Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Chống Chính Thể Độc Tài Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm 1963, Ht. Thích Đức Nhuận

18/09/201012:00 SA(Xem: 40937)
Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Chống Chính Thể Độc Tài Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm 1963, Ht. Thích Đức Nhuận


qd-title-2

CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHỐNG CHÍNH THỂ ĐỘC TÀI GIA ĐÌNH TRỊ NGÔ ĐÌNH DIỆM, 1963


Dưới đây là những tài liệu lịch sử cuộc "vận động đòi Bình đẳngTự do Tôn giáo" do Phật giáo Việt Nam phát động: chống chính quyền nhà Ngô ra lệnh "cấm treo cờ Phật giáo" trong mùa đại lễ Phật đản PL năm 2507, ngày trăng tròn rằm tháng tư năm Quí Mão (8-5-1963).

Cuộc vận động kéo dài 6 tháng, từ 8-5-1963 đến ngày 1 tháng 11 năm 1963, thì Hội đồng Quân nhân Cách Mạng làm cuộc đảo chính, lật đổ chính thể độc tài gia đình trị nhà ngô; giải phóng cho toàn dân sau 9 năm phải (nép mình) sống quằn quại khổ đau dưới một chế độ hà chính, lạc hậu, lỗi thời. Đạo Dụ số 10 có tính cách kỳ thị tôn giáo, bất công vốn là sản phẩc dân cáo chung.

Bấy giờ xin mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu Những diễn biến của cuộc vận động do Phật giáo Việt Nam chủ động, được ghi lại từ những tài liệu chính xác của văn phòng Uûy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo:

a) Những diễn biến của cuộc vận động
b) Các Văn bản chính
c) Dư luận quốc tế và báo chí

Vào mùa Phật đản PL năm 2507m ngày trăng tròn rằm tháng 4 năm Quí Mão (8-5-1963); trước đó hai ngày, tổng thống ngô Đình Diệm ra thông điện số 9195, ngày 6 tháng 5dl 1963, "cấm treo cờ Phật giáo". Thì chiều ngày 14 tháng 4 âl (7-5-1963), lực lượng cảnh sát thành phố Huế, theo lệnh khẩn từ Sàigòn điện ra, đã tỏa đi các chùa các tư gia Phật tử có treo cờ Pah65t giáo, bắt phải hạ xuống… trong lúc đồng bào Phật tử cả nước đang hân hoan sửa soạn dựng cổng chào, chăng đèn, kết hoa để cúng dường ngày Đức Phật Đàn Sinh.

Lệnh cấm treo cờ của chính phủ rõ ràngtính cách miệt thị, một sự xúc phạm trắng trợn đối với một tôn giáo lớn của dân tộc đã có chiều sâu và bề dày hai nghìn năm lịch sử, mà đại đa số người Việt, nếu không muốn nói là 80% dân số toàn quốc đều có mang trong người họ dòng máu truyền thống tín ngưỡng Đạo Phật từ nhiều đời nay. Lệnh cấm treo cờ, tuy có một số ít người (vì nhát gan) phải tuân theo, nhưng đại đa số cương quyết bất phục tòng.

Qua sáng ngày hôm sau, tức ngày rằm tháng tư âl (8-5-1963), khoảng 6 giờ 30, một cuộc rước Phật vĩ đại của hàng trăm ngàn ngươì diễn hành từ chùa Diệu Đế đi qua các ngả đường cố đô Huế kéo về chùa Từ Đàm, với các biểu ngữ mang những dòng chữ:
 
KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN
CỜ PHẬT GIÁO QUỐC TẾ KHÔNG THỂ BỊ TRIỆT HẠ
PHẬT GIÁO ĐỒ NHẤT TRÍ BẢO VỆ CHÍNH PHÁP DÙ PHẢI HY SINH
YÊU CẦU CHÍNH PHỦ THI HÀNH CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO BÌNH ĐẲNG
CHÚNG TÔI KHÔNG TỪ CHỐI MỘT HY SINH NÀO
PHẢN ĐỐI CHÍNH SÁCH BẤT CÔNG GIAN ÁC
ĐÃ ĐẾN LÚC CHÚNG TÔI BẮT BUỘC TRANH ĐẤU CHO CHỦ TRƯƠNG TÔN GIÁO BÌNH ĐẲNG.
 
Tại chùa Từ Đàm, trụ sở của Hội Phật giáo Trung phần – Thừa thiên, một lễ đài nguy nga, được dựng lên trước sân chùa. Chư vị tăng, ni và quần chúng tụ tập trước Lễ đài để đón mừng đoàn người rước Phật. Cả rừng người im lặng. Cuộc lễ chính thức được cử hành, dưới sự chủ lễ của nhị vị tôn đức: Hòa thượng Tịnh Khiết, hòa thượng Giác Nhiên, cùng chư vị thượng tọa, đại đức tăng, ni đồng bào Phật tử các giới… Những tiếng tụng kinh vút cao xen với tiếng chuông trống bát nhã và bầu trời trong sáng tạo cho buổi lễ thêm bội phần trang nghiêm long trọng.

Nhưng… buổi tối hôm đó, đoàn người hiền lành từ các nơi lũ lượt kéo tới đài phát thanh, yêu cầu đài này cho truyền thanh cuộn band của Tổng Trị Sự TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM –theo lệ hàng năm đều có buổi truyền thanh – nhân đại lễ Phật đản và cũng là ngày kỷ niệm 13 năm thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Nhưng (năm nay) đài này không những không cho phát thanh (cuộn band đã ghi âm) và… khoảng 21 giờ cùng ngày, chính quyền sở tại do thiếu tá ĐẶNG SĨ, phó tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên, chỉ huy một lực lượng quân đội cảnh sát, mở cuộc đàn áp dã man làm tám (8) người chết, trong đó có các em đoàn viên Gia Đình Phật Tử và nhiều người bị cảnh sát quân đội đánh đập mang trọng thương… những tiếng la khóc, chửi ruả lũ quỉ mang lốt người – bởi "chúng" đã đánh mất hết nhân tính?!… Chỉ trong khoảnh khắc (mà) một thảm cảnh hỗn loạn đã diễn ra trước mắt hàng vạn người, kể cả những người ngoại quốc từng theo dõi sự vụ.

Bàng hoàng xúc động trước cảnh thản sát tàn bạo, phi nhân, một nho sĩ đất thần kinh ngậm ngùi viết trong bài văn tế "Anh linh các Phật tử đã bỏ mình vì chính pháp".

