13. Bức Tranh Cuối Cùng

06/05/20152:23 CH(Xem: 4194)
13. Bức Tranh Cuối Cùng
NGƯỜI TRỒNG HOA VÀ CHÀNG TU SĨ
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Bức Tranh Cuối Cùng

Chàng họa sĩ giang hồ trở lại ngôi biệt thự ấy vào đầu mùa xuân.

Ngôi biệt thự nằm trên một khu đất hình vuông, diện tích áng chừng hai mẫu Tây, bốn mặt tường dựng đứng cách biệt với thế giới bên ngoài. Chàng còn nhớ rõ như in, mặt tiền ngôi biệt thự ngăn bởi một con đường tráng nhựa rộng rãi, là bãi biển với hàng dừa xanh tắp mọc lên trên bãi cát trắng phau kéo dài đến tận chân núi phía đông nam. Sóng và gió từ biển đông ì ầm và vi vút suốt ngày đêm tạo nên một khúc hòa âm triền miên bất tuyệt. Bãi biển là nơi mà chàng thường hay đi dạo, vốc cát qua kẽ hở năm ngón tay, nhìn dấu chân hôm qua của mình đã mất, lượm những vỏ sò, vỏ hến lấp lánh như kim cương, gối đầu trên cánh tay nằm dài nghe sóng vỗ, chạy đuổi những con còng, bắt rồi thả ra bằng nụ cười hồn nhiên vui sướng. Lớn lên theo ngày tháng, những bước chân chậm rãi tư duy, nhìn vẻ đẹp lồng lộng và chan hòa của đất trời; đôi khi chàng lên tận cả những mỏm đá vắng người, thấy mình cô đơn giữa mọi vật, giữa biển, núi và mây trời; cô đơn hơn cả những mỏm đá chơ vơ, đón gió lộng từ trùng dương, ngước mắt nhìn trăng sao mà sương xuống trên đầu đêm đêm âm thầm hứng lấy những hạt lệ! Đôi khi chàng xúc động thái quá, sững sờ thái quá khi chàng nhận ra được vẻ đẹp cuồng nộ của biển, nhất là về mùa đông. Vẻ đẹp mang sức sống vỡ bờ, lạnh lẽo, ướt át, và ào ào của một tuổi trẻ niên tráng, lại như toát ra cả sự bạo tàn và hủy diệt nữa. Về mùa xuân hoặc mùa hạ, biển trầm lặngdịu dàng hơn, nhưng nó cũng ẩn dấu vẻ đẹp của sự dậy thì, sự thôi thúc hoặc gọi kêu của dục vọng; đồng thời, như là một cái gì mơn trớn, vỗ về, ủi an của tình mẹ!

Năm mười sáu tuổi, trước khung vải đã căng ra không biết bao nhiêu ngày, chàng chợt thấy mình bối rối, bất tài khi muốn ghi nhận lên đấy những tư tưởng vừa khởi sinh mà hình ảnh, màu sắc sẽ là phương tiện phô diễn.

Phía nam biệt thự là một Nữ tu viện thuộc dòng Thánh Francois d’Assise. Vì luyến lưu một đôi mắt, bị ám ảnh bởi một đôi mắt mà chàng đã bỏ công không biết bao nhiêu ngày để tìm cho ra ý nghĩa Francois d’ Assise! Vốn không biết tiếng Pháp nên chàng đã ghi tên lên một mảnh giấy nhỏ rồi lục lọi lung tung. Sau nhờ một người bạn học ở trường Dòng cho biết, chàng mới hổ thẹn làm sao! Cũng nhờ vậy, nhờ tự ái mà chàng đã tìm hiểu giáo lý của tôn giáo này cùng với cuộc đời của Thánh. Càng biết cuộc đời của Thánh, cuộc đời của một người lên đường với đức tin triệt để, khổ hạnh triệt để, chàng lại càng mê mẩn đôi mắt ấy hơn. Hình như cả suốt thời niên trẻ đôi mắt ấy ám ảnh chàng không rời. Đôi mắt mà chàng thường không biết định nghĩa làm sao, ghi lên khung vải thế nào - vì nó vừa thánh thiện, siêu việt cuộc đời mà cũng vừa cuộc đời quá đỗi. Khi mùa xuân đến, chàng thấy trong đôi mắt của người nữ tu những chồi non của lá và những nụ nõn của hoa. Mùa hạ đến, chàng thấy hai hàng phượng đỏ rực, tiếng ve kêu, bầu trời trong, xanh, cao cùng sức sống rạt rào của cây cỏ. Mùa thu đến thì chàng thấy cả khung mây bàng bạc, cành liễu buông mềm dưới trăng lạnh cùng những vì sao ấp lánh giữa thiên hà bao la. Mùa đông đến, chàng thấy cả trăng sao đều ướt át, những cánh chim non run rẩy cùng sự hiu quạnh, tịch mịch của hoàng hôn, của đêm, của trời, của đất... Đôi mắt ấy là cả cuộc đời, là trọn vẹn cuộc đời, là toàn thể vũ trụ đại hóa. Chàng đã say mê, điên đảo. Nhưng cũng đã không biết bao nhiêu lần, chàng chỉ đứng lặng xa để chiêm ngưỡng hoặc vòng tay vừa khiêm tốn, vừa thành kính - như đứa trẻ ngoan đạo với Thánh nữ Maria- khi dáng liễu dịu dàng, trầm mặc và xa vắng ấy đi qua! Khung vải vẫn hoàn là khung vải. Vẻ đẹp ấy quả là vẻ đẹp ngàn đời, không có khuôn khổ và kích thước. Bao giờ cũng vẫn như gần, như xa, vừa trầm luân vừa thánh thiện, trong cuộc đời mà ngoài cuộc đời, hữu hạn mà vô cùng... Chàng định bỏ bút ngay thời kỳ ấy, nhưng chợt nghĩ, biết đâu thiên tài trong chàng chưa đến hồi khai hiện!?

Nhưng quả là chàng đã nghi ngờ thiên tài của mình lắm rồi! Vì chàng cũng đã thẩn thờ bất lực khi tiếp xúc với thế giới phía tây ngôi biệt thự. Đấy là cô nhi viện của một hội từ thiện, nuôi và cho ăn học các trẻ con bơ vơ vì chiến tranh loạn lạc. Thế giới ấy cũng đa dạng và phức tạp dường bao! Mỗi đứa là mỗi nét mặt, mỗi dáng đi. Mỗi đứa là mỗi cuộc đời riêng lẻ, riêng lẻ cho đến nỗi, hình như nó không liên hệ với bất cứ cái gì khác. Mà giống nhau thì giống nhau y như hai giọt nước. Rồi thì sự yên tĩnh của những trưa hè, những đêm khuya khoắc, những ngày đông lạnh; sự ồn ào của những lúc ra chơi, tập họp; sự lao xao của những bữa ăn; tiếng nói cười, la hét, nô đùa, chạy nhảy... Thỉnh thoảng chàng đã lặng người, đông cứng lại khi thấy vài tia mắt cô đơn, những tiếng khóc thầm rưng rức ở một góc vắng. Những bà phước, bà dì... bác áinghiêm nghị, sắc sảo và dịu dàng. Những bà lớn áo quần lộng lẫy và sặc sỡ, xe cộ bóng lộn; những tướng tá, những giám đốc, những nghị viên, những hội từ thiện! Những món quà cho đi, máy quay phim, máy ảnh chớp lia lịa! Những nụ cười ngây thơ lẫn những nụ cười no đầy thỏa mãn. Những cánh tay vẫy gầy ốm lẫn những cánh tay lấp lánh hột xoàn, nhẫn, kim cương. Một cái gì đó ở trong chàng không có tên gọi, cứ âm ỉ thúc hối chàng căng khung vải ra... Diễn tả cái màu vàng trong ngọn lá xanh? Cái bóng tối mù mịt trong ánh sáng chói chang? Sự náo nhiệt trẻ trung lẫn sự cô đơn kinh khiếp của tuổi thơ? Ôi! Những điếu thuốc nối nhau, những đêm thức trắng, những ngày đi vơ vẩn, lang thang chỉ nói lên cái bi đát, cái nghèo nàn và sự thiếu tài của chàng mà thôi! Những ngọn bút, cây cọ và hộp màu vẫn nằm khiêu khích, hí lộng chàng bên giá vẽ, chưa có một bức nào thành hình!

Còn thế giới phía bắc nữa, cái ngôi chùa nằm im ỉm lạnh lùng ít khi chàng thấy thập phương lui tới. Nó tịch mịch cho đến độ mà mỗi lần đi qua đấy, chàng thấy lòng mình lắng xuống thật sâu, như không còn liên hệ gì với văn minh, thị thành, sự đổi thay của thời đại, xã hội; những đợt thủy triều xuống lên của chính trị và kinh tế. Nếu ví von được, thì đấy phải là chỗ “ngàn dặm dưới đáy biển” hoặc là cái động thẳm sâu nào đó trong hang núi - chẳng may may dao động dù sóng dữ hay bão to! Hòa thượng trụ trì là một lão trượng quắc thước, gầy và khô như thân hạc, chống cây gậy trúc cũng gầy và khô như cẳng hạc. Chàng chưa thấy hòa thượng cười bao giờ, mặc dầu chàng đã nhiều lần qua đấy chơi với chú Ích và chú Sanh - đệ tử của ngài. Ít khi chàng dám đến gần hòa thượng. Chỉ cái nhìn của hòa thượng thôi là chàng thấy lưng mình ớn lạnh mất ba ngày! Khi hòa thượng chống gậy đứng một mình trước tam quan thì giống như Trương Phi chống cây xà mâu một mình nơi cầu Trường Bản làm vỡ mật hai mươi vạn quân Tào. Cái loại “ma quỷ” hoặc ngoai đạo như chàng thì thật không dám héo lánh đến, vừa thấy đã chạy dài! Khi hòa thượng chống gậy đứng quay mặt vào chánh điện thì cả thế giới sau lưng ngài đều như lùi xuống thấp hoặc vô nghĩa. Và rõ ràng những cái mà chùa khác cần như điện to Phật lớn, đệ tửtín đồ đông đúc thì hòa thượng chẳng cần tí nào. Những điều mà các tôn giáo khác thấy cần thiết, quan trọng như giáo hội, tổ chức, cơ sở từ thiện, cơ sở kinh tế, hoằng hóa, phát triển, độ sinh... thì hòa thượng chẳng mảy may để ý đến. Cái mà mọi người quy lụy, cầu cạnh như tiền bạc, giàu sang, danh vọng, địa vị, quyền hành, chức tước... thì hòa thượng chẳng coi ra gì cả. Chính cái đời sống giản dị, trầm lặng, không vồn vã tiếp đón thập phương, không mở cửa mời quan lớn; và ngôi chùa nghèo nàn, hư bên này, sụp bên kia, lẫn các con đường đều phủ dày rêu xanh đã cho chàng thấy biết như vậy. Hai người đệ tử cũng có một đời sống thầm lặng như thầy, kiến thức thật uyên bác, văn thơ hay, viết chữ đẹp - thì không lý gì ngài hòa thượng chỉ là ông thầy tụng nhà quê! Mà theo chú Sanh cho biết, sở học của thầy họ, đáng bậc thầy của những vị thầy có danh tiếng thời ấy nữa. Cũng chú Sanh kể lại, hòa thượng có hai quyển tự điển dày - đấy là đúc kết lại những chữ Hán khó trong vòng năm mươi năm người ta đến hỏi ngài. Hòa thượng lại ít nói, rất ít nói. Có một lần, chỉ một lần duy nhất thôi, khi chàng hỏi chú Ích, tại sao chùa không có tín đồ, quanh năm suốt tháng lạnh tanh như thế này, sao không sửa sang xây dựng lại, không thuyết pháp, giảng kinh, đem đạo Phật “đi vào cuộc đời”? Chú Ích ngần ngừ rồi lấm lét đưa mắt nhìn hòa thượng - khi ấy Ngài đang đọc sách nơi án thư gần đó.

