường Cổ Đãi (Tangutai)Ợ đem quân hội với Trấn Nam Vương”. Đường Cổ Đãi là tên tướng, mà khi xuất quân, Thoát Hoan đã sai đến Chiêm Thành gọi Toa Đô đem quân về cùng hợp đồng chiến đấu, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 5b12-13 đã ghi: “Sai Tả thừa Đường Ngột Đãi chạy dịch đến Chiêm Thành, hẹn với Tả thừa Toa Đô đem quân cùng dến hội”. Tuy nhiên, Toa Đô mới đem quân đi, chứ chưa đến hội kịp, như sẽ thấy. Vậy là, tất cả những cánh quân chủ yếu do Thoát Hoan chỉ huy, đã tập hợp về Thăng Long, để rồi chúng sẽ nhận những đòn phản công giáng trả sấm sét của quân dân Đại Việt với những chiến thắng Chương Dương, Tây Kết, Hàm Tử lẫy lừng. 

Nhưng trước khi có những chiến thắng này, thì từ trung tâm ở Thăng Long, Thoát Hoan một mặt “sai Vạn hộ Lý Bang Hiến và Lưu Thế Anh đem quân mở đường từ Vĩnh Bình vào An Nam, mỗi 30 dặm lập một trại, 60 dặm đặt một trạm, mỗi một trại, một trạm đóng quân 300 tên để trấn giữ và tuần tra, lại sai Thế Anh dựng đồn, chuyên đôn đốc công việc của trại, trạm”, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7b7-9 đã ghi. Đây là biện pháp củng cố hậu phương của chúng đối với những vùng chúng đã chiếm được, nhưng luôn luôn bị quân ta quấy nhiễu

Mặt khác, cũng theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7b-9-10, Thoát Hoan đã ra lệnh cho “Hữu thừa Khoan Triệt (KoỊnaỊk) dẫn Vạn hộ Mang Cổ Đãi (Manqudai) và Bột La Hợp Đát Nhi (Bolqadar) bằng đường bộ và Lý tả thừa dẫn Ô Mã Nhi Bạt Đô (Omar ba’atur) bằng đường thủy”, truy đuổi và tiến đánh các cánh quân của ta đang rút lui cùng những cứ điểm đóng quân dọc theo sông Hồng cùng các chi lưu của nó, để phòng vệ cho Thiên Trường ở phía nam Thăng Long. Và trận đầu tiên đã diễn ra ở bãi Thiên Mạc. 

Trận Đà Mạc 

Đà Mạc hay cũng gọi Thiên Mạc, mà sau này có tên bãi Mạn Trù là một bãi đất nằm ven sông Hồng thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay, như Khâm định Việt sử thông giám cương mục 6 tờ 42a3-4 viết: “Sông Thiên Mạc tức hạ lưu sông Phú Lương ở tại bãi Mạn Trù của huyện Đông Yên vùng tỉnh Hưng Yên”. Ở đây, quân ta có một cứ điểm do tướng Trần Bình Trọng chỉ huy. Theo An Nam chí lược 4 tờ 54 thì “ngày 21 Nhâm Thìn đánh vỡ ải Thiên Hán, chém được tướng Bảo Nghĩa Hầu”. Ngày Nhâm Thìn tháng giêng năm Ất Dậu ấy phải là ngày 19, chứ không phải 21. 

Chắc chắn 21 viết sai của 19, vì đây là những chữ số rất dễ viết lộn. Còn Thiên Hán thì rõ ràng chữ Hán viết sai của chữ Mạc vì dạng chữ chúng giống nhau. 