"…Nào xe tăng, nào thiết giáp, nào xe cứu hỏa chạy tuôn tràn cán nát sinh linh;
Nào súng trường, nào lựu đạn, nào nước vòi rồng bắn tung bừa đoàn người đạo hạnh.
"Bao thể phách chia lìa trăm mãnh vỡ, đầu bay mất, cánh tay rơi, lá cờ Phật vẫn cầm, một lòng son sắt…;
Những anh hồn hội tụ một vầng sao, ngực vỡ toang, thân ngã gục, lòng hướng về Đức Phật, lấy máu đền ơn!"
Ngày 9 tháng 5-1963, tòa hành chính tỉnh Thừa Thiên ra thông cáo số 3168. Nguyên văn:

THÔNG CÁO CỦA TÒA HÀNH CHÁNH TỈNH THỪA THIÊN

"Theo chương trình lễ Phật đản tại Huế, tối ngày 8-5-63 lúc 20 giờ có một cuộc múa bông tại chùa Từ Đàm, nên đồng bào đến đợi xem rất đông. Nhưng đến phút chót, không có cuộc múa bông như đã định và một số phỏng chừng 3.000 người đã từ chùa Từ Đàm kéo đến Đài Phát thanh Huế yêu cầu Đài cho phát thanh ngay một phóng sự truyền thanh về buổi lễ Phật đản cử hành hồi sáng. Lời yêu cầu đột ngột này lẽ cố nhiên không được thỏa mãn vì ra ngoài chương trình phát thanh do Ban Tổ chức Lễ Phật đản đã ấn định.

"Trong lúc Đại diện Chính quyền và vị Thượng Tọa Hội trưởng Hội Phật Giáo Trung Phần đang thảo luận để tìm cách thỏa mãn lời yêu cầu của tín đồ Phật Giáo thì đối phương đã len lỏi trong đám đông xâm nhập Đài Phát Thanh, đập phá các cửa, ném đá và chất nổ vào Đài Phát thanh làm sập trần, vỡ nhiều cửa kính gây thiệt mạng cho 7 đồng bào và gây thương tích cho 1 đồng bào với 5 binh sĩ có nhiệm vụ giữ trật tự tại Đài Phát Thanh.

"Trước hành động dã man của đối phương, cơ quan công lực buộc lòng phải dùng lựu đạn cay mắt và vòi phun nước để giải tán kịp thời, ngõ hầu bảo vệ sinh mạng của đồng bào. Sau đó đồng bào đã lần lượt giải tán và trật tự đã được tái lập vào lúc 24 giờ.

"Tòa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên rất đau đớn trước sự việc đáng tiếc trên và xin ân cần kêu gọi đồng bào hãy bình tĩnh sáng suốt, vạch mặt chỉ tên bọn Việt cộng phá hoạitriệt để tuân theo kỷ luật quốc gia nhất là trong giai đoạn khẩn trương hiện tại.

"Để bảo vệ sinh mạng cũng như quyền lợi của đồng bào, Tòa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên nghiêm cấm mọi cuộc tụ họp, bắt đầu từ ọ giờ sáng ngày 09-5-63 cho đến khi có lệnh mới.

Huế, ngày 9 tháng 5 năm 1963
Tỉnh trưởng tỉnh Thừa thiên, Thị trưởng thành phố Huế

Ký" NGUYỄN VĂN ĐẲNG
 
Chiều ngày 9 tháng 5-1963, văn phòng Tổng Trị Sự GIÁO HỘI TĂNG GIÀ VIỆT NAM nhận được một văn bản 5 trang chữ đánh máy trên loại giấy pelure mỏng và một cuộn band ghi âm việc xảy ra tại đài phát thanh Huế đêm 8-5-63, do Phật giáo Trung phần nhờ một sĩ quan không quân chuyển tới [4]

Tổng trị sự giáo hội trung ương liền triệu tập cuộc họp khẩn vào lúc 19 giờ cùng ngày (9-5), đã quyết định 3 việc:

1. Gửi kháng thư cho tổng thống ngô Đình Diệm phản đối việc cấm treo cờ Phật giáo và việc chính quyền mở cuộc đàn áp Phật giáo đêm 8-5-1963.

2. Giáo hội ấn định "tuần nhị thất" ngày 21-5-1963 sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho 8 Phật tử đã hy sinh vỉ đạo trong một cuộc biểu tình tài đài phát thanh Huế.

3.Đồng thời quyết định: sau buổi lễ cầu siêu là cuộc rước bài vị cácanh linh tử vì đạo của chư tăng, ni giáo hội từ chùa Aán Quang tới chùa Xá Lợi 
 
Va, ngày 10-5-1963, một cuộc Meeting lớn cửa chư vị tang, ni và toàn thể đồng bào Phật tử Thừa Thiên (Huế) diễn ra tại chùa Từ Đàm. Bản Tuyên Ngôn mở đầu cuộc vận động đòi quyến "BÌNH ĐẲNG và TỰ DO TÔN GIÁO" của năm cấp Trị sự Phật giáo Toàn Quốc – Trung phần và Thừa Thiên được công bố.

(Nguyên văn bản Tuyên ngôn):

"Đã từ nhiều ngàn năm tăng và tín đồ Phật giáo trên thế giới cũng như trong nước vẫn trung thành với tôn chỉ: Từ bi, Vị ThaNhư Thật của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Phật giáo đến đâu đều đem lại một không khí an lành ở đó. Điều ấy lịch sử đã chứng minh.

Và, đã từ nhiều năm nay Phật giáo đồ bị khủng bố, đàn áp khắp nơi, chúng tôi vẫn nhẫn nhục, đương nhiên không phải hèn yếu mà vì ý thức c những nỗi đau khổ, tang tóc của hoàn cảnh dân tộc hiện tâi. Nhưng đau đớn thay, một số người đã lợi dụng quyền hành gây ra không biết bao nhiêu tang tóc đối với tăng và tín đồ Phật giáo khắp torng nước, đối xử một cách bất công với một Tôn giáo có hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc. Từ hành động này đến hành động khác, thậm chỉ đã chà đạp lên quyền lợi thiêng liêng nhất của Phật giáo đồ: Cờ Phật giáo quốc tế bị triệt hạ. Quyết định này đã trái hiến phápngang nhiên vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Trước những hành động bất công đó, bắt buộc tăng và tín đồ khắp torng nước chúng tôi phải đứng dậy tranh đấu cho lý tưởng của mình.

Sự kiện xảy ra 3 ngày nay chính phản ánh tinh thần đó. Máu đã chảy, nhân mạng đã bị hy sinh, một lần nữa, chúng tôi cương quyết đề đạt những nguyện vọng dưới đây lên chính phủ, yêu cầu thực thi 5 điểm:

1. YÊU CẦU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA THU HỒI VĨNH VIỄN CÔNG ĐIỆN TRIỆT GIÁO KỲ CỦA PHẬT GIÁO.
2. YÊU CẦU PHẬT GIÁO PHẢI ĐƯỢC HƯỞNG MỘT CHẾ ĐỘ ĐẶC BIỆT NHƯ CÁC HỘI TRUYỀN GIÁO THIÊN CHÚA ĐÃ ĐƯỢC GHI TRONG ĐẠO DỤ SỐ 10.
3. YÊU CẦU CHÍNH PHỦ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG BẮT BỚ, KHŨNG BỐ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO.
4. YÊU CẦU CHO TĂNG, TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO ĐƯỢC TỰ DO TRUYỀN ĐẠOHÀNH ĐẠO.
5. YÊU CẦU CHÍNH PHỦ ĐỀN BỒI MỘT CÁCH XỨNG ĐÁNG CHO NHỮNG KẺ BỊ CHẾT OAN VÔ TỘI VÀ KẺ CHỦ MƯU GIẾT HẠI PHẢI ĐỀN BỒI ĐÚNG MỨC.
 