- “Đi ra ngoài kia mà nói chuyện!”

Đấy. Đấy là câu nói duy nhất mà chàng nghe được trong vòng năm năm lui tới quen biết với chú Ích và chú Sanh! Rõ ràng đó là câu la rầy, nhưng không to quá, không nhỏ quá, trầm mà nghiêm. Cũng có ý nghĩa là, các chuyện đại loại như chàng hỏi, phải đi ra “ngoài kia” tất cả! “Ngoài kia” là ngoài cái cuộc đời ô trọc kia, ngoài cái cõi luận tranh, nghị bàn ỏm tỏi; ngoài cái thế giới tham sân, đổi lợi mua danh... Kể từ lúc ấy, chàng tránh luôn, tránh hòa thượng và tránh cả ngôi chùa nữa. Một phần ngán cái “đỉnh núi đá lạnh lùng” cô liêu và trầm mặc ấy; một phần sợ rêu xanh trên bờ đá, tường thành, sân và đường sẽ mọc lan hoặc xâm lăng tâm hồn chàng; sợ trầm hương ở đó sẽ tỏa ra, rồi đọng lại làm cho đen kịt cái bầu trời trong xanh của tuổi xuân chàng đi; lại sợ luôn tiếng chuông u minh trầm trầm lặng lặng giữa đêm khuya thanh vắng nữa! Ôi! Tiếng chuông sao mà buồn, mà não nùng đến thế! Nó u u, vù vù... hù hù mãi, như xoáy sâu vào tâm can phế phủ người ta!

“- Chỉ có quệt một lớp sơn màu đen mà thôi vậy!”

Thuở đó chàng thầm nghĩ như thế, khi muốn vẽ lại những ý nghĩ của chàng về ngôi chùa và vị hòa thượng. Rõ ràng là chàng không thăm dò gì được cả, kể cả cái bí mật rêu xanh vây trọn cả ngôi chùa cũng đã khiêu khích, phỉ báng lên “thiên tài chàng”. Tất cả đều lạnh toát, lạnh như băng giá. Có thể vẽ một cục nước đá chăng? Bí mật, lạnh lùng, kỳ dị và khó hiểu quá!

Bao năm rồi? Chàng họa sĩ không còn nhớ rõ nữa. Sau đó, chàng đi giang hồ. Chàng bỏ đi, từ biệt ngôi biệt thự. Từ biệt bờ biển phía đông, từ biệt nữ tu viện và đôi mắt phía nam, phía tây là cô nhi, phía bắc là ngôi chùa và vị hòa thượng. Bỏ đi, ra đi là đớn đau và chua xót. Nhưng đồng thời ra đi là tiếng gọi kêu giục giã của định mệnh! Chàng cắn răng vứt những hộp màu và xé toạt khung vải, lòng thầm đợi sự trưởng thành trong mai hậu - nhờ khổ đau, lớn khôn, bụi cát, cô đơn, hy vọngtuyệt vọng; chàng sẽ trở về chốn cũ, tiếp tục cái khung vải ngày xưa đang để một khoảng trống lớn trong tâm hồn chàng.

Chàng họa sĩ trở lại ngôi biệt thự ấy khi tóc đã có vài sợi bạc. Quả thật, y bây giờ không còn là hình ảnh của gã thư sinh mặt trắng nữa.

Mười lăm năm qua chàng đã sống quá nhiều, dạt trôi đã quá nhiều, hoan lạc và khổ đau quá nhiều, suy tư và sáng tạo cũng đã quá nhiều! Nhưng than ôi! Cái đỉnh cao của nghệ thuật - cái Chí Mỹ - thì vẫn còn ở cuối chân trời mù mịt. Có một cái gì bãng lãng, bồng bềnh, sâu thẳm mà không bao giờ cây cọ của chàng chụp bắt được mặc dầu nó vẫn ở đó, bất cứ đâu trong mọi sinh hoạt, mọi hiện tượng của đất trời: trong một ngọn cỏ, một ánh nắng hoặc một giọt sương mai! Nhưng dẫu sao, cái nhìn của chàng bây giờ đã có kích thước chiều rộng và chiều sâu hơn. Hơn thế nữa, lại có cái gì như “thấu thị”, nhìn xuyên qua hiện tượng, vẽ ra được cái gì ẩn giấu sau bề mặt. Niềm tin rằng mình sẽ là thiên tài không hề lung lay trong chàng. Phải biết nuôi dưỡng và hoài thai thêm nữa, với số tuổi bây giờ chỉ mới nửa đoạn đường. Chàng biết là chàng đã bước qua mấy cấp độ trên đường nghệ thuật để vươn lên cái chí mỹ, nhờ chàng không ngừng đọc sách, lên đường, suy tư và tìm kiếm. Cái thuở bình minh của tâm thức trẻ thơ, người ta chỉ biết ghi nhận hiện tượng bằng những màu sắc nguyên thủy. Khá hơn, người ta chụp bắt ngoại giới trong sự biến dịch đổi thay, tạp đa và muôn sắc. Khá hơn thế nữa, người ta chọc thủng hiện tượng, bức phá hữu hạn bằng cái nhìn đầy sắc bén, góc cạnh của kiến thứctrí năng. Cao hơn thế nhiều, người ta vượt bỏ kiến thứctrí năng hữu hạn để nhảy vào chiều sâu uyên áo của tâm năng và trực giác. Cái tâm năng và trực giác này, chàng “mường tượng” đã bắt gặp ở Thiền tông hoặc những danh họa đượm màu sắc và tính chất Lão Trang. Nhưng than ôi! Mấy chục bức họa “thiên cổ” của chàng đã thất bại vô cùng đớn đau trong lần triển lãm cuối cùng. Con người, đầu óc chúng, còn lông lá nguyên thủy, ngây thơ hoặc duy lý làm sao. Họ không thể hiểu được, cảm nhận được, sao trong đôi mắt thiếu phụ lại có bầu trời mùa thu? Họ không thể hiểu được, tri nhận được, tại sao lá vàng lại nằm trên cây và lá xanh lại rụng dưới đất? Họ đã đưa tay chỉ trỏ và cười cợt khi biển ở trên cao và núi nằm dưới thấp. Cái đó, trời ơi! Nó mới thâm viễnkỳ diệu làm sao! Cuộc đời đấy! Sự thật điên đảo đấy! Sự mâu thuẫn, diệt sinh, tương xung, tương nghịch của vũ trụ thế giới hiện tượng đó mà! Xã hội, lịch sửtư tưởng nữa! Ấn tượng và lập thể là cái gì! Tượng trưng và siêu thực là cái gì! Đối với chàng, chúng chỉ là những “mode” thời trang đã phế thải hoặc được cất giữ ở bảo tàng viện! Chính những cái thuộc tư tưởngtâm linh như của chàng mới là những sáng tạo đời đời. Ha ha ha... “thời đại và kỷ nguyên nằm sau lưng ta như chiếc ga và con tàu ở cuối chân trời xa...”

Nuôi dưỡng, hoài thai và sáng tạo nữa. Chàng thầm nghĩ. Thiên tài phải biết chấp nhận khổ đau, vượt qua sỉ nhục, coi thường dư luận, mỉm cười trước thất bại, đắng cay cùng đói rách. Cái tuổi thơ xa xăm kia chàng đã không thực hiện được, một quãng đời giang hồ chưa thành tựu được thì lứa tuổi phong sương này phải thực hiện cho bằng được!

Ông cậu của chàng, một luật sư lão niên, kiến thức uyên bác, hiểu biếtđộ lượng; sau khi trao tất cả giấy tờ sổ sách, chìa khóa phòng ốc ở ngôi biệt thự, đã nói với chàng như sau:

- Cái ngôi biệt thự ấy, người quá cố đã “trao truyền tâm ấn” cho anh - người nghệ sĩ thiên tài! Về đó mà nuôi dưỡng những danh họa thuộc bậc thầy của thế kỷ! Về đó mà hoài thai sức lửa lớn để chuẩn bị cho cuộc cháy bùng trên đỉnh cao sáng tạo.

Khi nói, cậu chàng đã nhích nhích hàm râu muối tiêu cùng nụ cười nửa miệng. Chàng ớn bộ râu và nụ cười ấy quá - cũng có thể chàng ớn bởi cuộc đời đạo đức, cần mẫn, khiêm nhu và trong sạch của ông nữa. Chàng trả lời nhũn nhặn như con “chi chi”.

- Thôi mà cậu. “Đốt” cháu chi, tội nghiệp! Lúc này, cháu đâu còn bốc đồng, ồn ào như xưa nữa. Cháu già rồi. Tóc bạc rồi. Đã biết im lặng rồi. Ngay như hội họa - nó còn khó nói hơn là tư tưởng - mà cháu cũng đã bắt đầu trở về trong chiều hướng “Kumorai” của Zen đó cậu!

Lão luật sư nhìn chàng bằng nửa con mắt rồi quay lưng đi:

- Tôi sợ anh Kumorai ở nơi mấy phòng trà thì được! Kumorai theo cái kiểu ăn hót đấu láo với những tay giang hồ hiệp sĩ, với các ngài thiền sư bụi đời, các ngài đạo sĩ chán non xanh, các ngài đại trí thức ở chợ búa, thì được; chứ Kumorai với một đời sống tịch mịch, không rượu, không bóng hồng, không quán, không đường phố, không cao lâu thì...

Nói đến ngang đó, cậu chàng nhún vai rồi đi thẳng. Chàng nói với theo:

- Thôi cậu! Đừng chửi cháu nữa. Để coi, rồi cháu sẽ tu tỉnh, tư duysáng tạo cho cậu coi.

Để coi. Để coi. Nhưng chàng họa sĩ trở lại ngôi biệt thự chưa được ba ngày đã vội vã ra đi! Ông cậu của chàng có lẽ đoán trước được điều ấy nên đã điện thoại gọi chàng khi chàng về đô thị vừa được một tuần.

Ông tiếp chàng trong căn phòng nhỏ, mỗi bề chừng bốn năm thước, bài trí thanh lịch và u nhã. Sàn gỗ trải tấm nệm màu nước biển; giữa phòng duy nhất một án thư, một bình hoa, một bộ trà độc ẩm và hai cái chung. Tường gỗ màu nâu nhạt sáng sủa, treo mấy bức tranh Thiền tông. Một bức, hình ngài Huệ Năng đẵn tre, tranh của Lương Khải, nét bút sắc, mạnh và linh động. Góc tường phía đông là hai bức tranh của Keishoki, một họa sĩ lớn của Nhật bản thế kỷ XIV hoặc XV; một bức người ta gọi là “Thiền sư và tục khách”, bức thứ hai ghi lại giai thoại một nhà thơ đời Đường làm thái thú đến vấn đạo Điểu Sào thiền sư.