An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7b10 không ghi rõ ngày tháng, nhưng có chép trận Thiên Mạc và việc quân Nguyên bắt được Kiến Đức Hầu Trần Trọng. Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27a6-7 cũng chép việc bắt được Kiến đức Hầu Trần Trọng, nhưng ghi việc này sau trận A Lỗ và Thiên Trường và trước khi vua Trần Nhân Tông rút ra cửa Giao thủy. Trong số những thông tin này, thông tin của An Nam chí lược tương đối chính xác, vì Lê Thực đã ghi lại những điều ít nhiều mình có biết tới và có tham gia

Trần Trọng đây chắc chắn là vị anh hùng Trần Bình Trọng của ĐVSKTT. Chỉ có điểm khác là, thay vì Bảo Nghĩa Hầu, phía Trung Quốc lại có Kiến Đức Hầu. Tước Kiến Đức Hầu có thể là tước được phong khi Trần Bình Trọng còn sống. Còn tước Bảo Nghĩa Hầu là tước được phong khi Trần Bình Trọng đã mất, để nêu cao khí phách oanh liệt của vị dũng tướng lúc đối diện với những cám dỗ của kẻ thù, mà tình tiết sẽ được ghi rõ trong ĐVSKTT dưới đây. Việc An Nam chí lược 4 tờ 54 ghi khác với Nguyên sử, bởi vì Lê Thực đang còn ở tại Việt Nam và làm việc với Chương Hiến Hầu Trần Kiện, lúc vị anh hùng hy sinh và triều đình phong tước, nên biết rõ sự thay đổi tước hầu của chính Trần Bình Trọng. 

Phía Trung Quốc không ghi rõ ai trực tiếp chỉ huy trận đánh này. Nhưng phía Việt Nam, qua trận đánh này lại thêm một vị anh hùng. Đó là Trần Bình Trọng. ĐVSKTT viết: “Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng (vương là dòng dõiĐại Hành, chồng sau của công chúa Thụy Bảo, ông cha làm quan đời Thái Tông, được ban quốc tính họ Trần) đánh nhau với giặc ở bãi Đà Mạc (tức Thiên Mạc, nay là bãi Mạn Trù) bị chết. Khi bị bắt, không chịu ăn. Giặc hỏi việc nước, không trả lời. Hỏi: ‘Có muốn làm vương đất Bắc không ?’. Vương thét lớn: ‘Thà làm quỷ nước Nam, chứ không làm vương đất Bắc’. Rồi bị giết”. 

Điểm khác biệt cơ bản là ĐVSKTT đã ghi trận Đà Mạc và cái chết oanh liệt của Trần Bình Trọng vào tháng 2 năm At Dậu, sau sự kiện đầu hàng của Chương Hiến Hầu Trần Kiện và bọn thuộc hạ Lê Thực. Trong khi đó chính bản thân Lê Thực lại được ghi vào ngày Nhâm Thìn tháng giêng năm Ất Dậu. Trong trường hợp này, Lê Thực tỏ ra đúng hơn, khi ta căn cứ trên diễn tiến của tình hình chiến sự thời bấy giờ. Hơn nữa, Thực lại là người sống đồng thời với Trần Bình Trọng và trực tiếp tham gia nghe ngóng một số những tình hình đó. Và thứ ba nữa, Thực khônglý docần phải thay đổi ngày tháng của cuộc tấn công vào cứ điểm Đà Mạc của quân Nguyên. 

Cuối cùng, như đã thấy, Bảo Nghĩa Hầu Trần Bình Trọng hy sinh chỉ cách việc đầu hàng của chính Thực trong một khoảng thời gian rất ngắn, trên dưới một tháng, nên chắc chắntác dụng to lớn đối với bản thân Thực. Thực tế, Khâm định Việt sử thông giám cương mục 7 tờ 36b2 đã chép là vua Trần Nhân Tông, khi nghe báo tin Trần Bình Trọng hy sinh, đã vật vã kêu khóc, chứng tỏ sự hy sinh ấy đã có một tác động to lớn trong giới lãnh đạo đất nước thời bấy giờ. Tước Bảo Nghĩa Hầu có lẽ được vua Trần Nhân Tông đổi phong cho Trần Bình Trọng nhằm nhấn mạnh nghĩa khí không đầu hàng giặc của vị anh hùng vào một thời điểm, mà chắc chắn nhà vua thấy xung quanh mình đã xuất hiện những kẻ không còn giữ được nghĩa vua tôi, tinh thần trung quân ái quốc và muốn đi đầu hàng giặc. 

