Tình Trạng Văn Bản - I. Về Truyền Bản Hai Tập

02/06/201112:00 SA(Xem: 6947)
Tình Trạng Văn Bản - I. Về Truyền Bản Hai Tập


Lê Mạnh Thát 

TOÀN TẬP CHÂN ĐẠO CHÁNH THỐNG
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam


TÌNH TRẠNG VĂN BẢN

Thủy nguyệt tòng sao hiện tồn tại dưới hai dạng truyền bản khác nhau. Đó là truyền bản hai tập không ghi chép quyển số và truyền bản ba tập có phân biệt quyển số thượng, trung và hạ. 

I. VỀ TRUYỀN BẢN HAI TẬP 

Truyền bản này viết trên giấy bổi trắng dày cỡ 13x29cm, không phân biệt quyển số và không đánh số trang, nhưng được đóng thành hai tập. Tập I có 76 tờ, thì tờ đầu và 2 tờ cuối để trắng. Mỗi tờ 2 trang a và b. Mỗi trang có 6 dòng, mỗi dòng có 16 chữ, trừ những trang viết lời tựa thì chỉ có 5 dòng, mỗi dòng tối thiểu có khoảng 12 chữ và tối đa là 17 chữ. Tập II có 47 tờ, nhưng chỉ chép đến tờ 38 thì chấm dứt, 9 tờ để trắng. Mỗi tờ có 2 trang a, b và mỗi trang cũng có 6 dòng, mỗi dòng có 16 chữ, trừ những dòng qua hàng.

Chữ viết đẹp và dễ đọc. Trừ phần lời tựa và bình điểm của Mặc Si Nguyễn Huy Nhu do chính Nguyễn Huy Nhu viết, còn toàn bộ tác phẩm là do chính thiền sư tự viết ra. Viết chữ thì dùng mực đen, nhưng bình điểm thì dùng toàn mực son. Lời bình có khi viết bằng mực son, nhưng có khi dùng mực đen.

Nội dung Tập I gồm các bài sau: 

Biền ngữ của chủ nhân 
Bài tự tựa của Bích Phong Thạch Sơn thị 
Thơ bình tặng của Mai Xuyên 
Lời giới thiệu của Mặc Si Nguyễn Huy Nhu 
Văn sám hối 
Giới đàn văn 