Cả ba bức này, chàng họa sĩ đã từng nghiên cứu qua. Chàng không học được gì ở đó vì chẳng có gì đặc sắc, ngoại trừ ý nghĩa của nó. Điều ngạc nhiên là ông cậu của chàng lại hấp thụ sâu xa cái thẩm mỹ Thiền tông đến thế. Một ông cậu mà chàng chỉ biết “kính nhi viễn chi” bởi đời sống quy củ, mực thước; một người cha khả kính trong gia đình; một luật sư lão thành uy tín, cần mẫn, đầy đủ lương năng xã hội - chàng không ngờ cũng có riêng một thế giới thầm lặng u nhã và thanh thoát đến như vậy.

- Con ạ! Hôm nay cậu cháu mình sẽ nói chuyện, tâm tình trong căn phòng mà hai mươi năm nay chỉ tiếp một người: Hòa thượng Không Như. Và bây giờ là con vậy.

Cái vẻ thân tình, dịu dàng và trang trọng của ông cậu làm chàng bối rối không ít. Hòa thượng Không Như - chàng đã biết rõ, chính là vị hòa thượng tịch mịch, cô liêu, thẳm sâu, băng giá, uy nghiêm trong kỷ niệm chàng. Và như vậy, bằng vào tính chất đặc biệt ấy, thì câu chuyện hôm nay không phải tầm thường; nó mang một trọng lượng ghê gớm nào đó mà chàng phải chất lên đôi vai, trí não; hoặc trái lại, phải vứt bỏ tất cả mọi trọng lượng về kiến thức, tư duy; tước trần trọn vẹn mọi sở đắc của bản ngã mới dám ngồi nơi đây, đối diện với bức tường nhàn thoát trong căn phòng u nhã thanh tịnh này.

Bây giờ thì chàng mới để ý là ông cậu chàng đã thay đổi y phục thường ngày để khoác lên người một chiếc choàng rộng màu vàng khói. Và do đó, mọi nét thế tục trên người cậu hầu như đã biến mất. Trong khung cảnh này, không khí này - rõ ràng là chàng thấy mình đang đối diện với một thiền sư lỗi lạc - và tất cả kiến thức, tư tưởng, triết lý, thẩm mỹ học của chàng, sợ rằng sẽ trở nên vô duyên như thanh kiếm rỉ nằm chơ vơ dưới thạch bàn của vị thiền sư trong bức tranh kia.

Chung trà thơm ngon đầu tiên cho chàng cái khí vị yên tĩnh và đầm ấm.

- Bây giờ thì con hãy nói đi. Tư duy lẫn sáng tạo, quan niệm về thẩm mỹ học - hay cái gì đại loại như vậy - đại loại như đời sống riêng tư trầm lặng, cá biệt tính, ý hướng tính; và nhất là sự phóng sâu nhãn quan vào vạn giới cũng như tâm nội... Ở đấy, ở đấy - mà cậu nghĩ là con sung túc lắm, tràn trềviên mãn nữa! Nó có thể ngộp chết một người hay xô đẩy y vào cơn điên thầm lặng. Cuộc đời đã dạy cho con nhiều, phong sương hình như không còn dám bám lên mái tóc tư duy của con nữa! Con trở về trong bầu trời sương khói, mờ ảo mà lạy Phật, cậu đã nhìn thấy được. Con bỏ biệt thự về đây, không hẳn là sự bỏ cuộc cuối cùng - mà gọi là sự bỏ cuộc cuối cùng cũng đúng nữa, có phải vậy không? Cậu hy vọng xem một họa phẩm cuối cùng của con thôi - ngay chính trong căn phòng này - là đúc kết trọn vẹn một cuộc đời lên đường, tư duysáng tạo của con. Bây giờ thì con nói đi!

Qua hai tuần trà rồi mà chàng họa sĩ còn trầm ngâm. Ông cậu của chàng cũng không nóng nảy, khuôn mặt khoan hòa, mát mẻ. Trong thời gian ấy, biết bao nhiêu hình ảnh, tư duy ồ ạt đến với chàng - như một con thác đổ - mà dòng sông tâm thức chàng không đủ sức chứa. Đầu tiên, chàng trình bày tóm tắt nhưng đầy đủ những quan niệm, hiểu biết cùng tư duy của một tuổi trẻ xa xăm. Dự định chụp bắt cái bề sâu của hiện tượng, nét đẹp của tất cả những cái gì nghịch lý trong thiên nhiên; hoặc là sự hàm chứa tư tưởnghiện tượng muốn nói lên theo chủ quan của người nhìn ngắm. Chàng cũng không quên diễn tả đầy đủ cái vẻ đẹp sống động của biển, vẻ đẹp lãng mạn vô bờ của nó; đôi mắt của người nữ tu, cô nhi viện lẫn ngôi chùa phía bắc. Bao năm tháng qua đi, những bức tranh triển lãm sau này chỉ làm cho hệ thống lại, hoặc tiếp nối cái tư duy ngày trước. Chàng đã thất bại như thế nào, con người đã không thể lãnh hội được cái thông điệp mà chàng muốn trao gởi cho thế gian như thế nào. Quả là chàng vẫn còn sức lửa ở bên trong, nên đã làm cháy bùng được đôi mắt lặng lờ nguôi lãng của ông cậu: một ánh lửa lóe lên ở đó.

Chàng lại im lặng. Ông cậu cũng im lặng.

- Mọi sự đều đổi thay, thưa cậu. Chàng nói tiếp - Mọi sự đều khác đi khi cháu trở về. Chàng có vẻ trầm tư - Bãi biển thơ mộng trước mặt ngôi biệt thự, bây giờ người ta dựng lên đấy những nhà cửa và quán sá dày san sát. Cháu tưởng tượng là biển không còn chỗ để thở nữa. Con người đã thật sự xâm lăng thiên nhiên. Sóng và gió cũng chợt hiu quạnhthê lương quá đỗi. Nữ tu viện ngày xưa, con đường mùa thu rợp lá me bay, cháu cũng không còn tìm thấy nữa, bây giờ là trụ điện, bảng quảng cáo cùng các bảng hiệu giao thông. Còn đôi mắt của người nữ tu... đôi mắt...

- Đôi mắt? Không, con cứ nói. Đôi mắt, tình yêu, nó đẹp lắm chứ. Đấy là cái thẩm mỹ học ngàn đời. Ngay cả nhục thể mà một quan niệm Zen Nhật Bản cũng nói là có thể dựng dậy một tình yêu thanh cao nếu được hướng dẫn đúng đắn. Con yêu một đôi mắt thì có sao đâu. Cứ nói.

- Đôi mắt của người nữ tu ngày xưa cháu đã từng say mê điên đảo - thưa cậu, nàng vẫn còn đấy - nhưng hình như không còn ẩn giấu ngập ngừng dưới làn mi cong nữa. Bây giờ thì đôi mắt ấy mở sáng quá, mở lớn quá, lại như là nhìn thẳng xuyên thấu hoặc thách thức người đối diện. Mùa xuân và lá hoa không còn tìm thấy. Những đám mây mùa thu bàng bạc trong bầu trời xanh lơ, vẫn không tìm thấy. Hồi xưa, cháu chiêm ngưỡng nàng mà phải đứng đằng xa, vòng tay hoặc cúi đầu thầm lặng; bây giờ nàng tiếp cháu trong phòng khách - căn phòng rộng và cao, vôi tường trắng toát, quạt máy quay vù vù. Cháu nhắm mắt để tưởng tượng lại căn phòng thấp ở đây, ngọn đèn dầu lù mù những đêm cháu đi chơi về muộn; qua tàng cây phủ thấp, dáng nàng đứng lặng lẽ dịu dàng của một cành liễu mơ màng đứng buông rũ dưới trăng - mà phải trăng không sáng quá. (Giá mà có thêm một bờ hồ có gió hiu hiu thổi, văng vẳng xa đưa tiết điệu trúc ti?).

Cậu ơi! Cháu nghệ sĩ và lãng mạn quá không? Không. Nghệ sĩ thì có nhưng không lãng mạn chút nào. Vì đấy là thẩm mỹ ngàn đời như cậu đã từng nói. Cháu mơ mộng quá chăng? Không. Vì đó chính là thẩm mỹ ngàn đời - thẩm mỹ quan này là phần thưởng tôn vinh cho những ai đã đạt được cái huyền đồng với chí mỹ! Nhưng cháu chưa nói điều đó ra ở đây, điều cháu muốn nói là, ánh sáng điện, sự nghèo nàn của tâm hồn, sự nguy nga của vật thể đã đuổi mất thiên đường tuổi thơ của cháu. Thiên đường tuổi thơ đã hãi sợ quả đất, bèn chấp cánh bay cao!

Đôi mắt của người họa sĩ lại thẩn thờ, xa vắng.

Cái cô nhi viện phía tây thì ít kỷ niệm, có bâng khuâng nhưng chưa thật sự gọi kêu trong cháu một tình-cảm-động nào cả, chỉ là tình-cảm-tịnh mà thôi. Bây giờ thì người ta đã làm kho chứa phân!

Ông cậu gật đầu:

- Phải rồi! Đấy là sự bức xúc của một thời!

Người họa sĩ mỉm cười ý nhị rồi tiếp:

- Ngôi chùa phía bắc thì hòa thượng Không Như đã tịch rồi. Người kế vị là một thượng tọa tốt tướng, to lớn, đẫy đà, nước da hồng hào, thiện nam tín nữđệ tử đông đúc. Chùa được kiến thiết và sửa sang thật lộng lẫy.

- Điều đó ta biết.

Trong giọng nói của ông cậu hình như có tiếng thở dài.

- Nhưng cậu cũng cho cháu nói hết, nhất là kỷ niệm và ý nghĩ của cháu về nó chứ! Người họa sĩ nhắp thêm một ngụm nước trà như lấy hơi - Hồi xưa cậu ạ! Cháu ngán hòa thượng xiết bao, nhưng sau này cháu kỉnh mộ làm sao cái vóc hạc cô đơn ấy. Nó mang một vẻ đẹp kỳ lạ. Vẻ đẹp của một cội thông già, của tùng bách ngàn năm, của đá núi dựng đứng rêu phủ - nghĩa là của tất cả những gì như trải qua những lịch nghiệm trong đời, phong sương và tuế nguyệt, cái bất động trầm mặc, lạnh lùng thản nhiên trong lúc sự sống, cuộc đời đang run rẩy đổi thay, huyên náo ở xung quanh.

Bất chợt chàng họa sĩ ngâm lên nho nhỏ:

Bốn mùa ví thử xuân đi cả

Góc núi ai hay gốc lão tùng.

Ôi! Một cội tùng già, một gốc mai già, một cẳng hạc gầy guộc ngàn năm. Đẹp biết mấy!

Chàng họa sĩ yên lặng một chốc.