Thêm vào đó, ĐVSKTT chủ yếu chép lại Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên. Mà Phan Phu Tiên khi viết bộ sử của chính mình, lại không có được những thuận lợi của những nhà viết sử khác. Đất nước ta đã bị quân Minh xâm lược gần 20 năm và trải qua những cuộc chiến tranh giải phóng dữ dội do những người yêu nước như Trần Trùng Quang, Nguyễn Biểu, Phạm Ngọc, Lê Lợi lãnh đạo. Do thế, những sử liệu chắc chắn bị quân thù tịch thu, phá hủy. Đặc biệt, các sử liệu do quốc sử quán nhà Trần ghi chép, ta hiện không biết chúng có được Hồ Quý Ly có kế hoạch đem cất giấu hay không. Chỉ một sự kiện hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1285 và1288 đã được ĐVSKTT chép rất sơ sài, thậm chí có những điểm hoàn toàn sai lạc, là một thí dụ điển hình. Cho nên, người ta không ngạc nhiên trước những sai khác vừa nêu trên. 

Nói tóm lại, trận Đà Mạc không phải một trận lớn. Nhưng qua trận Đà Mạc, ta không chỉ thấy khí phách anh hùng, liều mình vì nước, không chịu đầu hàng giặc của người tướng chỉ huy là Trần Bình Trọng, mà còn thấy được ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù của quân dân Đại Việt trong những thời điểm khó khăn nhất của tổ quốc. Chính những con người như thế đã làm nên những chiến thắng vang dội về sau như trận chiến Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết v. v. 

Trận A Lỗ 

Sau trận Đà Mạc bắt được Kiến Đức Hầu Trần Trọng, An Nam chí lược 4 tờ 54 đã viết tiếp: “Thế tử lui giữ ải Hải Thị, đóng cọc đắp bờ ngăn sông phía tây để đánh. Quan quân trên dưới bắn chéo. Bọn chúng vỡ lớn”. Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27a6 viết: “Đại quân đuổi Nhật Huyên ở sông A Lỗ và sông Đức Cương”. 

Căn cứ vào hai báo cáo này, rõ ràng Hải Thị và sông A Lỗ chỉ cùng một nơi. Đặc biệt, An Nam Chí Nguyên 1 tờ 47 có chép: “Sông Hải Triều ở tại Khoái Châu phân lưu từ sông Hà Lỗ, trên thông với sông Ngọc Châu”. Hà Lỗ đây chắc chắn là sông A Lỗ, mà Kinh thế đại điển tự lục vừa nói tới. Còn Khoái Châu thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên bây giờ. Mà Đà Mạc, tức Thiên Mạc theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục 6 tờ 42a3-4 lại ghi ở vào địa phận tỉnh Hưng Yên, và nằm trên hạ lưu sông Hồng. Vậy hai căn cứ Đà Mạc và A Lỗ nằm rất gần nhau. Đây có lẽ là cụm cứ điểm nhằm phòng vệ cho Thiên Trường. 

Với chi tiết “trên dưới bắn chéo”, ta thấy đây rõ ràng là hai cánh quân thủy bộ địch do Khoan Triệt và Lý Hằng chỉ huy, đã đuổi theo đại quân của vua Trần Nhân Tông và tiến đánh căn cứ A Lỗ, sau khi đã chiếm được căn cứ Đà Mạc. Đây một lần nữa là một trận đánh tiêu hao lớn, chủ động nhử quân địch theo hướng quân ta muốn. 

