Phần 7 - Các Vị Cao Tăng Trong Cuộc Vận Động Chấn Hưng Phật Giáo

15/06/201112:00 SA(Xem: 8499)
Phần 7 - Các Vị Cao Tăng Trong Cuộc Vận Động Chấn Hưng Phật Giáo


HỘI THẢO KHOA HOC

300 NĂM PHẬT GIÁO
GIA ĐỊNH - SÀI GÒN - TP HỒ CHÍ MINH
Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2002

Phần 7 - Các vị cao tăng trong cuộc vận động chấn hưng PHẬT GIÁO
Hòa thượng Khánh Hòa 
và cuộc vận động chấn hưng Phật giáo (1921-1933)
TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG 

Hòa thượng (HT) Khánh Hòa, thế danh Lê Khánh Hòa, (1877-1947) người Ba Tri (Bến Tre). Năm 19 tuổi xuất gia tại chùa Long Phước (Ba Tri). Đắc pháp với HT Minh Lương, chùa Kim Cang (Long An), được pháp danh Như Trí, trụ trì chùa Tuyên Linh ở Mỏ Cày (Bến Tre). 

HT Khánh Hòa là một nhà sư có học vấn uyên thâm, am tường Phật pháp, cũng là một giảng sư có tài thuyết phục người nghe. Hòa thượng là người yêu nước, thường kết giao với người nhiệt tâm, trong số có cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngài còn là người tiến bộ, con chim đầu đàn trong phong trào chấn hưng Phật giáo (PG). 

I. Khi thực dân Pháp bắt đầu giày xéo đất nước, văn hóa dân tộc bị tấn công, Phật giáo nước nhà cũng cùng chung số phận. Trong giai đoạn này ở miền Nam, mặc dù có nhiều tự viện được trùng tu hoặc xây dựng quy mô tráng lệ. Số thiện tín, Tăng Ni, cao tăng cũng gia tăng; nhưng đây là dị ứng của một nền văn hóa đang bị nền văn hóa khác đe dọa. Những bộc phát này cũng là tất yếu, che bên ngoài một cỗ xe trên đà xuống dốc. Trong khi ấy, tình hình PG ở Trung quốc cũng giống như ở nước ta. Thế nhưng sau đại chiến thứ nhất ở đây đã xuất hiện phong trào chấn hưng PG do TháiPháp sư khởi xướng. Nhiều tài liệu sách báo của phong trào này, cụ thể là tạp chí Hải Triều Âm, đã trở thành chất kích thích cho phong trào chấn hưng PG ở nước ta. 

Công việc đầu tiên là khoảng năm Canh Thân (1920), HT Khánh Hòa cùng một số bạn bè thành lập hội Lục hòa, theo qui mô nhỏ, nhằm mục đích đào tạo đoàn kết trong Tăng già. Ngài còn đứng ra mở lớp gia giáo để đào tạo Tăng tài, hầu đảm nhiệm trọng trách hoằng dương chánh pháp, dìu dắt hậu lai. Bên cạnh đó ngài còn cần mẫn ngồi dịch một số kinh sách chữ Hán ra chữ quốc ngữ để tiện việc phổ cập trong quần chúng

Mùa hạ năm Bính Dần (1926), HT Huệ Quang chùa Long Phước (Trà Vinh), đã mời HT Khánh Hòa làm giảng sư. Sau mùa an cư tại đây, cư sĩ Huỳnh Thái Cửu, một Phật tử nặng lòng với đạo pháp, có nhã ý mời Ban Chức sự viếng nhà. Hôm đó, ông ta tổ chức đón tiếp long trọng. Trong bài diễn văn, ông có nhận xét rất chính xác tình hình PG đương thời và có nguyện vọng khẩn cầu chư Tăng cần phải vận động chấn chỉnh thiền môn quy củ. Lời đề nghị thống thiết của ông làm chư Tăng xúc động. Sư cụ Phổ Lý ở chùa Bửu Lâm (Cao Lãnh) khóc rống lên. Mọi người ngẩn ngơ suy nghĩ

Cuối năm ấy, chùa Long Phước lại mở trường gia giáo rồi trùng tu tái thiết nên HT Khánh Hòa có dịp sang đó. Nhiều người nhắc lại lời đề nghị của ông Huỳnh Thái Cửu, HT Khánh Hòa nhận xét

- PG suy đồi là do mấy cái lá phái. Tự chúng ta chia xẻ riêng chùa, riêng Phật, thầy tu lại mang râu đội mão thành thầy cúng. Đàn việt thức giả yêu cầu chấn hưng, không lẽ chúng tasứ giả Như Lai mà ngồi điềm nhiên? 

Cũng có ý kiến

- Muốn chấn hưng thì phải lập hội tập họp những người vì đạo. Sau đó thì mở trường đào tạo Tăng tài, quyên góp mua sắm đầy đủ kinh sách và dịch toàn bộ kinh sách ra tiếng quốc ngữ để dễ phổ biến

Trong một lần khác, có người đóng góp: 

- Muốn lập hội thì phải lập tại Sài Gòn vì Sài Gòn là trung tâm, dễ liên lạc nối lục tỉnh hoặc vùng ngoài. 

HT Khánh Hòa than: 

- Chúng ta ở ngoài biên địa thì làm sao toan. Quý thầy ở Sài Gòn có đủ điều kiện thì không hợp tác. Biết làm sao? 

Lúc ấyGiáo thọ Thiện Chiếu là tọa chủ chùa Linh Sơn, số 149 đường Doumont, Sài Gòn (nay ở Cô Giang, quận 1, TP. Hồ Chí Minh), tình nguyện dâng cúng ngôi chùa này để làm trụ sở phong trào. Thầy Thiện Chiếu lúc đó rất trẻ, tư tưởng tiến bộ (năm 1929 lại hoạt động trong phong trào Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội). 

Mùa hạ năm sau (tức năm 1928), HT Khánh Hòa được thỉnh giảng tại trường học Long Khánh (Qui Nhơn), do HT Phước Huệ chứng minh. Trường học này do một đại thí chủ người Bến Tre tài trợ nên có nhiều Tăng Ni chẳng những ở các tỉnh miền Trung mà còn nhiều Tăng Ni ở miền Nam. Để nắm rõ tình hình, trước một tháng, HT Khánh Hòa và Huệ Quang đã ra Trung thăm dò dư luận để rồi chính thức dẫn một phái đoàn gồm nhiều Tăng Ni Phật tử ra dự lễ. Suốt ba tháng chủ giảng, Hòa thượng Khánh Hòa luôn đưa ra vấn đề chấn hưng PG và được Tăng chúng hoan nghênh ủng hộ. Tại đây, HT Khánh Hòa có một người bạn mới là sư Bích Liên. 

Khoảng tháng 5, giáo thọ Thiện Chiếu đi Hà Nội về, ghé thăm trường hạ, có mua một số tạp chí Hải Triều Âm. Nhiều Tăng sĩ đọc cảm thấy thích thú và lóe ra niềm hy vọng. Giải hạ, HT Khánh Hòa về ghé Sài Gòn và từ đó ngài đã gặp Thiện Chiếu nhiều lần để thúc vấn đề. Giáo thọ Thiện Chiếu đề tặng HT một bản chương trình PG hội Trung Quốc để HT tham khảo

HT Khánh Hòa, HT Huệ Quang lập một phái đoàn có thêm một số cư sĩ đến nhiều chùa Sài Gòn, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một để tuyên truyền vận động. Nhiều cao tăng tán đồng, nhưng khi bàn vào vấn đề thì e dè, sợ sệt. 

Các vị HT và cư sĩ trong Ban vận động đưa ra ba mục tiêu

1) Cần phải chỉnh đốn Tăng già

2) Thành lập Phật học đường. 

3) Dịch và xuất bản các loại kinh sách Việt ngữ. 

Tháng giêng năm Mậu Thìn ( 1928), một tổ chức PG đầu tiên, gọi là Ban Chức sự Phật học viện, và Thư xã thành lập gồm có

HT Khánh Hòa - Chùa Tuyên Linh (Bến Tre). 

HT Huệ Quang - Chùa Long Hòa (Trà Vinh). 

Giáo thọ Thiệu Chiếu - Chùa Linh Sơn (Sài Gòn). 

Giáo thọ Từ Nhẫn (Cần giuộc). 

Giáo thọ Chơn Huê - Chùa Sắc tứ Linh Thứu (Mỹ Tho). 

Cư sĩ Thái Bình Ngô Văn Chương

Ông Commis Trần Nguyên Chấn. 

Trụ sở Ban Trị sự đặt tại chùa Linh Sơn

Để có chi phí hoạt động, việc đầu tiên là HT Khánh Hòa về họp bổn đạo để bán bè gỗ trùng tu chùa Tuyên Linh, và cúng hết số tiền ấy, rất nhiều Phật tử đã ủng hộ tiền bạc. Đặc biệt có 17 cư sĩ ở Trà Vinh cúng 1.300 đồng (số tiền khổng lồ thời ấy) để đặt mua bộ Đại tạng kinh (gồm 711 bộ) ở Trung Quốc về tàng trữ tại chùa Linh Sơn

Sau đó, HT Khánh Hòa lại lặn lội đến các tự viện ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Sa Đéc, Bạc Liêu, Cà Mau, Hà Tiên tìm chư Tăng cùng chí hướng. Ngài đến Châu Đốc, vào chùa Phi Lai gặp HT Chí Thành. HT lúc này đã già yếu lắm, nhưng lại hăng hái nhiệt tình, ủng hộ cả tinh thần lẫn vật chất. Cũng trong thời gian đó, ngài đáp tàu sang Phnom penh (Campuchia) để nghiên cứu tình hình PG và cách đào tạo Tăng tài của họ. Nhìn chung, HT Khánh Hòa gặp nhiều ý kiến thuận lợi. Có chuyện rất cảm động xảy ra khi Ngài đến một ngôi chùa ở vùng quê Bạc Liêu. Chùa này rất nghèo, sư cụ già yếu, nhưng khi ngài đến, sư cụ đã giới thiệu cho Ngài gặp rất nhiều chùa quanh vùng. HT Khánh Hòa ở đây mấy hôm. Khi từ giã, vị sư này móc túi đưa cho Ngài 20 đồng. HT ngạc nhiên hỏi: 

- Tôi không xin sao thầy lại cho? Tôi biết thầy không tiền. 

Sư cụ thành thật nói: 

- Nào phải đợi thầy xin, việc của thầy là việc chung, rất tiếc tôi quá già không còn sức để chia sẻ trách nhiệm với thầy, nên có chút ít gởi thầy làm lộ phí. Xin thầy hoan hỉ nhận cho tôi. Tôi quá nghèo, dành dụm bấy lâu nay mà chỉ có bấy nhiêu thôi. 

II. Sau đó Ban Trị sự cho ra mắt tờ Pháp Âm ngày 31-8-1929. Đây là tờ tạp chí bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ra đời ở nước ta. Một điểm chúng ta cần chú ý là tờ báo này được biên tập và xuất bản tại Sài Gòn nhưng trụ sở lại đặt tạm tại chùa Sắc tứ Linh Thứu (Mỹ Tho). Đây cũng là trụ sở của báo Dân Cày, tiếng nói của những người làm cách mạng ở địa phương này. 

Song song với tờ Pháp âm do HT Khánh Hòa làm chủ nhiệm, Giáo thọ Thiện Chiếu lại mở Phật học tùng thư, xuất bản nhiều tạp chí Phật học chuyên đề như Phật hóa tân thanh niên, Phật học tổng yếu... để cổ động từng lớp Tăng Ni trẻ. Nhiều ý kiến mới mẻ xuất hiện trên các tạp chí này được độc giả chú ý, gây tranh luận trên báo chí, thí dụ như ý kiến: “Những kẻ giàu cái tánh chất nô lệ không biết trông cậy ở sức mình mà cứ trông đợi ở sức người, không biết họa phước đều do tự lòng tạo, mà cứ thưởng phạt ở thần quyền, thì chẳng những không bao giờ thấu được Phật lý, mà chính là một giống độc trùng sẽ phá hoại PG, có ngày phải tiêu diệt”. 

Do Phật tử nhiệt tình ủng hộ nên đến tháng 12 năm ấy thì xây dựng xong Pháp bảo phường và Duyệt kinh thất bên cạnh chùa Linh Sơn. Bộ Đại tạng kinh mua ở Trung Quốc cùng một số kinh sách, báo chí, tạp chí... được sưu tầm tàng trữ để mọi thức giả có thể tới lui nghiên cứu

Ban Biên tập các tờ báo, tạp chí vừa kể, theo qui định cũng phải gom về Duyệt kinh thất. Sư Bích Liên ở Qui Nhơn hay tin có bài thơ chúc mừng

Chúc mừng Phật học thư xã 

Kín, thưa leo lét mấy thu đông, 

Thơ xã nay mừng đã lập xong 

Thắp tỏ bốn bên đèn trí huệ 

Chất đầy ba tạng sách Tây Đông 

Mở môn phương tiện theo gương sách. 

Mượn bút văn minh vẽ nét lòng. 

Rường cột chống ngăn trời mạt pháp

Rồi đây biển giác rộng mênh mông

(Pháp âm, năm 1929) 

III. Thời bấy giờ, chính quyền đô hộ Pháp kềm kẹp gắt gao, nên việc xin phép thành lập hội đoàn nếu không phải là công chức thân Pháp thì không dễ dàng. Lúc bấy giờ, Commis Trần Nguyên Chấn là công chức trong Dinh Đốc lý thành phố Sài Gòn, những người nhiệt tâm vì đạo cũng biết hậu quả, nhưng bất đắc dĩ phải nhờ đến ông. Lợi dụng tình thế, Trần Nguyên Chấn ép HT Khánh Hòa phải chấp nhận ba điều kiện

+ Phải để con rể của ông làm Chủ nhiệm sáng lập tạp chí Từ Bi Âm và Nam Kỳ nghiên cứu Phật học hội. 

+ Phải nhường chức đệ nhị phó hội trưởng vĩnh viễn cho ông, không ai được ứng cử tranh giành

+ Phải làm giấy mượn của ông chùa Linh Sơn và đất chung quanh chùa (mặc dù chùa này được bà Nguyễn Thị Nghi xây dựng khá lâu trải qua mấy đời trụ trì và vị trụ trì cuối cùng là sư Thiện Chiếu đã cúng cho phong trào chấn hưng PG). 

Cuối cùng Thống đốc Nam Kỳ Krauthemer đã ký quyết định cho phép thành lập Nam kỳ Nghiên cứu Phật học hội ngày 25-8-1931. Tạp chí Từ Bi Âm được phép xuất bản ngày 30-4-1931, nhưng phải chờ đến sau khi thành lập Hội, ngày 1-1-1932 mới ra số đầu tiên. HT Từ Phong được cung thỉnh làm Hội trưởng, HT Khánh Hòa được cử làm đệ nhất phó Hội trưởng kiêm Chủ nhiệm Tạp chí Từ Bi Âm; để tình hình thuận lợi, Ban vận động thành lập phải đưa ra một số công chức cao cấp hay quan chức người Pháp vào Ban sáng lập hoặc vào ban hội viên danh dự... 

Ông Commis Trần Nguyên Chấn là người có thế lực, nên trong giai đoạn đầu, Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học hội đã bênh vực một số chùa chiền bị bọn cường hào ở nông thôn húng hiếp để giành chiếm ruộng đất, tạo uy tín lớn. Thế nhưng tình hình ngày càng xấu, chính quyền đô hộ lần lượt đưa ra các biện pháp kềm kẹp như kiểm soát việc xuất bản kinh sách, kiểm tra nội dung chương trình đào tạo Tăng Ni, kiểm tra tài chính... Do đó, Từ Bi Âm chỉ xuất bản đến số 45 (1-11-1933) thì HT Khánh Hòa rút lui, lôi kéo theo nhiều người khác. 

IV. Do ngân sách không dồi dào nên Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học Hội chủ trương các Phật học đường lưu động, đến khóa ba thì bị ngăn cản phá hoại. Do đó ngày 13-8-1934, các vị HT và các cư sĩ nhiệt tình mới vận động thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật học, trụ sở đặt tại chùa Long Phước (Trà Vinh). HT Từ Phong được cử làm Chứng minh Đạo sư, HT làm hội trưởng. Năm 1935, Hội xuất bản tạp chí Duy Tâm, xây dựng Phật học đường. Phong trào tồn tại đến năm 1945. 

+ Sư Thiện Chiếu tìm gặp HT Trí Thiền (chùa Sắc tứ Tam Bảo - Rạch Giá) cùng vận động thành lập Hội Phật học Kiêm tế ngày 23-3-1937. HT Trí Thiền được cung thỉnh làm Chánh Tổng lý, tu sĩ Phan Thanh Hòa được cử làm Chủ bút Tạp chí Tiến Hóa. Hội chủ trương làm việc từ thiện xã hội như tổ chức cứu trợ đồng bào bị bão lụt, mở lớp học từ thiện cho trẻ con nhà nghèo... Chính do chủ trương tiến bộ như thế nên chùa Tam Bảo trở thành nơi lui tới của cán bộ cách mạng và bị đàn áp sau Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. HT Trí Thiền bị thực dân Pháp bắt đày Côn Đảo và hy sinh tại đó. 

+ HT Huệ Đăng (chùa Thiên Thai - Bà Rịa) kín đáo hơn, ngài nói “Duy trì Phật pháp chính là ở chỗ mở rộng việc hoằng pháp lợi sanh, giáo dục thiện tín gieo trồng duyên lành cội phúc...“, rồi cũng theo chiều hướng chung, năm 1935, ngài cùng Tăng Ni Phật tử thành lập Thiên Thai Thiền giáo tông liên hữu hội. Có kinh nghiệm của các hội khác, chư Tăng Ni chỉ lo việc hoằng pháp lợi sanh, đào tạo kế vãng khai lai... còn công việc từ thiện... do các cư sĩ đảm trách. Hội Thiên Thai cũng xuất bản tờ Bát Nhã Âm. Nhờ quan niệm đúng hướng mà việc truyền bá giáo lý phát triển mạnh, đặc biệtđào tạo được một thế hệ kế thừa theo con đường dân tộc và Phật pháp

V. Tóm lại, việc chấn hưng PG không thành công trọn vẹn như những người khởi xướng. Đó là do những tồn tại của nhiều thế hệ chất chứa, trong một ngày một buổi không thể nào chuyển đổi được. Hơn nữa theo cao trào xã hội từ 1936 đến 1939, thực dân Pháp bắt buộc phải nới lỏng cho thành lập các tổ chức PG cũng như các hội đoàn quần chúng. Nhưng chánh quyền thời bấy giờ khôn khéo không cho PG thống nhất, vì thống nhất PG không có lợi cho họ. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, tâm huyết của HT Khánh Hòa, HT Từ Phong, giáo thọ Thiện Chiếu, cùng các Tăng Ni Phật tử có tâm huyết không phải vô ích

1* Phong trào tuy không thành công trong việc thống nhất PG, nhưng đã chứng tỏ rằng việc thống nhất giáo hội là việc rất cần thiết. Có thống nhất PG thì mới có thể chấn chỉnh thiền môn quy củ nâng PG địa phương ngang hàng với PG các nước. 

2* Phong trào đã chủ trương thành lập nhiều trường Phật học, đào tạo được một thế hệ Tăng Ni có phẩm hạnh, có trình độ Phật học, trình độ văn hóa xứng đáng là sứ giả Như Lai. Đặc biệt có nhiều tông môn còn bồi dưỡng cho thế hệ sau theo đường hướng “Dân tộc - Đạo pháp” nên sau Cách mạng tháng Tám 1945 có nhiều Tăng Ni “cởi áo cà sa khoác chiến bào” tham gia hai thời kỳ kháng chiến, góp phần giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. 

3* Phong trào chấn hưng PG chủ trương dịch kinh viết bằng chữ Hán ra chữ Việt và phổ biến các tài liệu nghiên cứu PG của người nước ngoài, xuất bản các loại tạp chí PG..., đã góp phần phổ biến giáo lý của đức Phật đến từng tín đồ, biến đạo Phật thành đạo của mọi người, mọi nhà. 

4* Đặc biệt, mặt thành công lớn của phong trào chấn hưng PG là đào tạo được các thế hệ Ni chúng xứng đáng và nâng Ni giới lên vị trí quan trọng như Tăng giới. Tương tự, sau phong trào chấn hưng PG, chúng ta có một đội ngũ cưam tường giáo lý nhà Phật, có nhiệt tâm vì đạo pháp. Từ đó “bốn chúng” có thể cùng nhau xây dựng một Giáo hội PG Việt Nam thật sự thống nhất như ngày nay. Điều này các thế hệ trước có thể mong muốn, nhưng chưa làm được. Hiện nay có nhiều nước mong muốn cũng chưa thực hiện được.«
 
 

Tổ sư Khánh Anh 
(1895-1961)
Thượng tọa THÍCH NHẬT QUANG

Hòa thượng (HT) Khánh Anh, ngài là một trong ba cột trụ của phong trào chấn hưng Phật giáo (PG) Việt Nam để chúng ta học tập công hạnh của người xưa, soi lại việc làm của mình ngày hôm nay, để có một phương hướng hành động luôn phù hợp với hiện tình đất nước, để không thẹn với người xưa và làm tròn trọng trách đối với hàng hậu học, trên con đường phụng đạo giúp đời.

I.- HÀNH TRẠNG

1- Thân thế : HT Khánh Anh, thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chân Húy, pháp hiệu là Khánh Anh. Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại làng Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 21 tuổi, ngài thọ quy giới tại chùa Cảnh Tiên. Năm 22 tuổi (1917), ngài xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc với pháp danh là Chân Húy. Nhờ có căn bản về Hán học và thế học cộng với quyết tâm cao, nên ba mươi tuổi ngài tinh thông Phật họctrở thành một giảng sư Phật học nổi tiếng.
Năm 1927, ngài được mời vào Nam dạy Phật học tại trường gia giáo chùa Giác Hoa, tỉnh Bạc Liêu.

Năm 1928, dạy Phật pháp tại chùa Hiền Long, tỉnh Vĩnh Long. Đến năm 1931, ngài làm trụ trì chùa Long An thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ, trong thời gian này có nhiều học tăng đến học đạo.
Ngài tích cực tham gia phong trào chấn hưng Phật pháp do các HT Khánh Hòa, Huệ Quang chủ xướng, để đào tạo Tăng tài hoằng dương chánh pháp, đoàn kết nội bộ PG để đi đến thống nhất Giáo hội. Với chủ trương đó, các ngài vận động Phật tử hỗ trợ tài chánh để mở các trường Phật học:

- Năm 1933 thành lập Liên đoàn Học xã.

- Năm 1935 thành lập Hội Phật học Lưỡng Xuyên ở Trà Vinh. Một số chư Tăng xuất thân từ trường này đã trở thành những vị giáo phẩm hàng đầu của Giáo hội PG Việt Nam Thống nhất, như các HT Thiện Hòa, Thiện Hoa, Huyền Quang, Hành Trụ, Quảng Liên...
Ngoài việc tham gia giảng dạy, ngài còn cộng tác với tạp chí Duy Tâm Phật học (cơ quan truyền bá đạo Phật của Hội). Ngài đã viết nhiều bài để cổ xúy phong trào chấn hưng PG nước nhà.

- Năm 1940 làm pháp sư dạy tại chùa Thiên Phước ở Tân Hương (tỉnh Tân An).
- Năm 1941, ngài dạy giáo lý cho Đại giới đàn mở tại chùa Linh Phong ở Tân Hiệp.
- Năm 1942, Phật học đường Lưỡng Xuyên tạm nghỉ, ngài về trú trì chùa Phước Hậu ở Trà Ôn, mở lớp dạy giáo lý cho Tăng NiPhật tử tại đây.
- Năm 1945, Hòa thượng Huệ Quang mời ngài về dạy trường gia giáo tại chùa Long Hòa, thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

Sau Cách mạng Tháng Tám, đa số Tăng sinh theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, xếp “ca sa” mặc chiến bào tham gia cứu quốc, ngài lui về nhập thất tại chùa Phước Hậu (từ năm 1945 đến 1955. Trong thời gian này, ngài đã soạn và phiên dịch nhiều tác phẩm như: Hoa Nghiêm nguyên nhân luận, Nhị khóa hợp giải, Hai mươi lăm bài thuyết pháp (của Thái Hư), Tại gia cư sĩ luật, Duy thức triết học, Qui nguyên trực chỉ, Khánh Anh văn sao (3 tập).

- Ngày 31-3-1957, Đại hội Giáo hội Tăng già Nam Việt họp tại chùa Ấn Quang đã suy tôn ngài làm Pháp chủ của Giáo hội Phật học Nam Việt và Hội Tăng già Nam Việt.
- Năm 1959, Đại hội Giáo hội Tăng già toàn quốc kỳ III họp tại chùa Ấn Quang đã suy tôn ngài lên ngôi vị Thượng thủ Giáo hội Tăng già toàn quốc.
- Ngày 16-4-1961, ngài an nhiên thị tịch vào lúc 16 giờ tại chùa Long An, Trà ôn (nơi Ngài đã trú trì từ năm 1931), hưởng thọ 66 tuổi, lạp thọ 45 tuổi.

2- Tinh thần phục vụ đạo pháp và dân tộc : Cuộc đời ngài là tấm gương sáng cho môn đồ và hàng hậu học noi theo về :

a)- Tinh thần nhập thế: Ngài đã kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc với tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác” của đạo Phật. Ngài đã không ẩn mình trong cảnh non cao thanh vắng để đắm mình trong trạng thái an lạc giải thoát khỏi cuộc đời, mà trái lại đã lìa bỏ quê cha chốn Tổ để vào Nam “hành Như Lai sứ, tác Như Lai sự”. Qua phần tiểu sử, chúng ta thấy ngài đã tích cực nhập thế, đã cùng với quý HT: Khánh Hòa, Huệ Quang, Pháp Hải, Thiện Chiếu... chuyển xoay con thuyền PG Việt Nam thoát khỏi mê tín, đoàn kết nội bộ để đi đến thống nhất Giáo hội, tạo sức mạnh cho dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.