- Hồi xưa cháu không dám ở đó lâu, vì thấy tất cả sân, đường đi lót gạch, bờ tường, cổng tam quan - đâu đâu cũng dày bịt những rêu. Cháu sợ ở đấy rồi tâm hồn mình cũng bị đóng rêu luôn cậu ạ. Nhưng mấy ai tâm hồn được mọc rêu cậu nhỉ? Những đám rêu vô danh, lặng lẽ, xanh, khiêm nhường, tịch mịch, yên nghỉ? Hồi xưa, cháu ngán tiếng chuông u minh thì giờ đây, cháu thèm nó xiết bao! Cũng là ngôi chùa ấy nhưng tiếng chuông bây giờ sao có vẻ dồn dập, vội vã; tiếng kêu không còn lặng, không còn trầm mà như muốn gọi kêu sự hiện hữu, muốn vỗ ngực, nhón gót lên cho mọi người đều thấy mình, biết mình. Đấy, đấy là điều mà cháu gọi là sự “huy hoàng của thời mạt pháp”. Ồ! Không! Nên nói là bị “vật thể hóa” thì đúng hơn - dùng theo thuật ngữ của Heidegger! Nhưng nhờ “vật thể hóa” nên nó bề thế, lộng lẫy, chói chang và sặc sỡ... Cậu ơi! Cái ấy nó đã bỉ báng lên tâm hồn cháu biết bao nhiêu! Cháu cũng thầm thương cho mình rồi chảy vài giọt lệ. Chú Ích, chú Sanh, những tâm hồn thi nhân cỡ lớn của cháu đã không còn ở đấy nữa. Các chú sợ bị vật thể xâm lăng nên đã chạy trốn lên núi cao; một gùi, một gậy, một túi thơ với trời mây, chim muông và cây cỏ...

Người họa sĩ im lặng ngang đây, đôi mắt vẩn vơ nhìn lên bức tranh “thiền sư và tục khách”, lại nói tiếp:

- Cây kiếm của tục khách đành bỏ lại - chàng chỉ lên bức tranh - thì cây cọ của cháu cũng đành bỏ lại, chẳng vẽ được gì, không vẽ được gì; trước cũng như sau, khi cháu ở, đi hoặc trở về lại ngôi biệt thự ấy. Sự sống, cuộc đời bao la quá. Vẻ đẹp cũng bao lathiên hình vạn trạng quá.

Ông cậu vẫn ngồi im, không xen lẫn một lời nào, sợ tư duy của người họa sĩ không được liên tục.

- Đấy là chuyện ngoài ngôi biệt thự. Còn trong ngôi biệt thự thì cháu thấy gì? Cậu ơi! Khi bước chân vào cánh cửa sắt hoen rỉ, cháu thầm ngạc nhiên tại sao ký ức nơi cháu về “bên trong” ngôi biệt thự lại ít ỏi và nghèo nàn đến thế! Phải chăng tuổi trẻ là cái “sống ngoài”, như một thời thơ ấu của cháu? Trong ngôi biệt thự nơi cháu sống, ăn, ở, học hành với các anh chị, với dì và dượng, với cả người làm vườn già nua nữa; nơi cháu thở, nơi mà cháu trưởng thành từng giọt máu, từng tế bào; để rồi, đến nỗi những điều mà cháu sắp nói ra đây, mọi tư liệu đều do người làm vườn già nua kỳ lạ ấy cung cấp tất cả...

- Người làm vườn ấy ư? Ồ! Ta biết rõ y lắm. Y cũng là một nghệ sĩ giang hồ. Cuộc đời y thật kỳ lạ. Y đã từng là tay đại ca “đứng bến”, khí phách, hảo hán. Lại còn một khoảng thời giantu sĩ; cũng là một nhà văn chuyên viết phóng sự và chuyện đường rừng... Sau này, phước duyên đâu đó lại được gặp hòa thượng Không Như!

- Phải rồi! Có thế chứ! Người họa sĩ vỗ tay lên đùi mình - Thưa cậu, hồi xưa cháu chỉ biết mang máng; và cháu không để ý gì đến lão lắm. Sau này, khi trở về, cháu mới chợt nhận ra đấy là một hòn núi Thái Sơn. Cũng kỳ lạ xiết bao, những hòn núi Thái Sơn đều ở ngay nơi cái chỗ mình bỏ để ra đi, không thấy!

Khi nói, chàng liên tưởng đến hòa thượng Không Như, lão làm vườn già nua và cả ông cậu của chàng nữa. Chàng chợt thấy mình nhỏ bé lại, khiêm nhường hơn tí nữa.

- Cậu ơi! Chàng tiếp sau một hồi trầm tư - Ngôi biệt thự đã thay đổi ngoài sức tưởng tượng của cháu. Khoảng vườn phía trước vẫn còn râm mát, vẫn còn dày bịt những tàn cây, con đường lót sỏi trắng từ ngoài cổng vào thì rõ ràng từ lâu không có người lui tới hoặc kẻ quét dọn chăm sóc. Lá vàng, lá mục chất đầy xen lẫn cứt chim, cứt chuột, trái cây vụn bẩn, nhầy nhụa do dơi đã ăn thừa vung vãi ra. Sao hoang vắngtịch liêu quá cậu ạ. Lòng cháu chợt đọng lại một cách đột ngột, có lẽ do trạng thái quá đầy của thị thành, rồi bây giờ rơi hẫng vào không gian tịch mịch này chăng? Cháu chưa phân tích vội, nhưng quả thật, ở đâu cũng toát ra cái mùi vị điêu tàn. Những gốc cây hình như cũng sần sùi và hiện ra những hình thù ma quỷ quái đản. Những cành cây thì khẳng khiu hoặc chơ vơ như những cánh tay tuyệt vọng của ai muôn đời khôn với tới trời cao! Sự nhộn nhịp của đô thị cho cháu cái váng vất say khướt đến mệt mỏibệnh hoạn; nhưng cũng hàm tàng sinh lực, là cuộc đời, là sự sống trẻ trung; thì ở đây là sự cô liêu của nghĩa địa; một cái gì đã hoàn toàn buông tay, đã chấm dứt hơi thở. Nghĩa là sự già lụn và tử vong!

Cậu ơi! Cháu mang ấn tượng rờn rợn, ngây ngấy trên da thịt - không biết là tại sao - khi đi thăm mọi tàn tích, kỷ niệm. Cháu mong sẽ tìm ra được một vẻ đẹp nào đó ở nơi đây. Vẻ đẹp của sự điêu tàn chẳng hạn. Nhưng cháu chỉ gặp sự cô liêu. “Vẻ đẹp của cô liêu” ư? Đấy là điều bất khả. Đấy là sản phẩm của những tư tưởng tiêu cực, những tâm hồn bệnh hoạn, những đầu óc đầy đặc đen tối và vàng úa! Cậu cho cháu được nói thế. Phải rồi, cháu chỉ bắt gặp sự cô liêu; mà chết nỗi, cháu không nắm bắt được, hoàn toàn không nắm bắt được sự cô liêu ấy nó ở đâu. Mà hình như ở đâu cũng có nó cả. Có thể ở nơi cái bề thế khang trang và vĩ đại của ngôi biệt thự trong ký ức của cháu chăng? Cũng có thể ở nơi mái nhà ngói đỏ vươn lên, và lẻ loi quá giữa bầu trời xanh thẳm của mùa xuân miền biển? Cũng có thể ở nơi hai dãy nhà ngang gồm phòng đọc sách, phòng khách, thư viện, nhà để xe, phòng chưng hoa... bây giờ đã đóng cửa im ỉm với những mặt kiếng rạn nứt hoặc lờ mờ bám đầy bụi. Cũng có thể ở nơi cái sân thể thao nhỏ trán xi-măng mà bây giờ rêu và cỏ mọc dày chi chít, chen lẫn những cành hoa dại vươn lên - vươn lên với màu sắc tươi thắm nhưng yếu đuốimảnh mai quá. Cũng có thể ở nơi mấy chiếc ghế đá nằm lăn lóc cạnh hồ tắm mà lâu quá không có hơi người hoăc mưa nắng đã làm cho phai nhạt lớp men ngoài?

Cậu ơi! Cháu nhìn ngắm tận tường đủ mọi thứ - và thú thật, thẩm mỹ quan trong cháu đã bắt đầu chuyển hướng. Một cái gì gượng gạokhông thật bấy lâu, bây giờ vỡ bùng ra - để lộ nguyên trạng cái sơ thủy, cái bổn lai của cảnh vật, của thực tại. Cháu sẽ diễn tả điều này rõ ràng hơn. Ví dụ như cháu thấy cái hồ tắm xinh xắn thở xưa, bây giờ đã khô cạn, cây cỏ mọc um tùm; phía dưới một vũng nước dành cho ễnh ương, cóc nhái bơi lội bì bõm bên đám lục bình cao nghễu nghện, nỗi lềnh bềnh xen lẫn bao ni-lông, giấy vụn và rác rưởi... Đối với cháu, đó là toàn thể cuộc đời, là thực tại toàn bộ, nguyên thủy chưa hề có bàn tay khối óc hoặc tình cảm con người tham dự. Ý cháu muốn nói gì? Quan niệm thẩm mỹ nhân bản vốn từ chối thực tại nguyên thủy trên; nó không cho phép người ta tùy ý trét tô lên cảnh vật những màu sắc hoặc những hình thù quái dị, những đường nét thừa thải đứng xen nhau trong toàn thể. Vậy thì sự cô liêu, điêu tàn của khung cảnh này có mang sắc thái thẩm mỹ nhân bản không? Không. Chắc chắn rằng không. Nó phi nhân bản. Phi nhân bản cũng đồng nghĩa với thực tại toàn bộ, vô luân và tuyệt đối!

Ông cậu chợt góp một câu:

- Tư tưởng của cháu thật là quái gở! Nó kỳ dị chứ không phải là tối nghĩa.

Chàng họa sĩ cười nhẹ:

- Thế là cậu đã nắm bắt được ý cháu. Ồ, kỳ dị lắm! Cho cháu tiếp... Thực tại toàn bộ ấy, như vậy nó đồng nghĩa với cô liêu. Mà cô liêu thì nó làm héo lòng người chứ không đem lại một sức mạnh, một trạng thái êm đềm hoặc một lạc phúc nào cả. Có thể người ta sẽ học được một bài học nào đó, nhưng chắc hẳn chỉ để dành cho thiểu số người, kẻ có sẵn trình độ lớn. Cháu muốn đi xa hơn chút nữa. Thực tại vốn đẹp hay xấu? Điều đó khó nói quá. Tách rời từng sự vật ra thì sự vật vẫn chỉ là sự vật; hình tướng, tính chất có từ, có sẵn ở nơi nó chứ không phải ở nơi người nhìn ngắm. Thực tại toàn bộ cũng vậy, nó không có giá trịý nghĩa gì. Nó ở ngoài thẩm mỹ quan nhân bản của chúng ta. Nó như vậy. Ngàn đời nó như vậy. Một con thằn lằn yên lặng lờ đờ nhìn muỗi mòng ruồi nhặng mà không buồn há miệng ra - nó đẹp hay xấu? Khó nói. Người mang tâm thức như tờ giấy trắng, khi nhìn nó, thì nó chỉ là nó thôi. Nhưng người mang đầy đặc kỷ niệm, ký ức, quá khứ, tư duy, ý tưởng, tình cảm, quan niệm... thì y sẽ nhìn ra cái khác, cái khác này có ở nơi y! Dùng theo thuật ngữ Phật giáo thì nó chính là mẹ sinh ra phiền não; là “tư hoặc, kiến hoặc” vậy. Cậu có đồng ý thế chăng?