Trận Đại Hoàng 

Sau chiến thắng A Lỗ, theo An Nam chí lược 4 tờ 54, “ngày mùng 3 Đinh Tỡ tháng hai, Trấn Nam Vương phá quân Thế tử ở sông Đại Hoàng”. Đây là lần đầu tiên ta thấy sự xuất hiện của Thoát Hoan trên vùng đất gần Thiên Trường. Sông Đại Hoàng, theo An Nam Chí Nguyên 1 tờ 42 “là hợp tại phủ Lý Nhân, trên tiếp sông Lô, dưới thông với sông Giao Thủy phủ Phụng Hóa”. Còn Khâm đinh Việt sử thông giám cương mục 6 tờ 44a5-6, khi chú thích về Hoàng Giang, đã viết: “Hoàng Giang ở tại vùng huyện Nam Xương phủ Lý Nhân, trên tiếp với sông Thiên Mạc, dưới thông với sông Giao Thủy”. Vậy, Đại Hoàng hay Hoàng Giang do tiếp giáp với Thiên Mạc, là một căn cứ khác trong cụm căn cứ phía nam Thăng Long, nhằm bảo vệ Thiên Trường. 

Đây chắc chắn là một trận đánh lớn, vì Thoát Hoan đã dẫn đại quân mình từ Thăng Long truy kích xuống, trong khi quân ta cũng hội về Đại Hoàng, mà ngoài vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy, còn có các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải. Tuy nhiên, một lần nữa, nó chỉ là một trận đánh chặn, tiêu hao sinh lực địch, để cho quân ta rút lui an toàn, chứ chưa phải là những trận phản công. 

Tình hình quân sự sau khi ta rút khỏi Thăng Long 

ĐVSKTT không ghi trận A Lỗ và Đại Hoàng này. Nhưng sau trận Đà Mạc, ĐVSKTT 5 tờ 47a5-6 đã viết: “Thế giặc bức bách, hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ Nguyên, sai người lái thuyền ngự ra Ngọc Sơn để đánh lừa quân giặc”. Thực tế, quân nhà Trần thời điểm này chưa đến nỗi bức bách xiêu dạt và hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông không đến nỗi cô lập phải hoạt động một cách lén lút như thế. Nguyên sử 13 tờ 8b8-10 viết: 

“Tháng 3 ngày Bính Tý Kinh Hồ Chiêm Thành hành tỉnh xin thêm quân. Lúc bấy giờ Trần Nhật Huyên trốn về hai xứ Thiên Trường và Trường Yên, binh lực lại tập hợp. Hưng Đạo Vương đem hơn ngàn chiến thuyền về nhóm ở Vạn Kiếp, còn Nguyễn Lộc thì ở Vĩnh Bình, mà quan quân thì đi xa lại đánh lâu, treo lơ lửng ở giữa. Quân của Toa Đô và Đường Cổ Đãi lại đến không đúng lúc, nên xin thêm quân. Vua cho đi đường thủy là nguy hiểm, ra lệnh cho quân tăng viện đi theo đường bộ”. 

Thế là cuộc chiến tranh, sau khi vua Trần Nhân Tông rút khỏi Thăng Long và đưa quân về đóng ở vùng Thiên Trường và Trường Yên, thì quân địch ở vào một tình thế hết sức khó khăn. Chúng tự nhận xét là chúng đã bị treo lơ lửng ở giữa một mẻ lưới thiên la địa võng của quân dân Đại Việt đang sẵn sàng chụp lên đầu chúng. 

Thực tế quân ại Việt đang triển khai chiến lược bao vây và tiêu diệt đám quân viễn chinh này bằng ba mũi. Mũi phía bắc do tướng Nguyễn Lộc chỉ huy và sẽ có những đóng góp to lớn với những trận đánh làm thất kinh táng đởm bọn cướp nước và bán nước, như sẽ thấy sau. Mũi phía đông thì do chính Trần Hưng Đạo đưa chiến thuyền trở lại Vạn Kiếp trấn giữ để chặn đường rút về ngả phía đông của bọn giặc. Còn lại là toàn bộ đại quân thì tập trung tại vùng Thiên Trường và Trường Yên, thuộc hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình ngày nay, do vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông trực tiếp chỉ huy cùng với hai danh tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật. Đây là mặt trận chủ yếu, có những diễn biến phức tạp về phía địch cũng như ta. 

Trần Kiện, Tú Viên, Văn Lộng đầu hàng 

Về phía địch, bọn Toa Đô đang ráo riết kéo quân ra phía bắc theo lịnh của Thoát Hoan do Đường Ngột Đãi đem tới và sẽ có những đụng độ lớn với quân ta, như sẽ thấy dưới đây. Còn về phía ta, sau các trận đánh và việc rút khỏi Thăng Long cùng các cứ điểm Đà Mạc, A Lỗ và Đại Hoàng, một bộ phận trong giới lãnh đạo chính trị và quân sự của Đại Việt lúc bấy giờ tỏ ra hết sức hoang mang, mất hết niềm tin vào tiềm lực dân tộc và sự lãnh đạo sáng suốt của vua Trần Nhân Tông cùng Thượng hoàng Trần Thánh Tông, quốc công Trần Hưng Đạo và thái sư Trần Quang Khải. Chúng kéo nhau liên hệ với giặc để xin đầu hàng, mà tên đầu tiên là Trần Kiện cùng thuộc hạ của y vào ngày mồng 1 tháng 2 năm At Dậu. ĐVSKTT 5 tờ 46b5-7, viết: “Ngày Giáp Thìn mồng 1 tháng 2, con thứ của Tỉnh Quốc đại vương Quốc Khang là thượng vị Chương Hiến Hầu tên Kiện và liêu thuộc là bọn Lê Thực đem cả nhà đầu hàng quân Nguyên. Toa Đô sai đưa bọn Kiện về Yên Kinh. Thổ hào ở Lạng Giang là bọn Nguyễn Thế Lộc và Nguyễn Lĩnh đánh chặn ở trại Ma Lục. Gia nô của Hưng Đạo Vương là Nguyễn Địa Lô bắn chết Kiện. Thực đem xác Kiện để lên mình ngựa trốn đi trong đêm, chạy được mấy mươi dặm đường, đến Khâu Ôn chôn tại đấy”. 

Sự kiện này An Nam chí lược 4 tờ 54 viết càng rõ: “Thế tử sai em là Chiêu Văn Vương Trần Duật, hầu Trịnh Đình Toản đem quân đánh ở Nghệ An, thua chạy. Thế tử ở trong thế gấp, sai con anh mình là Chương Hiến Hầu Trần Kiện đón đánh ở Thanh Hóa, giằng co hồi lâu, sức yếu, không có viện binh, Chương Hiến bèn cùng bọn Thực đem quân ra hàng”. An Nam chí lược 13 tờ 131-32 viết càng chi tiết hơn: “Mùa đông năm ấy (1284) đại quân của Trấn Nam Vương tiến vào nước. Thế tử đánh thua. Hữu thừa Toa Đô lại từ Chiêm Thành tiến mặt hậu. Thế tử hoảng hốt không có sách lược bèn gọi Kiện lên, giao đem quân đánh Toa Đô. Sức yếu không viện, vào lúc đó Thế tử còn mất chưa thể biết. Kiện gọi bọn Thực vào: ‘Thế tử bị gọi mà không vào chầu đến nỗi có chiến tranh. Nguy hiểm ở trong sớm chiều, mà vẫn chấp mê không tỉnh, nỡ để cho nước mất nhà tan ư ?’. Tháng giêng năm sau (1285), Kiện đem bọn Thực vài vạn người, dâng vũ khí đầu hàng Trấn nam vương”. 

Như thế, việc Trần Kiện đầu hàng là một diễn biến phức tạp, vì đây là lần đầu tiên một tôn thất của hoàng gia, đồng thời nắm trong tay một đạo quân lớn đóng tại một mặt trận xung yếu là Thanh Hoá đã đầu hàng giặc. Nếu không ngăn chặn kịp thời, tác động của việc đầu hàng ấửy sẽ rất lớn. Nó sẽ lan ra và có nguy cơ đe doạ làm sụp đổ mặt trận phía nam. Tính chất quan trọng của mặt trận này, ngay khi rút khỏi Thăng Long, vua Trần Nhân Tông đã nhìn thấy, và sau ngày rằm tháng giêng năm At Dậu (1285) đã cử Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật vào trấn nhậm. 

