3 Phẩm Thí Dụ

23/05/201012:00 SA(Xem: 11634)
3 Phẩm Thí Dụ

PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
(SADDHARMA PUNDARIKA SUTRA)
Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi 1962

 

PHẨM THỨ BA
THÍ DỤ (La Parabole)

Lúc bấy giờ, Xá-lợi-Phất hớn hở vui mừng, liền đứng dậy cung kính bạch Phật: “Hôm nay con được nghe mấy lời Phật dạy, thật là việc chưa từng có. Bao nhiêu nghi ngờ của con đã dứt sạch. Trước kia con thường tự hỏi: Phật cũng ở trong pháp-tánh như mình, cớ sao Phật được là Phật còn mình lại không? Vậy ra mình đã mất cái khả-năng thành Phật của mình rồi sao?

Nay nghe Phật dạy, con mới hiểu rằng Phật đã tuỳ nghidạy bảo.

- Vì xưa con thấy sai, hiểu lầm (tà kiến), nên Phật, để trừ tà-kiến ấy, phải tạm đem cảnh Niết-bàn ra mà dụ dẫn con (phương-tiện).

- Kế đó, tà-kiến trừ được, con không còn tham Niết-bàn và đạt đến cái lý “Không” chân thật, con tự cho là đã “diệt độ” rồi.

- Nay con mới hiểu rằng như thế cũng chưa diệt độ hoàn toàn. Thật diệt độ là khi nào đạt đến chỗ thành Phật, đủ 32 tướng tốt và làm Thầy của trời, người.

Xá-lợi-Phất nói tiếp: “Lúc mới nghe Phật nói con sẽ thành Phật, con thật nghi ngờ và tự hỏi Ma giả Phật để não loạn lòng con. Nhưng sau nhờ thí-dụ của Phật, con mới hết nghi, và tin quả quyết rằng con sẽ thành Phật”.

Phật bèn nói với Xá-lợi-Phất: “Tôi xưa kia đã từng giáo hoá ông, đã từng dìu dắt ông trên đường thành Phật, nhưng ông lại quên mà tưởng là được diệt độ trong khi chưa tới đích. Tuy nhiên, tôi nói trước cho ông biết, trong vị-lai vô lượng số kiếp, ông sẽ thành Phật hiệu là Hoa-Quang Như-Lai, nước tên Ly-Cấu, kiếp tên Đại-Bảo Trang-Nghiêm”.

Thính chúng thấy Phật “thọ ký” cho Xá-lợi-Phất lấy làm vui mừng hớn hở.

Xá-lợi-Phất bèn thưa: “Trước kia Phật dạy hễ lìa sanh, già, bệnh, chết là đến Niết-bàn. Các hàng Thanh-văn hiện diện đã nghe và làm theo, ai cũng tưởng là đã được Niết-bàn rồi. Nay Phật lại đưa ra một giáo-pháp mới chưa ai từng nghe, là Niết-bàn ấy chưa phải rốt-ráo, mà rốt-ráo là phải thành Phật, con sợ hàng Thanh-văn còn chỗ nghi ngờ. Cúi xin Thế-Tôn giải thích”.

Phật đáp: “Trước đây, tôi há chẳng nói rằng tất cả các giáo-pháp đã dạy đều là phương-tiện đưa đến Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác (thành Phật) sao? Nhưng thôi, để cho bậc trí hiểu được, tôi có cái thí-dụ này:

“Có một ông nhà giàu to, tuổi đã già suy. Nhà cửa ông rộng lớn, sức chứa nhiều người, trong số có các con của ông, nhưng phải cái nguy là nhà ấy mục nát, rắn rít rất nhiều thêm nỗi đang bị lửa cháy mà cửa ra thì chỉ có một cái, lại bé hẹp.

Ông lão đứng ngoài, lo sợ cho các con, muốn xông vào cứu chúng, nhưng nhớ đến cửa nhỏ, sợ các con giãy giụa mà không đem ra được hết. Trong lúc ấy, dầu nguy hại trước mắt, các con của ông cứ nô đùa, không biết sợ sệt gì hết và cũng không muốn ra vì không biết lửa là gì, chết thiêu là gì.

Ông bèn lập kế. Ông hô to: “Các con ơi! Ba có những đồ chơi đẹp lắm đây nè, nào là xe dê, xe hưu, xe bò, chiếc nào cũng trang sức lộng lẫy. Đứa nào ra đây cha cho!”.

Các con nghe, ùn-ùn kéo nhau chạy ra khỏi nhà cháy rồi bu lại đòi đồ chơi. Ông nhà giàu bèn ban cho các con đồng một thứ xe lớn, tốt đẹp vô cùng. Vì sao không cho ba thứ xe lớn, nhỏ, tốt đẹp khác nhau, mà lại cho ròng một thứ tuyệt đẹp? Vì ông lão giàu có, kho tàng đầy ngập.

Đến đây, Đức Phật hỏi Xá-lợi-Phất: “Ông trưởng giả đã hứa cho ba thứ xe, nay lại cho có một thứ, mà là thứ lớn và tốt nhất, vậy ông có nói dối không?

Xá-lợi-Phất bạch: “Dạ không. Dầu cho thứ xe nhỏ nhất, xấu nhất, ông cũng không nói dối, hà huống cho thứ lớn và tốt. Vì sao? Vì việc hứa cho xe chỉ là một phương-thế, phương-tiện cứu các con ông ra khỏi nhà cháy”.

Phật khen: “Đúng đấy! Như-Lai là cha của tất cả thế gian. Tuy đã ra khỏi thế-gian, vẫn vì sự lợi-ích của tất cả mà trở vào nhà lửa ba cõi cũ mục này để độ chúng-sanh ra khỏi nạn sanh, già, bệnh, chết, lo buồn, khổ não, ngu si, tối tăm, ba độc (tham, giận, mê-muôi). Sống trong cảnh khổ nhà cháy như thế mà chúng-sanh cứ vui chơi, hỷ hạ, chẳng hay đang bị lửa đốt, chẳng biết sợ sệt, không nhàm không chán, không cầu ra khỏi (giải thoát).

“Như-Lai mới nghĩ phương cứu-độ. Đem trí-huệ, thần-thông ra giảng nói ư? Không thể được, chúng-sanh đang bị thiêu đốt (đau khổ, mê muội), làm gì nghe hiểu. Vậy phải dùng một phương-thế nào đó, miễn cứu chúng ra khỏi là được. Do đây mà có việc quyền lập phép tu sửa. Một là Thanh-văn-thừa (xe dê), hai là Duyên-giác-thừa (xe hưu), ba là Bồ-tát-thừa (xe bò), tuỳ căn-cơ trí-huệ của mỗi hạng chúng-sanh.

“Như ông nhà giàu cho đồng đều các con mỗi đứa một cỗ xe to khi chúng ra khỏi nhà lửa, Như-Lai cũng thế, khi chúng-sanh đã ra khỏi sự khổ-não, bất luận là do xe Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, bèn cho cái vui, cái lợi-ích to lớn hơn xưa: thiền-định, giải-thoát…là những cỗ xe đưa đến Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Và cũng như ông trưởng giả kia, Phật không phạm tội nói dối.

“Nhưng coi chừng! Đừng đem kinh này, sự thật này mà nói với những hạng người vô trí là hạng:

Kiêu-mạn (làm phách) 

Lười biếng 

Ngã chấp (Quá tự-ái) 

 Họ sẽ không tin, phỉ báng lời Phật để rồi sẽ chịu những quả báo ghê rợn. Nên chỉ nói cho hạng người lợi căn, trí-huệ sáng-láng, học rộng, nhớ dai, lòng mong cầu giải-thoát (Phật-đạo), lìa xa phàm-phu, bạn ác, thích thanh tịnh, tu hành…

Huyền nghĩa

 Ở phẩm này, Kinh dùng một thí-dụ để giải tại sao chỉ có một con đường Phật-đạo), mà trước kia Phật dạy tới ba. Hay để nói theo Kinh, chỉ có một cỗ xe chớ không phải ba.

 Trong thí-dụ nhà lửa (nhà bị cháy):

- Ông nhà giàu chỉ Phật, những đứa con chỉ chúng-sanh.

- Lửa cháy, mục nát, rắn rít, chỉ cảnh khổ của chúng-sanh là sanh, già, bệnh,

chết, sầu não, mê-muội;

- Ba xe chỉ ba thừa hay ba bậc tu hành: Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát. Hai

bậc trước tu vì mình cho nên ví với xe dê, xe hưu, là những xe nhỏ, sức chở một người mà thôi (tự độ). Bậc Bồ-tát vì người quên mình, cho nên ví với xe bò--chớ không phải xe trâu—là thứ xe lớn, sức chở nhiều người (độ tha)

Trước kia, sở dĩ Phật quyền chia giáo-pháp của Ngài ra ba bậc, ấy vì chúng

-sanh mê sống trong cảnh của thể xác và tâm tình, tức của ba giới (dục, sắc và vô- sắc-giới), Phật không thể đem cái Chân-lý tuyệt vời là cái thấy biết (tri-kiến) của Phật ra dạy ngay được. dầu có dạy đi nữa , cũng không ai hiểu, bởi cái thấy -biết của Phật là cái thấy-biết của bậc đã ra khỏi ba giới. Do đây, phải dạy tu tập lần hồi, tuỳ khả-năng của từng hạng người, để ai cũng được an ẩn (paix intérieure) và khoái lạc (sérenité) là điều-kiện cốt yếu, nhiên hậu mới đem sự-thật cuối cùng ra dạy.

 Những con của trưởng giả ra khỏi nhà lửa , chỉ chúng-sanh, nhờ sự dụ dẫn của ba thừa, ra khỏi ba giới, được an ẩn và khoái lạc, tạm gọi là Niết-bàn.

 Ông cha cho các con một thứ xe vừa to, vừa tốt, đó là giáo-pháp Đại-thừa, là giáo-pháp năng sanh cái lạc tịnh diệu hạng nhất, là mức cuối cùng của con đường tiến hoá tâm linh từ phàm đến Thánh, từ chúng-sanh đến Phật, nghĩa là từ ô-trược đến thanh-tịnh hoàn-toàn, từ trói trăng mất cả tự-do đến giải-thoát tự-tại hoàn-toàn, từ đau khổ đến an lạc, từ sanh tử đến bất sanh bất diệt.

 Nhà to mà chỉ có một cửa ra, chỉ Tam giới rộng lớn, muốn ra khỏi chỉ có một con đường, chỉ có một cửa. Cửa tuy mở nhưng khó ra, ám chỉ công phu tu học khắc-khổ và kiên-nhẫn.

 Ở trên đã nói ông nhà giàu chỉ cho Phật, mà Phật là Tâm. Vậy câu: “ông trưởng-lão giàu có, kho tàng đầy ngập” có nghĩa là Tâm đầy đủ mọi công-đức (Đức-tạng), mọi pháp (Pháp-tạng). Mà Tâm thì ai cũng có và không sai-biệt. Vậy ai cũng có sẵn nơi mình mọi khả năng, mọi điều-kiện để đạt đến cái kết-quả cuối cùng là Phật-quả. Điều cần yếu là mỗi người phải tự biết mình có cái kho tàng quý báu vô song đó và phải biết khai thác, diệu dụng. Đó là mục đích của Đại-thừa giáo.

 Tuy chia có ba xe, tất cả đều là xe mà công-dụng là đưa người từ một địa-điểm này sang một địa-điểm khác. Giáo pháp của Phật tuy chia có ba bậc, vẫn đồng một công-dụng là đưa chúng-sanh ra khỏi nhà lửa, hướng về cái đích duy nhất là Giác-ngộ. Giải-thoát hoàn-toàn, cho nên hứa cho ba thứ xe, rốt cuộc lại cho có một.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58719)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.