Hai bài thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ

15/09/20154:01 SA(Xem: 13931)
Hai bài thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ

blank
HAI BÀI THƠ CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Thích Tâm Châu dịch và chú thích

 

ĐỐN TỈNH (Chợt tỉnh)
Tuệ Trung Thượng Sĩ

*
Đoán tri không, hữu bất tương sa (sai) 
Snh tử nguyên tòng nhất phái ba. 
Tạc dạ nguyệt minh, kim dạ nguyệt, 
Tân niên hoa phát, cố niên hoa . 
Tam sinh thúc hốt chân phong chúc
Cửu giới tuần hoàn thị nghĩ ma. 
Hoặc vấn như hà vi cứu cánh
Ma-ha bát-nhã tát-bà-ha

***
Có, không chỉ một mà thôi, 
Tử, sinh đợt sóng chuyển nhồi tạo ra.
Trăng nay, trăng cũng đêm qua,
Hoa cười năm mới cũng hoa năm rồi. 
Ba sinh, đuốc trước gió mồi,
Tuần hoàn chín cõi, kiến ngồi cối xay.
Tới nơi cứu cánh sao đây ?
Siêu nhiên tuệ giác, vẹn đầy “Sa ha”

(Thích Tâm Châu dịch )
-------
Chú thích (Thích Tâm Châu)

Đại ý:
Bài thơ này Thượng Sĩ khuyên chúng ta cần phải tỉnh thức mau chóng về sự đối đãi ở đời để đi đến chỗ nhất như
Trong chân thể, có không chỉ là một. 
Sinh tử do làn sóng vọng động của vọng tâm sinh khởi, hết sóng thì nước yên. 
Trăng tối qua, trăng tối nay, ánh sáng của nó cũng chỉ là một. 
Hoa năm cũ , hoa năm mới đều là một thể chất của hoa. 
Thời gian của quá khứ, hiện tại, vị lai như cầm ngọn đuốc trước gió lùa. 
Chín cõi của chúng sinh còn bị luân hồi sinh tử, như kiến trên miệng cối xay. 
Muốn đạt tới giác-ngộ cứu-cánh, cần phải thành-tựu trí-tuệ siêu-việt.

 

KIẾN GIẢI (Thấy biết)
Tuệ Trung Thượng Sĩ

*
Kiến-giải trình kiến-giải, 
Tự niết mục tác quái.
Niết mục tác quái liễu, 
Minh minh thường tại. 
----
Nơi mình, kiến-giải trình ra,
Đưa tay chà mắt đốm hoa hiện bày.
Lạ lùng, chà mắt, buông tay, 
Tính chân tự-tại rạng ngời thường như.
----
canh hoa tamcanh hoa tam 2(Tuệ Trung Thượng Sĩ. Thích Tâm Châu dịch -- in trong Cánh Hoa Tâm . Canada 2001)

Chú thích (Thích Tâm Châu):

Đại ý
Kiến-giải (Darsana) : Ấn Độ gọi là triết học . Có nghĩa là sự thấy biết, sự nghiên cứu sâu xa đến căn bản chân lý của sự sự, vật vật. Tức là sự hiểu biết phân biệt chân, giả, đúng, sai, hay, dở đối với sự vật . Đây là một thi kệ, trình bày sự thấy biết của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thực là Trần Tung, con trai Trần Liễu, anh ruột Trần Quốc Tuấn, và là anh vợ vua Trần Thái Tông là Hoàng Hậu Nguyên-Thánh Thiên-Cảm.Vua Trần Thái Tông phong cho ông tước Ninh Hưng Vương. Khi còn nhỏ, ông đã hâm mộ cửa Phật. Tính tình thanh cao, thuần hậu. Ông tham học nơi thiền sư Tiêu Dao ở Phúc Đường. Ông trực tiếp cầm quân chống quân Nguyên Mông. Ông làm Tiết Độ sứ ở Thái Bình. Ít lâu sau ông lui về ở ấp Tịnh -bang, lập Dưỡng- Chân -Trang và tiếp tục tham cứu đạo Phật. Vua Trần Thánh Tông thường tham cứu thiền học nơi ông. Nhà vua rất khâm phục, ban cho ông hiệu “Tuệ Trung Thượng Sĩ”.

Bài thi kệ “Kiến-giải”của ông nảy sinh trong trường hợp trai tăng trong Hoàng Cung. Nhân, vua Trần Thánh Tông làm lễ trai tăng, thỉnh các bậc danh tăngThượng Sĩ vào cung cúng dường, cầu siêu cho Hoàng Hậu đã mất. Trai tăng xong, nhà vua xin mỗi vị một bài thi-kệ ngắn về kiến giải của mình. Đến lượt Thượng Sĩ, Thượng Sĩ liền viết ngay bài thi kệ này.

Thi kệ này, hàm ý, nói về nghĩa chân và vọng. Chân, như thực không thay đổi. Vọng, giả dối, không thực, hay thay đổi. Mắt vẫn sáng, lấy ngón tay ấn vào mắt, mắt hiện ra những hoa đốm trong hư-không. Khi tay không ấn nữa, mắt trở lại sáng như cũ. Đem sự thấy biết của mình trình bày, so sánh với sự thấy biết khác, chỉ là sự thấy biết vọng, chứ không phải chân! Vì còn có sự đối đãi !

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/11/2015(Xem: 11027)
03/08/2016(Xem: 7353)
08/01/2017(Xem: 5723)
02/02/2017(Xem: 6291)
22/06/2017(Xem: 11648)
14/05/2015(Xem: 13785)
24/02/2020(Xem: 7518)
01/08/2015(Xem: 6226)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.