Cuối tháng giêng, An Nam chí lược 4 tờ 54 và Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27a5-6 chép: 

“Đại vương Giảo Kỳ, Hữu thừa Toa Đô, Tả thừa Đường Ngột Đãi, tham chính Hắc Đích từ Chiêm Thành đánh vào phủ Bố Chính”. Rồi từ đó, Toa Đô tiến ra Nghệ An. Trần Nhật Duật không cản được, phải rút lui. 

Cho nên, ĐVSKTT 5 tờ 46b4-5 viết tiếp: “Ngày 28 Hưng Đạo Vương bàn xin thượng tướng thái sư Quang Khải ngăn quân của nguyên soái Toa Đô ở Nghệ An”. Nghĩa là sau khi Trần Nhật Duật không ngăn nổi,ư cấp báo về cho bộ chỉ huy tối cao thì vua Trần Nhân Tông đã cử Trần Quang Khải vào chi viện. Chính trong thời gian này, Trần Kiện được giao việc nắm quân ở Thanh Hoá. Tại đây, An Nam chí lược 13 tờ 132 ghi: “Tháng giêng, Kiện đem bọn Thực cùng vạn quân, dâng vũ khí, hàng Trấn Nam Vương”. 

Trận Phú Tân 

Ngày hôm sau, tức ngày Ất Tỡ mồng hai tháng hai năm Ất Dậu (1285), An Nam chí lược 4 tờ 54 ghi tiếp: “Giảo Kỳ đem kỡ binh vượt cửa kinh Vệ Bố, phá quân nhà Trần, giết tướng chúng là Đinh Xa và Nguyễn Tất Thống”. Rồi ngày mồng ba, khi Thoát Hoan tấn công cứ điểm Đại Hoàng và vua Trần Nhân Tông rút lui về Thiên Trường, theo An Nam chí lược 3 tờ 54, đám Trần Tú Viên và Trần Văn Lộng đã ra đầu hàng. Bốn ngày sau, tức ngày mồng sáu tháng hai, An Nam chí lược 4 tờ 54 chép: “Ngày Kỷ Dậu mồng sáu, Giảo Kỳ đem bọn Chương Hiến đánh phá quân của người em Thế tử là Thái sư Trần Khải ở bến Phú Tân, chém đầu ngàn cái, Thanh Hóa, Nghệ An đều hàng”. Đây chính là lúc Toa Đô dã hội quân được với bọn Thoát Hoan, đúng như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7b4-7 đã viết: “Đường Ngột Đãi cùng quân của bọn Toa Đô đến từ Chiêm Thành hợp với đại quân (của Thoát Hoan), từ khi vào nước Đại Việt, bảy lần lớn nhỏ đánh nhau, lấy đất hơn hai ngàn dặm, bốn sở cung vua, trước đánh bại quân của Chiêu Minh Vương. Chiêu Hiếu Vương và đại liêu Hộ đều chết. Chiêu Minh Vương trốn xa, không dám ra mặt trở lại. Còn ở Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa, Trường Yên thì bắt được bọn Trần thượng thư, rể của Lương phụng ngự của Giao Chỉ và Triệu Mạnh Tín, Diệp lang tướng hơn 400 người của nhà vong Tống”. 

Trần Kiện đã dắt bọn Giảo Kỳ tấn công cứ điểm Phú Tân do chính Thượng tướng Trần Quang Khải chỉ huy cùng con mình là Văn Túc Vương Đạo Tải, cháu là Tả Thiên Vương Đức Việp. Trước khi Trần Quang Khải rút quân khỏi cứ điểm thì Chiêu Hiếu Vương và đại liêu Hộ đã hy sinh

