Vết nhạn lưng trời

16/11/20172:44 CH(Xem: 8325)
Vết nhạn lưng trời

ĐỌC “VẾT NHẠN LƯNG TRỜI”
ĐỂ NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH

Thích Nhật Đạo

 

Vet-nhan-lung-troiNgược dòng thời gian…

Khi học Sơ cấp Phật học, tôi được thầy giáo thọ kể cho nghe một câu chuyện về bốn huynh đệ “Tướng, Hảo, Quang, Minh”. Câu chuyện làm tôi nhớ mãi về thầy Vĩnh Hảo. Về sau, trong một lúc tình cờ, tôi mới biết câu chuyện mà thầy giáo thọ kể năm nào là một trong những câu chuyện trong tác phẩm “Vết nhạn lưng trời”.

Vết nhạn lưng trời…

Là một tập truyện ngắn của Huỳnh Trung Chánh, “Vết nhạn lưng trời” gồm tám (8) câu chuyện ngắn. Thiền sư Nhất Hạnh trong Lời giới thiệu đã nhận xét: “Vết Nhạn Lưng Trời viết rất dễ thương… Lòng từ bi của tác giả có thể sờ mó được”. Những câu chuyện thấm đẫm giáo lý, đầy chất nhân văn đã để lại cho người đọc những bài học sâu sắc…

Bài học đầu tiên: Tự xét lỗi mình, chớ thấy lỗi người.

Câu chuyện “Trần truồng” kể về cuộc gặp giữa nhân vật Thành và Ông đạo “Bé Năm”. Câu chuyện ông Năm xây chùa, thỉnh quý thầy về trụ trì rồi nghĩ “quý thầy lỗi trăm đường”. Sau nhờ trì tụng kinh Pháp Bảo Đàn đến đoạn thầy tăng tên Pháp Đạt mà rung động. Lời Ông Năm tự hỏi chính mình khiến chúng ta phải suy ngẫm: “Mình đã chất chứa sự nghiệp gì mà khi xá chào hay thưa chuyện với thầy trụ trì tâm tôi kiêu ngạo bất phục”.

Những lời chia sẻ của ông Năm, lời thở dài “tội nghiệp” và cách đối xử như bát nước đầy của Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa khi nghe những Phật tử tại gia mách về tư cách của những tu sĩ ở trọ trong chùa Ấn Quang (có vị lố lăng chưởi thề, vị bay bướm hào hoa lại cũng có vị rượu thịt bừa bãi) khiến Thành thay đổi, thấy ai cũng dễ thương, “hành vi nào cũng có thể hiểu và thông cảm”.

Bài học thứ hai: “Nhạn bay không dấu vết”, đời người đừng quá vướng kẹt vào danh tướng.

Câu chuyện “Vết nhạn lưng trời” kể về cuộc đời, hành trạng của sư cô Thanh Hội. Từ một cô bé Xuân ra đời vì nhà họ Dương muốn kiếm “một cậu út nối dõi tông đường” đến “một ni cô trẻ đẹp như thần tiên, vừa thoát tục, vừa thánh thiện”. Cũng vì vẻ đẹp này mà bọn cướp lục Thiên nổi tà tâm bắt người để ép cô làm “áp trại phu nhân”. Sư cô Thanh Hội đã không có chút gì ngần ngại khi phải đổi mạng sống để cứu 18 người. Khi cứu người an toàn, nghĩ đến cảnh bọn cướp “hành hạ bằng sự dâm đãng”, Thanh Hội liền nghĩ có nên tự tử? Khi chợt thấy một cánh nhạn trên trời, cô mới hiểu “kiếp phù sinh ngắn ngủi như vết nhạn bay, vô tung tích, có đáng gì đâu?” liền quăng dao, giữ tròn lời hứa…

Bọn cướp có hành hạ Thanh Hội không? Và sư cô Thanh Hội đã giáo hóa bọn cướp như thế nào? Phần cuối câu chuyện sẽ cho bạn câu trả lời về một vị Ni đức độ, lại “nhạn quá trường không”.

Bài học thứ ba: Lấy oan ức làm cửa ngõ của đạo hạnh.

Câu chuyện “Thuốc đắng” chính là câu chuyện mà năm nào tôi được thầy giáo thọ kể cho nghe. Thầy Vĩnh Hảo thật sự sáng ngời về gương hạnh “nhẫn nhục”. Nhưng nguyên nhân, lộ trình khiến Vĩnh Hảo “rơi vào vòng tình ái nghiệt oan” khiến bao người tu chúng ta phải suy ngẫm… Vĩnh Hảo từ một “thần tượng” của Bội Ngọc lại trở thành đối tượng để cô ta trách móc, khinh khi. Đúng là “vợ nhìn chồng khác hơn đệ tử nhìn thầy” thật!

Hình ảnh Vĩnh Hảo dù đã đón nhận viên thuốc độc của đại sư Vĩnh Tướng nhưng khi nghe Vĩnh Tướng bị rắn cực độc cắn vẫn cố lê lết để cứu người thật sự là một hình ảnh sống động, đầy xúc cảm về một vị Đại sĩ “xả thân mình để trị bệnh cho chúng sanh”. Có lẽ đó chỉ xuất hiện nơi một người có lòng từ bi lan tỏa, vì thói thường người ta sẽ chỉ nghĩ đến “trả thù”.

Còn rất nhiều câu chuyện như: “Loài hoa bình dị”, “Thành toàn”, “Ngộ”, “Đâu chẳng là nhà”, “Chân dung của mẹ” rất ý nghĩa chờ bạn khám phá. Mỗi người chắc chắn sẽ cảm nhận được những ý vịtác giả Huỳnh Trung Chánh muốn gởi gắm để rút ra những bài học cho tự thân. Hình ảnh đại sư Trí Thông khi là “Đại sư tiến sĩ” có trong ta không? Hay chính ta cũng đang quẩn quanh trong chút hư danh bọt bèo?

Dừng lại nơi đây để chính bạn khám phá “Vết nhạn lưng trời”. Hãy đọc thư thả từng câu chuyện để suy ngẫm, chiêm nghiệm, quán chiếu chính mình.

“Vết nhạn lưng trời” như một khúc nhạc song tấu với cuốn “Thiên thần quét lá” của tác giả Vĩnh Hảo, thật ý nghĩa và đáng đọc.

Xin giới thiệu “VẾT NHẠN LƯNG TRỜI”, tác giả: Huỳnh Trung Chánh, Phật học viện Quốc Tế xuất bản năm 1990. Ở Việt Nam, tác phẩm do NXB. Đồng Nai ấn hành.

Tp.HCM, ngày 15-11-2017

Thích Nhật Đạo

Mời vào truyện: (đọc online)
Vết Nhạn Lưng Trời (Tập Truyện) - Huỳnh Trung Chánh
Nghe audio tại đây: 
https://thuvienhoasen.org/p104a18499/audio-book-truyen-doc-phat-giao 
Download về nhà xem sau:
pdf_download_2
Vết Nhạn Lưng Trời - Huỳnh Trung Chánh


Xem các tác phẩm khác của tác giả:
https://thuvienhoasen.org/author/post/228/1/huynh-trung-chanh 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 6689)
04/05/2015(Xem: 10871)
06/01/2020(Xem: 2804)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.