09. Hình Thái Tổ Chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

13/06/201112:00 SA(Xem: 8720)
09. Hình Thái Tổ Chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam


ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT

Hoà Thượng Thích Đức Nhuận
Phật Học Viện Quốc Tế California, Hoa Kỳ ấn hành 1998

HÌNH THÁI TỔ CHỨC 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM 

Tiến Trình Lịch Sử và Nhu Cầu Hiện Đại Đòi Hỏi Sự Thống Nhất Đạo Phật Việt 
Cách vài năm sau thì nền thống nhất Phật giáo phải chịu sự thống khổ chia rẽ hàng ngũ nội bộ Phật giáotiếp theo là những khủng hoảng!… Mà bất cứ một cuộc khủng hoảng… nào rồi cũng sẽ qua đi. 

Do đó, chúng tôi đề nghị một biện pháp xây dựng GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM lớn mạnh trong tương lai nên cũng ghi lại đây những cảm khái suy tư chân thành ngưỡng mong liệt vị Tôn Đức chứng minh

Năm 1963, Đạo Phật Việt đã là một hiện tượng thức tỉnh của Phật giáo thế giớitoàn thể nhân loại đang muốn vượt thoát khỏi kiềm tỏa của các thế lực và mưu mô độc tài

Năm 1963, Đạo Phật Việt đã là một hiện tượng thống nhất giữa các tông phái của Đạo Phật sau hai mươi thế kỷ phân lý. 

Năm 1963, Đạo Phật Việt đã là nguồn nghị lực của con người muốn giải quyết các vấn đề thế sự bằng những hy sinh cao cả của chính mình. 

Sau ba năm đầy thăng trầm cam go, do những nhầm lỗi: tự kiêu tự mãn, thiếu tổ chức giáo dưỡng, nhiều tin tưởngxây dựng giáo quyền nghiêm minh, thiếu sáng suốt và nhiều mê vọng, nên đã để cho các khuynh hướng chính trị len vào tàn phá nền tảng cao đẹp của Đạo Phật Việt. 

Năm 1966, Đạo Phật Việt lại là một hiện tượng đổ bể về mặt lãnh đạo. Những tâm đĩa tầm thường, đầy mưu mô thế tục, đã dấy động, chặn đứng sự vươn lên của Đạo Phật trong việc giải quyết các vấn đề Dân tộc và Hòa bình thế giới

Năm 1966, Đạo Phật Việt cũng lại là một hiện tượng thức tỉnh những ai còn có ý thức phải rút lấy kinh nghiệm đắt giá ở cuộc khủng hoảng ấy, để tu sửa đổi tâm trí mình, nhằm hoàn thành sứ mệnh thời đại của Đạo Phật

Và những năm 1967-1968, Đạo Phật Việt là một hiện tượng đãi lọc những vẩn đục trong làn nước ngọt Phật giáo, để tưới lên tâm tư bỏng khát của nhân loại khổ đau, trong những ngày sắp tới. 

Nhận định trên không phải là những nhận định chủ quan của một ai, mà là phản ảnh trung thực nhận định của mọi người Phật tửsuy nghĩ và của toàn thể thức giả, trong cũng như ngoài nước. 

Nói lên nhận định đó, chúng tôi không làm công việc gây thêm những khó khăn cho công cuộc xây dựng đạo pháp, mà chỉ nhằm đưa ra một sự thật, mong những người đang có thế lực trong giáo hội phải gấp rút dẹp bỏ mọi tị hiềm, mặc cảm, mọi tà kiến âm mưu (nếu có) để đừng phụ công lao hy sinh của tăng, ni, Phật tử, và đừng phụ kỳ vọng của nah6n loại đang trông đợi ở sự phục hoạt nhiệm mầu của Đạo Phật, giữa thời đại ma vương này. 

Chúng tôi cũng cần nhấn mạnh ở đây là: Dù gặp bất cứ trở lực nào thì Đạo phật cũng đã phục hoạt và cũng sẽ sắm vai trò trọng đại, trong những giải quyết của cuộc sống nhân loại thời đại. Dù những nhà lãnh đạo hiện nay có còn xứng đáng hay sẽ bị đào thải thì Đạo Phật cũng vẫn đi tới trong sứ mệnh thời đại của mình. Dù các âm mưu chính trị đủ mọi khuynh hướng đế quốc cố tình phân hóa Đạo Phật, để cùng Đạo Phật như một bức bình phong khống chế dân chúng, thì các khuynh hướng kia cũng sẽ thất vọng. Vì thực chất của Đạo phậtGIÁC NGỘ. Mà khi đã giác ngộ thì tất nhiên bao nhiêu mưu mô đều không còn đất đứng, và những âm mưu ấy có đắc dụng cũng chỉ đắc dụng trong nah61t thời mà thôi. Đạo Phật đã tồn tại trên hai nghìn rưỡi năm. Đạo Phật còn đáp ứng nổi tư tưởng đang vươn tới của nhân loại. Do đấy, Đạo Phật hẳn nhiên sẽ vượt thoát khỏi sự ma hóa của chính trị thủ đoạn, để hằng hóa tốt đẹp 