Những điều trên đây là những nguyện vọng tối thiểu và thiết tha nhất của toàn thể tăng và tín đồ Phật giáo trong cả nước. Chúng tôi sẵn sàng hy sinh cho đến khi nào những nguyện vọng hợp lý được thực hiện.
 
Làm tại Huế, Phật lịch 2.507, ngày 10-5dl-1963.

Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt nam
Hòa thượng TỊNH KHIẾT (ký tên)
Hội Trưởng Tổng trị Sự thượng tọa T. TRÍ QUANG (ký tên)
Hội trưởng ban Trị sự, Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên
Thượng tọa T. THIỆN SIÊU (ký tên)
Trị Sự trưởng Tổng trị sự Giáo hội Tăng già trung Phần
Thượng tọa T. MẬT NGUYỆN (ký tên)
Trị sự trưởng ban Trị sự giáo hội Tăng già Thừa Thiên
Thượng tọa T. MẬT HIỂN (ký tên)

BẢN PHỤ ĐÍNH “BẢN TUYÊN NGÔN" của Phật Giáo Việt Nam đã đọc trong cuộc hội họp của Phật tử tại Chùa Từ-Đàm – Huế (ngày 10-5-1963)
 
Trước khi trình bàt nguyện vọng của Phật giáo đồ Việt Nam qua bản Tuyên ngôn, chúng tôi thấy cần giải thích quan điểm của chúng tôi một cách rõ ràng:

I. QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

1) Đối Với Chính Phủ: Chúng tôi không chủ trương lật đổ, chúng tôi chỉ có cái nguyện vọng "cải thiện chính sách". Chúng tôi không nói vấn đề người. Người nào đứng ra phụ trách chính phủ mà chính sách không cải thiện thì nguyện vọng của chúng tôi không thỏa mãn. Vì lẽ đó, quan niệm chúng tôiước mong chính quyền có thiện chí và khả năng cải thiện chính sách mà nguyện vọng Phật giáo Việt Nam công khai bày tỏ. Chúng tôi cũng tuyên ngôn minh bạch rằng chúng tôi không nhắm mục đích tranh thủ quyền hành. Nói thế, có nghĩa chúng tôi đã và mãi mãi giữ cho Phật giáo thuần túy, nhưng không phải vì vậyPhật giáo đồ không quan tâm đóng góp vào ích lợi quốc gia theo nghĩa vụ công dân của mình; trái lại, Phật giáo đồ đã và phải tích cực đóng góp theo nghĩa vụ công dân vào lợi ích quốc gia để –về phương diện tín ngưỡng – làm cho Phật giáo của mình phát triển và phát triển một cách thuần túy.

2) Không coi Ai Là Kẻ Thù: Dĩ nhiên sự động cập khó mà tránh khỏi, nhưng chúng tôi tuyên bố không coi ai là kẻ thù, nah61t là đối với đạo Thiên chúa. Lẽ thứ nhất, dẫu cho từ ngày đạo Dụ số 10 ra đời đến bây giờ, sự thiên vị đạo Thiên chúa đã công khai, nhưng chúng tôi tranh đấutranh đấu cho lý tưởng công bình (và vì thế mà động cập đến đạo Thiên chuá) chứ không phải tranh đấu với tư cách một Tông giáo chống với một Tôn giáo. lẽ thứ hia về mặt tín ngưỡng, tuy chúng tôi không thừa nah65n Tôn giáo khác, nhưng vế quan niệm –nhất là quan niệm của con người sống gần hậu diệp thế kỷ 20= chúng tôi cho ràng bất cứ ai, kể cả chúng tôi, nếu cho Tôn giáo của mình có giá trị tuyệt đối và chỉ có Tôn giáo của mình mới đáng tồn tại thì đây là quan niệm sai lầm nhất.

3) Chỉ Tranh Đấu Cho Lý Tưởng "Tôn Giáo Bình Đẳng". Thế nào gọi là "Tôn giáo bình đẳng" theo quan niệm của chúng tôi?
 
a) Các Tôn giáo phải được xác định lại, quốc gia phải qui định thế nào là một Tôn giáo xứng đáng được hưởng những chế độ đặc biệt. Như thế có nghĩa chúng tôi không thể chấp thuận đồng bóng, phù thủy v…v.., là Tôn giáo được quốc gia thừa nhận (cũng như danh từ "công giáo" không thể dùng để gọi đạo Thiên chúa).

b) Các tôn giáo được xác định, sẽ cùng hưởng một chế độ "bình đẳng" có nghĩa cùng được quan niệm là có tư cách Tôn giáo như nhau. Nhưng bình đẳng là "bình đẳng trong bình đẳng", vì đó, giá trị các Tôn giáo vẫn khác nhau.

c) Tôn giáo bình đẳng là một điểm nổi nhất, thiêng liêng nhất, trong lý tưởng công bình xã hội. Với quan niệm Tôn giáo bình đẳng như vậy, đối chiếu với tình trạng hiện hữu, chúng tôi bất mãn sự thiên vị của đạo Dụ số 10, cùng cản thấy "ngày trước những người Công Sản lợi dụng danh nghĩa chống ngoại xâm để tiêu diệt các phái quốc gia thì ngày nay cũng có cái vẻ người Thiên chúa lũng đoạn công việc chống cộng sản để lấn áp các Tôn giáo khác, nhất là Phật giáo chúng tôi". Đó là nguy cơ cho qyốc gia và làm chia rẽ Tôn giáo. Vì lẽ đó Phật giáo đồ chúng tôi ph3I công khai, bày tỏ rõ rệt nguyện vọng của mình. và như thế, không những lý dophạm vi chúng tôi tranh đấu đó đã được ấn định rõ ràng: Với danh nghĩa Phật giáo, chúng tôi đã làm một việc tranh đấu cho lý tưởng "Tôn giaó bình đẳng trong khuôn khổ của lý tưởng công bình xã hội".

4) Phương Pháp Tranh ĐấuChúng Tôi Aùp Dụng.-

Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nah65n một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh – để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi – vị Thánh của sức mạnh "bất bạo động" và như vậy, chính phủ chỉ nên nghĩ đến điều ấy hơn là nhọc lòng nghĩ đến Phật giáo đồ được huy động.

Chúng tôi lại xác định thêm: chúng tôi với phương pháp "bất động" sẽ tranh đấu trong phạm vi hợp pháp được ngần nào tốt ngần đó. Nhưng tinh thầnphương pháp "bất bạo động" không phải chỉ có thế, nên chúng tôi sẵn sàng hy sinh đến cùng theo phương pháp này. 

5) Không Chấp Nhận Mọi Sự Lợi Dụng.- Như đã trình bày hết sức rõ ràng: mục đích tranh đấu của Phật giáo đồ chỉ nhắm vào lý tưởng Tôn giáo bình đẳng trong khuôn khổ lý tưởng công bình xã hội; vì lẽ đó, chúng tôi từ chối mọi sự lợi dụng không phù hợp với Tôn chỉ chúng tôi nhất là những người cộng sản và những kẻ mưu toan chức vị chính quyền.
 
II. NGUYỆN VỌNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUA BẢN TUYÊN NGÔN.

Nguyện vọng thứ 1.- "Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện triệt giáo kỳ của Phật giáo"- Chúng tôi phải nói tiên quyết rằng nguyện vọng này không chứa đựng sự phủ nhận quốc kỳ, chúng tôi tuyên bố thừa nhậntôn trọng quốc kỳ. Nhưng chúng tôi chỉ phản đối sự hạn chế của Bộ Nội Vụ vừa qua và sự triệt hạ thực sự của văn phòng tổng thống vừa rồi đối với giáo kỳ của các Tôn giáoPhật giáo phải chịu đầu tiên nhân ngày Phật Đản. Nguyện vọng của chúng tôi, dựa trên quan niệm quốc c trọng đại, các cơ quan Tôn giáo và mọi tư gia đều phải và chỉ treo lên trong những ngày đại lễ của quốc gia, còn giáo kỳ dầu sao cũng chỉ là của một Tôn giáo nên chỉ được treo lên tại cơ quan Tôn giáo và tư gia tín đồ thuộc trong những ngày đại lễ của Tôn giáo ấy. Dĩ nhiên, cái chỗ treo lên nói trên đây là cửa chính của các cơ quan Tôn giáo và tư gia. Cùng một quan niệm đó chúng tôi thiết nghỉ trong đoàn kiệu rước của Tôn giáo, chỉ được mang giáo kỳ, cũng như xe nhân vật quan trọng trong các Tông giáo khi cần thượng cờ lên theo sự quan trọng mà các Tôn giáo tự ấn định thì cũng chỉ được mana giáo kỳ.

Nguyện Vọng thứ 1.- "Yêu cầu của Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các giáo hội truyền giáo Thiên chúa đã được ghi trong đạo Dụ số 10" .- Điều này chúng tôi phải trình bày bằng 3 tiểu mục như sau: Trước hết chúng tôi nói chi tiết kế có nói đại thể, sau hết là nguyện vọng sử đổi của chúng tôi.

a) Nói về chi tiết, đạo Dụ số 10 có những nét chính mà hcúng tôi phản đối, như sau:

-Qua điều thứ 1, đạo Dụ đó liệt các Tôn giáo (trừ Thiên chúa và Gia tô) như hết thảy hiệp hội thường của tất cả tầng lớp nah6n dân: Tôn giáo được xem như (và có thể thua bởi điều 14 và vì tính chất gọi là "lợi ích chung: của Dụ ấy), những hội tiêu khiển, thể thao, bất kể đến tính cách thiêng liêng của Tôn giáo, bất kể đến nếp sống khác biệt cách nào của Tôn giáo!

-Qua điều thứ 7, giấy phép của các hiệp hội Tôn giáo, "có quyền bác khước đi không cho phép lập hội mà không phải nói lý do, phép cho rồi có thể bãi đi vì trái điều lệ thay vì lẽ trị an". "Lẽ trị an" là từ ngữ không có giới hạn nào rõ rệt và đã bị lợi dụng quá đáng từ ngay người Pháp trở lại Việt Nam đến bây giờ! Ấy là chưa nói rằng, nếu thế gian này có cái gì được gọi là vĩnh viễn thì cái đó là Tôn giáo, vậy mà Tôn giáo lại bị ghép vào hiệp hội với giấy phép cho và bãi một cách cực kỳ đơn giản như trên!..

-Qua các điều 10, nhất là điều 12, Tôn giáo bị kiểm soát một cách cự kỳ nghiêm khắc và bởi bất cứ nhân viên nào của Hành chính và Tư pháp. Cũng may mà sự kiện này, các Tôn giáo đã không bị thi hành một cách quá đáng, nếu bị thì còn gì là tư cách Tôn giáo và thể thống quốc gia!

-Qua các đoạn sau của điều 14 và điều 28, tài sản Tôn giáo từ tính chất cố hữu của nó là "lạc cúng" để thực hiện việc truyền đạo linh thiêngvô cùng, thì đã trái lại, chỉ được có số tiền đóng góp phải định trong điều lệ và chỉ có quyền có những bất động sản "thật cần thiết"! mà "thật cần thiết" là xét theo công tố viện! Rồi xét không "thật cần thiết" thì phải đem bán đấu gía!

Gần đây thậm chí quyền tạo mãi bất động sản và nhận sự lạc cúng bất động sản dầu bé nhỏ đến đâu cũng phải được sự cho phép của tổng thống do công văn số 166-TTP/TTK/I ngày 23.9.60 của Tòa Thư ký Tổng Thống Phủ.

-Qua các điều 18, 19 nhất là 25, 26 và 27, đạo Dụ số 10 trái ngược với tính chất căn bản của Tôn giáo. Căn bản của Tôn giáo dựa trên đức tin thuần chính và sự tiến bộ về đời sống tâm linh theo Tôn giáo. Không phải và không thể do bầu cử mà người được bầu cử thành một tín đồ hay thành một tu sĩ. Nhưng đạo Dụ số 10 đặt các Tôn giáo váo cái căn bản hiệp hộiđại hội đồng bầu cửa và quyết định mọi việc

Với tính chất đặt các Tôn giáo vào phạm vi hiệp hội, đạo Dụ số 10 triệt hạ hết thảy giá trị Tôn giáo "may mắn" còn điều 44 ghi "chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên chúa và Gia tô". Nhưng cái "may mắn" ấy đã chứng tỏ sự thiên vị cực kỳ vô lý kể cả mọi phương diện, nhất là về cái gọi là "giặc chia rẽ" mà chính phủ hiện tại đã và đang quyết liệt đả kích!

b) Bây giờ chúng tôi nói đến cái vô lý đại thể của đạo Dụ số 10:

-Trước tiên đạo Dụ số 10 có từ 1950, dưới chế độ quốc trưởng. Nếu chế độ này chỉ được thay người mà không phải thay đổi bằng chế độ tổng thống thì đạo Dụ sốù 10 được áp dụng là điều chúng tôi không ngạc nhiên. Hoặc gia nó được công nhận còn hữu hiệu mà áp dụng thì còn ít ngạc nhiên! đằng này, một chế độ đã bị lật đổ, một đạo luật của chế độ chỉ áp dụng cho tất cả Tôn giáo: đó là căn bản pháp lý mà chúng tôi thấy cực kỳ mâu thuẫn.

-Theo điều 44 của đạo Dụ số 10. "Chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên chúa và Gia tô", nhưng từ 1950 đến bây giờ chế độ đó vẫn chưa thấy quy địnhban hành. Như vậy, một mặt chứng tỏ tính chất dung túngthiên vị các hội truyền giáo này một cách vô lý, mặt khác, làm cho Thiên chúa giáo và Gia tô giáo ở mãi trong tình trạng nếu không phải là căn bản pháp lý không có thì phải gọi là tồn tại trên căn bản pháp lý của thực dân Pháp!

c) Do đó, nguyện vọng của chúng tôi như sau:

-Hãy rút các Tôn giáo kể cả Thiên chúa và Gia tô ra khỏi phạm vi ràng buộc hay thiên vị của đạo Dụ số 10.

-Hãy ban hành một chế độ đặc biệt cho các Tôn giáo trong đó có Phật giáo, Thiên chúa và Gia tô.

-Nếu ghi một "chế độ đặc biệt" với ý thức trọng thị thì phải ghi "chế độ đặc biệt cho các Tôn giáo trong đó có Phật giáo, Thiên chúa và Gia tô".

Nguyện Vọng thứ 3.- "Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật giáo" và 

Nguyện Vọng Thứ 4.- "Yêu cầu cho Tăng, tín đồ Phật giáo được tự do truyền đạo và hành đạo".- Hai điều này, nếu nói trên minh văn giấy tờ hay chủ trương công khai của chính phủ thì dị nhiên không có sự khủng bo Phật giáo và trở ngại sự truyền đạo của Phật giáo, nhưng tình trạng sau đây thì thực nặng nề; ấy là sự thi hành lêch lạc chính sách của chính phủ! Tình trạng ấy tuy cục bộ nhưng đã xảy ra nhiều nơi có nhiều lúc đã tạo thành một sự thực hiển nhiên là ngày nay ai cũng cảm thấy chứ không những chỉ nhận thấy mà thôi, rằng"Phật giáo bị kỳ thị thật sự".

Vì vậy, nguyện vọng của chúng tôiyêu cầu tổng thống chỉ thị bằng minh lệnh cho tất cả các cấp chính quyền hãy thi hành nghiêm chỉnh chính sách tự do tín ngưỡng và chính sách đoan kết Tôn giáo mà chính phủ chủ trương, nhất là tổng thống đặc biệt lưu tâm kiểm tra sự chấp hành minh lệnh của tổng thống, trừng trị xứng đáng những kẻ lợi dụng quyền hành để thỏa mãn kỳ thị, lấn áp kẻ khác, chấm dứt tình trạng tự động ở các địa phương núp sau chiêu bài chống cộng để gây tang tóc cho quần ch1ung. Nếu không, sự lệch lạc chính sách vẫn được dung túng thì cái tình trạng lợi dụng danh nghĩa chống cộng sản để phát triển Thiên chúa giáo và lấn áp Phậât giáo, tạo ra một tình trạng chia rẽ ngày càng trầm trọng thì ngay bây giờ và mai hậu, chỉ người cộng sản có lợi mà htôi!

Ơû điểm này Phật giáo yêu cầu tổng thống lập một hệ thống thanh tra chính xác vô tư, để thả ra những Phật tử đã bị bắt bớ chỉ vì lý do tín ngưỡng (điển hình như vụ Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định v.v.., mà hồ sơ liên hệ chúng tôi đã gửi đến tổng thống và quốc hội đề ngày 20-2-1962) và chấm dứt tình trạng trả thù bắt cóc, thủ tiêu và trong trường hợp tội trạng nếu có thì phải được xử theo luật lệ minh bạch của quốc gia.

Nguyện Vọng Thứ 5.- "Yêu cầu chính phủ bồi thường một cách xứng đáng cho những kẻ bị giết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền tội đúng múc".- Điều này là chúng tôi nói đến những người thiệt mạng tại đài phát thanh Huế. Họ chết trong lòng cuộc tranh đấu công khai của Phật giáo nên họ đã được Phật giáo gọi là "Thánh tử vì đạo" của mình. Nhưng như thế chưa đủ. Họ phải được đền bồi xứng đáng về phương diện vật chất và kẻ chủ mưu giết hại phải được truy tố (dầu cho chúng tôi đứng mặt nguyên cáo sẽ xin chính phủ tha tội cho họ), bởi vì chúng tôi quan niệm mọi việc xảy ra bất cứ ở đâu và dưới hình thức nào trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, trách nhiệm vẫn ở chính phủ: Trách nhiệm giữ gìn an ninh cho quốc gia và đồng bào.

Nói tổng quát, nguyện vọng của Phật giáo Việ Nam, như đã nói là "cải thiện chính sách", như sau:

-Đối với nguyện vọng 1 và 2 thì yêu cầu cải thiện bằng cách ra minh lệnh và lập hệ thống thanh tra để kiểm soát chặt chẽ sự thi hành minh lệnh ấy: minh lệnh cho các cấp chính quyền hạ tầng phải chấp hành nghiêm chỉnh chính sách tự do tín ngưỡng và chính sách đoàn kết Tôn giáo của chính phủ.

-Đối với nguyện vọng thứ 5 thì truy tố thủ phạm gây ra chết chóc tại đài phát thanh Huế và làm thỏa mãn gia quyến các nạn nhân của vụ đó.
 
III. NHỮNG NGUYỆN VỌNG CẤP BÁCH CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

1) Yêu cầu tổng thống và chính phủ cứu xét bản TUYÊN NGÔN và bản PHỤ ĐÍNH của chúng tôi, và torng một thời gian càng sớm càng tốt, thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của Phật giáo Việt Nam. Sự thỏa mãn ấy là chính phủ có minh văn và công bố trên những cơ quan chính thức.

2) Yêu cầu tổng thống ra lệnh không bắt bớ, trả thù quần chúng Phật giáo trong vụ công khai tranh đấu này bởi vì họ chỉ làm một việc đạo đạt nguyện vọng của họ, theo phương thức tranh đấu thường lệ.

3) Những nguyện vọng ghi trong bản Tuyên Ngôn và hai nguyện vọng cấp bách trên đây được thỏa mãn – từ lý thuyết, văn kiện cho đến thực thi – thì chính quần chúng Phật giáo Việt nam sẽ công khai hoan hô tổng thống và chính phủ như đã công khai tranh đấu cho nguyện vọng của họ vậy.
 
Chúng tôi quan niệmtin tưởng tổng thống và chức vụ "do dân vì dân và cho dân", cho nên chúng tôi không có ý nhgĩ đạo đạt nguyện vọng của mình ra là yêu sách, đối lại, chúng tôi quan niệm tổng thống và chính phủ thỏa mãn nguyện vọng chúng tôi là 'vì dân và cho dân" chứ không phải nhượng bộ.

Với tất cả ý niệm hợp lýchân thành này chúng tôi ước mong tổng thống giải quyết thích đáng nguyện vọng của Phật giáo gồm có quảng đại quần chúng Việt Nam.
 