6.1 Tiết thứ bảng

6.2 Thập sư bảng

6.3 Kiến đàn chức sự bảng

6.4 Giới đàn chức sự bảng

6.5 Ngoại hộ bảng

Báo Quốc tự hộ giới đàn phú 
Chẩn thí trận vong chiến sĩ chí sĩ điệp 
Đại nghĩ sơn môn án từ 
Vãn Từ Hiếu tự Huệ Minh hòa thượng 
Hoa nghiêm pháp giới tán 
Xuân tiêu viễn cảm 
Đại mỗ đồng song tác Đào nguyên mộng ký 
Giáp Tý Trung thu dạ độc Chinh phụ ngâm, hý tác Ai bình nhị khúc 
Duy Ma đại sĩ tán 
Lăng nghiêm kinh tán 
A Nan thị đọa 
Nặc vương quán hà 
Cuồng ngâm 
Điếu Thiên Mụ tự Tuệ Giác hòa thượng 
Trúc Lâm tự Giác Tiên hòa thượng tiếu tượng tán 
Phó pháp trình kệ 
Bính Tuất hạ phỏng Đôn Hậu sư tân nhiệm Thiên Mụ tự chủ 
Tân nhậm Diệu Đế tự chủ chi tác 
Hài chư pháp lữ yết Thúy Vân sơn tự phú 
Mậu Tý cốc đán yết Từ Hiếu tổ đình phú 
Tặng Mỗ nhân giả quải quán quy thiền 
Mậu Dần Trí Thủ pháp khế nhậm Ba La tự chủ hòa vận 
Đinh Hợi thứ Thúc Giạ thị tỵ binh hỏa vận 
Bắc Việt Mỗ tiên sinh sưu tập Đường Tống thi gia giai cú chuyết thành 
Họa Thúc Giạ thị thuật hoài vận 
Vô đề 
Họa Thúc Giạ thị sơ bát tảo khởi vận 
Vô đề 
Họa Thúc Giạ thị vịnh Tô Tần vận 
Đại môn đệ đáp tích phân âm thi 
Cư sơn bát cảnh 
Vịnh hoa 
Lão kỷ hý tình lang 
Khất miêu 
Đinh Hợi lạp nguyệt trấp ngũ ký Giác Bổn đại đức 
Thứ Thúc Giạ thị trung thu vận 
Thứ Thảo Trì thị trùng dương đăng cao bất quả vận 
Tứ thời tứ hữu tứ sắc ngâm 
Lục phủ thi 
Sổ mục thi 
Mậu Tý nguyên nguyệt tam nhật yết Quốc Ân tổ đình 
Thứ phỏng Giác Lâm tự 
Thứ phỏng Giác Thiên tự 
Thứ phỏng Trúc Lâm tự chủ bất ngộ hý đề 
Thứ Phỏng Kim Tiên tự 
Ký thám Đà thành Mỗ pháp khế 
Xuân nhật du sơn 
Viễn hoài 
Thất tịch hữu cảm 
Thứ Thúc Giạ thị thử nhật vận 
Khấp tiên từ 
Tặng môn đệ Quang Diệp 
Mậu Tý bát nguyệt hạ hoản họa Thảo Trì thị Trung thu vận 
Bạch yến thi 
Thù lão nữ sử tặng bạch dương bút 
Tịch thượng thất túy bị tiếu tức đáp 
Ngẫu nhất lân cẩu nhập tự trù, dư ái tư chi, vị cơ tiện ngảo nhân túc, vọng phong đào tẩu, hý ngâm dĩ kỷ diệc tỷ giả 
Thứ Bạch Mai cư sĩ bộ Mặc Si tiên sinh Thu dạ độc chước vận 
Thứ Mặc Si tiên sinh Trùng dương hội chước sai thi vận 
Thứ Bạch Mai cư sĩ bộ Thảo Trì thị tiền đề vận 
Họa Mỗ tiên sinh thất thập tự thọ vận 
Thứ Thúc Giạ thị Trùng dương vận 
Thù Thúc Giạ thị đông dạ vận 
Quy phỏng cố lý tặng sơ giao Mỗ tiên sinh 
Kỷ Sửu sơ xuân truy điệu Giác Bổn đại đức 
Mậu Tý đông nhật vịnh mai 
Hý tiễn Quảng Nhuận pháp lữ phó nhậm Đa Lạt tỉnh sơn tự 
Kỷ Sửu thất tịch điệp khứ niên Thúc Giạ thị vận 
Bàn thực thi 
Dư súc miêu cẩu các nhất, ư tả liễn đối thì tắc tả hữu tọa thị như thức tự giả, hý vịnh kỳ sự 
Vịnh liên 
Thất tịch chư văn nhân nữ sử cưỡng yêu phó tịch bất ứng họa đáp 
Vấn thiên 
Tặng Phật học đường giám đốc kiêm Hộ giới đàn hóa chủ Trí Thủ đại đức 
Bắc Việt Tố Liên thượng tọa thừa phi đỉnh lai kinh phú trình 
Ấp biệt 
Vịnh cúc 
Dự Từ Quang tự chủ Quảng Huệ pháp lữ thoại cựu 
Vô đề 
Trần Thị Trúc Kiến tịnh muội Tục Điển tạo hồng chung cúng vu Mỗ tự chi Tiên Nữ điện khất thi dĩ minh 
Trí Thủ nhân giả biệt kiến tịnh thất an cư thi dĩ chí hỷ 
Thị Diệu Đức tự ni học chúng 
Tặng Diệu Không tỷ kheo ni 
Điếu Giao Tiều Lâm tiên sinh 
Tặng Mỗ đạo sĩ kiêm y nghệ, hậu mộ thiền 
Hý vấn đạo sĩ 
Tặng Mỗ y sĩ 
Đáp Mỗ cư sĩ điệu Mỗ thiền sư vận 
Đáp tặng Mỗ nữ sử huệ tứ ngân tệ 
Tân Mão nhân nhật tiết phỏng Viên Thông tọa chủ 
Toàn quốc Phật giáo thống nhất đại hội sự hoàn, tặng bắc nam nhị pháp chủ 
Tặng Bắc Việt Tố Liên pháp lữ 
Tặng nhạc sư học Phật 
Tặng thằng miến gia mộ Phật 
Nhâm Thìn bát nguyệt toàn quốc Phật giáo tăng già đại hội vu Bắc Việt Quán Sứ tự, sự hoàn, lưu tặng tăng già thượng thủ Tuệ Tạng hòa thượng 