Sau cuộc vận động thần thánh nhiệm mầu của Đạo Phật Việt Nam 1963, sự thành công đã đến, và đã gây cho mọi người có một lầm tưởng là Đạo Phật đã đại thắng trên mặt chính trị: Đạo Phậtmột thế lực chính trị nghiền nát tất cả thế lực chính trị thế tục. Đó là một sai lầm dẫn đến sự phiêu lưu thảm bại. Đó còn là một cái bẫy Đạo Phật thành một thế lực thực tại chính trị, để đẩy Đạo Phật vào những hành động có lợi cho họ. Họ đã có lợi thật. Vì hàng ngũ lãnh đạo Phật giáo từ chỗ quyết tâm phục vụ đạo, phục vụ dân tộc, đã phát sinh sự chống đối nhau về chính kiến, để rồi quên mất mục đích cao cả của mình. Thậm chí có lớp người đã chạy theo quyền lực, muốn dùng quyền lực thế gian để thực hiện mau chóng chương trình kiến tạo Đạo Phật. Thật là một sai lầm lớn. Tội hơn nữa là vì phải giao tiếp, phải dùng phương tiện quá nhiều của thế gian để làm việc cho thế gian, nên đã gây ngộ nhận là: Sự thành công của Đạo Phật chỉ đem lại lợi lộc cho một thiểu số lãnh đạo có uy thế. Nguy hiểm hơn nữa là những người kém đức tu đã lại bằng lòng ngay với những phù phiếm kia vốn là mần mống của khổ đau, loạn lạc, sa đọa. 

Nếu, ngay từ lúc phục hoạt, giáo hội đã có đủ uy đức và khả năng trầm tĩnh đi lên như sự mọc chồi của cây đại thụ, thì đương nhiên sẽ hóa giải được mọi hình thái, văn hóa, mọi ý hệ và mọi xáo trộn của thế cuộc, sẽ ngăn chặn được mọi toan tính của đế quốc và âm mưu độc tài, cũng như sự băng hoại của giáo hội

Điều này quả thực rất khó, đối với một giáo hội sơ khai và, tiếp đó, vì không khí quần chúng đấu tranh quá sôi bỏng, các âm mưu chính trị trong ngoài quá thâm độc nặng nề. Những vụ phản bội cách mạng, liên tiếp xảy ra, đã được giáo hội phải ra tay nghĩa hiệp. Trong lúc đó thì hàng ngũ lãnh đạo giáo hội quá nặng nề xúc cảm, đối xử việc trong cũng như việc ngoài đều bằng tình nghĩa, không bằng giáo quyền và trí tuệ. Những người thừa hành đã vừa thiếu, lại vừa chưa được tổ chức và giáo huấn, nên rất khó thực hiện được phương pháp chế cản ngoại cuộc bằng sự trầm phát. Bởi đó Đạo Phật chúng ta đã bỏ mất một dịp rất hiếm để thực hiện đường lối hóa giải cao siêu của mình. 

Nói như vậy không phải để tiếc xót những gì tốt đẹp đã qua, mà là để rút kinh nghiệm cho thực tại Đạo Phật ngày mai. 

Đạo Phật phải nhập cuộc để chuyển hóa thế giới, giải thoát nỗi khổ đau cho chúng sinh. Nói thế, ta không nên ngộ nhận: Đạo Phật (trước đấy) là xa lìa cuộc thế. Mà chỉ có ý nói rằng: Với sức lớn mạnh của kỹ thuật khoa học hiện đại, tâm hồn con người đang bị sa đọa trước mọi cám dỗ vât chất để rồi tự thỏa mãn với những tiện nghi giả tưởng sẵn có, mà quên đi phần cao đẹp của cuộc sống tinh thần, đáng lý phải được thực hiện từ lâu: đó là TÌNH THƯƠNG YÊU NHÂN LOẠI. Đạo Phậtđạo Từ bi, nên lúc này hơn lúc nào hết, Đạo Phật phải nhập cuộc để cho nhân loại, đem lại sự an lành cho cuộc đời

Điều đó đã hiển nhiên

Nhưng muốn nhập cuộc, phải xây dựng tổ chức. Tổ chức, ở đây, không có nghĩa là tạo ra một thế lực là mcông cụ cho giáo hội hoặc cho giáo chủ nào đó mà tổ chức ở đây là đáp ứng những nhu cầu của thời đại để vừa giáo dưỡng tín đồ Phật tử, vừa chuyển hóa tốt đẹp cho đại cuộc nhân loại, bằng tổ chức Nhân Chủ, Từ Bi, Trí Tuệ của mình. 

Xét về tổ chức thì bản Hiến Chương giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất đã là một ước chế có hiệu lực từ sáu năm qua, nhưng bản Hiến Chương đó chưa đủ đáp ứng cho một tôn giáo như Đạo Phật hiện đại. Bản Hiến Chương đó đã tổ chức giáo hội quá lỏng lẻo, mang nặng tính chất đại chúng hơn là giáo quyền: đáng lý ra đã là một giáo hội, thì giáo quyền phải được thiết lập vượt lên trên quyền đại chúng. Tất nhiên không chấp nhận hình thái tổ chức giáo quyền độc tôn, nhưng chúng tôi lại cũng không đồng ý về hình thái đại chúng bầu cử ra những vị lãnh đạo giáo hội. Vì giáo quyền luôn thuộc về quyền tối thượng siêu nhiên, không do đại chúng mà ra. Mà đích thị, phải do sự tu trì mà có. 