b)- Góp phần xây dựng văn hóa dân tộc: Trong thời kỳ này, chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Nho; trong chùa, kinh Phật toàn là chữ Nho, để cho Tăng NiPhật tử có thể hiểu lời Phật dạy, ngài đã trích dịch nhiều kinh sách từ Hán tạng sang quốc ngữ, góp phần Việt hóa những từ Phật học. Qua phần thi văn và những bài phục nguyện của ngài, chúng ta thấy lời văn mộc mạc, gần gũi với nhân dân, thể hiện tấm lòng thương dân, yêu nước vô vàn, như bài phục nguyện sau đây :
Phục nguyện:
Đất rêm sáu chủng
Trời tắm chín rồng
Mây từ mưa pháp khắp Tây-Đông
Quả phúc căn lành nhờ Phật Tổ
Cả thiên hạ, Bắc-Nam ba bộ, nước nhà giàu mạnh đạo đồng tu
Toàn địa luân thế giới năm châu, quốc tế hòa bình người đồng hóa.
Phổ nguyện:
Tăng già thường truyền bá
Cư sĩ vẫn hộ trì
Trăm họ đều quy y
Muôn loài thành Phật đạo.
Nam mô Thập phương thường trụ Phật Pháp Tăng Tam bảo”.
(Trích Khánh Anh văn sao, “Lời phục nguyện hồi hướng”, trang 60)
Nếu lòng yêu nước thương dân ở mọi người được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày qua tình làng nghĩa xóm, thì trong nhà đạo, nó được thể hiện qua những bài phục nguyện. Qua bài phục nguyện nhân ngày lễ Phật đản sanh có làm lễ “cầu hồn trận vong uổng tử” sau đây, đã thể hiệntinh thần yêu nước thương dân của ngài :
Cầu xin chư Phật chứng minh, xin chúng Tăng hộ niệm
Cầu cho bá tánh khỏi điều nguy hiểm, trẻ già nhà cửa vẫn bình yên
Cầu cho tứ dân không sự truân chuyên, tôi tớ chợ vườn đều thuận lợi.
Nào là Thiện Mỹ, Vĩnh Xuân, Vĩnh Thới, Mông Điềm, Tích Thiện, Lục Sĩ Thành; nào Bình Minh, Đông Hậu, Đông Thành, Nghĩa Tứ, An Hòa, Giang Thừa Tự; từ thôn quê chí thành thị, hết bị chiếm, đều giải phóng các khu vực, mỗi làng đồng hưởng phước tự do.
Nào là Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một; nào là Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cổ Chiêm Thành; từ Cà Mau chí Cao Bình bỏ phân ly, liền thống nhất cả nước nhà, mỗi tỉnh chung vui đời sống mới.
Phổ nguyện:
Điều lành thì đem tới
Điều dữ thì tống ra
Ba phần trăm họ lạc âu ca
Chín loại bốn sanh thành Phật đạo...”
(Trích Khánh Anh văn sao, bài Phục nguyện, trang 61)

Trong lúc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, còn ông thầy tu suốt ngày tụng niệm, nguyện cầu, hay lim dim tọa thiền, như vậy có tiêu cựcích lợi gì không? Nơi chiến trận, người chiến sĩ ngày đêm cầm súng đánh đuổi ngoại xâm; ở hậu phương, vị chân tu ngày đêm trau giồi đạo hạnh, giới đức trang nghiêm, mọi người quý kính, dạy điều phải trái cho dân, một lời nói của họ có thể hoán cải một con người từ xấu ác thành người tốt, hiền lương, thấy rõ bổn phận đối với nước với dân, tác động lòng yêu nước nơi hậu phương, thì hiệu quả nào khác bài “Tiến quân ca” nơi trận tuyến.

Xã hội là một sự phân công lao động, dù anh ở ngành nghề nào, cương vị nào, nếu sống và làm việc vì mọi người, đem an vui hạnh phúc cho đời, cho xã hội, thì việc làm hay hành động tuy khác, nhưng cứu cánh vẫn đồng. Người tu hành, ngoài việc đem đạo lý vào đời, còn giúp cho mọi người có đủ duyên vượt thoát khổ đau, nỗi bức xúc do sự thăng trầm của cuộc sống mang đến, đem sự bình an cho mọi người, mọi chúng sinh, trong đời sống hàng ngày.

Đối với HT Khánh Anh, tấm lòng yêu nước thương dân không những chỉ thể hiện qua những lời tha thiết nguyện cầu cho “quốc thới dân an”, mà còn bằng hành động. Với tư cách của một nhà lãnh đạo tinh thần, Ngài đã đi khắp nơi để thuyết giảng, vận động chấn hưng PG, tập hợp Tăng NiPhật tử thành một khối thống nhất, đã tạo thành sức mạnh cho Giáo hội trong những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chống chế độ độc tài gia đình trị sau này.

c)- Tinh thần tu học: Dù bận nhiều Phật sự bên ngoài, nhưng Ngài vẫn không xao lãng chuyện tu học. Ngài thường dạy môn đồ: “Sách nói “Hữu chí sự cánh thành”, người mà có chí cố gắng thì rốt rồi sự gì cũng nên được.
Vậy chúng ta cố gắng thật học chân tu, thì cũng có ngày tiến đến bực Phật. Điều đáng lo hơn hết là chỉ e mình không thật học chân tu, chứ đừng lo không tiến đến bực Phật”. (Trích “Gan anh hùng”, Khánh Anh văn sao, trang 44).
Khi Hội Phật học Nam Việt xây chùa Xá Lợi xong, Hội trưởng Hội Phật họcChánh Trí Mai Thọ Truyền có xin ngài vài câu châm ngôn để treo trong chùa, ngài viết:
“Tu mà không học là tu mù
Học mà không tu là đãy sách”

d)- Nếp sống bình dị: Hòa thượng tuy là một cao tăng, đạo cao đức trọng, uyên thâm Phật pháp, nhưng ngài sống rất bình dị, thân mật, gần gũi với nhân dân. Có một lần, Phật tử ở xa nghe danh ngài nên tìm đến để thăm hỏi Phật pháp, vị cư sĩ này đi từ ngoài đến trong chùa, để tìm HT trụ trì nhưng không gặp, chỉ thấy một ông già đầu đội nón lá, mặc áo cụt tay, quần xăn đến gối, tay xách thùng vòi, đang lui cui tưới cây, kiểng ở trước sân. Vị cư sĩ đến hỏi thăm để xin được gặp HT trụ trì, nào ngờ “ông già” tưới kiểng chính là bgài...

e)- Trân trọng ơn nghĩa: Trong bài tựa “Phần kỷ niệm” của Khánh Anh văn sao, ngài đã viết: “Kể từ năm Thành Thái bát niên, tuế thứ Ất Vị (1895) đến nay (Tân Mão 1951), đã 57 năm qua, hay còn về sau này bao năm nữa, mà tôi đã thụ, đương thụ và sẽ thụ: từ nào công sanh thành, ơn giáo dục, đức khai thị, nghĩa đề huề, cho đến được cả tứ sự cung cấp giữa: phụ mẫu, Sư Tăng, pháp lữ, đàn việt, bổn đạo, nay gồm tìm được phần ít chân dung, chùa, trường học, học chúng của các bậc ân đức kể trên, xin để trước bổn này kỷ niệm:
“Pháp tài tịnh thí thỉ thành công
Phước huệ song tu phương tác Phật...”
Những lời chân tình mộc mạc này đã khéo nhắc chúng ta luôn quán xét lại mình, trau giồi công hạnh để báo đáp tứ trọng ân.

II.- SỰ NGHIỆP TRƯỚC TÁC VÀ DỊCH THUẬT
Về phần trích dịch, gồm có các tác phẩm sau:
- Hoa Nghiêm nguyên nhân luận
- Nhị khóa hiệp giải
- 25 bài thuyết pháp của Thái Hư Đại sư
- Tại gia cư sĩ luật
- Duy thức triết học
- Qui nguyên trực chỉ
- Khánh Anh văn sao (3 tập), gồm có :

1- Phần “thư từ” có những bài:
- Thư thăm cha (văn lục bát)
- Phái quy y diễn ca
- Vịnh chùa Phước Hậu
- Vịnh chùa Tân Hòa
- Bốn mươi lăm bài thi bát cú
- Bài chúc thọ cho nhà thầy
- Lòng phái chùa Bảo An diễn ca

2- Phần “liễn đối”:
Ngài đã để lại 206 câu đối, trong đó có 3 câu đối cho nhà thờ tổ tiên, còn lại ngài làm tặng cho các tự viện, riêng chùa Phước Hậu (Trà Ôn) có đến 118 câu đối (hiện nay còn treo 10 câu đối) và chùa Phật Quang ở Bang Chang có 8 câu đối. Qua các câu đối đó, chúng ta thấy rõ ý chíhạnh nguyện của ngài, như các câu đối sau đây tại chùa Phước Hậu:
Phước địa kiến pháp tràng, đả đảo thần quyền trừ oán tặc
Hậu cơ doanh bảo điện, chấn hưng Phật lực định tâm vương
Ngài dịch: (Phước lớn nêu cờ phướn khắp nơi ; trừ mê tín, dẹp quân thù, mượn quyền Thượng đế. Hậu dày đúc nên chùa mỗi xứ ; vững giác thành, yên tu sĩ, học phép tâm vương)
Phước lộc thọ, vương tướng quân dân, tổng giai thị nhãn tiền sự vật
Hậu cao thâm sơn hà đại địa, đẳng vô phi thức nội sở năng
Ngài dịch: (Phước lộc chi, thọ yểu mà chi, vua chúa quan quyền trò dưới mắt. Hậu bạc rứa, cao thâm cũng rứa, núi sông trời đất cảnh trong mơ).

3)- Phần phục nguyện:
Ngài đặt rất nhiều bài phục nguyện, với nội dung khác nhau như:
1- Ở Lưỡng Xuyên Phật học hội Trà Vinh (7 bài)
2- Trường hạ Thiên Phước (Tân Hương)
3- Ở đàn chay Vu Lan, Trương Hoằng Lâu (4 bài)
4- Đặt cho Diệu Kim, phục nguyện chúc thọ (4 bài)
5- Trai tuần Hòa thượng chùa Long Phước - Vĩnh Long (1 bài)
6- Trai đàn Vu Lan chùa Phật Quang (3 bài)
7- Sắc tứ Tân Hòa tự (1 bài)
8- Ở Long Hòa tự, huyện Tiểu Cần (1 bài)
9- Lễ siêu độ cho trận vong, tử nạn (4 bài)
10- Lễ truyền quy giới (1 bài)

III.- PHẦN KẾT
Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời của tác giả Việt Nam Phật giáo sử luận Nguyễn Lang đã viết: “Thiền sư Khánh Anh là một vị cao tăng bác học. Sự nghiệp đạo hạnhvăn hóa của ông là một viên đá lớn trong ngôi nhà Phật học Việt Nam.
Với sự vắng mặt của Thiền sư Khánh Anh, ba cây cột trụ đầu tiên của nền chấn hưng PG miền Nam đã không còn nữa. Những thế hệ mà họ đã đào tạo nên đã có khả năng tiếp tục công trình khởi xướng từ hơn ba mươi năm về trước”.
 
 
Một vị cao tăng truyền đạo ở miền Nam 
(1900-1973, đời thứ 41, đạo Bổn Nguyên, tông Lâm Tế)
TRẦN HỒNG LIÊN 

Hòa thượng (HT) Nhật Dần-Thiện Thuận sinh năm Canh Tý (1900), con của ông Lê Văn Xúy và bà Trần Thị Biền, cư sĩ mộ đạo ở Cần Giuộc. Năm 15 tuổi, ông Xúy cho con là Lê Văn Thuận đi cầu sư học đạo (1914). Lúc ấy tại Gia Định có ba chùa lớn là Giác Lâm, Giác HảiLong Thạnh, ông cho con vào chùa Giác Lâm xin quy y với HT Hồng Hưng - Thạnh Đạo. Sau đó, ông Lê Văn Thuận được đặt pháp danh là Thiện Thuận, húy Nhật Dần. Sau này cầu pháp với HT Hồng Hưng, có pháp hiệuTừ Hiền Chơn Dần. Sau một thời gian tu học, Thiện Thuận được giữ chức hương đăng ở chùa.

Do điều kiện chùa Giác Lâm lúc ấy chưa có pháp sư nên HT. Thiện Thuận được cử qua chùa Từ Ân học kinh pháp với Thiền sư Như Bằng (Thanh Ấn)-Từ Hòa. Sau đó HT về chùa Giác Lâm giữ chức điển tọa. Năm Kỷ sửu (1949), HT. Hồng Hưng-Thạnh Đạo qui tịch, theo di chúc lập sẵn, HT. Nhật Dần được giữ chức trụ trì chùa Giác Lâm. HT Nhật Dần tính tình điềm đạm, hiền lành, ít nóiThời gian trụ trì chùa Giác Lâm, một số Tăng Ni thuộc chùa đã lên đường kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ. Chùa Giác Lâm giai đoạn này là nơi nuôi chứa cán bộ, nơi hội họp của cấp ủy... 

Năm 1957, HT. Thiện Thuận được tấn phong Hòa thượng trong Đại giới đàn tại chùa Trường Thạnh. Lễ khai bằng Hòa thượng được tổ chức tại trường Lục Hòa (chùa Giác Viên). Lúc ấy HT được 57 tuổi. Trong thời gian sống và hành đạo, HT Thiện Thuận luôn tâm đến các điều kiện để hoằng dương chánh pháp. HT Thiện Thuận cùng HT Hồng Từâ đã hiến bốn công đất ở chùa Giác Viên cho Giáo hội Lục hòa Tăng xây trường Phật học Lục Hòa, làm nơi bồi dưỡng, đào tạo Tăng tài, và lập cơ sở để in ấn “Phật học tạp chí” làm cơ quan ngôn luận cho Giáo hội Lục hòa tăng. Hòa thượng cũng cúng dường cho Giáo hội một mẫu đất trước chùa Giác Lâm để xây tháp thờ xá lợi Phật, xá lợi này được Đại đức Narada mang từ Sri lanka sang tặng cùng với cây bồ đề vào ngày 24-6-1953. Hiện xá lợi này được gửi tại chùa Long Vân.

HT Thiện Thuận muốn dùng công đức cúng dường này hồi hướng về đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nguyện cầu cho: 
Lục hòa pháp tràn lan thế giới 
Từ Bắc Nam cho tới Đông Tây 
Không còn ai giết hại ai 
Mà người nào cũng ra tay cứu đời” 

Trong thời gian chùa Giác Lâm trực thuộc Giáo hội PG Cổ truyền Việt Nam, HT Thiện Thuận là thành viên Hội đồng Viện Tăng thống (1971), là Viện trưởng Viện Hoằng đạo thuộc Giáo hội PG Cổ truyền Việt Nam (1972), lúc ấy HT Huệ Thànhđức Tăng thống. 
HT Nhật Dần thị tịch ngày 26-3 Quí sửu, thọ 74 tuổi, 54 hạ lạp. Cuộc đời sống đạo và hành đạo của HT Thiện Thuận là tấm gương sáng mãi trong lòng chư Tăng, Phật tử chùa Giác Lâm. Hiện nay hoài bão của Tổ trong việc xây dựng tháp “Ngũ gia tông phái” tôn trí xá lợi Phật, xá lợi A Nan và đặt bài vị chư Tổ tiền bốiNam bộ đang được các chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng NiPhật tử tiến hành. Công trình sắp được viên mãn.
(Trích Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm
 
 

Ngọn đuốc sáng hiện thân cho tinh thần hòa hợp thống nhất 
Phật giáo Việt Nam
vô danh

Hòa thượng (HT) họ Nguyễn, húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, pháp hiệu Thích Trí Thủ. Ngài sinh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 1-11-1909 trong một gia đình nho phong thanh bạch, tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong), tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ Lê Thị Chiếu. Hai cụ là người rất kính tín Tam bảo. Vì vậy, dù là con trai độc nhất trong gia đình, lúc 14 tuổi, ngài đã được song thân cho vào học kinh kệ ở chùa Hải Đức - Huế. 
Năm 1926, khi được 17 tuổi, ngài thực thụ xuất gia thọ giáo với HT Viên Thành tại chùa Tra Am ở Huế.

Năm ngài 20 tuổi (1929), được bổn sư cho vào thọ giới Cụ túc (Tỳ kheo) tại Đại giới đàn chùa Từ Vân ở Đà Nẵng. tại Đại giới đàn này, ngài trúng tuyển Thủ sa di trong số 300 giới tử. Do đó, bổn sư đã ban cho ngài pháp hiệu là Thích Trí Thủ, ngụ ý khen tặng chữ Thủ là đứng đầu. Cũng vừa năm đó, bổn sư của ngài, HT Viên Thành viên tịch, ngài ở chùa Tra Am hai năm để thọ tang. Năm 1932, ngài vào học tại Phật học đường Trúc Lâm do HT Giác Tiên thành lập và mời HT Phước Huệ ở chùa Thập Tháp, Bình Định làm Chủ giảng. 

Cuối năm 1934, ngài trở ra Huế, cùng các pháp lữ ngày trước tổ chức trường Phật học ở chùa Tây Thiên, cung thỉnh Tăng cang Giác Nhiên ở chùa Thuyền Tôn làm Giám đốc, HT Phước Huệ ở chùa Thập Tháp, Bình Định làm Đốc giáo. Cùng thời gian này, ngài còn làm giảng sư cho Hội Phật học Thừa Thiên và lớp Trung đẳng Phật học cũng mở tại chùa Tây Thiên, cùng kiêm nhiệm việc giảng dạy tại trường Tiểu học Phật học mở tại chùa Báo Quốc - Huế. Năm 29 tuổi (1938), sau khi tốt nghiệp trường Phật học Tây Thiên, ngài được sơn môn cử về trụ trì tổ đình Ba La Mật.

Ngài vẫn tiếp tục công việc giảng dạy và hỗ trợ cho các trường Phật học. Năm 1939, ni trường chùa Từ Đàm được thành lập. Đây là cơ sở và khởi duyên Ni bộ đầu tiên được hình thành trong cả nước. Sơn môn và Hội Phật học giao cho ngài đặc trách việc đào tạo Ni chúng. Năm 1942, ngài được Giáo hội Tăng già Thừa Thiên bổ nhiệm trú trì chùa Báo Quốc. Thời gian này ngài tích cực hoạt động cho việc phục hưng PG và cùng các Tăng lữ cấp tiến như Thượng tọa (TT) Mật Thể, Thiện Minh, Thiện Siêu đề xướng cải tiến cách tu học, phổ cập cho phù hợp với thời đại

Năm 1944, các lớp đại, trung và tiểu học của trường Sơn môn Phật học được dời về chùa Linh Quang, ngài được sơn môn Tăng già giao phó nhiệm vụ Giám viện kiêm trú trì chùa. Cuối năm 1945, chiến tranh Việt-Pháp lại bùng nổ sau cuộc Cách mạng Tháng Tám giành độc lập cho nước nhà, ngài đã cùng một số vị khác thành lập Hội Phật giáo (PG) Cứu quốc Trung BộThừa Thiên, và cho người đi khắp các tỉnh thành lập Hội PG Cứu quốc tại tỉnh. Vào năm 1946, chiến sự xảy ra ngay tại thành phố Huế, nên sơn môn Tăng già Thừa Thiên quyết định dời trường Sơn Môn Phật học về chùa Báo Quốc, ngài bàn giao nhiệm vụ trụ trì chùa Linh Quang lại cho HT Mật Nguyện. 

Năm 1950, sau khi Hội Việt Nam Phật học thành lập được ba năm, ngài được đại hội thường niên bầu làm Hội trưởng thay cho sư sĩ Chơn An - Lê Văn Định. Từ ngày có phong trào chấn hưng PG tại Trung Việt năm 1932, đây là lần đầu tiên chức Hội trưởng thuộc về tăng sĩ. 
Năm 1952, trong chức vụ Ủy viên Hoằng pháp của Giáo hội Tăng già Trung Việt, ngài đã đặt viên đá cho ngôi trường Trung - Tiểu học tư thục Bồ Đề đầu tiên của Hội tại thành nội Huế. Từ đó về sau các trường Bồ Đề từ bậc tiểu học đến bậc trung học được lần lượt mở ở các Tỉnh hội khắp Trung Việt, lan vào cả Sài Gòn. 

