Cảm Ứng Thơ Trần Nhân Tông

24/07/20163:29 SA(Xem: 7666)
Cảm Ứng Thơ Trần Nhân Tông

CẢM ỨNG THƠ TRẦN NHÂN TÔNG
Nguyễn Lương Vỵ

1.

người lính già kể chuyện nguyên phong
rù rì theo sắc nắng thương mong
đầu bạc bên chiêu lăng lặng lẽ
tình quê nợ nước vẫn chưa xong

2.

một hơi thở một đời thế thôi
gió cuốn đi thực mộng quên rồi (*)
chùa làng lưu lại câu tâm bút
thơ bay đi theo mây rong chơi

3.

núi bảo đài thơm ngát ánh trăng
đời đang trôi như thầm nhủ rằng
năm tháng xa gần nâng sáo ngọc
nửa bóng râm và nửa tuyết băng

4.

mây giăng ảo diệu trên yên tử
chuông chiều thở nhẹ quanh thiền tự
cánh hồng rụng nhớ cánh bướm bay
nệm cỏ sư ngồi tứ niệm xứ

5.

thị phi hoa rơi rụng buổi sáng
lợi danh lạnh theo mưa ban đêm (**)
bật một que diêm trong im vắng
rít điếu thuốc tàn chẳng nghĩ thêm

6.

xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
sơn hà thiên cổ điện kim âu (***)
đời nay ngu ác đày dân khổ
trào đình hèn mạt sợ thằng tàu

7.

thơ là kệ hay kệ là thơ
hỏi làm chi xác chữ cứng đơ
thần hồn tạnh ráo sáng con mắt
pháp không sanh không diệt sang bờ

8.

tịch mịch rền câu có câu không
thuở anh niên đội nắng băng đồng
trời chẳng nói và đất chẳng nói
nắng đầu xuân gọi nắng đầu đông

9.

tịch mịch vui trăng non vừa nhú
tịch mịch sầu vớt lên tuyệt cú
sông thu vừa hớp ngụm sương mai
trời thu vừa nở thêm một nụ

Tặng Nguyên Giác Phan Tấn Hải

07.2016

Ghi chú những chữ in nghiêng trong bài thơ:

- Nguyên Phong: Niên hiệu của vua Trần Thái Tông năm 1251. - Chiêu Lăng: Lăng mộ của vua Trần Thái Tông.

- Bảo Đài: Tên một ngọn núi ở Yên Tử, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. - Yên Tử: Vùng núi hiểm trở, hùng vĩ ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Pháp không sanh không diệt: Diễn ý từ 2 câu "Nhất thiết pháp bất sinh / Nhất thiết pháp bất diệt" (Hết thảy các pháp không sinh / Hết thảy các pháp không diệt) trong bài kệ "Thị Tịch" của Trần Nhân Tông.- Câu Có Câu Không: Tựa đề bài thơ (đúng hơn là bài kệ) "Hữu Cú Vô Cú" của Trần Nhân Tông. Hình thức, cú pháp, ngôn ngữ của bài thơ rất dung dị (4 chữ, 36 câu) nhưng nội dung rất hàm súc, uyên áo, thâm diệu, nói về Tánh Không (Sunyàta) của Phật pháp.

(*) Lấy ý từ 2 câu thơ "Thân như hô hấp tỵ trung khí / Thế tự phong hành lĩnh ngoại vân" (Thân như hơi thở, thở ra hít vào [bằng] mũi / Cuộc đời tợ gió đi [vờn, luồn, bay lướt] trên đỉnh mây ngoài xa) trong bài thơ "Thân Như" của Trần Nhân Tông.

(**) Lấy ý từ 2 câu thơ "Thị phi niệm trục triêu hoa lạc, Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn" (Nghĩ chuyện thị phi rơi rụng cùng với hoa buổi sáng / Lòng ham danh lợi lạnh theo trận mưa đêm" trong bài thơ "Sơn Phòng Mạn Hứng" của Trần Nhân Tông.

(***) Ngày 17tháng 3 năm Mậu Tý (18.04.1288), sau chiến thắng Bạch Đằng, triều đình nhà Trần đem các tướng quân Nguyên bị bắt làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông). Tại đây, vua Trần Nhân Tông trông thấy chân mấy con ngựa đá đều lấm bùn (vì trước đó quân Nguyên đã phá Chiêu Lăng và định đập bỏ ngựa đi mà chưa kịp), tức cảnh và xúc động, nhà vua viết hai câu thơ này. (Nguồn: wikisource.org).

Dịch nghĩa 2 câu thơ trên: "Trên nền xã tắc, hai lần ngựa đá phải lao khổ mệt nhọc / Nhưng núi sông ngàn đời được vững chắc toàn vẹn như cái thố vàng."

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/11/2015(Xem: 11027)
03/08/2016(Xem: 7353)
08/01/2017(Xem: 5723)
02/02/2017(Xem: 6290)
22/06/2017(Xem: 11645)
14/05/2015(Xem: 13784)
24/02/2020(Xem: 7517)
01/08/2015(Xem: 6223)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.