Đành rằng giáo quyền phải do hàng thừa hành giáo phap1 mà có, nhưng khác với tôn giáo thần quyền, Đạo Phật lấy Con Người (nhân bản) làm cứu cánh cho sự giải thoát cuộc đời, nên đại chúng cũng được dự phần quyết định Phật sự. Ý kiến của đại chúng nếu xét không đi ngược với tôn chỉ Đạo Phật thì giáo hội phải triệt để tôn trọngthực hiện làm lợi ích cho đại chúng. Như vậy giáo hội không vì quyền lực thiêng liêngthành lập, giáo hội thành lập trên sự đòi hỏi của đại chúngthực hiện giáo pháp theo Tâm Duyên đại chúng, để chuyển hóa tốt đẹp cho đại chúng

Bằng vào nguyến tắc đó, giáo hội Phật giáo Việt Namchúng tôi chỉ dùng Phật giáo Việt Namkinh nghiệm đắt giá đã cho thấy thêm chữ Thống Nhất vào tất nhiên sẽ có các tổ hchức dưới nhiều danh nghĩa khác xuất hiệncần phải tổ chức một Giáo hội có Giáo quyền, và những hành vi của các cấp giáo quyền phải có sự cân nhắc đồng quyết của đại chúng. Nhưng nếu ý kiến của đại chúng không còn mang ý nghĩa của đạo pháp nữa thì, cơ quan tối cao của giáo hội; phải dùng giáo quyền để phủ quyết

Bản Hiến Chương hiện nay tuy gồm có hai viện Tăng ThốngHóa Đạo, Tăng thống giữ về nguyên tắc giáo luật giáo pháp, Hóa đạo giữ việc điều hành Phật sựthế pháp, nhưng cả hai đều do Đại hội của đại chúng bầu ra. Giáo quyền đã không có, đối với đại chúng, lại cũng không có, đối với cả hai viện Tăng thốngHóa đạo, nên chính điều này đã nảy sinh không biết bao đau lòng như hiện nay. 

Do đó mà bản Hiến Chương chỉ mới là một văn kiệntính cách nhất thời để xoa dịu những tông phái, địa phương, và phân quyền giữa các vị lãnh đạo của thời kỳ vận động vừa qua chứ thực sự chưa mang một giá trị nền móng cho cơ cấu tổ chức và điều hành giáo hội lâu dài

Đề Nghị: Một Biện Pháp Xây Dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
 
 
Vấn đề xây dựng một giáo quyền Đạo Phật Việt hiện nay đã trở thành khẩn thiết hơn bao giờ hết. Chính vì thiếu giáo quyền, nên cuộc khủng hoảng về tổ chức và lãnh đạo của giáo hội đã chịu cảnh bế tắc. 

Vậy cần phải tổ chức giáo quyền ra sao? 

Tất nhiên, Phật tửbản chất Đạo Phật là không bao giờ chấp nhận một hình thức giáo quyền như sự nhân danh quyền lực thiêng liêng để thắt buộc Phật tử trong một tổ chức, nhằm khống chế tư tưởng

Như trên chúng tôi đã trình bày, tổ chức giáo hội phải có hai phần: phần lãnh đạođiều hành, thuộc giáo quyền; phần quyết duyệt đường lối của tổ chức, thì đại chúng cũng có quyền góp ý. 

Phần Giáo Quyền – Giáo quyền tập trung nơi Hội đồng Chưởng pháp do các tăng sĩ được đức Tăng thống triệu thỉnh và tấn phong. Hội đồng Chưởng pháp quyết duyệt giáo luật, giáo pháp, giáo chế và suy tôn đức Tăng thống. 

Đức Tăng thống chỉ định một vị tăng sĩ đứng ra thành lập viện Hóa đạo

Toàn thể viện Hóa đạo sẽ được đức Tăng thống đưa ra trước Hội đồng Chưởng pháp để chấp thuận

Hội đồng viện Hóa đạo chịu trách nhiệm, trước đức tăng thống và sự giám sát của Hội đồng Chưởng pháp. 

Hội đồng Chưởng pháp có thể yêu cầu đức Tăng thống giải tán viện Hóa đạo, hoặc xin thay đổi một số Tổng vụ trưởng. 

Nếu dức Tăng thống không chấp thuận lời yêu cầu thì ngài sẽ trình bày lý do trước Hội đồng Chưởng pháp, và yêu cầu Hội đồng biểu quyết tín nhiệm. Nếu hai phần ba (2/3) số hội viên Hội đồng Chưởng pháp nhất quyết giữ vững ý định thì đức Tăng thống, sẽ thành lập một viện Hóa đạo mới, hoặc vị Viện trưởng viện Hóa đạo sẽ thay đổi một số Tổng vụ trưởng theo quyết định của Hội đồng Chưởng pháp. 

Phần Đại chúng – Đây là Đại hội Phật giáo toàn quốc gồm đại biểu các tỉnh giáo hội

Vị Viện trưởng viện Hóa đạo triệu tập Đại hội Phật giáo mỗi năm một lần thu hẹp, hai năm một lần khoáng đại: để xét duyệt đường lối mới do chính Đại hội xướng xuất. 

Tất cả quyết định của Đại hội phải được đệ trình lên Hội đồng chưởng pháp duyệt xét. Nếu Hội đồng Chưởng pháp không đồng ý với Đại hội, thì đức Tăng thống sẽ đứng ra giải quyết. Nếu đức tăng thống đồng ý với Hội đồng chưởng pháp thì đại hội sẽ nhóm họp để thay đổi. Nếu đức Tăng thống đứng về phía Hội đồng thì ngài sẽ triệu tập một cuộc họp chung giữa Hội đồng Chưởng pháp và Đại hội để quyết định

Đây là đề nghị của chúng tôi trong công cuộc xây dựng đạo pháp, tuy mang tính cách lâu dài, nhưng cũng có thể kịp thời giải quyết những vấn đề hiện tại. Vì, nếu một Hội đồng của các bậc tu trìuy tín được đức Tăng thống triệu tập, thì đó cũng là một biện pháp để giải quyết các vấn đề khủng hoảng hiện nay của giáo hội

Từ một Đại hội như vậy, thể chế tổ chức tương lai của giáo hội được đưa ra duyệt xét. Nếu Đại hội đó tìm được một thể chế thích đáng cho giáo hội rồi thì sau đó đức Tăng thống sẽ triệu tập Đại hội Phật giáo toàn quốc để quyết duyệt tối hậu. Và, bằng vào thể chế đó, các cấp lãnh đạođiều hành được cử ra để điều khiển giáo hội, đương nhiên sẽ chấm dứt được tình trạng không mấy tốt đẹp hiện nay. 

Trên ý nghĩ đó, chúng tôi trông đợi sự tỉnh giác của toàn thể các câp lãnh đạo Phật giáoPhật tử

Chúng ta hãy cố gắng chung sức giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay của giáo hội. Rồi, tư đó, dẫn tới sự giải quyết các vấn đề dân tộc và thế giới thời đại

Hiến chế 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM 
 
Bản Hiến Chế được viết ra sau ngày 1-11-1963, và đã trình kiến trước một hội nghị thu hẹp gồm đại biểu của mười một giáo phái, hội đoàn tham dự, để quyết định thành lập GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Cuộc họp của tiểu ban dự thảo Hiến Chương diễn ra tại thự viện chùa xá Lợi, Sài Gòn, từ 15 giờ ngày 31 tháng 12 năm 1963, mà hòa thượng Trí Quangchúng tôi là hai thuyết trình viên. 

Sau phần thuyết trình, là phần thảo luận và góp ý của các đại biểu. Hội nghị nhìn nhận rằng: "bản Hiến Chế (do chúng tôi dự thảo) rất uyên áo; tuy nhiên, tình thế hiện tại chúng ta chưa đủ nhân sự để điều hành… đồng thời nhận định bản dự thảo Hiến Chương (do hòa thượng Trí Quang viết) có chứa đựng những nét thực tế và dễ áp dụng…" – ghi theo đại ý biên bản cuộc họp- Do đó, hội nghị đã chấp nhận lấy bản Hiến Chương – mà giáo hội có hiện nay – làm chính bản để thảo luậnbiểu quyết
Nhân dịp chúng tôi có ý đề nghị biện pháp xây dựng một Giáo Hội Phật giáo Việt nam lớn mạnh trong tương lai nên cũng xin ghi lại đây để chúng ta cùng suy ngẫm. 
 
CHƯƠNG 1 
 
Thuyết Minh Vấn Đề 
 
 
Điều 1 –Sống trong vũ trụ vô thường ảo hóa, sống bằng kiếp người thống khổ mong manh, sống giữa một xã hội phân hóa bất công, đức Phật chân nhận được trách nhiệm và sứ mệnh "cứu độ chúng sinh" nên Ngài đã trút bỏ ràng buộc thế tục để đi tìm một phương pháp giải thoát cho mình và hướng dẫn chúng sinh trên con đường giác ngộ
Điều 2 – Sau khi thành đạo, đấng Đại giác quán triệt hết thảy hiện tượng củ vạn hữu, khám phá ra tận gốc rễ sự khổ đau của chúng sinh, tìm thấy chính đạo để giúp con người thoát khổ, đã bước ra khỏi cội bồ đề, dấn thân vào đời khổ ải, nhận chịu mọi sự, để hóa độ chúng sinh, hòng giúp chúng sinh đạt được cảnh giải thoát viên mãn
Điều 3 – Như Lai đã tận diệt mọi chấp trước để hòa đồng với tự nhiên giới, làm cho vạn hữu cùng rực rỡ thêm lên; hòa đồng với tâm tư giới, làm cho nhân loại cùng sáng suốt thêm lên; hòa đồng với siêu việt giới để Phật tính thường trụ nơi vạn hữu mau xòe nở tròn đầy. 
Điều 4 –Nhân loại ngày nay đã tự soi vào mình để phát giác ra rằng: mình đang hiện hữu trong một nghiệp dĩ khổ đaul sống giữa một xã hội toàn là kẻ thù chết chóc, trong một vũ trụ vật lý vô nghĩa ma sát, giới hạn khắt khe sinh mệnh con người. Tâm trạng này đang vò xé con người, tạo ra một nguồn tư tưởng cô đơn tuyệt vọng
Điều 5 – Mọi giá trị tinh thần cũ đang bị con người bôi bỏ, hệ thống duy thần đã lạc hậu, hệ thống duy vật phi nhân đang bị vượt dưới nhận thức toàn diện của nhân loại tiến bộ. Nhưng hiện nay nhân loại chưa tìm được tư tưởng chỉ đạo cho cuộc sống mình, nên đang rơi vào trạng thái hoài nghi buồn chán. Đã đến lúc Đạo Phật phải trở lại lối sống xưa cũ để "nhập cuộc", hướng dẫn tư tưởng con người trong việc giải thoát tâm tư khỏi trói buộc của thực tại thế giới mê vọng khổ đau. 