Huế, ngày 23 tháng 5dl. 1963
HỘI CHỦ TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Hòa Thượng TỊNH KHIẾT (ký tên)
Trị Sự Trưởng Tổng Trị Sự Giáo Hội Tăng Gìa Trung Phần.
Thượng tọa THÍCH MẬT NGUYỆN (ký tên)
Hội Trưởng Tổng Trị Sự Hội Phật Giáo VN tại Trung Phần.
Thượng tọa THÍCH TRÍ QUANG (ký tên)
Trị Sự trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Tăng Gìa Thừa Thiên,
Thượng tọa THÍCH MẬT HIỂN (Ký tên)
Hội trưởng ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên,
Thượng tọa THÍCH THIỆN SIÊU (Ký tên)
 
 

Phụ trương "bản PHỤ ĐÍNH về bản TUYÊN NGÔN" của Phật giáo Việt Nam.
 
Phụ trương này, trước hết, nói thêm về (1) sự đóng góp của Phật giáo đồ Việt Nam vào ích lợi quốc gia và (2) lý tưởng tranh đấu của Phật giáo đồ liên hệ đến lợi ích quốc gia như thế nào.
 
(1)
 
Đất nước Việt Nam ta, kể từ thời đại lập quốc tự chủ đến cuối thế kỷ 18, Phật giáo là kẻ đóng góp duy nhất và nhiều nhất –theo nghĩa vụ Tôn giáo –vào ích lợi quốc gia kể cả mọi phương diện văn hóa, học thuật, chính trị, quân sự, kiến thiết, quốc sách và dân sinh. Những vị danh tăng và cư sĩ ghi tên tuổi vào lịch sử của dân tộc là những tên tuổi nổi bật nhất và xứng đáng nhất. Những nét tư tưởng thuần túy và cao cả của dân tộc biểu lộ qua tâm hồn, sinh hoạt và nhất là phong dao tục ngữ, những văn hóa "Thiền khuynh" chiếm đến hơn một phần ba chương trình văn họcvăn học sử Đại học Việt Nam, sau hết, những ngôi chùa làng đầy dẫy, những ngôi quốc tự đồ sộ, nhất là những kiến trúc danh tiếngliên hệ đến công cuộc kháng chiến quốc của quốc gia suốt thời kỳ độc lập hùng cường, còn sờ sờ cả đấy, một mặt chứng tỏ lòng sùng mộ của dân tộc, một mặt chú7ng tỏ địa vị của Phật giáo, nhưng một mặt nữa ng tỏ sự đóng góp sâu rộng của Phật giáo đồ vào ích lợi quốc gia không phải chỉ mới một sớm một chiều như kẻ khác.

Gần đây có những kẻ cho rằng Phật giáo tiêu cực, thiếu đóng góp – Họ nói thế vì họ không thấy bóng dáng tăng sĩ Phật giáo trong cơ quan nhà nước. Nhưng họ có biết đâu nếu đóng góp cách đó chỉ là khuynh loát và lợi dụng mà thôi! Chúng tôi quan niệm Tôn giáo có nghĩa vụ của Tôn giáo: Tôn giáo phải đem tư tưởng của mình thấm nhuần cho con người, rồi con người thấm nhuần tư tưởng Tôn giáo đó sẽ thực thi ra nơi hành động của họ, nơi đời sống tư và đời sống chung của họ; họ sẽ đóng góp vào ích lợi quốc gia một cách tích cựcchân chính thiện chí, công tâm, nói tóm, thể hiện tư tưởng Tôn giáo mà họ thấm nhuần. Như thế mới gọi là đóng góp và đóng góp của Tôn giáo. Còn trái lại, lấy của quốc gia làm của mình, lấy công dân chúng làm công của mình, rồi chỉ cái công của ấy gọi là của Tôn giáo mình, thì đó lại chính là nguyên nhân sâu xa nhất mà nhân dân Việt Nam bất phục và không ích lợi gì cho dân tộc cũng như chính quyền cả.

Chúng tôi cũng cần nói rõ rằng, qua lịch sử, tăng sĩ của Phật giáo Việt Nam đã từng làm tăng thống, đã kinh luân mọi việc quân quốc trọng sự, vậy mà chẳng để lại một dấu vết óan than nào vì họ chẳng lợi dụng và khuynh loát chính quyền để tự phát triển Tôn giáo mình và lấn áp ai. Chúng tôi quan niệm đó là truyền thống tốt đẹp, đáng mến, xứng đáng phong độ Tôn giáo chân chính –chúng tôi bất mãn và thấy rõ quần chúng oán ghét thật sự cái lối giáo quyền khuynh loát chính quyền – Cho nên Tăng già của Phật giáo Việt Nam chỉ và đã đóng góp với quốc gia đúng nghĩa vụ tu sĩ, chỉ và đã hướng dẫn Phật giáo đồ đóng góp gần như vô điều kiện cho ích lợi quốc gia.

Không nói đâu xa, hãy nói tình trạng quốc gia trong mấy mươi năm gần đây. Ai là người đã chết nhiều nhất cho chính nghĩa? Ai đã góp sức, góp công, góp xương máu nhiều nah61t cho công cuộc chống ngoại xâm và cách mạng dân tộc? Ai đã chết ngoài mặt trận nhiều hơn là có quyền hành tại bàn giấy và trong thành phố? Ai đã và đang làm sự đóng góp này nhiều nhất nhưng trái lại, chẳng hề muốn biết đến ngoại viện, chẳng mưu toan gì chính quyền, lại bị lấn áp ra mặt về tín ngưỡng? Ai, nếu không phải Phật giáo đồ Việt Nam? Nếu không phải anh em quân nhân Phật tử Việt Nam? Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam chẳng hề ấm ức và ganh tỵ về ngoại viện và quyền vị. Phật giáo Việt Nam chỉ cần "tự lực hành đạo" và "đóng góp theo tư tưởng Tôn giáo chân chính". Nhưng sự đời đã chẳng để cho như ý nguyện! Càng phải chăng càng bị lấn áp, càng đóng góp càng bị lợi dụng, trong khi đó tín ngưỡng linh thiêng của Phật giáo đồ Việt Nam bị khinh thị ra mặt, thậm chí đã bị cưỡng bức bỏ Phật giáo, đã không dám đàng hoàng tự xưng là Phật tử! 

Đó là tình trạng nếu không được chính Phật giáo đồ đứng lên công khai tranh đấu để cải thiện thì nhân tâm ly tán, quốc gia sụp đổ!
 
(2)
 
Do đo lý tưởng tranh đấu của Phật giáo Việt Nam đã ghi minh bạch là "Tôn giáo bình đẳng trong khuôn khổ của lý tưởng công bình xã hội". Nói như vậy là chúng tôi đã liên hệ lý tưởng của mình đến lý tưởng của dân tộc, đến ích lợi chính của quốc gia.

Một xã hội có thể sống được phải là một xã hội có những công bình tối thiểu, ít nhất là phải có sự tín ngưỡng bình đẳng. Công bình xã hội, cố nhiên là phải kể đủ thứ bình đẳng: bình đẳng văn hóa, chính trị, kinh tế, vân vânvân vân. Thế nhưng nói thế thì đã quá xa phạm vi tín ngưỡng và nah61t là chẳng phải một giới quần chúng tranh đấu thực hiện dẫu cho giới đó chiếm đến "tám mươi phần trăm dân chúng" như đã được ông khai xác nhận. Thế nên "nhân dnah Phật giáo bây giờ, chúng tôi chỉ mới nói đến cái lý tưởng công bình xã hội".