Việc đầu hàng của Trần Kiện từ đó có một tác động rất to lớn. Mặt trận phía nam với nhiều tướng giỏi như Thượng tướng Trần Quang Khải, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đã lần lượt rút khỏi vùng Thanh-Nghệ và tập trung vào vùng Thiên Trường, để sau trận Đại Hoàng ngày mồng ba tháng hai năm Ất Dậu (1285) và trận Phú Tân ngày mồng sáu, vua Trần Nhân Tông cùng với Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải thực hiện một cuộc rút lui chiến lược. Trước khi rút lui để thực hiện kế hoãn binh, vua Trần Nhân Tông đã sai Trung Hiến Hầu Trần Dương và Nguyễn Nhuệ đến hòa đàm với Thoát Hoan. Đồng thời lại sai người hầu cận là Đào Kiên đem công chúa An Tư đến cho Trấn nam vương để làm “thư bớt nạn nước”. Thoát Hoan bèn cho Thiên Hộ Ngãi đến dụ vua Trần Nhân Tông đến hội đàm

Vua không nghe, như An Nam chí lược 4 tờ 54 đã ghi. ĐVSKTT 5 tờ 47a1 có ghi sự kiện dâng công chúa An Tư nhưng lại chép vào trước trận Đà Mạc. 

Chiến lược rút về Thanh Hóa 

Vậy là sau các trận Đại Hoàng và Phú Tân, toàn bộ quân chủ lực nhà Trần ngoài những đơn vị được bố trí ở các địa phương, đã tập trung về Thiên Trường, rồi thực hiện một cuộc rút lui chiến lược tại cửa biển Giao Thủy, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7b10-11 đã ghi. Nguyên sử cũng ghi tiếp là phía quân Nguyên không biết quân ta rút đi đâu. Rồi ở tờ 7b11-12 nó chép: “Tông tộc là Văn Nghĩa Hầu, cha là Vũ Đạo Hầu và con là Minh Trí Hầu, rể là Chương Hoài Hầu cùng Chương Hiến Hầu, và quan của nhà vong Tống là Tăng tham chính, con của Tô thiếu bảo là Tô Bảo Chương, con Trần thượng thư là Trần Đinh Tôn liên tiếp đem nhau đến hàng”. Việc đầu hàng của Văn Nghĩa Hầu tức Trần Tú Viên, ta đã thấy xảy ra vào ngày mồng ba tháng ba năm Ất Dậu (1285), như An Nam chí lược 4 tờ 54 có ghi ở trên. 

Chính bọn đầu hàng này đã cung cấp thông tin cho Thoát Hoan, nên sau đó Nguyên sử 209 tờ 7b13-8a3 đã cho biết

“Nhật Huyên đến cửa biển An Bang, bỏ thuyền chèo giáp trượng, chạy trốn trong núi rừng. Quan quân bắt được thuyền một vạn chiếc, chọn cái tốt để đi, còn thừa đều đốt bỏ. Rồi lại đuổi ba ngày đêm trên bộ, bắt sống được mấy tên lính khai rằng Thượng hoàng và Thế tử chỉ có thuyền bốn chiếc, Hưng Đạo Vương và con ba chiếc, Thái sư 80 chiếc, chạy vào phủ Thanh Hóa. Toa Đô cũng báo Nhật Huyên và Thái sư chạy vào Thanh Hóa. Ô Mã Nhi bạt đô đem quân 1300 người và chiến thuyền 60 chiếc giúp Toa Đô tập kích quân của Thái sư”. Vậy rõ ràng đây là một cuộc rút lui lớn, cuộc rút lui chiến lược do chính vua Trần Nhân Tông cùng Thượng hoàng, Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải thực hiện

Cuộc rút lui này đã xảy ra vào lúc nào ? An Nam chí lược 4 tờ 54 viết: “Ngày Nhâm Ngọ mồng chín tháng ba, Giảo Kỳ với Đường Cổ Đái đem quân thủy ra biến vây Thế tử ở Tam Trĩ, suýt bắt được Thế tử”. Tuy nhiên, theo ĐVSKTT 5 tờ 47a5-6 thì sự kiện rút về Tam Trĩ này (tức vùng núi Ba Chẻ ở Quảng Ninh) từ cuối tháng giêng. Đến ngày Giáp Tuất mồng một tháng ba, ĐVSKTT 5 tờ 47b4-5 lại viết: “Hai vua bỏ thuyền mà đi bộ đến Thủy Chú, lấy thuyền ra sông Nam Triệu (tức huyện Thủy Đường), vượt biển Đại Bàng vào Thanh Hóa”. Thế rõ ràng cuộc rút lui đã xảy ra chắc chắn trước ngày mồng chín tháng ba (chính xác là ngày Nhâm Ngọ mồng mười) và sau trận đánh Phú Tân vào ngày mồng sáu cùng tháng. 