Điều 6 –Con người đều sinh hoạt trong ba thực tại: nhiên giớis, tâm giớisiêu việt giới. Đạo Phật đã thỏa đáp đầy đủ ba nhu yếu đó bằng cách: nhìn nhận con người sống trong tự nhiên qua tình thương bao la để hòa đồng nổi với mọi hiện tượng vô thường; nhìn nhận và giúp con người thăng hóa tâm tư mình bằng trí tuệ sáng suốt, để tìm thấy an bình trong tâm hồn và sống vui với anh em; nhìn nhận và giúp cho Phật tính thường trụ nơi con người bằng sự chứng đạt trạng thái trong sáng tròn đầy; để hòa đồng được với si6u việt giới thường tại của vũ trụ. Nên đạo Phật cũng được gọi là đạo giác ngộgiải thoát của nhân loại tiến bộ ngày nay. 
 
 
CHƯƠNG II 
 
Diễn Trình Đạo Phật 
 
 
Điều 7 – Dưới chiều hướng nhận thức, Đạo Phật đã hiển nhiên trong một thuyết minh tự biến trong cộng biến và cộng biến trong tự biến; dưới chiều hướng thế giới, Đạo Phật đã nói lên vấn đề tự do cá nhân trong tập thể xã hội; dưới chiều hướng hành động, Đạo Phật đã đưa ra một phương pháp tự giác giác tha. Đó là cỗi gốc của Đạo Phật, thời kỳ duy nhấtẤn Độ xưa. 
Điều 8- Khoảng một trăm năm sau ngày đức Thế Tôn nhập diệt, Đạo Phật bắt đầu phân phái: Thượng Tọa bộ thiên nặng về khuynh hướng tự do tự giác; Đại Chúng bộ thiên nặng về tập thể giác tha. Và, trong hai phái này còn có nhiều tông phái xuất hiện làm cho Đạo Phật trở thành vô cùng phồn thịnh
Điều 9 – Đại Chúng bộ, ngược hướng bắc, phát triển ở Népal (Thiên Trúc) truyền qua mông Cổ và Trung Hoa, Nhật bảnViệt Nam. Thượng Tọa bộ, xuôi theo hướng Nam, phát triển ở Tích Lan truyền qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia rồi gặp Đại chúng bộ tại miền Nam nước Việt. 
Điều 10 – Đạo Phật truyền tới đâu đã dung hòa với các nền văn minh địa phương để tạo cho địa phương ấy một sắc thái từ bi đạo hạnh; nên Đạo Phật mỗi ngày thêm phong phú hơn là nhờ ở các cuộc dung hợp này. Đặc tính của Đạo Phật là dung hóa sáng suốt, đón nhận mọi phát huy của con người, và đã thích ứng với mọi nơi, mọi thời đại
Điều 11 – Hiện nay, hai nền văn minh Thượng tọc bộ và Đại chúng bộ bổ sung cho nhau ở Việt Nam; để tạo thành một Đạo Phật duy nhấttoàn diện, cung ứng cho nhân loại một nền văn minh tự do cá nhân trong tập thể xã hội; để làm môi trường dung hợp cho hai nền văn minh cá nhân cực đoanxã hội quá khích
Điều 12 – Sự kiện Đại thừa và Ti63u thừa hợp nhất để thức tỉnh hai hệ thống tư tưởng tinh thần và :duy vật" hiện nay tại Việt Nam, cũng như sự hưởng ứng của các quốc gia –không phân biệt Thượng tọa bộĐại chúng bộ – đã nói lên ý chí thống nhất Đạo Phật trên một bình diện rộng lớn hơn. Bằng vào ý chí đó, Phật giáo đồ phát nguyện quyết tâm xây dựng một Đạo Phật duy nhất toàn diện để nâng đỡ, hướng dẫn tinh thần con người trên đường giải thoát nhiệm mầu. 
 
