Ca từ Dế khóc trăng

30/09/20142:57 CH(Xem: 11830)
Ca từ Dế khóc trăng

Ca từ

Dế khóc trăng

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

 

song trang1.
(Réo gọi, tha thiết)
Ôi! Anh em ơi!
Hãy hát cho nhau nghe
Hãy hát cho yêu thương
Mời biển đông sóng vỗ
Hãy hát cho xanh xao
Gọi nhức đau mầm lá
Hãy hát cho hoang vu
Những cuộc tình hóa gió

(Chậm rãi)
Rồi lang thang
Rồi phiêu linh 
Lời vô thường
Vương giọt lệ không khô!

(Dồn dập)
Ôi! Dế khóc trắng đêm thâu
Ôi! Dế khóc tím cô liêu
Có ai đi qua đời nhau
Mà hoài ôm chiếc bóng
Có ai bước qua trần gian
Mà trái tim thiếu máu
Nốt nhạc sầu
Ca từ buồn
Hòa cóc nhái khe hoang!

(Tha thiết, bình hòa)
Ôi! Đêm đêm
Tôi nghe dế khóc trăng
Khóc cho tình yêu đầy tay cát vỡ
Khóc cho anh em niềm tin tục phố
Con sông trôi hoài
Bèo rong miệt mài
Biết bờ bến nơi đâu!

(Ôi! Đêm đêm
Cây nghe lá khóc hoa
Khóc từng thớ gân nhiễm ô bụi bám
Khóc cho cành khô quạ ngồi gọi nắng
Như hiền triết già
Đôi mắt mù lòa
Nhìn lạnh giá mai sau!)
 
2.
(Điệp khúc)
Ôi! Hư vô ơi!
Hãy hát cho nhau nghe
Hãy hát cho nhân văn
Đã mòn phai con chữ
Hãy hát cho chân dung
Vết chàm nâu loang lỗ
Hãy hát cho ai người
Những chồi tim mọc đá
Nhánh khô gầy
Cát bụi nầy
Rơi điêu tàn
Giữa góc phố văn minh!

Ôi! Dế khóc xé hoang vu
Ôi! Dế khóc buốt thiên thu
Có ai dò soi mặt nhau
tìm ra quê cũ
Có ai cùng ngồi bên nhau
Mà vực sâu ngăn trở
Tế bào nào
Giọt máu nào 
Đừng mục ruỗng lương tri!

Ôi! Đêm đêm
Tôi nghe dế khóc tôi
Khóc cho mồ côi đầu thai lầm lỡ
Khóc cho lênh đênh chiếc thân tàn phế
Bọt vỗ đầu ghềnh
Xác cuốn lục bình
Ôi! sò ốc ăn năn!

(Ôi! Đêm đêm
Tre nghe dế khóc măng
Khóc cho đồi cao cằn khô sỏi đá
Khóc cho bình nguyên, ao mương cạn nước
Tôm cá lên bờ
Nghêu hến thẩn thờ
Đã lạc mất quê hương!)

3. 
(Điệp khúc)
Ôi! Núi sông ơi!
Hãy hát cho nhau nghe
Hãy hát cho nhân luân
Tay cầm tay đi tới
Hãy hát cho em tôi
Bước ra từ ngục tối
Hãy hát cho phố phường
Cuồng quay hấp hối
Rác bên đường
Nở biếc hường
Muôn sắc màu
Chớ dối gạt lầm nhau!

Ôi! Dế khóc réo cô đơn
Ôi! Dế khóc ướt trang văn
Có ai tìm ra loài hoa
Còn thơm mùi hương hoang dã
Có ai tìm ra hồn nhau
Từ những bàn tay lông lá
Thần linh sầu
Tượng đá buồn
Rơi giọt lệ trở trăn!

Ôi! Đêm đêm
Tôi nghe dế khóc trăng
Khóc cho bướm sâu rừng Tây lửa cháy
Khóc cho mắt ai đục ghèn không thấy
Cây trái quê nhà
Nương sắn, vườn cà
Thôi ruộng rẫy tai ương! 

(Ôi! Đêm đêm
Em nghe dế khóc em
Khóc cho thơ ngây áo xiêm bụi phấn
Khóc cho da ngà hôm kia mọc nấm
Ung thư lan tràn
Quả đất than phiền
Đã nặng quá người ơi!)

4. 
(Điệp khúc)
Ôi! Khói sương ơi!
Hãy hát cho nhau nghe
Hãy hát cho quê tôi
Lời hò ru con sáo
Hãy hát cho sang sông
Cánh cò bay rợp nắng
Hãy hát cho mộng dài
Ngọt ngào cay đắng
Lối đi về
Cuộc não nề
Hố thẳm lòng
Xin cầu nối truông mây!

Ôi! Dế khóc suốt giấc mơ                                                
Ôi! Dế khóc nỗi ngu ngơ
Có ai từng đau bàn chân
Dẵm lên ngàn năm gạch vỡ
Có ai từng run con tim
Nhìn đăm thành xương hoang phế
Cỏ xanh rì
Nấm mộ đời
Ba tấc đất đìu hiu!

Ôi! Đêm đêm
Anh nghe dế khóc anh
Khóc cho vinh quang vòng hoa nguyệt quế
Khóc cho đài cao đỉnh mây ngộp gió
Lau lách gai lùm
Sim mua tưng bừng
Cùng hòa tấu tri âm!

(Ôi! Đêm đêm
Ta nghe dế khóc ta
Khóc cho sầu bi đầy vai cuộc lữ
Khóc cho cuộc tình lắt liu dặm gió
Hơi thở mỏi mòn
Trái tim có còn
Mà nói chuyện yêu thương!)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/11/2015(Xem: 11027)
03/08/2016(Xem: 7352)
08/01/2017(Xem: 5722)
02/02/2017(Xem: 6289)
22/06/2017(Xem: 11645)
14/05/2015(Xem: 13784)
24/02/2020(Xem: 7517)
01/08/2015(Xem: 6221)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.