10 Phẩm Pháp Sư

23/05/201012:00 SA(Xem: 11624)
10 Phẩm Pháp Sư

PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
(SADDHARMA PUNDARIKA SUTRA)
Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi 1962

 

PHẨM THỨ MƯỜI
PHÁP SƯ (L 'Interprète de la Loi)

Để dạy 8 muôn Đại-sĩ (Bồ-tát), Thế-Tôn nói với Bồ-tát Dược-Sư: Trong hàng Thiên Long bát bộ, Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di bất luận cầu Thanh-văn, Bồ-tát hay Phật-đạo, hễ ai trước Phật mà nghe được một kệ, một câu của Kinh Diệu-Pháp, thậm chí có một tư tưởng vui nghe, ta đều thọ-ký cho sẽ đặng Chánh-giác. Lại nữa, sau khi Như-Lai diệt-độ, nếu có người nghe Kinh Diệu-Pháp, dầu là một kệ hay một câu, hoặc chỉ có một ý tưởng vui nghe, ta cũng thọ ký Chánh-giác cho.

Nếu lại có người lãnh giữ, đọc tụng, giải nói, biên chép Kinh Diệu-Pháp, dầu là một bài kệ, kính trọng Kinh như kính trọng Phật mà cúng-dường hương hoa, Dược-Vương nên biết, đó là những người đã từng cúng-dường mười muôn ức Phật, đã thành tựu đại nguyện nơi Phật ở, rồi vì thương xót chúng-sanh mà sanh nơi nhân-gian.

Dược-Vương! Nếu có người hỏi, trong đời vị lai, những chúng-sanh nào sẽ thành Phật, thì nên chỉ những người vừa kể trên mà nói rằng họ sẽ thành Phật. Tại sao? Nếu có trai lành gái tốt nào thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép , dầu là một câu của Kinh Diệu-Pháp, và dùng hương hoa….cúng dường, người đó đáng được thế-gian chiêm ngưỡng, sùng-phụng và cúng dường như Như-Lai. Đó là hàng Đại-Bồ-tát đã thành tựu Chánh-giác, nhưng vì thương xót chúng-sanh mà nguyện sanh trên đời để rộng nói, phân biệt Kinh Diệu-Pháp.

Dược-Vương! Thiện-nam, thiện-nữ nào mà sau khi ta diệt độ tự bỏ nghiệp-báo thanh-tịnh, nhận sanh ra trong đời ác để vì chúng-sanh mà nói Kinh Pháp-Hoa, dầu là vì có một người hay chỉ nói có một câu, phải biết người ấy là sứ của Như-Lai, được Như-Lai sai làm việc Như-Lai, hà huống nói cho nhiều người nghe.

Dược-Vương! Chê mắng Phật nhẹ tội hơn chê mắng người tại-gia hay xuất-gia đọc tụng Kinh Pháp-Hoa. Công-đức xưng tán Phật không bằng công-đức khen ngợi người trì Kinh Pháp-Hoa….

Phật lại bảo Dược-Vương: Trong vô lượng kinh của ta đã nói, hiện nói và sẽ nói, Pháp-Hoa là khó tin, khó hiểu nhất vì đó là “kho tàng bí yếu” của chư Phật, được chư Phật giữ-gìn tư xưa đến nay, chưa từng đem ra nói. Bởi cớ không nên chia sớt trao đưa một cách bừa bãi. Chính khi Như-Lai hiện tại, Kinh này còn bị oán ghét, huống sau khi Như-Lai diệt độ.

Dược-Vương nên biết, sau khi Như-Lai diệt độ, người nào làm được việc biên chép, lãnh giữ, đọc tụng, cúng dường và vì người khác nói Kinh này, người ấy được Như-Lai lấy áo trùm lên mình và được chư Phật ở phương khác hộ niệm. Ngưới ấy có đức tin lớn, chí nguyện mạnh và căn lành sâu, người ấy ở chung với Như-Lai, được Như-Lai rờ đầu.

Dược-Vương! Nơi nào mà có người nói, đọc, tụng, chép kinh Diệu-Pháp, hoặc chỗ nào có kinh này, thì nên dựng tháp cao bảy báu mà thờ, nhưng trong lòng tháp khỏi để xá lợi. Vì sao? Vì trong tháp ấy có toàn thân Như-Lai.

Dược-Vương! Bất luận tại-gia, xuất-gia, nếu có người hành đạo Bồ-tát mà chẳng có khả năng thấy, nghe, đọc, tụng, biên chép, lãnh nắm, cúng dường kinh Pháp-Hoa, nên biết người ấy chưa khéo tu đạo Bồ-tát. Nghe xong mà tin hiểu, lãnh giữ, nên biết đó là người gần Vô-thương chánh giác.

Thí như khát nước mà đào giếng trên gò cao. Thấy đất khô phải biết nước còn xa mà ra công đào, không thôi. Lần thấy đất ướt rồi thấy đất bùn, là biết nước gần. Bồ-tát nào chưa nghe hiểu Kinh Pháp-Hoa là người còn cách đạo Vô-thượng rất xa. Được nghe hiểu, suy gẫm, tu tập Kinh này, đó là người gần Chánh-giác.

Bồ-tát nghe Kinh Pháp-Hoa mà kinh nghi sợ sệt, là Bồ-tát mới phát tâm. Thanh-văn nghe mà kinh sợ, là hàng tăng thượng-mạn.

Dược-Vương! Thiện-nam, thiện-nữ nào muốn nói Kinh Pháp-Hoa, sau khi Như-Lai diệt độ, thì phải vào nhà Như-Lai, mặc áo Như-Lai, ngồi ghế cao Như-Lai, rồi mới vì bốn chúng mà rộng nói.

Nhà Như-Lai là tâm từ-bi.

Áo Như-Lai là lòng nhu-hoà, nhẫn-nhục.

Ghế cao (toà) Như-Lai là chân-lý “Tất cả sự vật là Không”.

Phải đứng yên trên lập-trường ba tâm ấy mà nói pháp.

Dược-Vương! Được như vậy thì từ nơi nước khác, ta sẽ khiến hàng “hoá nhân” đến nghe pháp, ta cũng sẽ khiến các hàng hoá-tỳ-khưu, hoá-tỳ-khưu-ni, hoá-ưu-bà-tắc, hoá-ưu-bà-di đến nghe pháp.

Nếu người nói pháp ở chỗ vắng-vẻ, ta sẽ khiến Bát-bộ Thiên, Long đến nghe.

Ta dầu ở nước khác, luôn luôn khiến người nói pháp đặng thấy thân ta, và nếu người ấy quên câu mất chữ, ta sẽ khiến cho được nói đầy đủ, thông suốt.

 

Huyền nghĩa

1. Kinh Pháp-Hoa là Chân-lý tối hậu, chứa đựng tất cả những bí yếu của Chân-lý, cho nên khó tin, khó hiểu. Lúc Phật hiện tiền hay sau khi Phật diệt độ, ai mà nghe được Kinh Pháp-Hoa không phải là hạng tầm thường, mà chắc chắn là người đã xa lìa vọng tưởng, trí huệ rõ thông, vì vậyPhật thọ ký cho.

2. Đọc tụng Kinh Pháp-Hoa là lấy đức trang-nghiêm của Phật mà trang-nghiêm tự thân. Chẳng những đọc tụng, mà giải nói, biên chép, tôn trọng, cúng dường Kinh cũng được về sau thành đạo Vô-thượng. Bởi vì đọc tụng, giải nói, biên chép Kinh là tự nhắc nhở Chân-lý, tôn trọng, cúng dường Kinh là kính mến và hy-sanh cho Chân-lý.

3. Người nghe đọc tụng Kinh Pháp-Hoa, phải sanh lòng tin kính, phải cúng-dường Kinh và người đọc Kinh như cúng-dường Như-Lai vì đó là người của Như-Lai (Chân-lý) sai để thực hành những việc làm của Chân-lý (missonnaires de la verité pour accomplir des actes de verté).

4. Vì Kinh khó tin, khó hiểu, cho nên phải thận trọng trong việc diễn nói, trao truyền. Của quý mà cho người không biết dùng thường có hại hơn có lợi.

5. Ai đọc tụng, thọ trì, cúng dường hoặc vì người khác giảng Kinh, sẽ được Phật hộ niệm.

6. Chỗ nào có Kinh Pháp-Hoa, nên xây tháp thờ, nhưng trong tháp khỏi để xá-lợi, vì trong tháp đã có toàn thân Như-Lai. Xây tháp là để thờ Phật, mà Kinh chứa đựng tròn đủ Chân-lý thì Như-Lai đã ở đây rồi, còn để xá-lợi là vật tượng trưng làm gì?

7. Nhưng muốn được Như-Lai hộ niệm, hộ trì, như quy tựu thính-giả, cho thấy Chân-lý (thân Phật), nhắc những chỗ quên (sáng suốt) người nói pháp phải có lòng từ-bi, nhẫn nhục và sống trong cái chân-lý “Pháp không”.

8. Có ba hạng người:

a) Không thể thấy nghe Kinh (đất khô).

b) Nghe mà chưa tin hiểu, thọ trì (đất ướt)

c) Nghe xong, tin hiểu, thọ trì (đất bùn gần mội).

 Kết luận: Nghe đọc, như giảng nói Kinh Pháp-Hoa đều hưởng được ánh- sáng của Chân-lý và sự huân-tập. Đọc tụng, thọ trì như thế là thông-dịch, diễn đạt cho người khác hiểu được Pháp (Chân-lý) bằng lời nói, việc làm. Do đây mà Ô. Burnouf dịch Pháp-sư là “Interprète de la Loi”.

[1] Ô.Burnouf dịch:cinquante quatre fois cent mille myriades de kôtis de kalpas.

[2] Học là nghiên cứu chân lý, đã dứt mê vọng. Còn Vô-học là chỉ hạng đã nghiên cứu xong Chân lýmê vọng đã dứt tận, không còn gì phải học thêm nữa. Trong 4 hạng tu hành có kết quả trong bậc Thanh-văn, 3 hạng đầu (Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm) gọi là hạng Học. Còn hạng thứ tư là A-la-hán thì gọi là Vô-học).





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58776)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :