SINH NHẬT TRĂM NĂM
Tưởng niệm Thiền Sư Đạo Sĩ Thiều Chửu - Nhà Học thuật yêu Nước chân chính
Nguyễn Hữu Viện
Nguyễn Hữu Viện
Paris - Tháng Bảy Mưa Ngâu - 2002
1. Cư sĩ Nguyễn Hữu Kha, pháp danh Thiều Chửu sinh năm 1902 trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Trung Tự, phường Đông Tác cũ, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Thân phụ là Nguyễn Hữu Cầu, từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục nên bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo (1).
Từ thuở bé, ông được bà Nội nuôi. Bà văn hay chữ giỏi lại là Phật tử mộ đạo thuần thành. Do đó, ông đã tiếp cận được nếp sống đạo hạnh, tập ăn chay từ năm lên 8 tuổi, và cũng nhờ bà Nội chỉ dạy cận kẽ về Nho học, nên ông đã sớm tinh thông Tứ Thư, Ngũ Kinh. Tuổi thiếu niên học chữ Quốc ngữ, đồng thời tự nghiên cứu thông thạo các ngoại ngữ Anh, Pháp, Hoa và Nhật.
Bằng tâm nguyện cư sĩ, ông phụ giảng cho Tăng Ni và làm từ thiện .
Ông trường chay ngày chỉ ăn một bữa. Đơn giản như người chân quê. Dịch kinh, viết sách, tu học và dành nhiều thời giờ chăm sóc trẻ em mồ côi.
Khi phong trào chấn hưng Phật Giáo ở Bắc Kỳ được khởi xướng, ông cùng với các cụ Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Vĩnh, ... thành lập Hội Bắc Kỳ Phật Giáo năm1934 và năm sau ra đời tạp chí Đuốc Tuệ do ông làm quản trị tại chùa Quán Sứ - Hà Nội và là cây bút đắc lực góp phần cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo.
Ông còn là tác giả bộ Hán Việt Tự điển được sử dụng rộng rãi trên cả nước.
Năm 1945, nạn đói xảy ra ở miền Bắc. Thể hiện lòng từ bi, ông lập Tổng hội Cứu tế, đặt tại chùa Quán Sứ để giúp những người đói khổ, và dựng nên một Cô nhi viện, nuôi dạy hơn 200 trẻ mố côi.
2. Năm 1945, Hồ Chí Minh mời ông ra làm Bộ trưởng Giáo Dục, nhưng ông từ chối, để tiếp tục con đường đã chọn.
3. Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, miền Bắc tiến hành phong trào cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản địa chủ. Nhận thấy những đau khổ của không ít nông dân bị hàm oan, ông rất đau buồn, cộng vào sự kiện có lời vu cáo ông về mặt uy tín, và thuộc tầng lớp trí thức tư sản.
Ngày 15.7.1954, sau khi từ biệt học trò, lễ tạ bốn phương, ông đã kết thúc đời mình vào tuổi 52 tại sông Đuống, thuộc Đồng Mỹ - Thái Nguyên, để giữ toàn khí tiết của người yêu nước chân chính, cư sĩ hoàn thành nhiệm vụ giáo hóa cho đạo và đời.
Để chứng minh cho sự trong sáng và thanh bạch của mình, ông dã viết bốn tâm thư, ba bức gởi cho chính quyền trình bày nổi lòng của ông với ý kiến đóng góp những điều nên làm và nên tránh để lợi nước ích dân. Một bức thư còn lại, ông gởi cho các học trò của mình, dặn dò cố gắng tu hành, tu tập để giáo hóa đời mà đừng để bị đời hóa.
Nguyễn Hữu Viện
(http://www.hanoiparis.com/)