 
CHƯƠNG III 
 
Con Người Đạo Phật 
 
 
Điều 13 – Đạo Phật nhận rằng: vạn vật, chúng sinh đều có Phật tính: con người đều có khả năng thành Phật, do đấy con người trong Đạo Phậtcon người của mọi tầng lớp xã hội, mọi quốc gia, mọi tôn giáo, trên mặt đất và trong tam thiên đại thiên thế giới
Điều 14 – Mặc nhiêncon người Đạo Phật, khi tự nhận là một người sinh hoạt trên ba chiều hướng: nhiên giới, tâm giới, siêu việt giới, và ý thức được mình là con người hiện hữu, rồi nhận trách nhiệm về sự hiện hữu của mình để tự chủ tu chứngthực hiện ba đại hạnh: đại bi, đại trí, đại hùng
Điều 15 –Ý thức là con người Đạo Phật, khi người đó đã hấp thụtu chứng bằng phương pháp của Đạo Phật, rồi đặt mình vào hàng ngũ Phật tử để hoằnh dươn chính pháp. Những người này được chia làm ba loại: Hiện thế tăng, Thăng thế tăngSiêu thế tăng. 
Điều 16 – Hiện thế tăng là các Pật tử tu tại gia đã phát nguyện thụ trì tam quingũ giới để thể hiện Phật pháp trong cuộc sống hằng ngày, đem vào cho đời một nếp sống Bi Trí Hùng giúp nhân loại đặt lại giá trị cho con người, an bình cho xã hội
Điều 17 – Hiện thế tăng có thể tự nguyện gia nhập các hội đoàn phật giáo, như: hội nghiên cứu Phật học, hội tương tế Phật giáo, hội tịnh độ Phật giáo, hội văn nghệPhật giáo, hội y dược sĩ Phật giáo, đoàn sinh viên Phật tử, đoàn thanh niên Phật tử, thanh nữ Phật tử, thiếu niên, thiếu nữ Phật tử, đoàn lao động Phật giáo v.v.. 
Điều 18 – Thăng thế tăng là các tu sĩ xuất gia, từ bỏ mọi ràng buộc gia đình, kinh tế, chính trị, để tu tập duy trì, phát huy và hoằng dương chính pháp, nâng đỡ tinh thần quần chúng bằng lối giảng dạy hoặc bằng phong thái sống của mình. Ngoài phần tu học và hướng dẫn tinh thần quần chúng, Thăng thế tăng còn là những người làm tất cả mọi việc mà người tu sĩ làm được để hàn gắn những rạn nứt, khổ đau cho xã hội, tức là giúp đỡ quần chúng cả về mặt tinh thần lẫn vật chất
Điều 19 – Để thành một Thăng thế tăng, không phân biệt nam nữa, nếu phát nguyện hei61n dâng trọn vẹn đời mình cho Phật pháp đều được chấp nhận, nhưng để hoàn hảo tăng chúng, trước khi được nhận là một tăng sĩ thực thụ, phải qua một giai đoạn thử thách cần thiết (theo qui luật riêng của tăng chúng), có ba phẩm trật trong gia đình Thăng thế tăng là tăng sinh, đại dức và thượng tọa
Điều 20 – Tăng sinh là các tu sĩ đã đủ mười tám tuổi, học hết bậc trung học phật giáo, sau khi thụ Sa di giớiphát nguyện giữ "mười giới". Nam được gọi là tăng sinh. Nữ được gọi là ni sinh. 
Điều 21- Đại đức là những tăng sĩ đủ hai mươi tuổi, học hết bậc đại học Phật giáo, đã thụ Tỳ khưu giới và đủ năm hạ lạp. Nam giới gọi là đại đức, phát nguyện giữ hai trăm năm mươi giới, Nữ gọi là Ni sư, phát nguyện giữ ba trăm năm mươi giới. 
Điều 22 – Thượng tọa là cá đại đức có đủ mười hạ lạp và được đức Pháp củ sắc phong. Các vị này thuộc hàng giáo phẩm cao nhất của Thăng thế tăng
Điều 23 – Siêu thế tăng là các bậc trưởng lão đã có những hạ lạp cao và đức hạnh đầy đủ, thoát khỏi mọi vòng tục lụy; ở trường hợp đặc biệt, các vị tổ của các tông phái, hay các vị được tăng chúng truy nhận đã chứng đạt được hạnh siêu thế tăng thì không kể tuổi tác và thời gian hoằng pháp. Các vị này gọi là hòa thượng
Điều 24 – Hòa thượng là các vị thể hiện trọn vẹn tinh thần giải thoát của Đạo Phật, nên các ngài là những vị lãnh đạo cố vấn của giáo hội, tuy không còn hoằng pháp bằng lời, bằng thân, nhưng là hoằng pháp bằng tâm lực của mình đối với việc hóa độ chúng sinh
 