Tặng tổ chức ban chư nhân giả 
Tặng Bắc Việt Thanh Tùng pháp hữu 
Vãn Quảng Nhuận pháp hữuminh vu tháp hậu bình 
(Phiếm ngâm) 
105.1 Lạp 

105.2 Chức

105.3 Ngư

105.4 Tiều

105.5 Canh

105.6 Mộc

105.7 Cầm

105.8 Kỳ

105.9 Thi 

105.10 Tửu

105.11 Họa

105.12 Sĩ

105.13 Nông

105.14 Công

105.15 Cổ

105.16 Mộng tác Phật

105.17 Mộng tác thiên đế

105.18 Mộng tác đế vương

105.19 Mộng tác Diêm vương

105.20 Nam Kha mộng

105.21 Hoàng lương mộng

105.22 Trang Chu mộng 

Trên đây là nội dung của Tập I. Còn nội dung Tập II thì như sau:

Vịnh cổ (Bắc sử) 

106 .1 Khổng Phu tử

106 .2 Quản Trọng

106 .3 Bào Thúc

106 .4 Phạm Lãi

106 .5 Văn Chủng 

106 .6 Ngũ Viên

106 .7 Thân Bao Tư

106 .8 Nhiếp Chính

106 .9 Kinh Kha

106 .10 Tô Tần

106 .11 Trương Nghi

106 .12 Hạ Cơ

106 .13 Lữ Bất Vi

106 .14 Tiên Chẩn

106 .15 Tiêu Hà

106 .16 Trương Lương 

106 .17 Hàn Tín 

106 .18 Trần Bình 

106 .19 Phàn Khoái 

106 .20 Hạng Tịch 

106 .21 Phạm Tăng 

106 .22 Tô Vũ 

106 .23 Phùng Dị 

106 .24 Mã Viện 

106 .25 Mã Dung 

106 .26 Lưu Bị 

106 .27 Thanh mai chữ tử 

106 .28 Gia Cát Lượng

106 .29 Bàng Thống 

106 .30 Từ Thứ 

106 .31 Quang tráng mậu quá quan 

106 .32 Trương Phi 

106 .33 Triệu Vân 

106 .34 Mã Siêu 

106 .35 Hoàng Trung

106 .36 Tào Tháo 

106 .37 Khổng Dung 

106 .38 Lưu Trinh 

106 .39 Nễ Hành 

106 .40 Bàng Đức Công

106 .41 Dương Tu 

106 .42 Tuân Úc

106 .43 Tôn phu nhân

106 .44 Thái Diệm

106 .45 Chân hậu

106 .46 Lữ Bố

106 .47 Tôn Quyền

106 .48 Chu Du

106 .49 Cam Ninh

106 .50 Bao Chửng

106 .51 Nhạc Phi

106 .52 Tạ Côn chiết xỉ 

106 .53 Đảng Tiến

 Liễn đối 
107.1 Quy Thiện tự 

107.1.1 Đại hùng điện liễn

107.1.2 Tam bảo án

107.1.3 Quan Âm án

107.1.4 Tiền đường

107.1.5 Tả hữu thiện đường

107.1.6 Tam quan chính môn

107.1.7 Tự tiền hoa biểu

107.1.8 Phật liễn

107.2 Đa Lạt tỉnh sơn tự môn liễn 

107.3 Diệu Đức ni tự thiền đường

107.4 Hồng Ân ni tự 

107.4.1 Điện tiền liễn

107.4.2 Tổ đường liễn

107.5 Hạ lạc thành liễn

107.6 Giác Lâm tự tiền đường liễn

107.7 Quốc Ân tự Đắc Quang hòa thượng nhục tháp liễn

107 .8 Tứ ca kỷ gia kiêm tửu quán liễn

107 .9 Đại nghỉ thướng Thiền Tôn tự Giác Nhiên hòa thượng liễn

107 .10 Quan công từ môn liễn

107 .11 Tặng Mỗ cư sĩ

107 .12 Phổ Quang tự liễn 

107 .13 Thiền Tôn tự điện tiền liễn

107 .14 Hạ Đạo ty quán khánh thành 

107 .15 Phật lão hiệp tự

107 .16 Nam Việt Phật Quang tự liễn

107 .17 Cao Đôi Lương Điền xã tịnh độ đường liễn