Thực hiện cuộc rút lui chiến lược vào Thanh Hóa này hiển nhiên là để tránh hai gọng kìm của các cánh quân Thoát Hoan ở phía bắc tiến xuống, và cánh quân phía nam do Toa Đô chỉ huy đánh lên vùng Thiên Trường và Trường Yên. 

Đại quân của Thoát Hoan và Toa Đô như vậy đã nằm tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, còn quân chủ lực ta đóng tại phía nam ở Thanh Hóa. Từ đây, vua Trần Nhân Tông cùng Thượng hoàng và các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật... đã chia quân tiến hành một cuộc phản công lớn, giải phóng thủ đô Thăng Long, giải phóng đất nước thoát khỏi sự chiếm đóng của quân thù. 

Trần Ích Tắc đầu hàng 

Vào thượng tuần tháng ba năm Ất Dậu này, khi vua Trần Nhân Tông cùng bộ chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến vệ quốc đang thực hiện cuộc rút lui chiến lược, thì theo An Nam chí lược 4 tờ 54 “ngày 15 Mậu Tý, em vua là Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đem đồ đảng đến nội phụ”. ĐVSKTT 5 tờ 47b5-7 chép sự kiện này sau ngày mồng một tháng ba: “Chiêu Quốc Vương Ích Tắc và bọn Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long đều đem gia thuộc đến hàng Nguyên”. Số phận Ích Tắc sau này là số phận của kẻ đầu hàng, sống lây lất và chết ở quê người, muôn đời chịu tiếng ô nhục. Cuộc chiến tranh vệ quốc đang đi đến những giờ phút quyết địnhkết thúc vinh quang đang chờ đón những anh hùng có tên và không tên đã và đang hy sinh cho Tổ quốc muôn vàn mến yêu của họ. 

Cuộc phản công: Chiến thắng A Lỗ 

Sau cuộc rút lui chiến lược về Thanh Hóa cùng bộ chỉ huy chiến lược của mình vào thượng tuần tháng ba, vua Trần Nhân Tông tại đây chắc chắn đã tập hợp quân đội và phân chia công tác, chuẩn bị cho cuộc phản công lớn. Trong 20 ngày còn lại của tháng ba này, các sử liệu Trung Quốc không thấy nói gì, chỉ thấy chép việc quân Nguyên đưa bọn đầu hàng như Chương Hiến Hầu, Minh Thành Hầu, Nghĩa Quốc Hầu v. vỢ lên Trung Quốc. Còn phía nước ta, ĐVSKTT 5 tờ 48a7-8 nhắc đến một nhận xét của vua Trần Nhân Tông đối với đạo quân Toa Đô: 

“Bọn giặc nhiều năm đi xa, vạn dặm lương thảo, thế tất mệt mỏi. Lấy nhàn đợi mệt, trước phải cướp chí khí của chúng, thì ắt phá được chúng”. Nhận xét này có thể vua Trần Nhân Tông đã phát biểu trong cuộc hội nghị quân sự cao cấp tại Thanh Hóa lúc ấy. Dẫu sao, thời gian này là thời gian quý báu để cho quân ta ráo riết chuẩn bị phản công. 

Đến tháng tư, An Nam chí lược 4 tờ 54, khi nói về cuộc phản công này, chỉ chép được một câu: “Mùa hè tháng tư, An Nam nhân lúc sơ hở, đánh lấy lại La thành”. Còn An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a7-9 chỉ chép một cách tổng quát: “Quan quân nhóm " 
 

Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11332)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: