Lê Mạnh Thát
TOÀN TẬP CHÂN ĐẠO CHÁNH THỐNG
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Truyền bản này viết trên giấy trơn, cỡ 17,5x30cm, chia làm 3 tập thượng, trung và hạ. Tập thượng có 69 tờ, mỗi tờ 2 trang a và b, mỗi trang có 7 dòng, mỗi dòng trung bình từ 16 đến 18 chữ, trừ những dòng viết nhan đề bài hoặc chấm dứt bài văn hay thơ. Tập trung có 66 tờ, mỗi tờ gồm có 2 trang a và b, mỗi trang có 7 dòng và mỗi dòng có khoảng 18 chữ. Tập hạ có 57 tờ, mỗi tờ 2 trang a và b, mỗi trang cũng có 7 dòng, mỗi dòng có khoảng từ 15 đến 17 chữ. Cả ba tập đều không đánh số trang, và nội dung cũng không được sắp xếp theo đề mục tổng quát và theo thứ tự thời gian.
Đây có lẽ là một bản sơ cảo, thu thập các tác phẩm viết theo những thể loại văn học khác nhau, mà tác giả có được, khi tiến hành sưu tập. Tuy thế, có khả năng truyền bản ba tập này đã dựa trên truyền bản hai tập làm mẫu. Cho nên, Tập thượng tuy có thêm bớt, nhưng cơ bản rất giống với Tập I của truyền bản hai tập, mà một liệt kê nội dung dưới đây sẽ cho ta thấy.
1. Trúc biếc
2. Thử học
3. Tựa của Bích Phong Thạch Sơn thị
4. Tựa của Mặc Si Nguyễn Huy Nhu
5. Bốn bài thơ của Mặc Si tặng
6. Bài thơ Trần Mai Xuyên tặng
7. Tự vịnh
8. Sám hối văn
9. (Giới đàn văn)
9. 1 Giới đàn tiết thứ bảng
9. 2 Thập sư bảng
9. 3 Kiến đàn chức sự bảng
9. 4 Giới đàn trợ sự bảng
9. 5 Giới đàn ngoại hộ bảng
10. Báo Quốc tự hộ giới đàn phú
11. Truy tiến chí sĩ cập trận vong chiến sĩ ý
12. Quý Tỵ bát nguyệt đại lạo hậu tứ tiến nạn vong ý
13. Cổ nhạc ban đản nhật tế tổ văn
14. Đại nghĩ Thừa Thiên tỉnh Phật giáo hội án từ
15. Đại nghĩ phụng Tường Vân pháp chủ Tịnh Khiết hòa thượng châm
16. Đại Phước Điền tự môn đồ hạ bổn sư lục thập thọ
17. Siêu tiến Thái tướng công ý
18. Vãn Từ Hiếu tự Huệ Minh hòa thượng
19. Hoa Nghiêm pháp giới tán
20. Xuân nhật cuồng ngâm
21. Trúc Lâm tự Giác Tiên hòa thượng tiếu tượng tán
22. Vãn Thiên Mụ tự Huệ Giác hòa thượng
23. Xuân nhật túy ngâm
24. Mỗ đồng song hữu mộng nhập Đào nguyên thi thập thủ tinh tự, chúc dư vi ký
25. Xuân tiêu viễn cảm
26. Duy Ma đại sĩ
27. Lăng nghiêm kinh tán
28. A Nan thị đọa
29. Nặc vương quán hà
30. Cuồng ngâm
31. Phó pháp trình kệ
32. Tứ pháp điệt Tâm Trí tự Viên Giác, hiệu Chiêu Nhiên đại sư kệ
33. Thu dạ độc Chinh phụ ngâm cảm tác Ai bình nhị khúc
34. Bính Tuất hạ phỏng Đôn Hậu pháp lữ tân nhậm Thiên Mụ tự chủ
35. Tân nhậm Diệu Đế tự chủ chi tán
36. Hài chư pháp lữ yết Thúy Vân sơn tự phú trình
37. Yết Từ Hiếu tự
38. Hương giang chu thứ họa Bích Không pháp đệ vận
39. Đồng Ngô Trạch Chi huyện doãn giang lâu thính cầm cảm phú
40. Tặng Bích Không pháp đệ quải quán quy thiền
41. Trí Thủ pháp khế tân nhậm Ba La tự chủ chi tặng họa vận
42. Thứ Thúc Giạ thị tướng công tỵ binh hỏa vận
43. Bắc Việt Mỗ tiên sinh sưu tập Đường Tống thi gia giai cú chuyết thành tân thi . . .
44. Họa Thúc Giạ tướng công thuật hoài vận
45. Vô đề
46. Họa Thúc Giạ tướng công thất nguyệt bát nhật tảo khởi vận
47. Vô đề
48. Họa Thúc Giạ tướng công vịnh Tô Tần vận
49. Đại môn đệ đáp tích phân âm thi
50. Sơn cư bát cảnh
51. Vịnh hoa
52. Xu thương tân triều
53. Lão kỷ hý tình lang
54. Khất miêu
55. Đinh Hợi lạp nguyệt trấp ngũ ký Giác Bổn thượng nhân
56. Đương đầu nhất bổng
57. Chư thi hữu yêu thưởng Trung thu bất ứng họa đáp
58. Thứ Thảo Trì tiên sinh Trùng dương đăng cao bất quả vận
59. Tứ thời tứ hữu tứ sắc ngâm
60. Lục phủ thi
61. Trưng thu an mễ
62. Sổ mục thi
63. Mậu Tý nhân nhật yết Quốc Ân tự
64. Thứ phỏng Trúc Lâm tự chủ bất ngộ
65. Thứ phỏng Giác Lâm tự
66. Thứ phỏng Giác Thiên tự
67. Thứ phỏng Kim Tiên tọa chủ
68. Dự Đà Nẵng phiếm Mỗ pháp khế
69. Xuân nhật du sơn
70. Viễn hoài
71. Thất tịch hữu cảm
72. Thứ Thúc Giạ tướng công thử nhật vận
73. Khấp tiên từ
74. Tặng môn đệ Quang Diệp
75. Mậu Tý bát nguyệt hạ hoản họa Thảo Trì tiên sinh Trung thu vận
76. Bạch yến thi
77. Thù lão nữ sử tặng bạch dương bút
78. Tịch thượng thất túy bị tiếu tức đáp
79. Lân cẩu nhập trù dư ái ty chi ...
80. Thứ Bạch Mai cư sĩ bộ Mặc Si đại nhân thu dạ độc chước vận
81. Thứ Mặc Si đại nhân Trùng dương hội chước sai thi vận
82. Thứ Bạch Mai cư sĩ bộ Thảo Trì tiên sinh tiền đề vận
83. Giáp Ngọ dĩ hậu, Thừa Thiên sơn môn Mỗ Mỗ tự tăng, hạ nhật an cư chi kỷ
84. Biển đầu tử
85. Tu lợi tử
86. Đề dã sơn thạch tiên nữ
87. Thứ Mỗ tiên sinh thất thập tự thọ vận
88. Thứ Thúc Giạ tướng công Trùng dương vận
89. Thù Thúc Giạ tướng công đông dạ vận
90. Quy phỏng cố lý, tặng sơ giao Mỗ tiên sinh
91. Thuyền hạ Tư Hiền hải khẩu
92. Đông nhật vịnh mai
93. Xuân nhật truy điệu Giác Bổn thượng nhân
94. Hý tiễn Quảng Nhuận pháp hữu phó nhậm Đa Lạt tỉnh Linh Quang tự chủ
95. Kỷ Sửu thất tịch điệp khứ niên Thúc Giạ tướng công vận
96. Phùng nhân
97. Tặng Phi Long họa sĩ tân thiết nhiếp ảnh cục
98. Bàng thực thi
99. Hoàn tự do xa sách thuật sở lịch tạ đáp
100. Dư súc miêu khuyển các nhất . . .
101. Vịnh liên thi
102. Đăng cao
103. Thất tịch chư văn nhân nữ sử cưỡng yêu
104. Vấn thiên
105. Ngũ thập ngũ sơ lạc nhất xỉ, hý tác
106. Tặng Phật học đường giám đốc sung giới đàn hóa chủ Trí Thủ đại sư
107. Bắc Việt Tố Liên pháp lữ thừa phi đỉnh lai kinh phú trình
108. Ấp biệt
109. Khách trung tống Trí Thủ đại sư thừa phi cơ tiên hồi
110. Ư Tây Thiên tự giảng học thời, họa đáp Bắc Việt Tố Liên pháp hữu chi tặng
111. Quý Tỵ thu hài chư pháp lữ trùng phỏng Ngũ Hành Sơn tự cảm tác
112. Dự Đà thành thanh tín sĩ nữ phú biệt
113. Vịnh cúc
114. Dự Quảng Huệ pháp hữu thọai cựu
115. Vô đề
116. Thị pháp đồ
117. Trần Thị Trúc Kiến tịnh muội Tục Điển chú đại chung cúng vu mỗ tự chi Tiên nữ cung khất thi dĩ minh
118. Trí Thủ đại sư biệt kiến tịnh thất hạ nguyệt an cư chí hỷ
119. Thị Diệu Đức tự ni học chúng
120. Tặng Diệu Không tỷ kheo ni
121. Vãn Giao Tiều Lâm tiên sinh
122. Tặng Mỗ đạo sĩ kiêm y thuật hậu nhập thiền
123. Hý vấn đạo sĩ
124. Tặng Vân Đàm y sĩ
125. Đáp cư sĩ điệu Mỗ thiền sư vận
126. Đáp tặng Mỗ nữ sử huệ tứ ngân tệ
127. Xuân nhật phỏng Viên Thông tọa chủ
128. Toàn quốc Phật giáo đại hội sự hoàn tặng Bắc Nam nhị pháp chủ
129. Tặng nhạc sỹ học Phật
130. Tặng Tố Liên pháp lữ
131. Tặng thằng miến gia mộ Phật
132. Nhâm Thìn bát nguyệt toàn quốc Phật giáo tăng già đại hội vu Bắc Việt Quán Sứ tự sự hoàn lưu tặng thượng thủ Tuệ Tạng hòa thượng
133. Lưu tặng tổ chức ban chư pháp lữ
134. Lưu tặng Thanh Tùng pháp hữu
135. Vãn Quảng Nhuận pháp hữu dĩ minh nhục tháp hậu bình
136. Thặng ngữ
137. Quái ngã
138. Phụng họa Mặc Si đại nhân thứ Trung Hoa quốc Kiếp Dư Sanh tiên sinh Lạc mai thi tứ thủ nguyên vận
139. Kệ vịnh
140. Định thứ ngẫu đắc
141. Lạc hoa ca
Qua liệt kê vừa nêu về đề mục của nội dung Tập thượng thuộc truyền bản ba tập, nếu đem so sánh với nội dung Tập I của truyền bản hai tập, ta thấy ngay về cơ bản chúng thống nhất với nhau, trừ 25 đề mục không thấy có trong Tập I. Ở đây, chúng tôi nói đến đề mục, mà không kể đến số bài thơ hay văn, bởi vì một đề mục đôi khi có đến vài ba bài thơ. Số thiếu như vậy tương đối lớn, khoảng 20%. Và điều này cũng dễ hiểu thôi, vì truyền bản ba tập chắc chắn xuất hiện sau truyền bản hai tập phải từ 10 năm trở lên, tức từ những năm Quý Mão (1963) cho đến trước ngày 22 tháng chạp năm Đinh Mùi, tức ngày 21 tháng giêng năm 1968, ngày thiền sư viên tịch. Thời điểm năm Quý Mão được sử dụng vì nó đã xuất hiện trong bài thơ có ghi thời điểm sáng tác vào năm ấy ở Tập trung, số 233 trong Toàn tập này.
Ngoài ra, nếu đem bài tựa của truyền bản hai tập mà so sánh với bài tựa trong truyền bản ba tập, tuy về cơ bản thống nhất với nhau, nhưng cũng có những đoạn trong lời tựa của truyền bản hai tập đã được viết lại và mở rộng ra trong lời tựa của truyền bản ba tập, để phản ảnh đầy đủ hơn ý tưởng và quan điểm của tác giả về một vấn đề nào đó. Chẳng hạn, khi viết về tiền đồ của Khổng giáo và Phật giáo, lời tựa của truyền bản hai tập chỉ nói: “Vả lại tiền đồ của Khổng giáo sắp rơi ngàn trượng, lòng trời như vậy, biết sao bây giờ. Phải nên rũ bỏ căn trần, tuân giữ giới pháp, thẳng xuống đường ngắt trời người, cửa thanh tịnh mở ra, hầu không phụ lòng chăm chăm tha thiết của ông cha mình”.
Đoạn này trong lời tựa của truyền bản ba tập được mở rộng hơn: “Điều đau xót đáng giận là bộ mặt thật của Khổng giáo trước vào đời Tần Hán đã bị che lấp, về sau bị bọn hủ Nho làm cho che lấp thêm với quy mô lớn, rồi đến những ăn nói sai lầm của tư trào thời hiện đại. Ai mà có lòng với đạo này há nỡ ngồi xem. Thêm nữa, lũ học giả lén trộm thuyết tùy thời, thì cũng không thiếu người. Nhớ lại ơn bú mớm, thật thẹn nhiều với loài chim. Song đã bỏ thành ra đi, còn hy vọng vào tiền đồ; chưa thể đi hết nước non, đâu mong thấy hoa sáng liễu tối. Phải dứt khoát trách mình, đâu rảnh mà nhìn đến kẻ khác. Còn đối với Phật giáo, cần phải chọn bỏ những lời vu vơ, nắm lấy diệu chỉ để cho trời nghĩa ngày sáng, biển giác sóng êm, nhằm không phụ lòng chăm chăm tha thiết của cha ông ta”.
Đến câu cuối của lời tựa, truyền bản hai tập chỉ viết: “Nếu ai duỗi mắt xanh, xin lượng thứ cho, may mắn lắm” (Nhược thùy thanh nhãn, kỳ lượng thứ chi, hạnh hạnh). Câu này trong lời tựa của truyền bản ba tập đã viết thành: “Thơ ta cũng như văn, mỗi khi soạn ra mà không hợp lòng, hoặc có điều liên quan tới thời cuộc thì liền bị vứt đi. Những gì đã được sao tập nhưng bị thất lạc lại cũng không phải ít. Hai tập đây sở dĩ chưa nỡ quăng vào lửa nến, chính muốn để xem sự tiến thoái của trình độ ngày sau. Đâu biết rằng sau này khi cầm đọc mà không khiến người muốn nôn ư? Kinh nói: ‘Không rời văn tự, cũng không là văn tự’. Điều đó thật đáng tin vậy”.
Đấy là chưa kể có một số xuất nhập về chữ nghĩa. Chẳng hạn, khi nói về việc thiền sư trở lại Huế để mở Phật học đường tại chùa Tây Thiên, truyền bản hai tập ghi “vào mùa thu năm Kỷ Tỵ”, còn truyền bản ba tập đã chữa lại: “vào mùa thu năm Ất Hợi”. Năm Kỷ Tỵ là năm 1929 Dương lịch. Như thế thiền sư vào chùa Thập Tháp để học với thiền sư Phước Huệ chỉ trong vòng hai năm, rồi trở về Huế cùng với thiền sư Giác Tiên thành lập trường Phật học Tây Thiên.
Ghi như thế có vẻ đúng hơn là năm Ất Hợi, mà truyền bản ba tập đã chữa lại. Bởi vì năm Ất Hợi đúng là năm 1935, và năm này thiền sư đã có bài giảng Tứ niệm xứ đăng ở báo Viên Âm. Trong bài giảng đó thiền sư đã nhắc: “Năm trước giảng về Đạo đế đã nói có 37 phẩm trợ Bồ-đề phần”. Điều đó có nghĩa năm 1934 thiền sư đã là giảng sư của An Nam Phật học hội. Một khi đã thế, không thể có việc năm 1935 thiền sư mới trở về Huế như truyền bản ba tập đã ghi.
Trường hợp lời giới thiệu của cụ Nguyễn Huy Nhu cũng thế. Khi chép lại từ truyền bản hai tập qua truyền bản ba tập, nó cũng có một số những xuất nhập. Đọc qua chúng, ta thấy có thể thiền sư muốn nhuận sắc lại chính lời văn của lời giới thiệu. Chẳng hạn, trong truyền bản hai tập, câu đầu tiên qua chính bút tích của người viết Nguyễn Huy Nhu đọc thế này: “Ngô hữu Mai Xuyên Trần quân cận dĩ Thủy nguyệt am chủ nhân thi văn nhị tập kiến thị, thả mạng chi bình duyệt”. Trong khi đó, truyền bản ba tập lại viết: “Dư hữu Mai Xuyên Trần quân cận dĩ Thủy nguyệt am thi văn nhị tập kiến thị, thả mệnh dĩ bình duyệt”. Những xuất nhập trong lời giới thiệu của Nguyễn Huy Nhu ở hai truyền bản này đại loại là như thế. Chúng cơ bản không khác nhau là mấy. Cho nên, chúng tôi đơn cử ra đây một thí dụ để cho thấy mà thôi.
Thêm vào đó, trong số thơ văn sưu tập ở tập thượng của truyền bản này, tuy đã vượt xa về đề mục và số lượng của Tập I trong truyền bản hai tập, nhưng vẫn chưa đầy đủ và có xuất nhập. Thí dụ, trong chùm thơ trao đổi với thiền sư Tố Liên (1903-1977) ở miền Bắc, ta thấy đăng trên báo Viên Âm 28 (1937) 51-52 hai bài thơ chữ Hán họa lại một bài thơ tặng của thiền sư Tố Liên và được chính tác giả dịch ra chữ Quốc ngữ dưới nhan đề Thứ vận kính tặng du phương tăng Tố Liên thiền huynh quy Bắc.
Thế mà, khi sưu tập lại, hai bài này đã không thấy xuất hiện trong truyền bản hai tập. Còn trong truyền bản ba tập, thì Tập thượng chỉ chép lại bài đầu của hai bài ấy dưới nhan đề Ư Tây Thiên tự giảng học thời họa đáp Bắc Việt Tố Liên pháp hữu chi tặng (số 110) và không thấy bài thứ hai. Bài này căn cứ vào văn bản của báo Viên Âm:
心臺 身 樹 本 来 無
悲 願 何 妨 試 夢 遊
千里 多 君 飛 寶 錫
半生 笑 我 撥 寒 爐
非關 塵 世 畱 虚 跡
為 契 時 機 作 遠 圖
正喜 相 逢 又 相 别
数辭 珍 重 莫 嫌 粗
Tâm đài thân thọ bản lai vô
Bi nguyện hà phường thí mộng du
Thiên lý đa quân phi bảo tích
Bán sinh tiếu ngã bát hàn lô
Phi quan trần thế lưu hư tích
Vị khế thời cơ tác viễn đồ
Chính hỷ tương phùng hựu tương biệt
Sổ từ trân trọng mạc hiềm thô
(Vẫn biết thân tâm cũng huyễn mà
Tùy duyên chẳng ngại lúc vào ra
Thênh thang tích báu khen tài bạn
Bươi móc tro tàn hổ phận ta
Danh hão, đã đành không bận bịu
Đạo mầu, âu phải tính gần xa
Chưa vui sum hiệp đà chia cách
Quê kịch vài câu để gọi là)
Nhân đây cũng nên chép bài thơ Kính tống du học tăng Chánh Tín thiền huynh quy bắc đăng ở báo Viên Âm 26 (1937) 62, mà bản phiên âm đã đăng ở Viên Âm 25 (1937) 58, để bổ sung cho một trong hai bài thơ thiếu trong Thủy nguyệt tòng sao :
敬送遊學僧正信禪兄歸北
百城 煙水 上 峨 眉
權攝 無 為 作 有 為
塵剎 毛 端 君 早 契
身雲 心 月 我 猶 疑
淚從 識 海 麻 衣 濕
霧鎖 長 天 鴈 影 希
歸去 幸 蒙 無 見 棄
山溪 重 訪 舊 相 知
Bách thành yên thủy thượng Nga Mi
Quyền nhiếp vô vi tác hữu vi
Trần sát mao đoan quân tảo khế
Thân vân tâm nguyệt ngã do nghi
Lệ tùng thức hải ma y thấp
Vụ tỏa trường thiên nhạn ảnh hy
Quy khứ hạnh mông vô kiến khí
Sơn khê trùng phỏng cựu tương tri
(Quyết tìm cho đặng núi Nga My
Phàm, thánh tùy duyên có ngại chi
Cảnh hiện đầu lông ai đã rõ
Trăng lồng đáy nước tớ còn nghi
Trời đông lạnh lẽo chim lìa bạn
Biển ái vơi đầy lệ thấm y
Đất cũ tạm đưa người trở lại
Cùng nhau gặp gỡ hãy nhiều khi)
Việc sai khác nhan đề và thiếu sót như thế chứng tỏ lúc tiến hành sưu tập thơ văn cho Thủy nguyệt tòng sao, thiền sư Chân Đạo Chánh Thống đã không có tạp chí Viên Âm trong tay, mà chỉ có bản nháp với những tờ rời còn giữ. Từ đó, tờ rời có chép bài thứ hai mất đi, nên đã không được chép lại. Còn bài thứ nhất được chép, thì hai câu cuối trong truyền bản ba tập đọc:
Phủ hoài tự quý tài sơ thậm
Giới ngoại phi đằng hữu nhật gia
Trong khi bài đăng ở Viên Âm lại có:
Cùng tưu tự quý tài sơ thậm
Thử hậu tương phùng hữu nhật gia
Sự xuất nhập văn cú thế này có thể biểu thị cho một nỗ lực chỉnh lý và nhuận sắc khi sưu tập.
Bên cạnh những thiếu sót và xuất nhập này, Tập thượng của truyền bản ba tập có một số ưu điểm, trong đó nổi bật nhất là những chú thích ghi bằng chữ nhỏ sau một số câu thơ. Việc này cũng có thực hiện trong truyền bản hai tập nhưng không được phong phú cho lắm. Thí dụ, bài Toàn quốc Phật giáo thống nhất đại hội sự hoàn tặng bắc nam nhị pháp chủ (số 128). Truyền bản hai tập không có chú thích nào, trong khi đó truyền bản ba tập có đến ba chú thích. Đặc biệt chú thích thứ ba cho hai câu luận đã ghi: “Lúc đại hội có nghị quyết ra lệnh khắc khuôn dấu cho thiền gia cả nước và treo cờ Phật giáo mới được sáng tạo”. Chú thích này rất thú vị đối với chúng ta khi nghiên cứu sự ra đời của khuôn dấu trong các tổ chức Phật giáo cũng như sự xuất hiện đầu tiên của lá cờ Phật giáo tại Việt Nam.
Về nội dung Tập trung, nó có các đề mục chính sau gồm cả văn lẫn thơ.
142. Thiên Thai Thiền Tôn tự chí lược
143. Phiếm ngâm
143. 1 Lạp
143. 2 Chức
143. 3 Ngư
143. 4 Tiều
143. 5 Canh
143. 6 Mục
143. 7 Cầm
143. 8 Kỳ
143. 9 Thi
143. 10 Tửu
143. 11 Họa
143. 12 Sĩ
143. 13 Nông
143. 14 Công
143. 15 Cổ
143. 16 Mộng tác Phật
143. 17 Thiên đế
143. 18 Đế vương
143. 19 Diêm vương
143. 20 Nam Kha vịnh
143. 21 Hoàng Lương vịnh
143. 22 Trang Chu vịnh
144. Vịnh cổ (Bắc sử)
144. 1 Khổng Phu tử
144. 2 Quản Trọng
144. 3 Bào Thúc
144. 4 Phạm Lãi
144. 5 Văn Chủng
144. 6 Ngũ Viên
144. 7 Thân Bao Tư
144. 8 Nhiếp Chính
144. 9 Kinh Kha
144. 10 Tô Tần
144. 11 Trương Nghi
144. 12 Lữ Bất Vi
144. 13 Tiên Chẩn
144. 14 Tiêu Hạ
144. 15 Trương Lương
144. 16 Hàn Tín
144. 17 Trần Bình
144. 18 Phàn Khoái
144. 19 Hạng Tịch
144. 20 Phạm Tăng
144. 21 Tô Vũ
144. 22 Phùng Dị
144. 23 Mã Viện
144. 24 Mã Dung
144. 25 Lưu Bị
144. 26 Thanh mai chữ tử
144. 27 Gia Cát Lượng
144. 28 Bàng Thống
144. 29 Từ Thứ
144. 30 Quan tráng mậu quá quan
144. 31 Trương Phi
144. 32 Triệu Vân
144. 33 Nhiễu thọ truy Tào
144. 34 Tạ Anh đáp nghĩa
144. 35 Tào Tháo
144. 36 Khổng Dung
144. 37 Nguy tọa ma chuyên
144. 38 Kích cổ mạn Tào
144. 39 Bàng Uẩn
144. 40 Họa sinh kê cân
144. 41 Không hạp hàm oan
144. 42 Tào Thực
144. 43 Tôn phu nhân
144. 44 Thái Diệm
144. 45 Chân hậu
144. 46 Lữ Bố
144. 47 Tôn Quyền
144. 48 Chu Du
144. 49 Cam Ninh
144. 50 Ấu Dư chiết xỉ
144. 51 Phụ Phúc tướng quân
144. 52 Vị sắc vong xu
144. 53 Bao Chửng
144. 54 Nhạc Phi
145. Trào Trạch Chi Ngô huyện doãn họa vận
146. Trào Mỗ ni cô thị dưỡng tiểu hài
147. Họa đáp lão nữ sử
148. Hý ủy sơn đồng tương thử phiếu nhận trai tăng ngân
149. Tặng bạch nghị khuẩn hý hệ dĩ thi
150. Hựu tặng Linh Quang tự chủ
151. Hiệu vưu
152. Phụ nhiệt
153. Nan y
154. Lạm xí
155. Tranh tiên khủng hậu
156. Náo thiền
157. Chuế vưu
158. Hý tác giới đàn chi tuần canh kệ
158. 1 Tuần chiếu đáo Phật điện đình xướng điện nội thị sự kệ
158. 2 Tổ đường xướng chúng kệ
158. 3 Trượng thất kệ
158. 4 Kiến đàn chức sự phòng kệ
158. 5 Trù phòng kệ
158. 6 Đông đường xướng
158. 7 Tây đường xướng
158. 8 Nam giới tử phòng xướng
158. 9 Nữ giới tử phòng xướng
158. 10 Ứng phó trợ hành nghi lễ phòng xướng
158. 11 Ngoại hộ phòng xướng
159. Sai mê
160. Binh hỏa hậu vãng Bình Định tỉnh thuận thám Mỗ hòa thượng
161. Khán bộ kịch ư Bình Định tỉnh chi huyện thị trường
162. Đại Quốc Ân tự chủ hợp phái nội nhân thuận định từ
163. Đại thành lập Thắng Duyên phổ từ
164. Liên Hoa nguyệt san Phật tổ đản nhật cung kỷ
165. Canh Tý tự tứ nhật cung kỷ
166. Để Ngũ Hành sơn
167. Ngũ Hành sơn ca
168. Đại Từ Hiếu tự môn phái phụng tổ đình châm biển
169. Ứng thỉnh Quảng Trị Bích Khê xã mỗ phái trai đàn sự hoàn họa đáp
170. Xuân thiên xã Phạm tộc trai đàn thỉnh dư vi chứng minh sự hoàn lưu giản
171. Trung Quốc Thái Hư pháp sư viên tịch nhật cung điệu
172. Họa lão nữ sử du Ngũ Hành sơn vận
173. Hựu hòa nữ sử tán thưởng tặng liên hoàn cách tam thủ
174. Điệp tả Kỷ Hợi Trung thu nguyệt dạ lục thập tự vịnh
175. Xuân nhật đề Liên Hoa nguyệt san
176. Lục thập tự vịnh
177. Khấp tiếu thi
178. Tặng Tịnh Diệu nhân giả
179. Tứ quả phụ kỳ phu chiến tử phát tâm đầu Phật
180. Từ Phong viện liễn
181. Bình Định Phù Mỹ niệm Phật đường
182. Nam Phổ niệm Phật đường môn
183. Thành nội Thiên Huệ tự môn
184. Bảo Vân tự chủ nhục tháp
185. Thanh Thủy xã Thanh Chánh Niệm Phật đường
186. Vãn lân ông
187. Hạ Trương biểu huynh khánh thành
188. Phật tổ đản nhật thái bằng liễn
189. Trần y sĩ thân mẫu vật hóa chi vãn
190. Kế Võ niệm Phật đường
191. Quái dã
192. Tự chú
193. Tiểu ảnh đề tặng chư pháp hữu
193. 1 Trí Thủ
193. 2 Mật Nguỵên
193. 3 Trí Đức
193. 4 Trí Quang
193. 5 Bắc Việt Thanh Tùng
193. 6 Trọng Ân
193. 7 Hoằng Thơ
193. 8 Nam Việt Khánh Nghiêm
193. 9 Tứ thị giả
194. Chú Di Đà Phật tượng sớ
195. Cảnh thế
196. Xuân triêu cảm tác
197. Tặng Thể Quán tỳ kheo ni
198. Tặng Nha Trang Phật học đường môn đệ
199. Đại nghĩ Thiền Tôn tự Giác Nhiên hòa thượng tháp hậu bình châm
200. Tây Thiên tự Giác Nguyên hòa thượng tháp hậu bình minh
201. Liễu huyễn tức chơn
202. Truy niệm ngã Thế Tôn
203. Tăng Hy Đình Nguyễn tiên sinh thọ sơn minh kỷ
204. Nha Trang Phật học giám viện Trí Thủ đại đức chi thám
205. Đại nghĩ khấp nội tướng thi
206. Đại nghĩ phụng tiên đối liễn
207. Lão cư sĩ chi vãn
208. Tứ Vạn Phú niệm Phật đường liễn
209. Tứ Thiên Hương niệm Phật đường
210. Đại Thiên chúa giáo đồ lạc thành chi hỷ
211. Đại Bình Định tỉnh Sơn Long tự nội ngọai liễn
212. Cố hữu Mỗ cư sĩ chi vãn
213. Pháp hữu chi vãn
214. Đại Câu Hoan niệm Phật đường liễn
215. Đại Vạn Phước tự tam quan liễn
216. Đại Báo Quốc tự phụng tổ liễn
217. Đại Hộ lăng ban hạ bỉ Mỗ viên thăng chức liễn
218. Đại Mỗ tộc từ tiên liễn
219. Phóng khẩu
220. Đại Mỗ tăng gia nội phụng Phật
221. Đại Thúy Vân niệm Phật đường nội ngọai liễn
222. Thủy lâm cục trú sở
223. Hiền Lương niệm Phật đường liễn
224. Đại Quảng Trị Long An tự liễn
225. Quy Lai niệm Phật đường
226. Phật đản tụng
Với số tác phẩm liệt kê vừa thấy của Tập trung, khi so với Tập II của truyền bản hai tập, ta nhận ra số lượng cực kỳ phong phú. Có hàng chục tác phẩm đã không thấy xuất hiện trong Tập II. Còn số thấy có trong Tập II thì cũng không đủ lắm và có một số xuất nhập. Chẳng hạn, về đề mục Vịnh cổ, Tập trung có tới 54 nhân vật được vịnh, thì Tập II chỉ có 53 người, thiếu bài vịnh về Tào Thực. Ngoài ra, nhan đề một số bài vịnh đã bị thay đổi như bài Đảng Tiến của Tập II thì đây gọi là Phụ Phúc tướng quân, bài Tạ Côn chiết xỉ thì đây thành Ấu Di chiết xỉ, bài Tuân Úc thì đây gọi là Không hạp hàm oan v.v... Thứ tự cũng không hoàn toàn giống nhau như bài Hạ Cơ thì bị đưa gần cuối và có đề là Vị sắc vong xu. Không những thay đổi nhan đề và thứ tự, ngay cả văn cú cũng bị thay đổi. Ví dụ, cùng vịnh về Trương Phi, nếu Tập II của truyền bản hai tập đọc:
Hoàn hoàn nhất nộ dục thôn Tào
Trường bản hoành mâu đảm khí hào
Nhất thích Nghiêm Nhan minh đại nghĩa
Lực truy Mạnh Khởi vọng phong đào
桓桓 一 怒 煜 吞 曹
镸板 橫 矛 胆 氣 豪
一釋 嚴 颜 明 大 義
力追 孟 起 望 風 逃
thì Tập trung của truyền bản ba tập lại có:
Viên tinh báo thủ chấn lôi thanh
Trường bản hoành mâu thối Ngụy binh
Oan báo ân thù đô thị trực
Thiên thu lẫm lẫm khí như sinh
圓睛 豹 首 振 雷 青
長扳 橫 矛 退 魏 兵
怨報 恩 酬 都 是 直
千秋 凜 凜 氣 如 生
Và đó là chưa kể trong từng bài thơ lại có một số xuất nhập về văn cú nữa. Tất nhiên những xuất nhập vừa nêu của truyền bản ba tập so với truyền bản hai tập biểu thị một phần nào ý đồ nhuận sắc của chính tác giả Thủy nguyệt tòng sao, sau một thời gian dài sưu tầm và chỉnh lý.
Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận đôi khi những xuất nhập đó lại do chép sai mà ra. Chẳng hạn, trong bài Lạm xí, câu cuối của truyền bản hai tập (số 117) chép: “Nhân gian ứng phó tác thanh thằng”, trong khi truyền bản ba tập (số 154) lại có: “Nhân gian ứng cúng tác thanh thằng”. Ứng cúng rõ ràng là một chép sai của ứng phó mà ta thấy trong truyền bản hai tập, vì ứng phó là một thuật ngữ Phật giáo có nghĩa đi cúng, chứ không có nghĩa bình thường là đối phó. Trường hợp chữ thùy 誰trong danh thùy của câu cuối ở bài vịnh Gia Cát Lượng (số 143) cũng thế. Thùy ở đây được viết sai thành誰 với nghĩa là ai, trong khi đó truyền bản hai tập lại viết đúng chữ thùy với nghĩa là rủ xuống. Trong những trường hợp chép sai như thế này, chúng tôi dựa vào truyền bản hai tập để hiệu chỉnh và dịch.
Những tác phẩm từ số 144 đến 192, thì trừ những bài không có trong Tập II với các sớ 152, 154-156, 159-191, số còn lại Tập II xếp vào trong tiểu đề Khoái hoạt vựng biên. Thứ tự một số bài cũng bị đảo lộn. Chẳng hạn, số 192 đề Tiểu ảnh đề tặng ở đây đưa vào phần cuối, thì Khoái hoạt vựng biên của Tập II lại đưa lên đầu. Ngay số 158 Sai mê thì đây chỉ có một câu đố, trong khi Khoái hoạt vựng biên có đến hai câu. Một là Sai từ đọc :
Bỉ lộ ngã tàng
Bỉ húy ngã trương
Dạ thâm nhân tịnh
Kỳ thanh tiệm trường
Hai là Hựu sai đọc:
Diệc nữ diệc nam
Lưỡng đầu bát túc
Nhất nhập kỳ đồ
Tấn thối duy cốc
Mà ta không thấy ở trong Tập trung của truyền bản ba tập. Đây có thể do hai câu đố này dễ gợi cho người ta ý tục. Cho nên, đến cuối đời, để nghiêm túc hơn, thiền sư Chân Đạo Chánh Thống đã loại bỏ chúng và thế vào một câu đố có nhiều điển tích với Quan Vũ, Phàn Khoái, Lưu Biểu v.v... Hai câu đố vừa nêu cùng với dị bản bài thơ về Trương Phi mà chúng tôi dẫn trên, chúng tôi cho chép ở đây nhằm cung cấp thêm tư liệu, để cho việc nghiên cứu về thiền sư Chân Đạo Chánh Thống được trọn vẹn hơn.
Tập hạ chủ yếu dành để chép lại các đối liễn mà thiền sư Chân Đạo Chánh Thống đã sáng tác cùng với một số thơ văn có lẽ viết sau năm Quý Tỵ (1953). Nó gồm các đề mục sau:
227. Quy Thiện tự
227. 1 Đại hùng điện liễn
227. 2 Tam bảo án
227. 3 Quan Âm án
227. 4 Tiền đường
227. 5 Tả hữu thiền đường
227. 6 Tam quan chánh môn
227. 7 Tự tiền biểu trụ
227. 8 Phật liễn
227. 9 Tăng xá
228. Đà Lạt tỉnh sơn tự môn
229. Tặng Quảng Nhuận pháp hữu quy Lâm Viên tỉnh
230. Diệu Đức ni tự thiền đường
231. Hồng Ân ni tự liễn
232. Hạ cư sĩ lạc thành
233. Giác Lâm tự tiền điện tịnh trụ môn
234. Quốc Ân tự Đắc Quang hòa thượng nhục tháp
235. Tứ ca kỷ kiêm cô tửu giao
236. Đại nghĩ thướng Thiền Tôn tự Giác Nhiên hòa thượng liễn
237. Quan thánh từ môn
238. Phổ Quang tự
239. Tặng Mỗ cư sĩ
240. Thiền Tôn tự
241. Đạo ty quán khánh thành
242. Diệu Đế tự
243. Phật lão hiệp tự
244. Việt Nam Nam châu Phật Quang tự
245. Cao Đôi Lương Điền xã niệm Phật đường
246. Chư niệm Phật đường
247. Quốc Ân tự tam quan
248. Thừa Thiên Đại y viện niệm Phật đường
249. Đại Phật học đường
250. Hộ sanh thất
251. Hoa bằng
252. Kỷ nữ thất
253. Hý tặng Mỗ đồng song khiêu nhất quả phụ hựu trùng mại thổ viên
254. Tặng Mỗ đồng song huynh đệ
255. Khai bút
256. Tăng Ngô Trạch Chi huyện doãn
257. Đình viện
258. Hải Đức tự chung cổ lâu
259. Thanh Cao tự tam quan
260. Linh Quang tự tam quan
261. Vãn Lương Điền pháp hữu
262. Vãn Mật Khế pháp hữu
263. Báo Ân tự môn
264. Vãn Quảng Huệ pháp hữu
265. Vãn cận sự nam Châu Khuê Ưng tướng công
266. Thành nội niệm Phật đường tịnh tam quan
267. Bộ kịch trường
268. Bình Định tỉnh Giác Hoàng tự
269. Viên Thông tự
270. Hải Hội tự
271. Dương Xuân Thượng xã tự thành đình
272. Thuận phiếm Thuận Hòa xã niệm Phật đường
273. Thần Phù xã niệm Phật đường hiệp tự tiên triết
274. Mậu Tuất niên Bình Định tỉnh Thập Tháp tự thỉnh dư vi đại Phật đường pháp sư, khai giảng nhật huấn thị từ
275. Tặng học đường nội chư học tăng
275. 1 Mật Hạnh
275. 2 An Tâm
275. 3 Kế Châu
275. 4 Bình Chánh
275. 5 Quảng Chư
275. 6 Mật Viên
275. 7 Phước Hải
275. 8 Trí Nhàn
276. Thập Tháp tự Tây lâu ngọa bịnh
277. Diên y điều trị sảo khả thơ tặng
278. Dự Thập Tháp tự ước tân niên tái nhậm giảng sư, nhân bịnh bất quả phúc đáp
279. Nhất điên tăng thường thừa cước đạp xa vãn lai đô thị hý vịnh
280. Tăng Minh Trai Trần quân hàn lâm hậu kiêm y đạo
281. Kỷ Hợi Trung thu dạ lục thập tự vịnh
282. Danh dụ lợi ca
283. Đinh Dậu thu nguyệt Từ ân tự vãn thiếu
284. Quảng Nam Ngũ Hành sơn Huyền Không động tạo Thích Ca tôn tượng khánh thành lễ
285. Động ngoại cung tạo Quan Âm thánh tượng khánh thành sớ
286. Thướng Phước Huệ bổn sư đại lão hòa thượng tinh Trí Thủ nhân giả thơ
287. Tinh ký Trí Thủ nhân giả nhất luật
288. Dự Mỗ Mỗ tăng ám tranh tự chủ hổ tương kích bác
289. Dự Thái quốc Thúy Ngạn tự trú trì pháp đệ Bích Vân
290. Trào Đôn Hậu pháp lữ
291. Họa cổ học quý san Mặc Si đại nhân vận
292. Đề Phước Điền tự trú trì đại sư thọ tháp
293. Triển chuyển nan mỵ kịch xúc sầu hoài viên thác cô ngâm dĩ tiêu trường dạ
294. Bán dạ quan kỳ yếm nhập thùy giác hậu ngẫu đắc
295. Tống Bích Vân pháp đệ quy Thái quốc
296. Dự Hy Đình Nguyễn cư sĩ thơ
297. Hựu họa đáp Hy Đình cư sĩ
298. Bính Thân lạp nguyệt nhị thập cửu nhật tá tạm vô do thích Báo Quốc tự trú trì Trí Thủ đại sư quá phỏng mong tứ bạch mễ nhất đại bao phú trình
299. Đề Quan Âm bồ tát họa tượng
300. Đề Lục Tổ đại sư họa tượng
301. Nguyệt hạ đàm tâm
302. Đinh Dậu lạp nguyệt tiễn Bích Vân đại sư quy Thái
303. Khứ tuế giáo hội thỉnh dư vi Phật học đường Hán học giáo viên phú thử tự trào
304. Bất vô ngôn
305. Hồng Khê lão nạp kiêm Kỳ Hoàng chi thuật huệ tứ trường phiến nhất bính thơ thử dĩ tạ
306. Trung Hoa dân quốc La quân du học Pháp quốc tốt nghiệp chi khánh họa tặng
307. Đề Mỗ đạo giả phiếm chu thám liên đồ
308. Hồng Khê lão nạp kiêm y đạo ngọa bịnh ký hoài
309. Quảng Trị diên hải Thâm Khê xã thiết đại trai đàn thỉnh dư vi chứng minh sư huấn thị
310. Đại môn đệ ký dự Quy Nhơn phiếm Mỗ tăng
311. Dự Trí Thủ nhân giả
312. Vịnh cổ
313. Đinh Dậu nhân nhật hạ sơn quan triển lãm thị hội hữu cảm
314. Quảng Trị tỉnh Tịnh Quang tự liễn
315. Đại Hương Lâm tự vi độ độ binh hỏa tàn thiêu tự chủ tái kiến khánh thành chi hạ
316. Từ Quang tự liễn
317. Báo Ân tự hậu tự tiên linh liễn
318. Vạn Phước tự liễn
319. Trúc Lâm tự tam quan liễn
320. Niệm Phật đường tự quá cố hội viên
321. Phổ Tế tự liễn
322. Trai đàn liễn
323. Thuận An hải khẩu niệm Phật đường
324. Thuận Hóa thành nội Cát Tường niệm Phật đường
325. Thái quốc Thúy Ngạn tự
326. Mỗ cung phi xuất gia
327. Linh Quang tự Phật tiền
328. Tịnh Đức tự
329. Trường Sanh niệm Phật đường
330. Thuận Hóa Trung Việt tăng tập đường liễn
331. Bình Định Quy Nhơn hải khẩu Long Khánh tự liễn
332. An Ninh xã Phước Duyên tự tam quan liễn
333. Trùng Quang tự liễn
334. Kế Môn xã niệm Phật đường Phật đình liễn
335. Tam đồn nghĩa trũng
336. Phước Hải viện khánh thành chi hạ
337. Hạ Mỗ ông xuất giá thiếu nữ
338. Tường Vân tự Tịnh Khiết hòa thượng thọ tháp liễn
339. Thủy Nguyệt hiên trượng thứ
340. Pháp Hoa tự Phật liễn
341. Thuận An hải khẩu niệm Phật đường môn
342. Tang dư liễn
343. Trúc lâm tự chủ nghiêm đường chi vãng
344. Vãn nhạc sĩ Mỗ quân
345. Tự Lão tử liễn
346. Họa đáp Bắc Việt Bằng Sở tự đại lão hòa thượng
347. Tùy ngâm
348. Niệm Phật đường đạo hữu đẳng cát phụng tiên linh hiệp tự ký
349. Đại nguyên Trung Quốc Trần Minh Trai y sư tặng Trung Quốc danh y phụ tử sơ đáo Việt Nam
Tập hạ bắt đầu từ số 227 cho đến 349, như vậy có cả thảy 123 đề mục, nhưng thực tế chỉ có 122 mà thôi, bởi vì đề mục số 281 “Kỷ Hợi Trung thu dạ lục thập tự vịnh” của tập này đã được chép ở Tập trung dưới đề mục số 174 “Điệp tả Kỷ Hợi Trung thu nguyệt dạ lục thập tự vịnh”.
Từ đó, chúng ta có thể nói truyền bản ba tập thượng, trung, hạ chính thức chỉ có 348 đề mục với tổng số 337 bài thơ, 7 bài ca, một bài phú, một bài tụng, 3 bài châm, 21 bài văn, 27 lời chú thích từ và 265 câu đối. Trong số 337 bài thơ, nếu xét về mặt thể loại ta có thể chia ra thành 8 nhóm với thống kê như sau:
Thơ 2 câu 6 bài
Thơ cổ phong 3 bài
Thơ 4 chữ 7 bài
Thơ 5 chữ 12 bài
Ngũ ngôn tứ tuyệt 6 bài
Thất ngôn tứ tuyệt 166 bài
Đường luật 136 bài
Và đặc biệt có một bài viết theo thể song thất lục bát của Việt Nam, bài số 25 với nhan đề Xuân tiêu viễn cảm. Đây có thể nói là một trong số rất ít những bài thơ chữ Hán làm theo luật thơ Việt của nước ta. Không những dùng thể song thất lục bát để làm thơ chữ Hán, thiền sư còn dùng điệu Nam ai và Nam bằng của nền âm nhạc Thuận Hóa, cụ thể là loại hò Mái nhì đặc trưng của vùng Huế để viết nên hai khúc. Hai khúc này có đoạn dùng thể song thất lục bát để viết nên, nhưng chủ yếu là viết theo điệu hò Mái nhì.
Ngoài ra, có một bài thơ viết theo thể liên hoàn cách, mà chính thiền sư đã giải thích “chữ thứ bảy của mỗi câu dùng nửa chữ để đọc tiếp câu sau, xong rồi lại bắt đầu”. Đây là bài Tặng môn đệ Quang Diệp, mang số 74 trong bảng liệt kê nội dung ở trên. Bài này viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú, nhưng trong bản chữ Nho ta thấy mỗi câu chỉ có sáu chữ mà thôi. Chữ đầu mỗi câu phải lấy từ nửa chữ của câu trước để đọc mới ra được 7 chữ. Bài này trong truyền bản hai tập có lời bình của người bạn của thiền sư là Nguyễn Huy Nhu khen “thi tứ diệu xảo” và cho đây là “cách sáng tạo của nhà thơ” (thi gia sáng cách).