Vào 1956, đại hội kỳ II của Tổng hội PG Việt Nam họp tại chùa Phước Hòa (Sài Gòn), ngài được bầu làm Ủy viên Giáo dục. Cũng trong năm này, Phật học viện Nha Trang được thành lập tại chùa Hải Đức trên núi Trại Thủy, ngài được giao nhiệm vụ Giám viện
Phật học viện Nha Trang chỉ đào tại Tăng sinh đến bậc trung học, sau đó họ phải vào Sài Gòn theo học bậc đại học. Để giúp đỡ số Tăng sinh này có nơi ăn ở đi học mà vẫn giữ được nếp sinh hoạt thiền môn, năm 1960, Ban Quản trị ủy cho ngài vào Sài Gòn mua một sở đất (nay ở đường Lê Quang Định) tại xã Hạnh Thông, quận Gò Vấp, xây dựng tu viện Quảng Hương Già Lam. Nơi đây cũng là trú sở của ngài sau năm 1963 cho tới ngày viên tịch. Năm 1962, ngài dẫn đầu phái đoàn PG Việt Nam tham dự Đại lễ thế giới Phật lịch 2500 - ngày đức Phật nhập Niết bàn tại thủ đô Vientiane - Lào. 

Năm 1963, sự kỳ thị tôn giáo xảy ra dưới chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngài trở về Huế cùng chư Tăng lãnh đạo đấu tranh đòi hỏi tự do tín ngưỡngbình đẳng tôn giáo, ngài bị bắt giam và đưa vào Sài Gòn. Khi trung tâm đầu não của cuộc đấu tranh chuyển từ Huế vào Sài Gòn, ngài lại tích cực tham gia. Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra đời, ngài được cử vào Ban Dự thảo Hiến chương và sau đó được bầu vào chức Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp, kiêm Tổng vụ Tài chính. Với trách vụ này, ngài đã tổ chức được ba cuộc hội nghị hoằng pháp (tại Phật học viện Nha Trang, chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang), thành lập đoàn giảng sư phân công tới các địa phương thuyết giảng Phật pháp, và thành lập thêm được Phật học viện Phổ Đà ở Đà Nẵng. 

Năm 1964, ngài làm Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật học đặt tại chùa Pháp Hội, tiền thân của Viện Đại học PG Vạn Hạnh, ngài còn chủ trương xuất bản các tậåp san Tin Phật, Bát Nhã để hỗ trợ cho công tác hoằng pháp

Năm 1965, ngài đi hành hương chiêm bái các danh lam Phật tíchNhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, đồng thời để mở rộng sự giao thiệp với các tổ chức PG tại các nước này trên đường phụng sự Phật pháp

Năm 1969, ngài được Hội đồng Lưỡng viện GHPGVNTN tấn phong pháp vị Hòa thượng. Cùng năm này, ngài khai Đại giới đàn tại Phật học viện Nha Trang. Năm 1969, Ngài trùng tu tổ đình Báo Quốc - Huế. Năm 1970, ngài mở lớp Trung đẳng II chuyên khoa tại Phật học viện Nha Trang, HT Thiện Siêu được thỉnh cử làm Viện trưởng. 

Trong Đại hội GHPGVNTN kỳ 5 và kỳ 6, ngài được giao trách nhiệm hết sức quan trọng và nặng nề là Viện trưởng Viện Hóa đạo để thay thế HT Thích Thiện Hoa vừa viên tịch. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của đất nước cũng như Giáo hội. Người lãnh đạo lèo lái con thuyền Giáo hội phải đủ nghị lực, can trườngsáng suốt mới đi đúng hướng, đúng đạo pháp được. Đến năm 1975, ngài lại phải gánh thêm một trách vụ nặng nề nữa, là Xử lý thường vụ Viện Tăng thống. Năm 1976, ngài mở Đại giới đàn Quảng Đức ở chùa Ấn Quang và làm Đàn chủ. Đất nước đã được thống nhất, Nam Bắc một nhà. Trước thực trạng đó, việc thống nhất PG hai miền là cần thiết. Thấy được điều đó, ngày 23-1-1977, trong Đại hội kỳ 7 của GHPGVNTN, ngài đã đưa ra thông bạch nêu lên nguyện vọng ấy cụ thể như sau: Đại hội cần ủy cho Giáo hội Trung ương tiếp tục vận động thống nhất PG cả nước trong tinh thần đạo pháptruyền thống dân tộc. 

Năm 1980, ngài khai Đại giới đàn Thiện Hòa tại chùa Ấn Quang và ngài làm Đàn chủ. Đây cũng là Đại giới đàn cuối cùng của GHPGVNTN; và cũng là giới đàn có số giới tử Tăng Ni đông nhất: 1.500 người. Sau bao gian lao, vượt qua bao khó khăn trở ngại từ mọi phía, ngài đã được các hệ phái PG đề cử làm Trưởng ban Vận động thống nhất PG. Không lâu sau đó, ngày 7-11-1981, Đại hội Thống nhất PG được tổ chức tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, thành lập Giáo hội toàn quốc với danh xưng “Giáo hội PG Việt Nam”, ngài được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương - nhiệm kỳ I. 

Trách nhiệm Phật sự khó khăn cho nền thống nhất PG hoàn thành, đáng lẽ đã đến lúc ngài lui về an trú tại chốn già lam thanh tịnh, nhưng ngài đã không quản tuổi già sức yếu, vẫn một lòng phụng sự đạo pháp. Ngài đã dẫn đầu đoàn đại biểu PG Việt Nam tham dự Đại hội lần thứ 5 (1979), lần thứ 6 (1982) của Tổ chức PG châu Á vì Hòa bình (ABCP) họp tại Mông Cổ. Năm 1980, ngài làm trưởng đoàn đại biểu tôn giáo Việt Nam dự Hội nghị Các nhà tôn giáo thế giới vì hòa bình và giải trừ quân bị, chống chiến tranh hạt nhân, tổ chức tại Nhật Bản. Năm 1981, ngài làm trưởng đoàn đại biểu PG Việt nam dự Hội nghị các nhà hoạt động tôn giáo thế giới vì hòa bình và sự sống, chống chiến tranh hạt nhân, tổ chức tại Liên Xô. 

Năm 1983, ngài tham dự Hội nghị các vị đứng đầu PG năm nước châu Á tổ chức tại thủ đô Vientiane Lào. Cũng năm này, ngài được cử làm Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Vào những năm tháng cuối đời, sau khi đã đem bao tâm lực cống hiến cho sự chấn hưng PG, cho sự phát triển và thống nhất các hệ phái dưới một mái nhà PG, cho sự tu hành thăng tiến của lớp hậu sinh, sức khỏe của ngài có phần suy giảm nhiều. Ngày 2 tháng 3 năm Giáp Tý, tức ngày 2 tháng 4 năm 1984, sau một cơn suy tim đột ngột, ngài đã thâu thần viên tịch tại Bệnh viện Thống nhất, thọ 76 tuổi đời, 56 tuổi đạo.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11040)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :