Thư Viện Hoa Sen

Thiên Thai Tứ Giáo Nghi – Hán Việt đối chiếu

19/07/20154:00 CH(Xem: 9130)
Thiên Thai Tứ Giáo Nghi – Hán Việt đối chiếu

Sa môn Đế Quán 
biên soạn

THIÊN THAI TỨ GIÁO NGHI
Bác sĩ Trần văn Nghĩa
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Phiên dịch và tường chú


Đối chiếu Hán văn và Hán Việt

No. 1931

 

天台四教儀

Thiên Thai 1 tứ giáo 2 nghi 3

四教頌

Tứ giáo tụng

                                           1)    Tứ giáo tụng 4  

 

七賢七位藏初機。通教位中一二齊。

thất hiền  thất  vị   tạng  sơ  cơ  。thông giáo  vị   trung  nhất   nhị   tề  。

(Bài 1) Thất hiền thất vị là căn cơ tu hành của Tạng giáo, tương đương với nhất vị, nhị vị của Thông giáo.

別信并圓五品位。見思初伏在凡居。果位須陀預聖流。

biệt tín   tinh  viên  ngũ phẩm  vị   。kiến tư sơ phục   tại   phàm  cư  。quả vị  tu đà dự Thánh   lưu.

Nó tương đương với thập tín của Biệt giáo và ngũ phẩm vị của Viên giáo. Tất cả những cấp bậc tu hành này nó chỉ giúp ta đoạn trừ được  kiến hoặc, tư hoặc trong trong phàm vị chưa vào đến thánh vị.

 

(Bài 2) Tạng giáo tu đà hàm sơ quả vị là dự bị được vào thánh lưu

與通三四地齊儔。并連別住圓初信。

dữ thông  tam  tứ   địa   tề  trù   。tinh  liên   biệt   trụ/ trú   viên   sơ   tín   。

Tương đương với thông giáo tam địa và tứ địa.  Cũng tương đương với biệt giao sơ trụviên giáotín vị,

八十八使正方休。圓別信住二之七。藏通極果皆同級。

bát thập bát sử  chánh  phương   hưu   。viên biệt  tín   trụ / trú   nhị   chi thất   。tạng thông  cực quả  giai  đồng  cấp   。

Đó là các quả vị của tứ giáo để giúp chúng ta đoạn trừ được 88 loại kiến hoặc của tam giới.

 

 (Bài 3) Viên giáo nhị tín vị đến vị thứ bẩy của tín vịBiệt giáo nhị trụ vị đến vị thứ bẩy của trụ vị đã đoạn trừ tư hoặc của tam giới, tương đương với  A la hán quả của Tạng giáothập địa của Thông giáo.

同除四住證偏真。內外塵沙分斷伏。

đồng   trừ   tứ trụ  chứng  Thiên  chân   。nội ngoại  trần sa  phần  đoạn phục  。

Tất cả những quả vị kể trên của tứ giáo giúp ta đoạn diệt tất cả những phiền não, kiến hoặc, tư hoặc của tứ trụ địa và giúp ta chứng được chân đế của Thiên Chân (偏真) Niết Bàn. Nó giúp ta đoạn trừ được trần sa hoặc  của giới nộitrần sa hoặc của giới ngoại.

八之十信二惑空。假成俗備理方通。齊前別住後三位。

bát  chi thập tín  nhị hoặc  không  。giả  thành  tục   bị   lý   phương   thông   。tề  tiền   biệt   trụ   hậu  tam  vị   。

 

(Bài 4) tu đến tám, chín, mười trong thập tín của Viên giáo thì đoạn trừ được kiến hoặc, tư hoặctrần sa hoặc của nội giớitrần sa hoặc của ngoại giới, Đế đây giả quán (假观) đạt thành, tục đế (俗谛) đã hoàn bị, nghĩa là đã biết bệnh biết thuốc, biết làm thế nào làm lợi cho tục thế. Tương đương Biệt giáo trụ vị 8,9,10 và 10 hạnh vị  

并連行向位相同。別地全齊圓住平。無明分斷證真因。

tinh liên  hạnh/hành/hàng  hướng   vị   tướng  đồng   。biệt   địa   toàn   tề  viên   trụ/trú   bình  。vô minh  phần  đoạn chứng  chân   nhân 。

và 10 hạnh vị  và 10 hồi hướng vị.

