8 Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký

23/05/201012:00 SA(Xem: 11166)
8 Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký

PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
(SADDHARMA PUNDARIKA SUTRA)
Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi 1962

 

PHẨM THỨ TÁM
NGŨ BÁCH ĐỆ-TỬ THỌ KÝ

(Prédiction relative aux 500 Religieux)

 Lúc bấy giờ Phú-Lâu-Na (Pûrna), sau khi nghe đức Phật nói về những phương-tiện tùy cơ nói pháp, lại nghe Phật thọ-ký cho các đệ-tử lớn, lại nghe việc nhân-duyên đời trước và ra sức tự-tại thần-thông lớn của chư Phật, lòng thanh-tịnh hớn hở, bèn quỳ lễ Phật, bạch rằng: “Thế-Tôn thật là đặc-biệt, làm việc ít có là thuận theo không biết bao nhiêu tánh của chúng-sanh mà nói pháp cứu vớt. Chúng con không thể dùng lời nói mà tuyên bày cho hết những công-đức của Thế-Tôn, nhưng xin Thế-Tôn biết cho bổn nguyện trong thâm tâm của chúng con”.

Phật bèn nhắc công-phu tu hành của Phú-Lâu-Na ở các tiền kiếp; ở nơi 90 ức đức Phật thuở quá-khứ, hộ trì trợ tuyên chánh-pháp của Phật và là bậc nhất trong nhóm người nói pháp thuở đó; ở trong pháp “Không” thông suốt rành-rẽ, đặng bốn trí vô-ngại, thường hay suy gẫm sâu xa, nói pháp thanh-tịnh, không chỗ nghi hoặc. Tuy đầy đủ thần-thông Bồ-tát, người lúc bấy giờ đều gọi là Phú-Lâu-Na là thật Thanh-văn. Ông dùng phương-tiện Thanh-văn đó mà làm lợi ích cho vô lượng chúng-sanh và giáo hoá vô số người đứng hẳn trong đạo Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.

Các Tỳ-khưu! Thời bảy đức Phật, Phú-Lâu-Na cũng là bậc nhất trong hàng người nói Pháp, rồi trong tương-lai, cũng là bậc nhất nói Pháp và cũng sẽ hộ trì trợ tuyên chánh pháp của vô lượng vô biên chư Phật. Vì muốn làm tịnh cõi Phật mà Phú-Lâu-Na thường siêng năng tinh-tấn giáo hoá chúng-sanh, lần lần đầy đủ đạo Bồ-tát. Nhờ đó mà qua vô lượng số kiếp sau, Phú-Lâu-Na sẽ thành Phật, hiệu là Pháp-Minh, lấy hằng-sa tam thiên đại thiên thế-giới làm thành một cõi Phật, lấy bảy báu làm đất, mặt đất bằng phẳng như mặt bàn tay, không núi gò, khe suối, rạch ngòi. Trong cõi ấy, đài bảy báu đầy dẫy, cung điện của chư Thiên ở gần với “hư không”, trời người giao tiếp nhau, hai bên đều thấy được nhau, không có ba đường dữ (địa-ngục, ngạ-quỹ, súc-sinh), cũng không có đàn-bà.

Chúng-sanh ở cõi ấy đều do biến-hoá sanh, không có dâm-dục, đặng thần-thông lớn, thân chói ánh-sáng, hay đi tự-tại, chí niệm bền chắc, tinh tấn trí huệ… Nhân-dân nước ấy có hai thức ăn: một là pháp-hỷ thực (satisfaction de la loi) và thiền-duyệt-thực (satisfaction de la contemplation). Bồ-tát ở đó đông vô số, còn Thanh-văn cũng thế. Nước Phật ấy tên là Thiện-Tịnh, kiếp gọi Bửu-Minh.

Nói xong, đức Phật trùng tuyên bằng một bài kệ.

Bây giờ, một ngàn hai trăm vị A-la-hán tâm tự-tại, nghĩ: nếu Phật đều thọ-ký cho mình như đã thọ-ký cho các vị đệ-tử lớn thì sung sướng biết bao!

Đức Phật biết tâm-niệm đó, bèn lần lượt thọ-ký cho 500 vị A-la-hán, bắt đầu là Tỳ-khưu Kiều-Trần-Như. Tất cả sẽ thành Phật đồng một hiệu là Phổ-Minh.

Được thọ-ký xong, 500 A-la-hán vui mừng, lễ Phật, bạch: “Thế-Tôn! Từ trước tới nay, chúng con cứ tưởng là được diệt-độ, nay mới biết chúng con vô trí. Vì sao? Vì đáng được trí-huệ của Như-Lai mà cứ cho là trí nhỏ của mình là đủ”. Rồi các vị trình một thí-dụ: “Trong kho-tàng Phật báu, chúng con chỉ mới được một phần mà lại tự cho là đủ. Thế chẳng khác người nghèo cùng, đến chơi một nhà thân-hữu giàu lớn. Tiệc rượu xong, anh nghèo say vùi nằm ngủ. Bạn giàu vì có việc ra ngoài gấp, bèn lấy một hột ngọc vô giá cột vào vạt áo của bạn say để tặng. Hết say, anh nghèo ra đi, không hay trong mình có ngọc. Đến một nước khác cầu y cầu thực, làm ăn vất vả, mỗi khi được một ít của cải, tự cho là đủ, không dám mong một tình-cảnh tốt đẹp hơn. Về sau, anh bạn giàu gặp trở lại anh nghèo, thấy anh khốn khổ quá, mới trách sao không dùng viên ngọc trong vạt áo để kinh-doanh. Chừng ấy anh nghèo mới hay là mình giàu, liền dùng vốn ấy mà kinh-doanh và trở nên giàu có”.

Các vị A-la-hán kết luận: “Chúng con cũng như vậy. Từ lâu xưa, Thế-Tôn thường giáo hoá cho, thế là Thế-Tôn, đã gieo trong chúng con cái nguyện Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác. Thế mà chúng con vô trí, chẳng hay cũng chẳng biết, được chút phần niết-bàn, tưởng là đã đủ rồi, không cầu gì nữa. Nay Phật giác ngộ chúng con, dạy cho biết phải đặng Phật-huệ vô thượng mới thật là diệt-độ”.

 

Huyền nghĩa

Thích sống gần Phật (Chân-lý, giải-thoát), hiểu được lời Phật và đem ra diễn giải là người đã trở về với Tánh sáng-suốt (Bodhi), nên gọi là Bồ-tát. Trong thì sáng-suốt, thanh-tịnh (tịnh quốc độ) mà ngoài sống như người thường mới nghe Pháp (Thanh-văn) để gần gũi chúng-sanh và dùng phương-tiện giúp Chân-lý soi sáng mọi người (trợ Phật), như thế mãi-mãi sẽ có ngày thành Phật, nghĩa là đạt đến sự Giác-ngộ vô thượng. Vì công-đức trợ Phật này mà có hiệu là Phổ-Minh (phổ biến, gieo rắc khắp cùng ánh-sáng).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57429)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.