107 .18 Hý tặng Mỗ đồng song khiêu nhất quả phụ hựu trùng mại thổ viên

107 .19 Chư niệm Phật đường liễn

107 .20 Đại Phật học đường liễn

107 .21 Báo Ân tự môn liễn

107 .22 Từ Quang tự môn 

107 .23 Hoa bằng liễn

107 .24 Hộ sanh thất liễn

107 .25 Thơ song liễn

107 .26 Mỗ bán tăng ám tác hoa nguyệt chủ khất môn liễn

107 .27 Tứ mỗ đồng song chi huynh đệ

107 .28 Khai bút

107 .29 Tặng Trạch Chi Ngô huyện doãn 

107.30 Đình tiền liễn

 Khoái hoạt vựng biên 
108.1 Tiểu ảnh đề tặng

108.1.1 Giám đốc Phật học đường Trí Thủ 

108.1.2 Pháp sư Mật Nguyện

108.1.3 Pháp sư Trí Đức

108.1.4 Pháp sư Trí Quang

108.1.5 Pháp lữ Thanh Tùng

108.1.6 Giảng sư Trọng Ân

108.1.7 Giảng sư Hoằng Thơ

108.1.9 Học tăng Khánh Nghiêm

108.1.10 Tứ mỗ hậu tấn ảnh 

 Trào Trạch Chi huyện doãn họa vận 
 Trào Mỗ ni cô thị dưỡng tiểu hài 
 Họa đáp Mỗ nữ sử 
 Hý ủy tiểu đồng đáo nhận trai tăng lễ 
 Tặng bạch nghị khuẩn hý hệ dĩ thi 
 Hậu niên tái tặng tinh tặng Linh Quang tự chủ 
 Hiệu vưu 
 Phụ nhiệt 
 Lạm xí 
 (Hý tác giới đàn chi tuần canh kệ) 
118.1 Lưỡng độ đàn chủ Thủy Nguyệt tăng huấn thị

118.2 Tuần chiếu đáo Phật điện đình kệ

118.3 Trượng thất kệ

118.4 Tổ đường kệ

118.5 Kiến đàn chức sự phòng

118.6 Trù phòng kệ

118.7 Đông đường xướng

118.8 Tây đường xướng

118.9 Nam giới tử phòng xướng

118.10 Nữ giới tử phòng xướng

118.11 Ứng phó trợ hành nghi lễ phòng xướng

118.12 Ngoại hộ phòng xướng

 Sai từ 
 Hựu sai 
Tập II của truyền bản hai tập với nội dung như thế, nếu so với Tập I, đã có một sự phân loại tương đối khá rõ liên quan tới ba chủ đề chính. Đó là Vịnh cổ, Đối liễn và Khoái hoạt vựng biên. Sự phân loại này bộc lộ ý đồ của tác giả khi tập hợp thơ văn của mình, một điều mà ta sẽ không tìm thấy trong truyền bản ba tập. 

Căn cứ vào những liệt kê nội dung hai tập này, ta thấy toàn bộ thơ văn đã được sưu tập lại từ trước tháng giêng năm Quý Tỵ (1953), đúng như lời tựa của Thủy nguyệt tòng sao đã ghi. Không có bất cứ một bài thơ bài văn nào có ghi năm viết lại ra đời sau năm ấy. Trong số các bài thơ có ghi thời điểm sáng tác, bài sớm nhất viết vào đêm Trung thu năm Giáp Tý (1924), tức bài số 14 và bài muộn nhất được viết vào tháng 8 năm Nhâm Thìn (1952) khi Đại hội Phật giáo tăng già cả nước họp xong tại chùa Quán Sứ Hà Nội. Điều này sẽ hoàn toàn khác với truyền bản ba tập dưới đây. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10334)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.