Pháp Thoại Của Năm Đại Tăng Xứ Huế - Tâm Tràng Ngô Trọng Anh

21/06/201112:00 SA(Xem: 15524)
Pháp Thoại Của Năm Đại Tăng Xứ Huế - Tâm Tràng Ngô Trọng Anh


PHÁP THOẠI CỦA NĂM ĐẠI TĂNG XỨ HUẾ

Tâm Tràng Ngô Trọng Anh

blank
Hình tác giả
Dẫn Nhập

Hòa thượng Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Cư sĩ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, Văn Phòng II, tức Thầy Tín Nghĩa, sau khi đọc bài tưởng niệm cố Đại Cư Sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng qua bài Không Thời Nhất Phiến/Hố Thẳm Tư Tưởng, yêu cầu tôi, dưới hình thức giai thoại kể lại những kỹ niệm xa xưa cách đây trên nửa thế kỷ về các Đấng Đại Tăng, những bậc Đại lão Hòa thượng ở Huế. Mặc dầu đa đoan công việc tôi vâng lời Thầy (điện thoại réo đòi nợ bài trung bình vài ba ngày một lần. Lý do : cần có bản thảo cuối tháng 5, để giao đạo hữu đi Đài Loan thuê in Kỷ Yếu Tổng Vụ được rẽ tiền). Thú thật với quí vị, trải qua 75 năm pháp nạn và quốc nạn, tôi nay đã trên tám mươi, lại mắc nhiều bệnh nan y, tài hèn sức mọn, nhớ trước quên sau, nhưng cố gắng noi gương các Ngài xưa, tìm phương pháp diễn đạt vui vui bằng giai thoại - (đạo Phật là đạo thoát khổ không bao giờ buồn cả) - ngõ hầu tìm một lối thoát đạo đức cho cơn khủng hoảng trầm trọng hậu Cộng sản nay mai, một chế độ đọa đày văn hóa dân tộc ngót ba phần tư thế kỷ, làm mất hết tình người, tiêu diệt đức tính vô úy của kẻ sĩ. 

Giai thoại này cốt ý gửi cho các cư sĩ trẻ tuổi trong Tổng vụ Cư sĩ , Tổng vụ Thanh niên và Gia đình Phật tử Việt Nam, muốn biết về đời sống hành đạo của một số cao Tăng rường cột của phong trào Chấn hưng Phật Giáo trong giai đọan Đất nước Chia đôi 1954-1975. 

 

blank

Hình Hoà thượng Trúc Lâm (Thích Mật Hiển)

Đảnh Lễ

Trước khi nhắc lại giai thoại sau đây mà Hòa thượng Minh Châu lớn hơn tôi 6 tuổi, vẫn còn tại thế để làm chứng ; đệ tử Tâm Tràng xin đê đầu đảnh lễ giác linh chư tôn đức tha thứ cho những vụng về hay thiếu sót vì bây giờ đệ tử không thấy có chuyện xa cách trong không gianthời gian gì cả. Lý dođệ tử năm nay trên tám mươi, tuổi của chư tôn đức cách đây gần nửa thế kỷ. 

Giai thoại đón tiếp chư Cao Tăng Xứ Huế : 

Nguyên vào đầu thập niên 70, nhân một khóa họp của Viện Hóa Đạo Giáo Hội VNTN, tôi được Hòa thượng Thích Minh Châu, đệ tử đương kim Đệ Nhất Tăng thống (Ngài Tịnh Khiết chùa Tường Vân Huế), dạy chuẩn bị thay mặt Hòa Thượng, lo tổ chưc đón tiếp Năm vị Trưởng Lão Hòa Thượng tại văn phòng của Viện Trưởng từ 1 giờ đến 2 giờ trưa. 

Lý do thứ nhất : Năm vị Đại Lão đang chứng minh đạo sư cho một khóa họp quan trọng ở Viện Hóa Đạo, nay muốn hàn huyên thân mật với nhau ở một chốn yên lặng ngay trung tâm Sài Gòn. Các Ngài lựa Đại Học Vạn Hạnh

Lý do thứ hai : Văn phòng Viện Trưởng ăn thông phòng khách 6 chỗ ngồi có máy lạnh (4 ghế bành không nệm và một ghế dài) là nơi lý tưởngHòa thượng Tịnh Khiết biết rõ. 

Lý do thứ ba : Các Ngài lâu ngày không có thì giờ để cùng nhau gặp gỡ tại xứ Thừa Thiên - Huế, tuy chùa các Ngài chỉ cách nhau chỉ dăm ba cây số, kể cả chùa Châu Lâm ở phía sau đồn Công Binh dốc Nam Giao, đường vào khó khăn quanh co ẩn dật

Các Ngài đều thuộc thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42 phái Liễu Quán ngoại trừ Ngài Châu Lâm thuộc đời 43, đệ tử Ngài Tịnh Hạnh, bào huynh Ngài Tịnh Khiết. 

Được vinh dự hy hữu đứng ở một góc phòng, chấp tay hầu chuyện một giờ với các bậc Cao Tăng đạo hạnh nhất miền Trung xứ Huế là phần thưởng rất quý giá cho đời một Phât tử trẻ, cư sĩ non trên 40 như tôi. Với nghiệp hề, tôi lo không biết ăn nói thế nào cho “ăn khách” mặc dầu tôi là một cư sĩ Lâm Tế đời thứ 43 gốc Huế chánh hiệu, Pháp danh Tâm Tràng có giọng nói các mệ. Thời ấy quý Ngài đều trên 80 tuổi, có 2 vị trên 90 là Ngài Giác Nguyên (chùa Tây Thiên) và Giác Nhiên (chùa Thuyền Tôn). 

Thật ra tôi đâu phải đại diện chính thức cho Viện Đại Học đứng ra tiếp tân mà chỉ trên thực tế, đứng hầu nước pha trà và đóng vai thị giả lắng nghe những lời chỉ dạy để thi hành. Tôi còn nhớ một hôm đến viếng thăm sức khỏe Hòa thượng Tịnh Khiết tạm trú tại Đại Học, tôi chưa kịp mở miệng thì Ngài cười hỏi ngay tôi một câu rất tâm lý vì biết tính tôi vui : 

 “Ông đóng trò hề gì đó ?” 

Câu trả lời có sẵn trong câu hỏi, tôi thưa ngay : 

 “Dạ đệ tử đâu có đóng trò, vì đó là nghiệp bổn sinh mà, thưa Hòa thượng”. 