 
CHƯƠNG IV 
 
Tổ Chức Giáo Hội 
 
 
Điều 25 – Vị lãnh đạo tinh thần tối cao của giáo hội là đức Pháp chủ[11]. Đức Pháp chủ là vị thể hiện trọn vẹn giáo tính, giáo pháp, và giáo luật, do đấy dức Pháp chủ là một Siêu thế tăng có đại đức, đại trí, đại hùng
Điều 26 – Đức Pháp chủ do viện Chưởng pháp nhất trí suy tôn. 
Điều 27 – Đức Pháp chủ là vị lãnh đạo, trọn đời
Điều 28 – Đức Pháp chủ là tiếng nói chung quyết của mọi vấn đề Phật giáo
Điều 29 –Đức Pháp chủ tấn phong các hàng giáo phẩm và tuyển lựa các vị hòa thượng, thượng tọa để xung vào viện Chưởng pháp. 
Điều 30 – Viện Chưởng pháp gòm các vị hòa thượng, thượng tọa do đức Pháp chủ ủy nhiệm và hủy nhiệm, cũng như ấn định viện số. 
Viện này là cơ quan lập pháp của giáo hội. Mỗi năm họp một lần
Điều 31 – Viện Chưởng pháp [12] suy cử ra một viện Hoằng pháp của Giáo hội
Điều 32 – Viện Hoằng pháp của Giáo hội điều hànhgiải quyết mọi vấn đề của Phật giáo
Điều 33 – Nhiệm kỳ của viện Hoằng pháp là ba năm. 
Điều 34 – Đứng đầu viện Hoằng pháp là một vị tăng chủ[13] 
Điều 35 – Tăng chủ điều lý mọi vấn đề đối nội, đối ngoại và ký tên trong mọi văn kiện của giáo hội
Điều 36 –Tăng chủ triệu tập các cuộc họp thường và bất thường của viện Hoằng phápchủ tọa các cuộc họp đó. 
Điều 37 – Tăng chủ luôn luôn là người thừa ủy nhiệm của đức Pháp chủ trong việc điều lý Phật giáo, và chịu sự kiểm soát của viện Chưởng pháp. 
Điều 38 – Phụ tá tăng chủ có hai vị phó tăng chủ, hai vị này đại diện tăng chủ trong lúc vắng mặt
Điều 39 – Một bộ tăng vụ coi việc tổ chức giáo hội, tổ chức các hội đoàn và thuyên chuyển tăng sĩ. Lập sổ bộ tăng, tín đồ, cấp phát chứng minh thư. Đứng đầu là một vị tăng vụ trưởng và có các tăng sĩ giúp việc. 
Điều 40 – Một bộ tăng luật coi việc kiểm soát tăng chúnggìn giữ giới luật, nghiên cứu luật pháp nhà nước liên quan đến Phật giáotôn giáo. Đứng đầu là một vị tăng luật trưởng và có các tăng sĩ phụ lực. 
Điều 41 – Một bộ tăng thiệp coi việc ngoại giao của giáo hội, liên lạc với các tổ chức, các hệ phái trong và ngoài nước, giao thiệp chính quyền, tham dự các hội nghị quốc tế. Đứng đầu là một vị tăng thiệp trưởng và có các tăng sĩ phụ tá
Điều 42 – Một bộ tăng hóa coi việc văn hóa, giáo dụchoằng pháp. Đứng đầu là một vị tăng hóa trưởng và có các tăng sĩ phụ giáo. 
Điều 43 – Một bộ tăng lễ coi việc lễ nghi của giáo hội. Đứng đầu là một vị tăng lễ trưởng và có các tăng sĩ hộ trì
Điều 44 – Một bộ tăng phúc coi việc y tế, lập nhà thương, cô nhi viện, dưỡng lão viện và các công tác từ thiện xã hội, khai thác cơ sở. Đứng đầu là một vị tăng phúc trưởng và có cá tăng sĩ phụ lực. 
Điều 45 – Một bộ tăng quản coi việc quản thác và giữ gìn tài sản Tam bảo. Trùng tu, kiến thiết các cơ sở giáo hội. Đứng đầu là một vị tăng quản trưởng và có các tăng sĩ thừa hành
Điều 46 – Một vị tăng thư trưởng, một vị tăng thư phó thường trực tại trụ sở trung ương vá có các tăng sĩ phụ nhiệm. 
Điều 47 – Các tăng sĩ giúp việc ở các bộ thì do các vị đứng đầu mỗi bộ tuyển chọn. Viện Chưởng pháp chỉ bầu các vị trưởng và phó (nếu có) ở mỗi cơ quan trung ương. 
Điều 48 – Dưới giáo hội trung ương là miền. Mỗi miền có một vị thượng tọa tăng trưởng đại diện miền điều hành
Điều 49 – Tăng trưởng do đức Pháp chủ tấn phong và tăng chủ ủy cử quản nhiệm mỗi miền. 
Điều 50 – Dưới miền là thành, tỉnh do một vị đại đức tăng giám điều khiển. 
Điều 51 – Tăng giám do giáo hội ủy cử và tăng trưởng ở mỗi miền là tỉnh, thành trực thuộc thuyên chuyển
Điều 52 – Dưới thành, tỉnh là khu. Mỗi khu có một vị tăng đạo điều khiển. 
Điều 53 – Tăng đạo do tăng trưởng ủy cử và tăng giám của tỉnh liên hệ thuyên chuyển
Điều 54 – Các hàng giáo phẩm điều khiển ở mỗi cấp, có thể tuyển thêm tăng sĩ hoặc cư sĩ giúp việc nếâu cần. Riêng trường hợp các tăng sĩ thì phải xin ở bộ tăng vụ cung ứng
Điều 55 – Về ni bộ, theo như các thể thức thành lập các hội đoàn (các Phật tử cư sĩ tại giá hiện thế tăng) được qui định ở các điều 15, 31, 34, 36, 38 và do tăng vụ trưởng tăng bộ trực tiếp điều khiển. 
Điều 56 – Các hội đoàn (Hiện thế tăng) chỉ được thành lập sau khi đã đệ trình nội qui lên cấp giáo hội trực thuộc, và được giáo hội trung ương cho phép mới chính thức họat động. 
Điều 57 – Hội đoàn tự bầu lấy ban chấp hành nhưng về mặt lãnh đạo tinh thần đều do các hàng tăng sĩ đảm nhận
 
 
CHƯƠNG V 
Quản Chưởng Giáo Hội 
 
 
Điều 58- Tất cả tự viện, học viện, thư viện, các trường Đại, Trung, Tiểu học Bồ đề đều trực thuộc giáo hội
Điều 59 – Tất cả động sản và bất độnd sản của các chùa có thập phương đến hành hương đều thuộ cquyền quản chưởng của giáo hội
Điều 60 – Những tài sản do thập phương tiến cúng được phân làm ba phần, để: 1) sửa sang chùa cảnh; 2) dùng vào việc hoằng pháp; 3) làm việc tăng sự. 
Điều 61 – Phần tiền dành vào việc hoằng pháp thì các chùa phải gửi lưu tại quỹ giáo hội trung ương để thực hiện chương trình hoằng pháp rộng lớn và duy nhất
Điều 62 – Các chùa, am, tịnh xá của các tăng sĩ hay cư sĩ tự lập thì không thuộc quyền quản chưởng của giáo hội, nhưng đều được giáo hội bảo trợ về mặt tinh thần
Điều 63 – Tất cả tăng sĩ có thể lập trường học, bệnh viện… và làm các việc "thường" hợp với khả năng của bậc tu trì, nhưng lợi tức phải trích ra một phần ba xung vào quỹ Tam bảo. Vì cuộc sống của các vị là do giáo hội chu toàn
 
 
CHƯƠNG VI 
 
Kỷ Luật Giáo Hội 
 
 
Điều 64 – Kỷ luật của tăng bảo là kỷ luật tự nguyện, tự giác để đi tới tự trị, tự lý, nên giáo hội không thưởng người có công, cũng không phạt người có tội, bằng những hình thực thông thường. Giáo hội chỉ nêu công tội thành vấn đề cảnh tỉnh chung. 
Tuy nhiên, trong trường hợp tăng sĩ nào phạm tội "tứ trọng, ngũ nghịch", tức là đã có ý ly khai với giáo hội, thì giáo hội mới trục xuất. 
Điều 65 – Đối với thế luật thì tăng sĩ cần nỗ lực đến cùng để điều hợp thế luật với giáo luật, bằng phương pháp từ bi bất bạo động
Điều 66- Một tăng sĩ coi là phạm thế luật nhưng đích thực tâm mình ngay thẳng chân chính thì vẫn không phạm giáo luật. 
Điều 67 – Trường hợp tăng sĩ bị thế luật buộc tội không oan, tức là có tà tâm thực sự, thì mặc nhiên đã phạm giáo luật. 
Điều 68 – Tăng sĩ không được nhân danh mình để nhận hàm tước và tặng thưởng của thế tục, mà phải nhân danh giáo hội để nah65n các thứ đó. 
Điều 69- Giáo hội không hạn chế bất cứ một sáng kiến nào, nhưng chỉ áp dụng những sáng kiến đó khi xét thấy không ngược với Phật pháp
 
 
CHƯƠNG VII 
 
Thực Hiện Hiến Chế 
 
 
Điều 70 – Bản Hiến chế này, sau khi đã được đại biểu các cấp giáo hội Phật giáo Việt Nam hội hợp tại… từ ngày… đến ngày… tháng… Phật lịch 2507, đã thảo luận kỹ từng chương, điều và đã được hội nghị biểu quyết chấp thuận. Hội nghị cũng đã cung thỉnh đức Pháp chủ, vị lãnh đạo tối cao của giáo hội và ngài thay mặt đại biểu hội nghị công bố, ban hành bản Hiến Chế này. 
Điều 71 – Việc sửa đổi Hiến Chế phải do một hội nghị đặc biệt của đầy đủ các vị Hòa thượng, thượng tọa viện Chưởng pháp mới có quyền quyết định
Điều 72 – Bản Hiến Chế này gồm bảy (7) chương, bảy mươi hai (72) điều và …. Chữ. 
 
 
Làm tại Sài Gòn, ngày… tháng 12 năm 1963, Phật lịch 2507 
 
 
LỜI KẾT 
 
 "Trang ử Việt cũng là trang sử Phật"[14] V.H.C 
 
 
 Suốt dọc dài lịch sử cách nay thiên niên kỷ, ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT đã chứng minh sự có mặt của mình trong cuộc Sinh Hoạt Toàn Diện của dân độc, với mục đích chân hóa, thiện hóa, mỹ hóa nếp sống Việt Nam. Nhìn lại quá trình hơn một ngàn năm xã hội Việt Nam chìm da981m dưới sự thống trị của người phương Bắc thì, quả là mối duyên kỳ ngộ, Đạo Phật truyền vào nước ta, mở ra cho người Việt một lối thoát bằng ánh sáng của đạo lý Giác ngộ Giải ThoátTự Chủ; để từ đó tạo điềi kiện nhân duyên cùng với lối sống của người Việt hình thành một nền VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT SÁNG, ĐẸP. Mà bản chất của nền văn hóa Việt Phật ấy được thể hiện rõ nét nhất qua hai triều đại văn minh Lý – Trần.

(Quả tình) Đạo Phật đã có những cống hiến thự ctế to lớn đối với tổ quốc Việt Nam, trong sự nghiệp ud75ng nước, giữ nước: đánh giặc phương Bắc, dẹp loạn phương Nam, bảo toàm lãnh thổ và chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt ở thế kỷ XI-XIV cũng như đã và đang là sứ mệnh "giải cứu sinh dân" đối với những quốc gia Phật giáo và toàn thế giới nhân loại. Đạo Phật vào Việt Nam bằng cửa ngõ hòa bình như vào nhà mình, không giống các đạo lý và ý hệ khác đến Việt Nam bằng cách phô trương ầm ĩ, sắt thép… Đạo Phật (sở dĩ) được toàn dân Việt nồng nhiệt đón nhận là vì tinh chỉ giáo lý Đạo Phật không bao giờ trái với sự việc nào, bất cứ ở đâu, hạng người nào, khi con người biết hướng về chân lý. Mà Đạo Phậtchân lý

Đạo Phật đã gây được "dân phong quốc tục ĐẸP" nên, từ thuở xa xưa, tổ tiên ta đã SỐNG… và truyền đến cho con cháu ngày nay – dù lớp con cháu có hiểu hay không hiểu gì về nguồn giáo lý cao đẹp Đạo Phật; nhưng trong tiềm thức họ (không nhiều thì ít) đều có mang torng mình dòng máu "tín ngưỡng Phật giáo" rồi vậy – nên mọi ý tưởng, ngôn từ, hành động họ như đã sống thực và thể hiện đúng tinh thần của 'đạo" họ tin theo. Hay nói cách khác, Đạo Phật Việt Nam cũng chính là quần chúng nhân dân Việt Nam

Đạo Phật là ánh sáng của TRÍ TUỆ và là suối nguồn TỪ BI làm tươi mát hồn người và tạo sự an vui cho cuộc đời

Đạo Phật và Dòng Sử Việt quả đã đồng nhất trong dòng sống tích lũy của lịch sử: đó là truyền thống tốt đẹp của người Việt tin thờ Đức Phật đã có chiều sâu và bề dày của hai mươi thế kỷ trường tại và còn nối tiếp mãi mãi… 
 
 
HỒN DÂN TỘC SỐNG TRONG ĐẠO PHẬT 
 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10334)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.