Tôn giáo bình đẵng là một lý tửng càng kinh thiêng bao nhiêu lại càng chẳng mất mát của ai một chút quyền lợi, sứt mẻ của ai một chút chức vị. Vậy mà lý tưởng ấy không được thực hiện thích đáng thì xã hội này, danh từ công bình và tiến bộ chỉ nên vĩnh viễn cất vào trong từ điển mà thôi. Cho nên tranh đấu cho lý tưởng Tôn giáo bình đẳng chính là khởi điểm cho lý tưởng công bình xã hội. Và do đó, người ta phải thấy trước cuộc tranh đấu này rất quan trọng và đáng quan tâm.

Cũng chính vì ý thức ấy, nah61t là ý thức đến ích lợi quốc gia, lý tưởng Tôn giáo bình đẳng rất liên hệ đến lý tưởng công bình xã hội nên Phật giáo Việt Nam cực kỳ thận trọng công việc của mình, Phật giáo Việt Nam ý thức mình đang ở trong tình trạng chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp, bao kẻ lợi dụng, xuyên tạc và thủ lợi không phải không có và có không ít. Phương pháp "bất bạo động", được Phật giáo Việt Nam chấp nhận là xuất từ ý thức này. Nhưng phương pháp "bất bạo động" chẳng phải chỉ một chiều, nên Phật giáo đồ Việt Nam – nhất là tăng sĩ phật giáo – sẵn sàng hy sinh bản thân để thực hiện nguyện vọng của Phật giáo, nhất là khi ý thức nguyện vọng ấy đã liên hệ sâu xa với nguyện vọng của dân tộc.
 
Để minh định lập trường của cuộc vận động "đòi chính quyền thực thi chính sách bình đẳngtự do Tôn giáo" do Phật giáo Việt Nam phát động; và, để ngăn ngừa những sự vụ có tính cách xuyên tạc, không mấy tốt đẹp từ nhiều nguồn tin có dụng ý đưa ra, nhằm ngăn cản cuộc tranh đấu chính nghĩa của Phật giáo Việt Nam. Mà TÀI LIỆU GIẢI THÍCH của Văn phòng 5 Cấp Trị Sự Phật giáo Toàn Quốc – Trung Phần và Thừa Thiên (Huế) về những sự việc xảy ra trong ngày lễ Phật Đản năm 2507.

Nhân các sự việc đã xảy ra trong ngày Phật Đản tại Huế, một số đồng bào đã hoang mang trước sự xuyên tạc, vu khống của một số người thiếu thiện chí. Chúng tôi nhận thấy cần phân tích rõ ràng, để tránh sự xuyên tạc có hại.

I. Động Cơ Của Sự Việc.
 
Như mọi Phật tử đều rõ, từ nhiều năm nay, Phật giáo đồ nằm trong tình trạng bị đàn áp, bị đối xử bất công và bị ngược đãi. Sự thật trăm phần trăm ấy, dầu có che dấu đến đâu, ai cũng hiểu! Nào cảnh đàn áp các Phật tử ở Dinh điền Cao Nguyên; nào những vụ khủng bố, bắt bớ quy mô ở Phú Yên; nào sự bạo hành ở Quảng Ngãi, Bình Định v.v..

II. Sự Việc Xảy Ra.

Trước sự kiện như vậy, Phật giáo đã bị đặt trong tình trạng bắt buộc phải tranh đấu cho lý tưởng tín ngưỡng của mình – đã được minh định trong hiến pháp –bằng một cách ôn hòa, kỷ luật, trong sự tranh đấu hợp lý, hợp tình đó, chưa được giải quyết, thì máu đã chảy, nhân mạng đã bị hy sinh: 8 người đã bỏ mình vì Chính pháp, và nhiều người bị thương… trong khi đi nghe một buổi truyền thanh Phật giáo tại đài phát thanh Huế. Ai đã giết những người vô tội đó? Quá rõ ràng. Dầu có quanh co bưng bít đến đâu, cũng không thể che dấu được sự thật của hàng vạn cang kiến một cách đau lòng cảnh tượng dã man ấy! Và chính vì thái độ bưng bít không quân tử chút nào đó, là nguyên nhân của mọi sự xấu xa khác: những kế hoạch vu khống, những hành động dã man, vô lỷ luật có tổ chức được tung ra, những đoàn thanh niên đi khắp thành phố đánh đập tàn nhẫn kẻ đi đường, bất kể già trẻ, trước cặp ma71t thờ ơtrách nhiệm của các cơ quan công lực, gây thương tích cho một số đồng bào! Hành động này là một tố cáo rõ rệt nhất, dầu có quanh co chối cãi đến đâu! Trong khi ấy, dầu phẫn uất đến cực độ, Phật giáo đồ đã tuân thủ kỷ luật, giữ một thái độ ôn hòa, bất bạo động

III. Những Kế Hoạch Xuyên Tạc.

1. Một thông cáo được tung ra sau vụ tàn sát ở đài phát thanh, nhắm mục đích đánh lạc vấn đề, trốn tránh trách nhiệm: nào đồng bào Phật giáo bạo động –Việt cộng lợi dụng đặt chất nổ!

Nhưng họ chối cãi sao được trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn người kể cả những người ngoại quốc theo dõi công việc… Một giáo sư đại học Huế, bác sĩ ERIC WOLFF, người Tây Đức đã than: "theo dõi công cuộc xảy ra ở đài phát thanh, tôi có cảm tưởng như đang sống trong thời kỳ Trung Cổ, một thời kỳ dã man nhất của những kỳ thị ở Aâu Châu".

2. những tài liệu học tập của phong trào Cách Mạng Quốc Gia, liên tục vu khống cho Phật giáo, họ gây sự hoang mang cho dân chúng Phật tử:

- Đổ lỗi cho Phật tử bạo hành, đả kích chính phủ,

-Lợi dụng Phật tử để biểu tình v.v.. và tiếp theo là những giải pháp khủng bố dân chúng như:

a) Tổ chưa đánh đập, hăm dọa, biểu tình v.v.. mục đích lái dân chúng phản đối lại Phật tử.

b) Đặt chúng ta trước một tình trạng bất hợp pháp, để chính quyền ra tay trừng trị.

c) Tạo cơ hội để phủ nhận những nguyện vọng chính đánghợp lý nhất của Phật giáo đồ, đã được ghi nhận trong bản TUYÊN NGÔN ngày 10-5-1963.

IV. Thái Độ Của Chúng Ta.
 
Như mọi người đều hiểu là Phật tử chúng ta luôn luôn trung thành với tôn chỉ Từ bi của đạo Phật, lấy sự tu thân hành đạo làm nghĩa vụ chính yếu của mình – điều đó không ai không rõ. Nhưng không phải vì vậy, mà Phật giáo đồ chúng ta thản nhiên tạo cơ hội cho một số người lợi dụng quyền hành để gây mãi tang tóc cho Phật tử, phá hoại nền Đạo giáo nghìn xưa của ông bà, dân tộc ta. Từ nhiều năm nay chúng ta đã liên tục chịu đựng không biết bao nhiêu đau đớn, thiệt thòi (những tài liệu, bằng cớ về những vụ bất công này đã được gửi đến quốc hội và chính phủ từ trước). Mặc dầu vậy, chúng ta không được sự trả lời nào và tình hình vẫn không được cãi thiện1 Trong khi chúng ta vẫn ẩn nhẫn chờ đợi, thì một công điện số 9195 ngày 6.5.63 của văn phòng tổng thống, bắt buộc đồng bào Phật tử phải hạ Phật kỳ trong ngày cúng dường Phật đản? Công điện ấy đã phản ảnh những gì? Chúng ta treo cờ để kỷ niệm ngày Đản Sinh của đức Thế Tôn có lợi cho Việt cộng chăng? Có phương hại đến uy tín quốc gia chăng? Tại sao lại triệt hạ nhân ngày Phật đản? Hành động này có lợi cho ai? Và do động cơ nào thúc đẩy? Tại sao trong lúc quốc gia lâm vào cảnh huống khó khăn, tại sao trong khi đề cao quốc sách đánh giặc chia rẽ lại hành động mâu thuẫn? Tại sao quyền lợi tinh thần của hằng chục triệu người lại đặt vào sự quyết định bằng công điện? Hằng mấy chục vạn anh em binh sĩ Phật tử đã hy sinh cho quốc gia để bảo vệ tín ngưỡng của mình, đã đi đến đâu? Anh em thanh niên, sinh viên và công chức Phật tử, đã đóng góp mồ hôi và xương máu, mà kể cả quyền lợi về tinh thần lý tưởng cũng bị chà đạp một cách quá đáng như vậy? Do những sự kiện trên, người Phật tử không phân biệt tăng hay tín đồ, quân hay dân, bị bắt buộc đứng lên đòi hỏi một chính sách chính đáng, mà trong đó, co công bình tín ngưỡng và côn bình xã hội: Sự tranh đấu của chúng ta hoàn toàn nằm trên địa vực lý tưởng Tôn giáo và công bình xã hội, không nhắm đánh đổ hay chống đối bất cứ một cá nhạn, tôn giáo hay tổ chức nào. Chúng ta lại càng không thiết nghĩ đến vấn đề quyền lợi, một nguyên nhân gây ra tranh giành tang tóc hiện nay!

V. Những Nguyện Vọng Của Chúng Ta Đã Được Ghi Trong Bản tuyên Ngôn Ngày 10-5.1963.

1) Cờ Phật giáo phản ánh và tượng trưng cho tinh thần của Đức Phật, cho lý tưởng cao cả của Phật giáo đồ nằm hoàn toàn trong địa vực tín ngưỡng. Vì lẽ ấy, không thể nói rằng tự do tín ngưỡng mà lại triệt hạ những điều quan trọng của tín ngưỡng được. Treo cờ Phật giáo trong những ngày lễ Phật, không thể cho đó là xâm phạm đến uy tín của quốc gia. Một quốc gia mạnh mẽ là khi nào phản ánh và trung thành với quyền lợi của dân tộc, mà trong đó có quyền lợi của tín ngưỡng! Cờ Phật giáo đã được treo khắp trong các nước có phật giáo, nhất là các nước Á Đông. Vì lẽ đó nguyện vọng duy nhấtcương quyết của Phật giáo đồ là cờ Phật giáo không thể bị triệt hạ

2) Phật giáo, một nền tín ngưỡng cổ truyền có hàng ngàn năm lịch sử, thế mà chúng ta phải hoạt động coi như một hiệp hội, được quy định bởi đạo Dụ số 10 lập ngày 6-8-1950, đặt ngang hàng với các hiệp hội khác, như hiệp hội thương mãi, thể thao v.v.. do đó, đã hạn chế, gò bó một cách quá đáng đối với sự truyền bá Chính pháp của chúng ta, trong khi đó thì điều 44 của đạo Dụ này lại có chế độ đặc cách cho Thiên chúa giáo, Gia tô giáo. Do đó, chúng ta đòi hỏi cho kỳ được vị trí của một Tôn giáo xứng đáng của dân tộc, không thể bị ràng buộc bởi những nguyên tắc pháp lý thời đại dành riêng cho một hiệp hội!

Điều thứ 3 và thứ 4 của bản Tuyên Ngôn nêu rõ nguyện vọng của chúng ta đòi hỏi một sự đối xử công bình, chấm dứt sự bất công, bắt bớ và cản trở sự truyền đạo của chúng ta như từ trước đến nay. Nhà cầm quyền có thể viện cớ rằng đó là hành động cục bộ, cá nhân! Song tại sao hành động cục bộ và cá nhân ấy được tiếp diễn và dung dưỡng nhiều năm? Tại sao nhà cầm quyền không trừng trị những kẻ lợi dụng quyền hành đó, mặc dầu chúng ta đã nhiều lần gởi lên sự khiếu nại? Ai chịu trách nhiệm về an ninh, sinh mệnh và quyền tự do tín ngưỡng của dân, nếu không phải chính phủ hiện đượng? Nhiều tài liệu đã được học tập, hco rằng chính phủ không chủ trương mà kẻ cán bộ thừa hành của chính phủ gây nên mà thôi, thì thật là một điều khó hiểu! Người ta có thể xóa đi một câu văn, bôi nhem một đoạn chữ, song người ta làm sao chối cãi được những thực trạng phũ phàng tiếp diễn trong nhiều năm, đã in quá đậm trong thâm tâm mọi người! Vì lẽ đó, chúng ta cương quyết đòi nhà cầm quyền phải chấm dứt ngay tình trạng bất công, tội lỗi đó.

3) Và cuối cùng nguyện vọng của chúng ta, là chính quyền sở tại phải đền bồi xứng đáng cho những người đã bị giết oan, và kẻ đã giết và ra lệnh giết những người vô tội phải thú nhận, nghiêng mình trước những anh hồn đau khổ, chỉ chừng ấy thôi cũng đủ cứu vãn cho họ.

VI.- TỔNG KẾT
 
Qua những điều kiện trên chúng ta xác nhận lại lần nữa là mục đích tranh đấu của Phật giáo đồ hoàn toàn được quy định trong hiến pháp, nằm trong địa vực Tôn giáo với những phương tiện ôn hòa, kỷ luật, bất bạo động. Một sự tranh đấu hợp pháp, hợp lýthích nghi với những mục tiêu chính đáng đó chúng ta nguyện thực hiện cho kỳ được dẫu cho cần phải hy sinh lao khổ.

Phật giáo đồ chúng ta hãy xiết chặt nhất trí triệu người như một để sẵn sàng cho quyền lợi của Chính pháp kể cả quyền lợi của dân tộc. Sáng suốt đề phòng sự khiêu khích, xuyên tạc và không nói gì, làm gì, nghĩ gì có phương hại cho nền đạo đức dân tộc và làm sứt mẻ sự tranh đấu hữu lý hiện nay của chúng ta.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10332)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.