Thật vậy trong các đại hội của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở hải ngoại, mỗi khi thảo luận căng thẳng là tôi góp ý hề đúng chỗ thay đổi không khí nhẹ nhàng và được chư tôn đức Tăng Ni hoan hỉ. Chư tôn đức hải ngoại biết chuyện này. 

Đúng 12 giờ thì tôi pha trà nước sôi đã sẵn trong hai bình thủy và một ấm nước đun sôi phòng hờ ; một nhân viên văn phòng xuống tầng một chờ chư Tăng lần lượt đến để lên gọi tôi xuống gấp. Xuống đón xe các Ngài là chuyện rất dễ, vì đứng trên cao nhìn xuống thấy rõ xe các Ngài đến từ ngoài cổng đại học, Thời ấy xe hơi rất ít, không có nạn kẹt xe, giao thông ứ đọng nên các Ngài đến và đi rất đúng giờ không có chuyện giờ giấc cao su như ngày nay. 

Chúng tôi chỉ cần đón xe ba vị thôi còn Hòa thượng Thích Tịnh Khiết bổn sư của Hòa thượng Minh Châu ở ngay Đại HọcHòa thượng Thích Giác Hạnh (thường gọi là Ôn Vạn Phước) cũng trú ngụ ngay tại viện vì chùa Vạn Phước tọa lạc tại số 55 đường Sư Tuệ Tĩnh, quận 11 quá xa Viện Hóa Đạo. Những Cao Tăng như Ngài Mật Nguyện, hay Cụ Cao Hữu Đính v.. v... , cũng thường ngụ ở đây mỗi khi đến Sài Gòn. 

Lúc 12 giờ 30 Ngài Tịnh Khiết vì sức yếu được dìu vào Văn phòng Viện trưởng trước tiên, sau đó vài phút Ngài Vạn Phước bước theo vào. Tôi chấp tay đảnh lễ trong yên lặng rồi lo pha trà. Hai Ngài thong thả an vị một cách tự nhiên, không đối diện mà ngồi cách nhau, tay lần chuổi hột. Tôi đoán rằng hai Ngài đã gặp nhau hàn huyên tâm sự nhiều trước đó nên không buồn nói thêm. Ngài Vạn Phước thì mập trắng, dung mạo đẹp đẽ, khoan thai, phong lưu đài các, cái gì nơi Ngài cũng tròn trịa, dịu dàng cả. Ngài Tịnh Khiết thì cao gầy, dáng người đẹp lão, đạo mạo uy nghi, cái gì nơi Ngài cũng ngay thẳng, khẳng khiu hết. 

Đúng một giờ tôi xuống lầu, lần lượt mời đón chư Hòa thượng Thích Giác Nhiên, Thích Giác Nguyên và Thích Viên Quang (Ôn Châu Lâm). Tuy tuổi hạc cao hơn Ngài Tịnh Khiết 12 năm, Hòa thượng Giác Nhiên bước lên lầu nhẹ nhàng khỏi nương tựa vào ai. Hòa thượng Giác Nguyên còn lớn tuổi hơn Hòa thượng Giác Nhiên nhưng nhờ nhỏ người, dung mạo như bà già nên đi đứng xem ra còn mạnh lắm. Ngài Tây Thiên là vị cao tăng thấp nhỏ nhất Việt Nam có nuôi con heo thật lớn to gần bằng con trâu. Vị cuối cùng là Ngài Châu Lâm, pháp sư cao lớn, cốt cách oai phong, đi đứng oai nghi. Cả ba vị tay lần tràng hạt niệm Phật cho đến khi vào an tọa trong phòng khách. 

*. Được biết Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết (Ôn Tường Vân) : Trụ thế 83 tuổi (1890 - 1973) xuất gia tại chùa Tường Vân lúc 15 tuổi, thọ giáo với Đại lão Hòa thượng Thanh Thái đời 41 Lâm Tế, và đắc pháp với Bổn sư năm 19 tuổi rưởi, Pháp danh Trừng Thông, Đạo hiệu Tịnh Khiết. Ngày 06-05-1951 Ngài được suy tôn Hội chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Đến ngày 07-09-1952, Ngài được bầu làm chủ tọa Đại Hội Phật Giáo Tăng Già toàn quốc họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 74 tuổi (1964), Đại hội Phật giáo Việt Nam suy tôn Ngài lên ngôi vị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngài lãnh đạo về mặt giáo hạnh trong phong trào Chấn hưng Phật Giáo trong giai đọan Đất Nước Chia Đôi 1954 - 1975. Đứng mũi chịu sào Ngài lái con Thuyền Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vượt qua sóng gió từ Hiệp Định Geneva (1954) cho đến hiệp định Paris (1973). Ngài đã an tường xả bỏ báo thân ngày 25-02-1973, trụ thế 83 năm. 

*. Được biết Ngài Thích Giác Hạnh (Ôn Vạn Phước) : thọ 101 tuổi, được Tổ Tâm Tịnh đời 41 Lâm Tế quí trọng, xem như đệ tử ruột, ban cho đạo hiệuGiác Hạnh với tư cách Y chỉ sư . Ngài có công trùng tu kiêm trú trì chùa Vạn Phước - Di Đà nay là Tổ Đình Vạn Phước ở Huế. Năm 1966 ông bà Đoàn Văn Hưởng hiến cúng cho Ngài Giác Hạnh chùa Tuệ Quang tọa lạc tại số 55 đường Sư Tuệ Tĩnh, quận 11, Sài Gòn. Năm 1967, Ngài Giác Hạnh cử đệ tử là Ngài Tâm Hướng vào trụ trì chùa Tuệ Quang và năm sau, đổi tên thành chùa Vạn Phước (chi nhánh Tổ Đình Vạn Phước ở Huế). Ngài Tâm Hướng đại trùng tu xây tam quan, lầu chuông trống, linh đườngthiền đường. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng cổ bằng gỗ phủ sơn. Chùa thường xuyên tiếp đón nhiều Phật tử, du khách đến sinh hoạt, tham quan, chiêm bái. Chùa là cơ sở hoạt động xã hội và y tế nổi tiếng của Phật giáo thành phố ngày nay. Về mặt vận động xây dựngkiến thiết trùng tu Tự viện Tổ đình, Ngài Giác Hạnh tức Vạn Phước xứng đáng là cự phách trong phong trào Chấn hưng Phật Giáo trong giai đọan Đất Nước Chia Đôi 1954 - 1975. 

*. Được biết Hòa Thượng Thích Giác Nhiên (Ôn Thuyền Tôn) : Thọ 102 tuổi (1878 - 1979) tinh thông Nho học, năm 1885 mới 7 tuổi, thọ giáo với Tổ Tâm Tịnh và được ban Pháp danh là Trừng Thủy, tự Chí Thâm, Pháp hiệu là Giác Nhiên. Đạo phong của Ngài đúng bậc Thiền sư. Năm 1932, cùng quý Ngài như : Hòa thượng Quốc sư Phước Huệ (Chùa Thập Tháp, Bình Định), Tổ Giác Tiên, Hòa thượng Tịnh Hạnh, v..v... sáng lập Hội An Nam Phật Học. Hội cung thỉnh Ngài đảm nhiệm chức vụ Chứng minh Đại Đạo sư và kiêm nhiệm Giám đốc Phật học đường Tây Thiên - Huế. Năm 1936, Tạp chí Viên Âm, phương tiện hoằng pháp của Phật Giáo, do Ngài và Tổ Giác Tiên chứng minh. Rất tiếc, Tổ Tâm Tịnh không còn (mất năm 1924) và Ngài Giác Tiên khai sơn Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế lại mất sớm (1879 - 1936) nên gánh nặng Chấn hưng Phật Giáo tại Huế được trao phần lớn cho các Ngài Giác Nguyên (chùa Tây Thiên) và Giác Nhiên (chùa Thuyền Tôn) và Giác Viên (chùa Hồng Khê). Ngài Đôn Hậu Pháp hiệu Giác Thanh mới thọ giới với Bổn sư hai năm phải đến chùa Hồng Khê cầu pháp với sư huynhHòa thượng Giác ViênMôn đồ của Ngài Giác Nhiên tuy ít nhưng đã góp tích cực trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo hiện đại, đó là các cấp lãnh đạo của Giáo hội từ Trung ương đến các Miền, Tỉnh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, như Thượng tọa Thiện Siêu, Thượng tọa Thiện Minh, Thượng tọa Thiện Bình v.v.. Ngài nhận chức vụ Đệ nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1973, chức vụ cuối cùng của đời Ngài. Ngài viên tịch năm 1979. 

Đại Hội kỳ VIII chưa tổ chức được để suy cử Đức Đệ Tam Tăng Thống. Do đó Hội Đồng Lưỡng Viện cung thỉnh Ngài Thích Đôn Hậu Chánh Thư ký Viện Tăng Thống, kiêm nhiệm luôn chức vụ Xử Lý Viện Tăng Thống. Xin nhắc rằng từ năm 1977 và 1981 đến 1983, Ngài Đôn Hậu ba lần làm Đàn Đầu Hòa Thượng các Đại Giới đàn tại chùa Báo Quốc. Năm 1978, Ngài chính thức lên tiếng phản đối Cộng sản Hà Nội trong việc bắt bớ giam cầm trái phép những nhà lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngài đã một mực cương quyết đòi Cộng Sản phải trả tự do cho các nhà lãnh đạo Phật giáo trong đó có có Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ, ... Đặc biệt từ năm 1976 đến 1986, Ngài không ngừng giảng dạy Kinh Luật cho Tăng Ni ở Huế tại các chùa Linh Mụ, Báo QuốcLinh Quang. Ngài đã có công nuôi dạy, tác thành cho tất cả Tăng Ni, Phật tử trong đó có các vị học thức cao, hữu dụng cho Phật phápxã hội như thầy Thích Trí Chơn (Hoa Kỳ), thầy Thích Trí Siêu tức Lê Mạnh Thát khi ấy đang còn bị giam giữ trong ngục tù Cộng sản. Hòa thượng viên tịch ngày 23-04-1992, trụ thế 88 năm. 

*. Được biết Hòa Thượng Thích Giác Nguyên (Ôn Tây Thiên) : Thọ 107 tuổi (1877 - 1980) là Đệ Nhị Tổ Tây Thiên thay Tổ Tâm Tịnh Trú trì chùa Tây Thiên kể từ năm 1924. Khi môn đệ là Ngài Giác Nhiên xả báo thân năm 1979 Ngài làm Chứng Minh Đại Đạo Sư chứng Minh cho Hội Đồng Tang Lễ gồm Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa thượng Thích Mật Hiển, Hòa thượng Thích Giác Tánh, Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Thanh Trí, Thượng tọa Thích Đức Tâm. Đại đức Thích Minh Tuệ, Đại đức Thích Minh Kiến, Đại đức Thích Thiện Hạnh và . . . Ngài Tây Thiên không mấy khi ra khỏi Tổ Đình, chuyên công hạnh tu trì qua Giới Định Huệ để tạo một sức mạnh nội tại vô úy thể hiện qua đạo phong vô ngôn bất động làm gương cho thế hệ hiện tại và tương lai ham đua đòi vật chất quên phần tâm linh. Phải có nếp sống đạo hạnh của các bậc Tăng già nghiêm trì giới luật mới có thể phục vụ đúng đắn Chánh phápChấn hưng Phật Giáo được. Bỏ Giới thì mất Định, mất Định thì Vô minh tức Tẩu hỏa Nhập ma mà Ma vương gọi là Thông minh. Công hạnh tu trì của Ngài đã giúp Ngài không già, không bệnh để đới nghiệp vãng sanh Tịnh độ, vào cõi Vô Sanh hay tái sanh tiếp tục hạnh Bồ tát ? Điều đặc biệt mà mấy ai chú ý đến là : Suốt cuộc đời của Ngài, không có tháng nào mà không tập trung thiện tín về đạo tràng Tây Thiên Di Đà tự để thọ Bát Quan Trai Giới, khi thì mười ngày, khi thì nửa tháng. Mỗi lần như thế là từ một trăm đến hai trăm thiện tín đến tu hoặc hơn. Đông nhất là ba tháng chư Tăng An cư Kết hạ. Ngài cũng có một vị đệ tử lớn xuất sắc, giới luật tinh nghiêm, văn chương trác tuyệt, đã từng là Tăng Thống của Lào quốc, đó là Hòa thượng Thích Nhật Liên

*. Được biết Hòa Thượng Thích Viên Quang (Ôn Châu Lâm) : (1893 - 1976) trụ thế 83 tuổi, hầu hết Phật tử Việt Nam đều biết đến vì Ngài là đại PhápSám chủ Trai đàn Chẩn tế Bạt độ Cô hồn số một Việt Nam. Không những thế, Ngài vừa thông Nho vừa thông Phật, vừa là vị tu sĩ xuất khẩu thành chương dễ dàng nhất trong hàng Tăng lữ Cố đô Huế. Nghĩa là tức cảnh thành thơ. Thơ văn của Ngài bình dị nhưng đi vào lòng quần chúng rất dễ dàng, nhất là giới tu sĩ trẻ. Ngài cũng có một vị đệ tử lớn lỗi lạc văn chươngPhật pháp, đã một thời là Giáo sư của viện Đại học Vạn Hạnh, đó là Thượng tọa Thích Quang Phú, thường gọi là Đạo Quang. Ngài Châu Lâm có để lại nhiều tác phẩm, trong đó có cuốn Liễu Sanh Thoát Tử. Ai ai ở miến Trung, Cố đố Huế đều biết tiếng Ôn Châu Lâm, nhưng tung tích Ngài thì cũng khó kiếm vì Ngài là một nhà cách mạng kiêm Pháp sư Mật Tôngđồng thời, Ngài thường quy tụ giới Tăng trẻ đến chùa của Ngài để dạy Kinh Luật. Thầy nào, chú nào kể cả Ni chúng có tâm tu học, Ngài không nề hà tuổi già sức yếu, Ngài vui vẻtận tâm dạy từng chữ, từng câu cho dù một đôi khi chỉ có một hai vị theo học. 

Nay Ngài đã qua đời và nhân chứng sống được biết là cụ Võ Như Nguyện, một thời là Viện trưởng viện Hán Học, hiện ở Pháp và Thượng tọa Thích Phước Thành trú trì chùa Châu Lâm ở Huế. Cách đây nửa thế kỷ, chùa Châu Lâm ở sau đồn Công Binh, dốc Nam Giao gần các bãi tha ma, đường hẽm thi đua vây kín, ngõ vào khó tìm. Nguyên Ngài là đảng viên Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bội Châu tại Trung Quốc sau cách mạng Tân Hợi (1911) ; Ngài thuộc đời 43 là đệ tử của Ngài Tịnh Hạnh đời 42. Trong bài “Sau 90 năm Vua Duy Tân khởi nghĩa thất bại (1916 - 2006), đi tìm Ngôi Mộ bí mật của hai liệt sĩ Thái Phiên và Trần Cao Vân” do Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng đăng trong Giai Phẩm Phụ Nữ Xuân Đinh Hợi, có đoạn như sau ở trang 136 : “Vị Hòa Thượng chùa Châu Lâm cũng là một đồng chí Việt Nam Quang Phục Hội, sau vụ vua Duy Tân khởi nghĩa thất bại, người đồng chí trẻ nầy đã tìm nương thân nơi cửa Phật, đồng thời làm nhiệm vụ săn sóc ngôi mộ của hai nhà chí sĩ Thái Phiên và Trần Cao Vân. Từ ngày bà Trưong Thị Dung (một nữ đồng chí đi trộm xác hai vị liệt sĩ) cho biết về lý lịch của ngôi mộ bí mật của hai nhà chí sĩ nói trên, cu Võ Như Nguyện, thường lui tới chùa Châu Lâm và quen biết với Hòa thượng nầy. Sau khi vị Hòa thượng qua đời, Cụ Võ Như Nguyện có làm một bia đá ghi sự tích của Ngài. Bia đã được gắn vào trước tháp của Hòa thượng chùa Châu Lâm. Chùa hiện nay do Thầy Phước Thành trụ trì, vốn là đệ tử của Hòa thượng chùa Châu Lâm đã quá vãng”. (Sau trên 50 năm xa cách tôi gặp lại cụ Võ Như Nguyện năm 2005 trong buổi họp mặt Cựu Học sinh Khải Định tại San Jose) 

Pháp Thoại Của Năm Đại Tăng Xứ Huế : 

Các Ngài an tọa đâu vào đó rồi, tôi bèn pha trà với bình thủy nước nóng có sẵn và trà Tàu loại gì tôi không rõ nhưng phòng lạnh bốc khói hương thơm phức, chừng như trà mạn sen đặc biệt của Hòa thượng Viện Trưởng. Các Ngài không nói gì, tay tiếp tục lần tràng hạt, miệng lâm râm niệm Phật, đọc Kinh hay đọc chú. Tiếng đồng hồ chạy tích tắc nghe rõ mồn một. Vì chờ mãi không nghe các Ngài nói gì cả nên tôi bắt đầu chú ý và ghi nhớ vài chi tiết nhỏ nhặt như sau : Chuổi hột của Ngài Tịnh Khiết dài nhất, hổ phách da cam ; tràng hạt Ngài Vạn Phước trung bình, cẩm thạch xanh lá cây ; chuổi hột Ngài Tây Thiên ngắn nhất hổ phách đỏ đậm, tràng hạt Ngài Thuyền Tôn cũng dài, gỗ Bồ đề, màu nâu lợt. Đặc biệt Ngài Châu Lâm lần chuổi hạt huyền đen sậm. Đúng một giờ trôi qua, đồng hồ đánh hai tiếng, bốn Ngài cùng đứng dậy, cúi đầu chào nhau ra khỏi phòng khách. Pháp thoại của năm Đại Tăng chấm dứt

Phải chăng các Ngài đang sử dụng pháp thoại Vô Ngôn Bất Động theo Công Án Thiền giữa nhà vua và Thiền Sư Nhật Bổn ghi trong tập Thiền Luận của Ông Daisetz Teitaro Suzuki. Xin tạm dịch :

Chúng ta đối diện nhau,
Đối diện, suốt ngày lâu,
Suốt ngày nhưng không gặp,
Không bao giờ gặp nhau.
Chúng ta cách xa nhau,
Cách xa nhưng thường gặp,
Thường gặp suốt ngày lâu.

Kết luận

Phương pháp thiền Vô Ngôn Bất Động phải hiểu theo kinh Duy Ma Cật với câu Mạc Như Lôi (im lặng sấm sét) hay trong Đạo Đức Kinh với Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh. 

Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu. (Đạo mà ta có thể nói đến được, không phải là Đạo thường còn. Danh mà ta có thể gọi được, không phải là Danh thật sự. Vô danh là gốc của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật.) Các Đại Lão Thiền Sư Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42 đến “Tọa Thiền” tại Viện đại học Vạn Hạnh trung tâm của cái gọi là “thế trí biện thông” không phải để đấu trí nhị nguyên mà để cùng nhau “lần hột” trước “Hố Thẳm Tư Tưởng”. Ai bảo các ngài ngồi yên ? Xin thưa : Các Ngài làm mà không nói. Chính các Ngài đã và đang âm thầm lãnh đạo phong trào chấn hưng Phật Giáo đấy. Xin nhắc thêm ở đây các Đạo huynh cao trọng của mấy Ngài nay mất sớm, đó là Sư Viên Thành (tức Hoài Trấp húy Trừng Thông – “1879-1928”) và Ngài Giác Tiên (húy là Trừng Thành, tự Chí Thông – “1880-1936”). Các Ngài là những bậc cao tăng cách mạng của lịch sử Việt Nam bảo vệ đạo pháp và dân tộc chống ngoại xâm (thời ấy chỉ chống Pháp chưa có vấn đề cộng sản quốc tế). Sư Viên Thành (chùa Tra Am) thường vân du nhiều nơi gặp gỡ các nhà cách mạng như Cụ Chương Dân Phan Khôi (1), hoặc Mai Sơn Nguyễn Thượng Hiền (2), Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác v.v. 

Ngài Giác Tiên được làm Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm tại Huế. Xin nhắc : Năm 1913 Ni sư Diên Trường (1863-1925) xây dựng xong chùa Trúc Lâm, liền xin phép Tổ Tâm Tịnh thỉnh Ngài Giác Tiên về làm Hóa chủ ngôi chùa mới cất này. Ngài về chùa Trúc Lâm thu nạp đồ chúngmở rộng hoạt động hoằng dương Chánh pháp, tiếng tăm vang xa đến khắp mọi nơi. Các đại sư ngày xưa tu cao, học rộng, đạo đức bình dân luôn luôn mở rộng tấm lòng nên được đồ chúng tôn kính. Đặc biệt Tổ Giác Tiên có những vị đệ tử rất xuất sắc và xứng đáng cho đạo suốt những thập niên từ 1920 cho đến 1990 là : Thiền sư Mật Tín, Thiền sư Mật Khế, Thiền sư Mật Hiển, Thiền sư Mật Nguyện, Thiền sư Mật Thể, Sư bà Diệu Huệ, Sư bà Diệu Không và vị Bồ tát tại gia, có một chỗ đứng vững chắc trong nền giáo dục Phật giáo đang chấn hưng, đó là Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Tự Châu Hải, bút hiệu là Ba Rãm. 

Để chấm đứt bài này tôi xin trình bày một giai thoại Phật pháp rộng lớn bao gồm Thập nhị Nhân duyênTâm Kinh bằng Bốn câu thơ tứ tuyệt nôm na hài hước bằng một trái quít diễn đạt câu : ai Ăn nấy no, ai Tu nấy chứng ; Số là các thiền sư dân tộc Việt thường là thi sĩ nên Sư Viên Thành và Sư Giác Tiên là bạn tu mà cũng là bạn thơ, thường bút đàm với nhau bằng thơ. Sau đây là bài tứ tuyệt viết trong giấy hoa tiên được Sư Viên Thành cho đệ tử chuyển sang Trúc Lâm với một trái quít Hương Cần.

Ngọt ngào không rõ đặng trong lòng,
Rõ đặng trong lòng, biết đục trong,
Biết đục trong ? hãy xin nếm thử,
Hãy xin nếm thử, ngọt ngào không ? 

Đặc điểm của bài tứ tuyệt Bất khả tư nghị làm theo thể vòng tròn (thể liên hoàn) : các chữ cuối câu một trùng với các chữ đầu câu hai và như thế, các chữ cuối câu bốn lại trùng với các chữ đầu câu một. Sư Viên Thành muốn diễn tả trái quít tròn như bài tứ tuyệt lẩn quẩn luân hồi như kiếp chúng sanh

Tình bạn đạo cũng như tình bạn đời của hại ngài được truyền thừa cho chư đệ tử hai ngài xem như kết nghĩa. Đặc biệt giữa Ngài Mật Hiển (1907-1992) đệ tử Ngài Giác Tiên và Ngài Trí Thủ (1909-1984) đệ tử Ngài Viên Thành, có một sự liên hệ lịch sử hổ tương giúp nhau bảo vệ đạo pháp và dân tộc trong giai đoạn cực kỳ nguy hiểm trước hiểm họa cộng sản sau 30-4-1975. Thông qua tài liệu lịch sử vừa qua hướng đi đạo và đời của hai ngài dùng để phương pháp uyển chuyển tùy duyên bất biến để bảo vệ đạo phápvăn hóa dân tộc. Hai ngài đứng ra lãnh đạo sáng suốt trong nhiệm vụ thiêng liêng đối với Giáo hội, đối với toàn thể Tăng tín đồ Phật Giáo Việt Nam. Ngài Trí Thủ ở Sài Gòn và Ngài Mật Hiển ở Huế là hai trụ cột để làm bình phong che chở cho Giáo Hội thầm lặng trước khi Cộng sản cấy Công an trẻ vào lủng đoạn hàng ngũ chư Tăng Ni. 

Bình phong Sài Gòn của Ngài Trí Thủ là lớp đào tạo Tăng Ni tại chùa Già Lam Quảng Hương với các giảng sư đấu tranh Hòa thượng Huyền Quang, Thượng tọa Tuệ sỹ, Thượng tọa Trí Siêu v.v.. 

Bình phong Sài Gòn số hai trong khuôn viên biệt thự Ni sư Trí Hải cạnh Thiền viện Vạn Hạnh đường Nguyễn Kiệm với các giảng sư Hòa thượng Quảng Độ, Hòa thượng Huyền Quang, Ni sư Thích nữ Trí Hải, cụ Cao Hữu Đính. 

Năm 1982 Hòa thượng Huyền QuangHòa thượng Quảng Độ bị bắt và giải về nguyên quán qiam giữ. 

Ngày 23-3-1984, Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Thượng tọa Tuệ sỹ, Trí Siêu, Ni sư Trí Hải đều bị Công an bắt hết. 

Mấy ngày sau Hòa thượng Trí Thủ bị công an đem xe đến chùa bắt đi bệnh viện và bức tử tại đó (2-4-1984). Tôi biết rõ việc nầy. Thầy không có đau bệnh gì cả. Thầy bị giết vì Thầy làm Bình phong bảo vệ Đạo Pháp và Dân Tộc ngày càng thành công cần phải triệt hạ. Xác đem về chùa Già Lam đầy máu me ở mũi và miệng. Hung tin truyền miệng lan rộng như hải triều âm, Cộng sản hoảng hốt liền cho Công an đến cướp nhục thân Ngài đưa quan tài lên chùa Xá Lợi làm nghi lễ Quốc táng vô cùng trọng thể, Phật tử khắp mọi nơi toàn quốc kéo về bất chấp giấy tạm vắng, tạm trú của công an khu vực. Linh cửu Ngài đến chùa Già Lam rồi mà đoàn xe tang vẫn chưa chấm dứt ở chùa Xá Lợi, nơi phát xuất. Hòa thượng Thích Thanh Trí đương kim Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thừa Thiên - Huế cũng viên tịch sau đó. 

Sau khi đi tù cải tạo về, tôi ghé thăm Tu viện Già LamThiền viện Vạn Hạnh, vào các lớp giảng dự thính, thấy đông Tăng sinh, gặp chư tôn đức đầy đủ. Đặc biệt tôi gặp ngài Trí Thủ giữa tháng 3-1984 nghĩa là vài tuần trước khi Ngài bị bắt

Nguyên Ngài là đệ tôn của Viên Giác Đại sư Nguyễn Khoa Luận chùa Ba La nên việc làm lễ phục tang chậm trể mười năm cho Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là việc gia đình, tình đạo và tình đời gắn bó theo chiều dài lịch sử. Hài cốt tướng quân được bà Nguyễn Khoa Phước đựng trong bình tro đem từ Cần Thơ về. Lễ được tổ chức tại Chùa Già Lam với sự tham dự đông đủ thân nhânbà con nội ngoại trong đó có tôi (thân mẫu tôi họ Nguyễn Khoa). Tướng Nam và cùng tôi học tú tài một lớp ở Trung học Khải Định năm 1945. 

Nghiệp làm Bình Phong chịu trận như Ngài Trí Thủ chết dễ như chơi. Ngoài đức tính vô úy, Ngài có sức chịu đựng, nhẫn nhục vô bờ bến vì dễ bị hiểu lầm. Chính Ngài Đôn Hậu đích thân lên Già Lam la mắng oan Ngài Trí Thủ thậm tệ khi Ngài thành lập Giáo Hội Quốc Doanh dưới sức ép tàn nhẫn của cộng sản. Ngài biết trước, nếu tất cả đứng lên chống lại trong giai đọan đó là làm chuyện không nên. Tùy duyên làm Bình phong để duy trì Đạo Pháp tại quê hương là hành động thích ứng bất biến. Cái chết của Ngài chứng minh việc này. 

Ngài Mật Hiển làm Bình Phong xứ Huế, Ngài chịu trận thêm tám năm, khó khăn hơn vì các Bình Phong Huế ngày càng vắng bóng đại tăngHòa thượng Thanh Trí ra đi năm 1984 và Hòa thượng Đức Tâm ra đi 1988, Hòa thượng Đôn Hậu đời Lâm Tế thứ 42 ra đi ngày 23 tháng 04 năm 1992 ; và Ngài Mật Hiển, mặc dầu kiệt sức, vẫn đứng ra lảnh trách nhiệm Trưởng ban lo tang lễ cho Hòa thượng Xử Lý Tăng Thống, nhờ vậy mà Tang lễ của đức Đệ Tam Tăng Thống được thập phần viên mãn. Sau đám tang ngài lâm bệnh và xả báo thân ngày 17-5-1992 mùa Đản Sanh 2536, trước sự thương tiếc của toàn dân xứ Huế. Sở dĩ tôi dám nói toàn dân là vì Ngài được lòng thương của mọi người, mọi chế độ, mọi tôn giáo nhờ tấm lòng dung hóa của Thiền Phái Trúc Lâm

Oan khiên Chánh báo

Ngài Mật Hiển xét rằng Ông Ngô Đình Diệm có tinh thần quốc gia dân tộc đang gặp cơn hoạn nạn sau ngày 9-3-1945 với ba tai họa cùng một lúc Pháp, Nhật và Việt Minh. Ông cần có sự giúp đở cấp bách vì phe nào cũng muốn sử dụng ông cả. Ngài Mật Hiển ngõ ý với Cụ thân sinh tôi là Ngô Trọng Lữ tham tá Địa chánh giúp Ông Diệm cải trang nhà sư để dễ đi trốn. Nguyên cụ Lữ thường làm việc với các quan chức Nam Triều về vấn địa bộ đất đai, do đó đối với ông Ngô Đình Diệm là chỗ quen biết xưa nay chống Pháp. Ngoài ra cụ Lữ trước đây có mua trả góp xe của người bạn là ông Võ Văn Đạt chủ hảng sửa xe ô tô ở Tourane. Cụ bèn nhắn với ông Đạt cho xe ra Huế gặp ngay Ngài Trúc Lâm để đưa một nhà sư gia đình vào Tourane. Trong tác phẩm Trúc Lâm Thiền Phái Tại Huế trang 197 Tổ Đình Hải Ngoại tái bản 1993 có đoạn “Ngài ( Mật Hiển) cũng đã giúp cho Thượng Thư Ngô Đình Diệm ẩn náu tại Tổ Đình Từ Hiếu trong lúc đang bị chính phủ bảo hộ truy lùng. Và, cũng chính ngài đã dẫn cho vị thượng Thư này thoát ra khỏi tỉnh Thừa Thiên để về Đà Nẳng cải trang với tư thế một tu sĩ Phật Giáo”. 

Mười lăm năm sau, nhân chuyến Tổng thống Ngô Đình Diệm đi tham quan sân bay Khiêm Đức khoảng thập niên 60, tỉnh Quảng Đức, tôi có giới thiệu cho Tổng Thống tài xế Công chánh Võ Văn Yên là con ông chủ garage Võ Văn Đạt ở Tourane ngày xưa. Tổng Thống mừng lắm thăm hỏi rồi bảo sĩ quan tùy viên ghi chép gì đó. Tiếc thay tôi được Tổng Thống cho ngưng chức ngay bằng công điện theo lệnh Tổng Thống ngày 26-2-1962 tức ngày phi công Phạm Phú Quốc oanh tạc dinh Độc Lập, và phải đổi về Huế gấp nên không rõ gì thêm. Nhờ vụ oan khiên có thể gọi là may mắn này, mà tôi có dịp ngàn vàng gặp gỡ học hỏi nhiều với các bậc cao tăng Vô Ngôn Bất Động miền Trung xứ Huế. Thật là oan khiên chánh báo lạ lùng. 

Bài Minh khắc vào bia trước tháp Tổ Trúc Lâm Thiền Phái Huế : 

Vô Ngôn Bất Động” là phương pháp Ngài Giác Tiên hàng ngày thường tham cứu được diễn đạt bằng câu “Chư Pháp tùng bản lai thường tự tịch diệt tướng” trích Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện. Sự kiện này được ghi chép trong bài Minh của Tổ Giác Tiên được khắc vào bia dựng trước tháp như sau : 

Phật tổ chi cán ty, Hiền hòa chi lương đống sư tai. Bình nhật thường tham nhất kệ vân ; “Chư Pháp tùng bản lai thường tự tịch diệt tướng”. 

Nguyên văn trong Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện :
 
Chư pháp tùng bản lai,
 thường tự tịch diệt tướng,
 Phật tử hành đạo dĩ ,
Lai thế đương tác Phật."
 
Ngài Thích Trí Tịnh dịch :
 
Các pháp từ xưa nay,
tướng thường tự vắng lặng
Phật tử hành đạo rồi
Đời sau được thành Phật.

Pháp thoại Của Năm Đại Tăng Xứ Huế đã trình bày khá đầy đủ mật nghĩa của kệ nói trên. Nếu quí vị có xem bài Không Thời Nhất Phiến/ Hố Thẳm Tư Tưởng thì thấy Không Thời Nhất Phiến tương đương với Các Pháp từ xưa đến nay và Hố thẳm tư tưởng tương đương với Tướng thường tự vắng lặng

Quí vị tùy nghi không đồng ý, hiểu cách khác, vì kinh có vô lượng nghĩa

Ở Phẩm Tựa trước đó có đoạn “Đức Phật Nhật-Nguyệt Đăng-Minh lúc đó nói kinh Đại thừa tên "Vô-Lượng Nghĩa-Xứ" là pháp giáo hóa Bồ-Tát được chư Phật hộ niệm. Nói kinh đó rồi, Phật liền ở trong đại chúng ngồi xếp bằng nhập vào cảnh chánh định "Vô-Lượng Nghĩa-Xứ", thân và tâm chẳng động.”. Vô lượng nghĩa bao gồm nghĩa Vô Ngôn Bất Động giúp mình thưc hành Phật đạo giải nghiệp thành Phật (Phật tử hành đạo rồi, đời sau được thành Phật) Nhưng Phật rào đón trước cho biết rằng nếu chúng sanh còn tham sân si thì Phật đạo này khó độ :
 
Nếu ta gặp chúng sanh,
Dùng Phật đạo dạy cả,
Kẻ vô trí rối sai,
Mê lầm không nhận lời.
Ta rõ chúng sanh đó,
Chưa từng tu cội lành,
Chấp chặt nơi ngũ dục.
. . .
Người như thế khó độ.
Cho nên Xá-Lợi-Phất !
Ta vì bày phương tiện,
Nói các đạo dứt khổ,
Chỉ cho đó Niết-bàn,
Ta dầu nói Niết-bàn,
Cũng chẳng phải thật diệt,
“Chư pháp tùng bản lai,
thường tự tịch diệt tướng,
Phật tử hành đạo dĩ,
lai thế đương tác Phật."
 

Trong Kinh A Di Đà Sớ Sao lại có nghĩa hành đạo Vô Ngôn Bất Động Đới Nghiệp vãng sanh Cực Lạc Quốc 

Chư pháp tùng bổn lai,
Thường tự tịch diệt tướng,
Xuân đáo bách hoa khai,
Hoàng oanh đề liễu thượng.
 
Được dịch :
 
Các pháp từ xưa nay,
Tướng thường tự tịch diệt,
Xuân đến trăm hoa nở,
Hoàng oanh hót trên cây,

(Ta dầu nói Niết-bàn, cũng chẳng phải thật diệt (cho nên) xuân đến trăm hoa nở, hoàng oanh hót trên cây). 

Tuy trình bày tùy duyên khác nhau, với Kinh A Di Đà Sớ Sao danh từ Niết Bàn (3) cùng một nghĩa cả. Điều quan trọng là đừng đổi danh từ theo ý mình để tạo nghĩa khác. Tiếc thay Thiền sư Nhất Hạnh đổi chử Tự (tỉnh từ) trong Tự Tính 自性 (svabhāva) ra chữ Trụ có nghĩa Trú (động từ) trong Trú Địa 住 地 : Thien Su Nhat Hanh

<http://www.langmai.org/TNH/PhapThoai/transcribe/hanhphuclaconduong.htm>

Kinh Pháp Hoa nói rằng, các pháp từ xưa đến nay đang an trú trong tự tánh Niết Bàn của nó (chư pháp tùng bản lai, thường trụ tịch diệt tướng), ... 

Thật đau khổ cho chữ Tự 自 của Bài Minh khắc vào bia trước tháp Tổ Trúc Lâm Thiền Phái Huế năm 1936 (4) 

Vô Ngôn Bất Động xuất dương hải ngoại làm kinh ngạc thế giới

Ngài Thích Thiện Siêu (1921-2001) Năm 14 tuổi 1935 Ngài đến tham học Phật pháp tại Phật học đường chùa Trúc Lâm - Huế. Phật học đường này đặt dưới sự chứng minh chủ trì của Hòa thượng Thích Giác Tiên, Pháp sư Trí Độ làm Đốc giáo, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Phó Đốc giáo, Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám làm phụ giảng. Đây là Phật học đường đầu tiên của hội An Nam Phật học. Những vị tốt nghiệp taị đây đã và đang là rường cột của PGVN như quý Hòa thượng : Thích Trí Tịnh, Thích Trí Quang, Thích Trí Nghiểm tức cố Hòa thượng Thích Thiện Minh, pháp đệ của Ngài. Năm 1973 -1974, Hòa thượng được cung cử chức vụ Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức - Nha Trang. Chính trong thời gian này, dưới sự hướng dẫn của Ngài, bộ kinh Trung A -hàm được dịch ra Việt ngữ. Năm 1979, Hòa thượng Bổn sư là đức đệ nhị Tăng Thống GHPGVNTN viên tịch. Để kế thừa bổn sư, Ngài được môn phái cung thỉnh giữ chức vụ Trú trì Tổ đình Thuyền Tôn - Huế. Năm 1991, Ngài được cung cử làm Phó chủ tịch Hội đồng Phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam. Năm 1995 Vô Ngôn Bất Động xuất dương hải ngoại với Hòa thượng Thích Thiện Siêu. Theo đài Á Châu Tự Do : http://www.fva.org/0495/lawyer.html 

Thế giới rất ngạc nhiên khi thấy thái độ im lặng của Ngài lần đầu ra hải ngoại. Ngài ở trong phái đoàn Bốn người tháp tùng Nông Đức Mạnh ngày 21-2-1995 sang Âu Châu lo giải độc cho Vụ Đàn Áp Phật Giáo Thống Nhất. Ngài Thiện Siêu không trả lời gì cả. Ngài giữ thái độ Vô Ngôn Bất Động như ở quê nhà

Năm 1997 Ngài đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế để làm nơi đào tạo Tăng tài cho cả nước. Năm 1999, Hòa thượng được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng Đại Giới đàn Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân - Huế. Để tri ân thầy tổ và làm rạng rỡ tông phong, nên năm 2000, với cương vị Trú trì chùa Từ Đàm, Ngài đã đứng ra chủ xướng công cuộc đại trùng tu Tổ đình Thuyền Tôn - Huế, một trong những ngôi Tổ đình lớn trở nên nguy nga, hùng vĩ hơn xưa để xứng đáng với công hạnh của Tổ Liểu Quán. Đồng thời với công trình này, Hòa thượng đã tôn tạo ngoại thành tháp Tổ với mục đíchbảo vệ nơi di tích lịch sửvăn hóa của dận tộc Việt Nam. Năm 2001, Ngài chủ trì Lễ tốt nghiệp và Cấp phát văn bằng Cử nhân Phật học cho Tăng Ni sinh tại Huế, khoá I (1997 - 2001). Cũng trong năm này, Ngài đã chứng minh Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Gia đình Phật tử Việt Nam, tổ chức tại Tổ đình Từ Đàm - Huế.

Ngài luôn luôn là Phó Đại diện GHPGVNTN miền Vạn Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVNTN, Phó Chủ tịch thường trực Hội Đồng Tăng Sự GHPGVNTN. Giờ phút chót, trên giường bệnh Ngài tiếp tục giữ chức vụ Trưởng Ban Giáo dục Tăng, Ni Trung ương GHPGVNTN. Ngài căn dặn chuẩn bị khai giảng khóa II cho Tăng, Ni sinh vào học. Lớp học khai giảng được hai hôm thì Ngài viên tịch.

Vốn ăn nói nhỏ nhẹ, người mảnh dẻ, giáng thư sinh ốm yếu, Hòa thượng Thiện Siêu là vị Đại Tăng, một bực Thầy có tâm hồn nghệ sĩ dạy Phật Đạo Vô Ngôn Bất Động bên bờ Hương Giang. Hòa Thượng Thích Thiện Siêu xả báo an tường ngày 03 tháng 10 năm 2001, trụ thế 81 tuổi.
 

Tâm Tràng Ngô Trọng Anh

 
Ghi chú :  

(1) Cụ Phan Khôi từ biệt Sư ra về, đêm ở quán trọ nhớ lúc chia tay, cảm phục tư cách của vị cao tăng nên có bài thơ tặng Sư Viên Thành (Công Tôn Hoài Trấp):

Duyệt tận phồn hoa, nhãn nhục hôn,
Tọa gian nhân ngã, hoa vô tướng,
Bích thượng thi từ, ngọc hữu hồn.
Thảo thụ kỳ viên, tân Phật Quốc,
San hô bảo kiếm, cự vương tôn,
Không tang (Sa Môn) nhất túc tri vô phận,
Trân trọng ca sa tống xuất môn.

 (San hô tức chuổi hột và bảo kiếm nhắc lại gốc hoàng phái của Sư)

 Phan Khôi 

Trải tận phồn hoa, mắt rối bời.
May cùng thiện hữu đến chùa chơi.
Người, ta trên ghế : hoa vô tướng,
Thơ phú trên tường ; ngọc chiếu ngời.
Cây cỏ xinh tươi ra cảnh Phật,
San hô kiếm quý tự bao đời.
Vô duyên tá túc đành từ biệt,
Sư khoác ca sa tiển cuối trời.

Vũ Hoàng Chương dịch 

(2) Nguyễn Thượng Hiền xướng :

Hỏi hoa : xin mượn mùi hương,
Hỏi trăng : xin mượn gương nàng thử soi.
Hỏi non : xin nượn đá ngồi.
Hỏi sông : mượn nước tắm chơi sạch mình.
 
Viên Thành đáp lại :
 
Hỏi trăng : trăng chẳng đáp lời,
Hỏi hoa : hoa chỉ mỉm cười làm ngơ.
Hỏi sông : sông lặng như tờ,
Hỏi non : non cứ trơ trơ với mình !. 

Cụ Mai Sơn đi tu sau này ở Hàng Châu. Bấy giờ Cụ đã là anh hùng lỡ vận bán qui tăng rồi, Cụ chắc nhớ lời khuyên Vô Ngôn Đất Động với Trăng Hoa Non Nước của Sư Viên Thành. Trong thời gian ở Huế, ông cảm nhận tư tưởng tiến bộ của "Đại Thế Thiên Hạ Luận " của nhà sư Nguyễn Lộ Trạch và đọc nhiều tân thư của Trung Quốc. Ông kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Năm 1898, qua giao tiếp với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền hỗ trợ phong trào Đông Du nhưng vì cha ông lúc đó mang bệnh nặng nên ông phải ở lại vận động cách mạng trong nước. Năm 1907 ông sang Trung Quốc cùng hoạt động với Phan Bội Châu trong Duy Tân Hội và Việt Nam Quang Phục Hội. Nguyễn Thượng Hiền mất tại Hàng Châu, Trung Quốc ngày 28 tháng 12 1925. Theo di chúc, thi hài ông được hỏa táng, và tro rải xuống sông Tiền Đường

(3) Niết Bàn 涅 槃 nirvàna dịch nghĩa là Diệt 滅, Diệt tận 滅 盡, Diệt độ 滅 度, Tịch diệt 寂 滅, Bất sinh 不 生, Vô sinh 無 生, Viên tịch 圓 寂, Giải thoát 解 脫, Vô vi 無爲, An lạc 安 樂

(4) Theo thiểm ý nếu đổi chữ Tự ra chữ Trụ thành nghĩa an trú trong hiện tại tức theo triết lý hiện sinh thì hấp dẫn thật. Bắt đầu từ Pháp Quốc với giới thanh niên thời 1950 - 1970 rồi tràn lan khắp thế giới. Lúc còn nhỏ thời lãng mạn Tự Lực Văn Đoàn (Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối. Còn hơn là le lói suốt dêm thâu), tôi thích bài Le Lac của Lamartine. Đại ý : (van xin thời gian đừng trôi trong đêm dài vô hạn vào những bờ bến mới, hãy dừng lại cho chúng tôi (tôi và nàng Elvire) mỗi một ngày mà thôi).

 Ainsi, toujours poussés vers de nouveaux rivages,
Dans la nuit éternelle emportés sans retour,
Ne pourrons-nous jamais sur l'océan des âges
Jeter l'ancre un seul jour ?

Tạm dịch Anh Ngữ : 

The lake 

Thus, pushed always into new shores,
In the eternal night swept away without return,
Will we ever be able on the ocean of the ages
To drop anchor only one day ?
 

Người gửi bài: Diệu Chơn

06-07-2007 10:34:15

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10332)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.