Thanh niên họa sĩ cười cười trong ánh mắt nhìn lão luật sư. Ông cậu chàng gật đầu nhẹ, im lặng. Chàng họa sĩ nói tiếp một hơi, hình như ngại tư tưởng ấy nó loãng đi.

- Tiếng một con nhái quẫy mạnh từ cái chậu nuôi cá, nhảy hẫng lên rồi bám chặt nơi cành phong lan chỉ còn trơ những cọng vàng - khêu gợi chàng nghệ sĩ hay người tư tưởng nhìn ngắm, tư duy, liên tưởng, mơ mộng hoặc suy chiếu với quá khứ, với hiện tại hoặc tương lai - để rồi phát sinh ra... phát sinh ra... cái trần gian ảo vọng... cái tam giới duy tâm... Ôi! Con nhái là con nhái thôi. Chẳng có gì cả. Chẳng có ý nghĩa, giá trị gì cả. Và đấy là “thực tại y như là thực tại”, thưa cậu.

Lão luật sư có vẻ chăm chú lắng nghe những điều này lắm. Chàng họa sĩ giang hồ chợt nói lớn, giọng như vỡ ra, bùng lên:

- Hãy đốt đi thẩm mỹ học; thẩm mỹ nhân bản và cả phi nhân bản; tương đối và tuyệt đối! Cái gì thế? Căn nhà thì nói là căn nhà, có thẩm mỹ gì đâu? Sự sống vận hành đâu cần một tiêu chuẩn thẩm mỹ nào? Thẩm mỹ học là nơi phân biệt ý nghĩa, giá trị, tiêu chuẩn chủ quan hay phổ quát. Cậu ơi! Nó là nguyên động lực tạo thêm sự nghịch năng, đau khổhỗn loạn cho cuộc đời; xung đột bên ngoài, xung đột bên trong, đánh mất sự quân bình hài hòa tâm nội. Cậu có đồng ý với cháu điểm này không?

Ông cậu lặng lẽ rung đùi nói:

- Khi cậu và con ngồi đây, mùa xuân đang đến, đang ở và đang đi; nó “không đẹp hơn” cũng “không xấu hơn”. Bên ngoài cửa sổ, những cành mai đong đưa theo gió; cái thì nở, cái thì búp, cái thì rụng. Cái cánh to, cánh nhỏ, cánh dài, cánh ngắn. Thảy đều tự nhiên.

- Đấy! Đấy là điều mà cháu muốn nói. Trời ơi! Suốt cuộc đời tìm kiếm, sở dĩ không bao giờ cháu với tới được thực tại; sở dĩ cây cọ của cháu bất lực là vì cháu không bao giờ vẽ “thực tại” mà cháu chỉ vẻ tâm niệm, tư và tưởng của chính cháu thôi.

Lại im lặng. Ông cậu cất tiếng:

- Có một triết gia nào đó nói là “giải thoát tri kiến”; có một triết gia nào đó nói là ”sự đảo hoán tận căn mọi kiến tưởng”! Nói đúng cả, nhưng đó đâu phải là cái để sống? Đấy mới chỉ là cái để nhận thức! Hai điều này cũng dường như khác nhau lắm chứ? Con nghĩ thế nào? Vì cuối cùng vẫn có cái đẹp và cái xấu chớ? Vẫn có thẩm mỹ quan nhân bảnphi nhân bản chớ? Nghĩa là, vẫn có cái thiện và cái ác đó mà!

Ông cậu nhìn chàng họa sĩ, mỉm cười lặng lẽ, rồi đứng dậy bước ra trước hiên, cắt một cành mai đem vào. Người họa sĩ vừng trán nhăn lại. Có lẽ điều này vượt ngoài hiểu biết của chàng chăng?

- Con là họa sĩ, nhà thẩm mỹ! Con cắm nhành mai này thế nào?

Ông cậu trao cho chàng một cành đầy lá, năm bảy hoa nở và rất nhiều hoa búp.

- Phải tỉa bớt lá xen lẫn giữa hoa. Lá nó nhiều quá. Quá nhiều màu xanh mà ít màu vàng; sợ rằng cái “chính” nó thành cái “phụ” chăng?

Người họa sĩ nhìn rồi nói ngay, có lẽ là theo thói quen cân đối thẩm mỹ. Ông cậu vẫn lặng lẽ mỉm cười để cho người họa sĩ tự do cắt tỉa.

Khi đã cắm xong, lão luật sư gật gù:

- Đẹp lắm, thẩm mỹ lắm! Ông ngừng giây lâu - A! té ra con phá bỏ thẩm mỹ quan nhân bản mà con vẫn còn bị phạm trùquy định của nó ư? Lẽ đâu có thế! Lẽ đâu có thế!

Người họa sĩ há hốc, đứng trân.

- Vẫn có cái đẹp và cái xấu chứ con? Ông cậu ôn tồn nói - Cái đẹp chung chung giữa cậu và con đó mà!

Người họa sĩ tần ngần tắc lưỡi:

- Cậu để cho cháu “thong thả” về điểm này!

Lão luật sư để chàng ngồi đó trong thế giới tư duy trầm mặc, khi trở lại thì thấy chàng đang săm soi ngắm bức tranh nhà thơ đời đường và Điểu Sào thiền sư. Ông cậu hỏi:

- Con còn nhớ quan Thái thú hỏi Đạo thiền sư Điểu Sào câu hỏi gì không, nơi bức tranh ấy?

- Dạ có. Chàng đáp - Ông ta hỏi Điểu Sào: “Đại ý Phật Pháp là gì?” Điểu Sào đáp: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo.” Quan Thái thú nói: “Điều ấy thì trẻ nít lên ba cũng biết.” Điểu Sào đáp: “Trẻ nít lên ba cũng thuộc nhưng ông lão tám mươi làm không được.”

- Con thấy gì? Ông cậu hất đầu hỏi.

- Chấp nhận tương đối, hữu hạn nhân quả chăng?

Ông cậu lặng lẽ ngồi xuống. Im lặng một lúc nữa, thấy ông định nói, nhưng không nói nữa; có lẽ ông ngần ngại một điều gì. Ông nhìn người họa sĩ rồi đưa mắt qua bức tranh “Lục Tổ đẵn tre”.

- Thôi! Cuối cùng mọi việc sẽ đâu vào đấy cả. Chân lý luôn luôn diễn bày trước mắt. Ta hy vọng con không chóng thì chầy cũng thấy được, cũng uống được ngụm nước đầu nguồn. Trong, sạch, không biết - nhưng nó đầu nguồn. Bây giờ thì con hãy kể tiếp đi. Mọi nhân mọi duyên đều cần thiết cho con cả.

Chàng họa sĩ trở lại án thư, ngồi theo thế bán già:

- Dạ phải - và chàng nói - Trước khi tiếp tục vào chuyện, cho cháu được nói sơ qua về lão làm vườn, mà có lẽ cậu còn biết lão hơn cháu nữa. Lão cũng đóng một vai trò nào đó trong cái tâm thức vỡ òa của cháu.

Thưa cậu, lão dẫn cháu đi thăm các nơi, dọn phòng cho cháu ở, nấu cơm cho cháu ăn. Nhưng bao giờ cháu cũng có cảm tưởng rằng, lão nhìn cháu bằng cái nhìn của “bề trên”! Cái nhìn này là cái nhìn đầy kiến thức, phong trần, sắc bén, dày dạn, trầm lặng - mà cũng bao dung, hiền từđộ lượng nữa. Xin lỗi cậu, cháu phải mất khá nhiều tính từ mới khả dĩ dựng đứng lão nơi đây để cùng cậu và cháu nói chuyện tay ba. Ồ! Vui biết mấy!

Ông cậu cảm thấy người họa sĩ giang hồ trước mặt vẫn có cái giọng ngây thơ độ nào. Ồ! Cái ngây thơ cũng không mất đi mà! Ông thầm nghĩ.

- Cậu ạ - sau một tiếng cười, người họa sĩ tiếp - Nếu không thế thì làm sao diễn tả được con người muôn mặt của lão ta? Cậu xem, vết xăm chó sói nơi ngực lão là chứng tích một thời làm đại ca; vết dao lớn nơi vai là chứng tích một thời đâm chém, hảo hán giang hồ; rồi ba chấm nhang trên đầu lão là dư huệ một khoảng đời làm tu sĩ. Có một cái gì tương phản giữa mấy chứng tích bất khả đồng hiện hữu này. Lão còn là nhà văn, nhà thơ nữa chứ. Quả là trong lão có cả thiên thần lẫn ác quỷ; nai tơ và chó sói! Cậu có tin không? Con nai tơ nằm sau lưng lão đấy! Khi cháu thoáng thấy, muốn phanh áo xem thì lão hét: “Đừng tò mò, công tử! Nhìn nhau thì nên nhìn bằng đôi mắt chó sói thôi!” Câu nói trọng lượng quá chứ cậu. Lại gọi cháu bằng “công tử” nữa chứ. Lão ta đã “sỉ nhục” cháu đến thế là cùng. Hóa ra hơn mười lăm năm giang hồ của cháu chẳng có nghĩa lý gì đối với lão cả. Khi ấy cháu cố nuốt nước bọt sâu trong cổ rồi hỏi dịu dàng: “Thế con nai tơ có ý nghĩa gì?” Ông lão mỉm cười hiền lành: “Cậu ăn cơm kẻo đói”. Cứ làm như là lão thiền sư không bằng. “Đại ý Tổ sư tây lai là gì?”. “Con ăn cháo chưa?”. “Dạ rồi”. “Thế thì hãy rửa chén đi!” Đấy, đấy! Nó thời thượng quá chứ! Nhưng mà không, tại cháu xiêng xẹo, chứ ý của lão là thế này: đừng đóng vai trò nai tơ ngoan hiền với cuộc đời mà sau lưng lại dấu cái mõm chó sói. Thà rằng bên ngoài dữ tợn như chó sói mà tấm lòng bên trong lại dịu dàng như con nai tơ! Cậu ơi! Cái lão già làm vườn kia mà cũng dạy cho “thiên tài” này nhiều bài học quá sá. Nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, Tôn Ngộ Không thần thông mãn biến mà cũng không nhảy qua được bàn tay của Phật tổ Như Lai. Cái lão đại giang hồ ấy chẳng biết nhân duyên nào mà lại chịu khuất phục bởi hòa thượng Không Như! Chuyện ấy cậu biết rõ, cậu kể cho cháu nghe.

- Rồi hẳn hay. Con kể tiếp đi.

- Dạ. Bây giờ cháu đi vào chuyện căn phòng. Chính tại nơi căn phòng này mà những hồi ức của cháu về đời sống của gia đình dượng và dì - lẫn giọng kể hài hước hoặc thâm trầm ý vị của lão làm vườn - nó kích động sâu xa đến tâm não cháu, len tận cả vào chiều sâu vô thức của cháu nữa. Ôi! Biết nói làm sao... là những hoàn cảnh, những... những con người... những cuộc đời... Rõ ràng mọi thẩm mỹ quan của cháu đều tuyệt vọng, ngơ ngác, bối rối trước cái vô biên của “định mệnh” đã trải ra để vây chụp hoàn vũ, mọi thể phận, tánh phận của con người! Cậu cho phép cháu dùng chữ “định mệnh” như hàm chỉ cái gì “tất yếu” nhé?

Người họa sĩ cười ý nhị. Lão luật sư cũng cười.

- Khéo bày vẽ. Con nói chuyện với ta mà tưởng như nói chuyện với một tu sĩ Phật giáo “chính thống” không bằng. Đâu có, đâu có tương tranh, nghịch lý nào giữa định mệnh thuyết của Khổng Nho với lý nghiệp báo nhân quả tất định của Phật Mâu-ni. Dùng chữ “định mệnh” để hàm chỉ cái gì ràng buộc con người trong hữu hạn; cái nghiệp quả mà y phải gánh nặng trên vai thì đúng lắm chứ. Ta đồng ý với con như vậy.

- Định mệnh buộc chặt thì tự do vùng vẫy. Tự do vùng vẫy không ra ngoài định mệnh; vì định mệnh quá sâu dày, hay nghiệp báo quá sâu dày, vô minh quá sâu dày thì cũng giống nhau phải không thưa cậu? Và như vậy thì tự do phải tìm đường thoát. Không thoát ra ngoài bầu trời cao rộng như cánh chim thì ngồi trong lồng mà “tưởng tượng” rằng: “Cái lồng là bầu trời”. Lối thoát này có cái thanh, có cái trược; có cái thiện, có cái ác; có cái động, có cái tịnh; có cái đạo đức, có cái phi đạo đức; có cái hận thù và có cái từ bi... vân vân và... vân vân...

Người họa sĩ nhìn lão luật sư mà cười trong đôi mắt, nói chậm rãi, rõ ràng:

- Ông Phật cũng là cái ông vùng vẫy không ra khỏi định mệnh nên tìm lối thoát đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn đó thôi!

Ông cậu cười sảng khoái:

- A! ta đâu phải là “cục kê” cho Phật giáo mà con gác chân gác tay nặng thế? Được, không sao! Lý luậntư duy vốn tự do, “tự do trong định mệnh” - ông cậu lặp lại câu đó rồi cười hề hề - mà con bảo ngài đại từ đại bi thì ngài đâu có thèm chấp nhất chi trẻ nít!

Người họa sĩ cười dịu dàng:

- Thỉnh thoảng cháu cũng tung thử vài chiêu để coi nội lực của cậu có thâm hậu không, đã “lô hỏa thuần thanh” chưa, hay cậu chỉ là em của Cừu Thiên Nhận giả tung “thiết sa chưởng” để lóa mắt cao thủ giang hồ là cháu đây!

Chàng vỗ ngực, cười ha hả rồi nhắp thêm vài chung nước trà.

- Cậu ơi - Giọng chàng trầm xuống - Rõ ràng là mỗi người vùng vẫy mỗi cách. Có kẻ thì vùng vẫy hào sảng trên đỉnh cao ngàn trượng, cất tiếng cười lạnh giá cả trăng sao! Có kẻ vùng vẫy khí phách liệt oanh như chú ngựa Hồ tung vó ngoài quan ải! Trái lại, cũng có kẻ vẫy vùng trong đống bùn tanh hôi hạ liệt chỉ dành cho dòi bọ, muỗi mòng! Nếu nói rộng thêm nữa, có người vùng vẫy cười sằng sặc trong máu me và thịt xương đồng loại. Có người vùng vẫy với ngựa xe áo mão, no nê với giấc mộng công, hầu, khanh tướng. Có người vùng vẫy lê lết kiếm ăn nơi quán chợ góc đình. Có người vùng vẫy trong thư phòng khói đọng, ngọn đèn leo lét, hoặc truyện hoặc thơ hoặc kinh hoặc sử. Có người vùng vẫy trong chén rượu, cuộc cờ qua ngày qua tháng. Có người vùng vẫy giữa động vắng non cao, với chim muông, dã thú, trăng sao và hoa cỏ. Có người vùng vẫy với thúng mủng lật lường mua ba chém bảy... Mỗi... mỗi... đều vùng vẫy để kiếm tìm hạnh phúc hoặc tự do trong cõi phù sinh bọt bèo bày. Vậy là cậu ơi, sự vùng vẫy ấy nói lên cái gì? Nói lên sự bất lực trước tuyệt đối, vô biên? Chối từ tuyệt đối, vô biên? Hay kiếm tìm tuyệt đối, vô biên? Bất khả! Mà cũng có thể cả hai, cả ba? Mà cũng không hẳn cả hai, cả ba? Khó nói!

Người họa sĩ dừng lại, nhìn cậu.

- Ngôn ngữ cháu sử dụnghiện sinh quá không? Thời thượng quá không? Hoặc là, có mờ mịt không hả cậu?

- Dễ hiểu lắm! Con cứ nói. Ta uống từng giọt. Và người cũng váng vất khướt say như nhắp một ly rượu mạnh.

Người họa sĩ chợt vỗ tay cười:

- Hay quá! Ít khi mà cháu có được cuộc nói chuyện sảng khoái như thế này. Nói có người nghe, đã khó. Nghe mà “hiểu” lại càng khó hơn. Hiểu mà “thông” lại càng khó hơn nữa. Thông mà “biến” mà “cửu” thì lại càng hy hữu! Nhất là cháu lại là tên lãng tử phiêu bạt kỳ hồ, ma vương ác quỷ - còn cậu là bậc quân tử chính hiệu Khổng Nho! Quả thật, cháu là trưởng lão Ma giáo Khúc Dương, còn cậu là Lưu Chính Phong bạch đạo! Ha... ha... Hai ta hãy gãy một khúc “Tiếu ngạo giang hồ” cậu nhé!

Người họa sĩ để cho tiếng cười của mình lắng dịu đi, rồi tiếp với giọng chậm rãi, xa vắng hơn.

- Sở dĩ mà cháu nói gà nói vịt, mang tính chất hí lộng như thế là để làm cho nhẹ bớt cái trọng lượng đang đè nặng trong cháu khi nhắc đến câu chuyện gia đình dượng và dì! Cậu ạ! Dượng và dì cháu cũng vùng vẫy. Dượng cháu vũng vẫy trên chính trường. Dì cháu thì vùng vẫy trên thương trường. Vùng vẫy được hay không được, cuối cùng đều bi thảm cả. Chắc cậu cũng biết rõ câu chuyện, nhưng cứ để cháu nói, bằng vào cái nhìn của cháu.

Dượng cháu thì vùng vẫy để rồi thành công trong cơn điên thầm lặng. Căn phòng cháu ở hôm ấy chính là căn phòng mà dượng cháu sống “vinh quang” trong những ngày cuối cùng của cuộc đời. Cái gì cũng gợi lên hình ảnh của con người bất đắc chí đó cả. Ông lão làm vườn chắc chắn là nhân chứng nên lão kể với đầy đủ chi tiết, bóng bẩy có, văn hoa có, khôi hài, sâu sắc và ý nhị có... Bây giờ cháu kể lại cho cậu nghe.

Đến đây thì chàng họa sĩ trầm ngâm.

Thời gian qua đi chừng nửa khắc, y cất giọng đều đều.

- Cậu ạ! Ông quả là một nhà chính khách lỗi lạcái quốc chính hiệu. Sau khi “trở về”, ông cho sửa sang lại tất cả phòng ốc. Có nơi để làm việc, nơi tiếp sứ thần ngoại giao, nơi diễn thuyết, nơi nghỉ ngơi. Buổi sáng ông điểm tâm bằng một ly rượu mạnh, nhấc điện thoại gọi qua bộ quốc phòng hỏi về chương trình “nguyên tử” và ngân sách dự bị chiến tranh; nhấc điện thoại gọi qua bộ xã hội hỏi số ngoại trợ cho thương binh và cô nhi... Sau đó, ông đóng veston xám, thắt caravate, mũ dạ, tay xách cặp, tay chống gậy nạm vàng bước qua diễn thuyết ở hội trường quốc gia. Ông lên bục cao nói lưu loát bằng tiếng Anh, trước khi ngả mũ ra, đầu cúi thấp chào thính giả, thái độ như một “gentleman” chính cống. Ông nhã nhặn xin lỗi cử tọa là đến trễ mấy phút vì mãi bận kiểm tra và phân phối các công tác hành chánh. Nụ cười lịch sự nở ra sau bộ râu cá trê muối tiêu. Ông nhướng nhướng cặp mắt rồi xoa xoa hai tay vào nhau như cái điều “rất tiếc, rất tiếc”, như cái điều lỗi lầm mà không ai có thể tránh được; và vì nhờ quý ngài đều là những người “trí thức” và “độ lượng” cả. Ông cố ý kéo dài chữ “và” - như thể “trí thứ” và “độ lượng” vốn là hai cái gì khác nhau! Và thế là bắt đầu cuộc diễn thuyết tràng giang đại hải, nói về sự tranh chấp thế giới, các thế lực chính trị đang khuynh loát toàn cầu; sự bế tắc kinh tế của các nước nhược tiểu, do nhân mãn, ngu dốt và kiêu căng; sự tranh đấu về quyền tự quyết của các nước Á - Phi; những “hiệp hội” quốc tế đang hình thành không cứu vãn nổi thế cờ chính trị đang đi về các tay chủ nghĩa đế quốc trục lợi... Và thế là... và do đó... chỉ có giá trị “nhân chủ” là tối thắng, ưu việt, (sở dĩ ông nói giá trị “nhân chủ” là tối thắng, ưu việt, có lẽ do một tiến trình suy tư lâu dài - mà bởi quý ngài đều là bậc trí thức nên điều đó quý ngài cứ suy luận là khắc hiểu, tôi không dám làm mất thì giờ của quý ngài - có lẽ ông nghĩ thế chăng?) Thế rồi, ông nói tiếp - và quả không nằm trong một mạch lạc nào cả - một quốc gia chỉ đứng vững và đứng mạnh khi quốc gia ấy biết tự chủ, tự lực và tự cường - ông đưa tay làm dấu cái kiềng ba chân, mỗi chân là một chữ “tự” - trong mối tương quan ngoại giao “phải lẽ” không vong thân mà cũng không cô lập kiêu ngạo để tự diệt. Đường lối này - hai tay ông nắm chặt vào nhau như rõ ràng là “nó ở đây rồi”, “tôi nắm chặt ở đây rồi”, rồi nhấn mạnh từng chữ từng câu - chúng tôi xin tuyên bố với quốc dân khả kính. Và chúng tôi dám xác tín rằng, nó được hình thành do một khối óc siêu việt, khôn ngoan và thông minh nhất loài người. “Đường lối ấy”... “Đường lối ấy”... Đại khái là bao giờ ông cũng diễn thuyết những điều tương tự, nhưng quy mô hơn, rộng lớn hơn, văn hoa và suôn sẻ hơn. Nhưng khi đến chỗ cuối cùng, “Đường lối ấy... Đường lối ấy...” là dường như ông bắt đầu sùi bọt mép, hai tay rã rời sau cái nắm chặt, thân thể chúi tới phía trước rồi gục xuống mê man. Người cháu gái của ông, hoặc tôi (lời của ông lão làm vườn) đã theo thói quen là cứ để ông nói gì đó thì nói, nhưng đoán chừng thời giờ rồi vểnh tai nghe... Và cứ mười lần như chục, đến ba chữ “đường lối ấy... đường lối ấy” từ to đến nhỏ lần, là chuẩn bị vào phòng là vừa. Vào phòng thì đúng lúc tiếng “đường lối ấy” còn mấp máy trên môi ông trước khi “bất tỉnh nhân sự” không còn biết gì nữa. Thế là cứ việc vực ông vào phòng, nhúng một chiếc khăn lạnh đắp lên trán. Chiếc phòng này - ông lão làm vườn đưa tay chỉ - nhưng thuở trước còn tấm nệm và bọc tấm drap xanh kia. Nhưng như vậy đã hết đâu, vì ông là một nhà ái quốc, đâu có thì giờ rảnh rỗi, chí trong giấc ngủ mà ông vẫn còn làm việc thay! Thế là vừa tỉnh dậy, theo thói quen nghề nghiệp siêng năng và cần mẫn, ông đưa tay lên đầu nhấc điện thoại. Thật ra, do cái điệu bộ mà ta đoán thế chứ bà dì đã cho cất mọi thứ ấy rồi. Ông nhấc điện thoại rồi hỏi han lung tung mọi vấn để có vẻ chuyên nghiệp và chuyên biệt ở các bộ. Thỉnh thoảng ông cũng phùng mang trợn mắt lên, có lẽ là do một vài ông lớn nào đó tắc trách trong nhiệm vụ chăng? Phùng mang trợn mắt hoặc là la hét to tiếng... ông giận dữ thật là ghê gớm. Xong công việc đó, ông sửa sang lại y phục, đến tấm kiếng lớn nơi tủ quần áo - tủ áo quần vẫn còn khi chàng họa sĩ đến đây - tém tém lại bộ râu, quay lưng lại sửa nếp nhăn sau áo, mang nón gậy... rồi chững chạcbệ vệ bước qua phòng tiếp các sứ thần ngoại giao... (mà có lẽ người ta chờ đợi tiếp kiến đã lâu lắm!)

Đấy là phòng khách tương đối lớn có hai bộ salon nhung màu đỏ thẫm, một ít tạp chí ngoại quốc, vài bức tranh sơn dầu của một họa sĩ vô danh, hai bình hoa - thường là cắm đầy hoa ni lông. Thỉnh thoảng, đứa cháu gái theo lệnh bà dì đem thay vào đấy ít hoa cúc Nhật màu vàng nhụy đen (ôi, cái màu vàng nhụy đen. Phải chăng sự bất hạnh thường đã do “thiên nhiên” hoặc “ngẫu nhiên” báo triệu?) Ông không làm tổng thống, thủ tướng được suốt cả một đời bôn ba quốc nội lẫn quốc ngoại; vào tù ra khám vì bị nghi ngờ là thuộc nhóm chính trị đối lập, phản động - thì cũng làm tổng thống và thủ tướng được, ít ra là trong biệt thự này, trong căn phòng này - trong “cơn điên thời đại” của ông. Tất cả mọi người đã quá quen thuộc chương trình hoặc giờ giấc bất thường của nhà “đại chính khách” nên cũng không lấy đó làm điều, đôi khi có vẻ vui mừng là khác nữa! Ông không hề phá phách hoặc đụng chạm đến việc của ai. Thỉnh thoảng - thỉnh thoảng thôi - khi nghe tiếng cười giỡn thái quá của cháu con, ông lắng tai nghe rồi chống gậy bước ra, nghiêm nét mặt lại nói: “Một người có “văn hóa” không bao giờ bước chân đi nặng nề, dậm thình thịch, nói to tiếng dẫu là trong phòng một mình - huống chi các người lại nô giỡn như vỡ chợ thế? Các người không sợ bị mất thể diện của một quốc gia “bốn ngàn năm văn hiến” sao? Ít ra đây cũng là chỗ tai mắt, là nơi mà các sứ thần ngoại giao hay lui tới. Ở đây là đại diện, là tiêu biểu cho văn hóa, văn minh của một nước mà!” Nói thế xong là ông bị xúc động - hình như thế thì phải - nên ông lấy khăn tay lên “xịt” mũi. Có lẽ là con cháu ông đã thiếu văn hóa nên ông cảm thấy mình bị xúc phạm chăng? Một lần, cũng là một lần duy nhất thôi, tôi - lời ông lão làm vườn - phá một ít cây vô dụng đã cỗi để thay thế vào đấy một ít cây ăn trái. Ông dừng lại, trong một cuộc đi dạo bất thường, gọi tôi đến rồi ôn tồn bảo: “Đã đành là quốc gia mình nghèo, nhưng đừng cho tụi ngoại quốc nó thấy cái nghèo của mình. Cái cây nó cỗi, nó vô dụng; nhưng cái hay của nó, cái dụng của nó là ở nơi cái “cỗi”, cái “vô dụng” ấy. Chưa nói đến vẻ đẹp già cỗi của những gốc cổ thụ này mà mình chỉ chứng tỏ là đất đai mình còn rộng rãi và phì nhiêu! Đừng cho kinh tế xâm lăng vào đất đai của các cơ quan văn hóa. Văn hóa là nên làm chuyện “hóa văn” mà thôi. Nghe rõ không?” Dĩ nhiên là tôi nghe rõ chứ, quá rõ chứ, phải không thưa công tử? Lời ông lão - Lợi, Mỹ; Mỹ, Lợi - hai cái đó đừng cho chúng xâm lăng nhau, mỗi cái một sứ mạng. Quả là ông già điên mà có văn hóa hơn cả những nhà đại diện hoặc nhân danh văn hóa!

Người họa sĩ ngưng nói, nhắp nhắp miệng liên hồi. Hình như có cái gì bên trong chàng đang “khát” quá chăng? Một lúc, y lần tay cởi hạt nút áo trên cổ, kéo lỏng caravate một tí. Rõ ràng là y không những “khát” mà còn “nóng” nữa! Y lắc cổ một hồi, chống hai tay lên bàn rồi nói tiếp - trong lúc lão luật sư vẫn trong tư thế kiết già bất động, mắt lim dim như đang “cúi nhìn vào trong cái vĩnh cửu nào đó” của ông!

- Cậu ạ! Cháu sẽ cố gắng diễn tả mọi thứ, kể cả những chi tiết hầu như thừa thải và vô nghĩa nữa. Té ra, cậu ơi! Cái thừa thải và vô nghĩatác động cháu không cùng. Trong một bức tranh - dĩ nhiên thuở trước cháu làm sao hiểu nổi - cái làm nên bức tranh không phải là màu sắc, cũng không phải là hình ảnh, mà chính là khoảng trống. Nhờ khoảng trống, bức tranh nó mới có “đời sống” - đang sống trong không gian bao lathời gian vô tận. Đây là cái đặc thù của các họa phái tâm linh Đông phương, những bức tranh thủy mặc và một số loại tranh thiền. Rồi trong cái khoảng trống đó, chỉ một nét chấm thôi là bức tranh đã hoàn thành tam tài: thiên, địa, nhân; nghĩa là hình thành càn khôn và nhật nguyệt!

“Càn khôn tận thị mao đầu thượng

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.”

Chàng họa sĩ ngâm lên khe khẽ rồi nói - “trên đầu sợi lông là không gian; trong hạt cải là thời gian thì...”

Chàng họa sĩ ngưng nói một lúc.

- Thì... cái “một” cũng ở trong cái “nhiều” mà cái “nhiều” cũng ở trong cái “một” ... Cậu ạ - chàng họa sĩ chợt đứng dậy đi tới đi lui trong phòng - trở lại vấn đề có mạch lạc một chút. Cháu hình như suốt đời là chạy đuổi cái to lớn, những cái có kích thước và tầm vóc vũ trụ. Muốn đem cả vũ trụ vô hạn nhét vào trong khung vải hữu hạn của mình. Đấy là việc làm của trẻ thơ, nói nặng hơn là của người ngu không thấy được cái hữu hạn của mình. Cậu ơi! Một cành lau phất phơ giữa khoảng trống mêng mông đã là vô hạn rồi. Một nét chấm, một nét phẩy mường tượng hình dáng con chim, hay không cần cả hình dáng con chim là đã vô hạn rồi. Con chim ư? Ồ! Nếu quả đấy là con chim, thì là một con chim cô đơn, không quê nhà, không tổ ấm, bay mà không biết bay về đâu, hình như bay từ vô thỉ đến vô chung! Bay mà bất động giữa khoảng trống bao la, có thể là giữa trăng, giữa hư vô, giữa mây, giữa mù sương hoặc giữa đồng không mông quạnh. Đấy là định mệnh? Là thân phận? Là tự do? Ý nghĩa ư? Cậu ơi, làm sao nói hết! Một hạt cát nằm trên bãi cát thôi - giữa vô lượng hằng sa hạt cát - cũng đã nói lên vô lượng nghĩa rồi! Mà con thì, ơi trời, muốn tìm hết ý nghĩa của tất cả mọi hiện hữu! Cậu nghĩ thử coi, có điên rồ không chứ? Con điên rồ hơn dượng con hay dượng con điên rồ hơn con? Suy ra, việc làm của lý trí, lý luận, kiến thức, khoa học... trên trần gian này? Ý nghĩa! Ý nghĩa!... Thôi! Trời ơi!...

Nói ngang đây, chợt dưng người họa sĩ bật khóc. Y quỳ xuống và chấp tay lạy. Y cứ cúi đầu và lạy lia lịa, vừa lạy vừa khóc nức nở. Những hạt nước mắt đầm đìa trên mặt mũi rơi xuống tấm thảm xanh. Lão luật sư vẫn ngồi im lặng.

Khóc một hồi, chàng họa sĩ chợt ngửng phắt đầu dậy, đi về phía các bức tranh, la lớn:

- Phải rồi! Nhất định là phải rồi! Cái vô hạn, cái vĩnh cửu là ở đây và bây giờ. Cái chí mỹ, cái đẹp tuyệt vời ở chính ngay nơi đời sống tầm thường này: gánh nước, bửa củi, đẵn tre. “Huệ Năng! Ngươi làm gì vậy?” “Ta đẵn tre”. Có Đạo gì, ở đâu? Mà tại sao không phải là Đạo? Ở đâu? Tại sao? Ý nghĩa gì? “Cục phân!”

Y thở hào hển, trán rướm đầy mồ hôi.

- Bạch Lạc Thiên! - Chàng chỉ tay vào bức tranh có quan thái thú là Bạch Lạc Thiên, nhà thơ đời Đường với người hầu đứng dưới đất, còn Điểu Sào thiền sư ngồi chênh vênh trên cây, rồi hét lên - Chính cái chỗ của ngươi mới nguy hiểm, chỗ thủy hỏa tương giao, chỗ thức tri không ngừng chạy nhảy, nô rượt tìm bắt hữu hạn, vô hạn, đạo và phi đạo... Chính cái đó... là... là nhà Phật gọi là cái gì hở cậu?

Chàng quay lại, nét mặt đã dịu hơn. Ông cậu bây giờ mới mở mắt ra:

- Không cần biết, con ạ! Không cần biết nó là cái gì. “Cục phân”!

- Ha ha... Chàng họa sĩ cười to - cháu đã điên mà té ra cậu cũng điên luôn. Điên nói chuyện với điên mới hy hữu chứ!

Nói xong, y chỉ vào bình hoa:

- Cái gì đây?

Rồi tự trả lời:

- Ha ha... cục phân!

- Sai rồi. Là cái bình hoa!

Lão luật sư “chỉnh ngay”, rồi đưa tay chỉ vào đầu người họa sĩ:

- Nếu cưỡng danh mà gọi thì “cục phân” ở trong đó, trong cái đầu của con, là nơi thức tri không ngớt nô rượt, chạy nhảy kiếm tìm vô hạn, hữu hạn, đạo và phi đạo... Còn ngoài này, bình hoa thì cứ nói là bình hoa. “Huệ Năng! Ngài làm gì vậy?” “Ta đẵn tre!”. “Chú tiểu đi đâu đó?”. “Con đi chợ”. “Con ăn cơm chưa?”. “Dạ rồi”. “Rửa chén đi!”

Người họa sĩ lặng người.

- Cảm ơn cậu. Cháu hiểu. Cháu hiểu. Cháu hiểu.

Lại im lặng nữa.

Người họa sĩ vẫn thấy có một cái gì không ổn ở trong lòng, cứ thay đổi thế ngồi luôn. Chàng đưa tay gõ một con ruồi trên bàn.

- Cậu ơi! Có điều người ta cứ bảo là dượng cháu điên. Điên sao được con người trí thức chân chánh ấy. Điên sao được, một người không bao giờ nói giỡn với ai, nói chuyện hàng xóm, nói chuyện chợ búa, nói chuyện đào hát, xi-nê... Có phải vì ông ấy “tỉnh” quá, tỉnh quá và trong sạch quá giữa cuộc đời bùn nhơ ô trọc này nên ông mang tâm sự của Khuất Nguyên:

“Thế nhân giai trọc, ngã độc thanh!

Chúng nhân giai túy, ngã độc tỉnh!”

Bèn trầm mình dưới sông Mịch La?

Ông thao thức về hạnh phúctự do cho con người đến nỗi ông bỏ quên hoàn toàn con người ông, đẩy cái tự ngã của mình mất tăm vào đại ngã, đẩy cái ý thức với những giao tiếp thường nhiệm lùi sâu vào vô thức, để chỉ hoàn toàn còn lại “con người nhân loại” của ông thôi. Phải chăng, vì vậy mà “con người nhân loại” ấy có thể giúp ông đứng dậy bất cứ lúc nào, ngay giữa đêm khuya, gọi điện thoại qua cục an ninh cho xe lên phi trường để ông đáp máy bay đi thăm các anh em chiến sĩ ở tiền phương; hoặc lên sân thượng đi dạo mát rồi “thù thì thủ thỉ” với trời đất trăng sao - về những tranh chấp vô ích, vô bổngu dại của con người. Thôi thì nhờ Thượng đế hãy ban cho ông sức mạnh tinh thần để ông hiên ngang lên đường và chiến thắng... Ông thường cầu nguyện như thế đó. Nhưng người ta thường nói là “trời cao có mắt” chứ không ai nói “trời cao có tai”! Vì Thượng đế không có tai nên không nghe được ông nói những gì. Và cũng vì “tai vách mạch rừng” nên những điều ông tuyên bố trong phòng kín mà cả thảy “quốc dân” đều biết cả: “Tôi đã tự ý tuyên bố rút lui khỏi chính trường - giọng nói ông xúc động thái quá - kính thưa quốc dân khả kính và đồng bào mến yêu! Tôi đã không làm gì được cho nhân loại và tổ quốc này, khói lửa vẫn còn đó và đau thương vẫn còn kia... Đau thương do đói khát, bệnh tật, dốt nát và ly tán...” Cậu ơi! Chính cái giây phút đó, cái giây phút thương tâm cùng độ ấy, ông từ giã cõi đời. Ông xúc động thái quá vì tiếng hoan hô hoặc lời tán dương nồng nhiệt của quốc dân đồng bào chăng? “Tôi đã là kẻ đánh mất niềm tin của quốc dân và đồng bào; nhưng tôi không mất danh dự, không mất khối óc và trái tim, không hề bị sỉ nhục... mà nếu nói được, thì tôi chỉ là kẻ bệnh-hoạn-thời-cuộc hoặc bất-lực-thời-cuộc mà thôi. Xin vĩnh biệt tổ quốc và đồng bào mến yêu!” Và câu nói ấy, thế là đã đi vào lịch sử; câu nói cuối cùngvĩnh viễn của một nhà đại chính khách bất đắc chí! Khối óc và trái tim ấy không mất nhưng nó đã khô máu...

Chàng họa sĩ thở dài não ruột. Y đưa mắt nhìn bất động lên cao.

- Điều ấy chứng tỏ gì? Chứng tỏ sự bất lực trước định mệnh, trước cái đại toàn!

Người họa sĩ lại im sững, vừng trán dường như giãn ra. Lão luật sư bây giờ mới từ từ chế thêm một bình trà mới, trao cho người họa sĩ ly trà đầu tiên.

- Đủ chưa con?

Chàng họa sĩ nhắp từng ngụm nhỏ nóng ấm, hương trà thơm tỏa dịu dàng. Trong giọng nói hầu như không còn hăm hở và dồn dập như trước. Y gục gặc đầu mấy cái.

- Đáng lý ra cháu còn nói thêm nữa, vì trong cái bối cảnh lớn mà đôi mắt thẩm mỹ cháu ghi nhận còn có hình ảnh bà dì cháu, những đứa con trai, con gái trong gia đình ấy nữa.

Lão luật sư cũng gật đầu.

- Những người kia cũng không có gì đặc biệt lắm. Ở đâu cũng thấy, ở đâu cũng gặp những con người tương tự. Một gia đình giàu có rồi bị phá sản do con cái phá phách, do bệnh hoạn, do tai bay vạ gió... con cái hư hỏng, tù tội, trà đình tửu điếm... Ồ! Cái đó... cái đó...

Ông cậu lắc đầu mà không nói tiếp.

- Nhưng còn ni cô - còn gái út? Chàng họa sĩ đôi mắt chợt sáng quắc, hăm hở trở lại - Ít nhất đó cũng là màu xanh dịu dàng giữa cái đổ nát, một nét liễu cong mềm giữa những hình kỷ hà học, một niềm an ủi ngọt ngào, hiền từmát mẻ xiết bao giữa cuộc đời khô cháy và mệt mỏi này!

- Phải. Và như thế nghĩa là...

Lão luật sư bỏ lửng câu nói, đưa mắt chăm chú nhìn chàng họa sĩ, trong mắt ông có cái gì ngời sáng và long lanh.

- Phải rồi. Cháu đã hiểu.

Chàng họa sĩ trả lờitâm trí như mơ màng ở tận đâu đâu.

- Về cái đẹp, cái xấu? Cái thiện, cái ác?

Ông luật sư dồn dập hỏi.

- Dạ!

Hai người lại im lặng.

Chàng họa sĩ miên man nói:

- Bên ngọn lá xanh có ngọn lá vàng chứ cần gì vẽ màu vàng trong ngọn lá xanh? Không cần vẽ sự điên đảo của biển và núi, vì chẳng có gì mà không hàm nghĩa điên đảo. Cậu ơi! Cháu ngạc nhiên cái sự vươn lên lẻ loi phô thắm của một cành hoa dại bên đám cỏ mọc lan tràn vô trật tự; sao cháu không nghĩ thêm rằng, trong đổ nát cũng hàm chứa sự sống hay là một phần của sự sống? Mà sự sống nào lại không mang trong chính nó sự thiện mỹ? Thiện mỹ nó ở nơi toàn thể nhưng không cá thể, toàn thể không hiện hữu. Và như thế, tuyệt đối cũng ở nơi cành mai đẹp tương đối này, nơi cái “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” này. Nó vừa là nhân vừa là quả. Nó đầy đủ ba đời. Đầy đủ cho chính nó.

Nói ngang đây, chàng họa sĩ quay qua luật sư già:

- Hòa thượng Không Như điểm đạo cho lão làm vườn như thế nào hả cậu?

Chàng họa sĩ chợt nhiên hỏi lạc qua ý khác, lão luật sư cũng trả lời xa xôi:

- Cây cọ của con bất lực trước cái vô hạn thì cây kiếm của tục khách kia cũng trở thành vô dụng trước thiền gia. Lão làm vườn dĩ nhiên là “giác ngộ cái sự đời” thâm hậu hơn con chứ?

Nói xong, ông luật sư già cười cười trong mắt. Chàng họa sĩ cất tiếng “ồ” rồi im lặng.

- Bây giờ cây cọ của con đâu?

- Cháu bỏ rồi cậu ạ!

Trả lời xong, người họa sĩ cười, tiếp:

- Có lẽ cháu phải bỏ một thời gian.

Lão luật sư cất tiếng hỏi hờ hững:

- Con có ý định vẽ lại không?

- Dạ, có! Có thể! Vẽ cũng được chứ không sao cả.

Y đưa mắt nhìn thoáng mấy bức tranh. Lão luật sư hỏi:

- Nhãn quan, trường phái và quan niệm?

- Không. Hoàn toàn không nhãn quan, không trường phái, không quan niệm.

- Vậy thì sao nhỉ? Có một thẩm mỹ quan vượt thoát ra ngoài tất cả mọi thẩm mỹ quan sao?

Lão luật sư chăm chú nhìn người họa sĩ.

Y gật đầu một cách mạnh mẽ:

- Dạ. Có chứ! Ưa nhành mai thì cháu vẽ nhành mai, đúng hình dáng, góc cạnh, sắc độ trong không-thời-gian mà “nó là”, rồi đề dưới là “nhành mai”. Ưa bụi trúc thì cháu vẽ bụi trúc, đúng hình dáng và sắc độ trong không-thời-gian mà “nó là”, rồi đề dưới “bụi trúc”. Thế thôi. Đấy là thẩm mỹ quan của cháu, không nói “trong”, không nói “ngoài”, không nói “tại”, không nói “xuất”.

- Đơn giản nhỉ!

- Dạ! Đơn giản!

Cả hai cùng cười xòa. Ông luật sư già định đưa tay chỉ mảnh trăng sơ huyền đang treo lơ lửng giữa bầu trời rồi nói: “Con thấy đó. Trăng thì có khi tròn, khi khuyết; trời thì có khi nắng, khi mưa; xã hội thì có khi suy, khi thịnh... Tất cả đều diễn tiến một cách sinh động như nó “đang là”, luôn luôn trọn vẹn với chính nó...” Nhưng rồi chợt nghĩ, nếu nói vậy thì thừa thải, nhạt nhẽo và vô duyên quá, lại thôi. Vô tình khi ấy, chàng họa sĩ cũng đưa mắt nhìn mảnh trăng sơ huyền, y mới chợt nhớ ra là trời đã tối, bèn đứng dậy...

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 6580)
04/05/2015(Xem: 10704)
06/01/2020(Xem: 2707)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.