 

 (Bài 5) Biệt giáo sơ điạ và Viên giáo sơ trụ chứng được đạo quả bằng nhau, Đều đã diệt trừ được nhất phẩm vô minh và chứng được một phần ba cái đức độ.

等妙一覺初二行。進聞三位不知名。

đẳng diệu  nhất   giác  sơ   nhị   hạnh。tiến   văn  tam  vị   bất tri   danh   。

Biệt giáo đẳng giác vị chỉ phá được 11 phẩm vô minh, tương đương với Viên giáo sơ hạnh địa cũng chỉ phá được 11 phẩm vô minhBiệt giáo diệu giác Phật cũng chỉ phát được 11 phẩm vô minh, Viên giáo nhị hạnh địa cũng chỉ phá được 11 phẩm vô minh.   Vô minh có 42 phẩm, phải đoạn diệt  hết 42 phẩm  mới chứng được Cứu Cảnh Cực quả. Viên giáo tiếp tục tiến lên để đoạn trừ những  phẩm vô minh còn lại, trong khi đó Biệt giáo ngưng tại chỗ đoạn diệt 11 phẩm vô minh mà thôi, vì vậy Viên giáo tam hành vị  là gì, tên nó Biệt giáo cũng chưa nghe qua, thì làm sao Biệt giáo chứng được quả vị đó.

 

四教儀緣起

Tứ giáo nghi duyên khởi

                    2)  Lời tựa của Tứ Giáo nghi [ Sa môn Tri  Giác]

 

宋修僧史僧統贊寧通惠錄云。

tống  tu   tăng   sử   tăng   thống   tán ninh  thông   huệ   lục   vân   。

Đời nhà Tống, tăng sử soạn giả, tăng thống(5) Tán Ninh (6), hiệu là  Thông Huê viết rằng:

唐末吳越錢忠懿王治國之暇。究心內典。

đường   mạt   ngô  việt  tiễn  trung   ý   Vương  trì  quốc   chi hạ   。cứu   tâm   nội điển  。

Ở cuối đời nhà Đường, Ngô Việt Vương (7) Tiền Trung Ý (8) sau khi lo việc nước, có thì giờ nhàn rỗi thích nghiên cứu Phật học.

因閱永嘉集有同除四住此處為齊。若伏無明三藏則劣之句。

nhân duyệt   vĩnh gia tập  hữu  đồng   trừ   tứ trụ  thử xứ  vi/vì  tề  。nhược phục   vô minh  Tam Tạng  tức   liệt   chi cú  。

vì ngài đọc Vĩnh Gia Tập (9) có câu "  đồng   trừ   tứ trụ  thử xứ  vi tề  。nhược phục   vô minh  Tam Tạng  tức   liệt"  

 不曉問于雪居韶國師。

bất hiểu   vấn   vu  tuyết   cư  thiều   Quốc Sư

Ngài không hiểu bèn thỉnh vấn quốc sư (10) Tuyết   Cư (11) Đức Thiều  (12)

乃云天台國清寺有寂法師善弘教法。必解此語。王召法師至詰焉。法師曰。

nãi vân  Thiên Thai  quốc   thanh   tự   hữu  tịch   Pháp sư thiện  hoằng giáo  Pháp   。tất   giải  thử   ngữ  。Vương triệu   Pháp sư chí   cật yên  。Pháp sư viết   。

Ngài Đức  Thiều  thưa  rằng:   Nghĩa Tịch  (13) pháp sư tại  Thiên Thai  Quốc  Thanh  Tự giỏi về diễn giảng giáo pháp này, ngài nhất định  hiểu câu này. Vương gia bèn sai người đi mời NghĩaTịch pháp sư đên. Nghĩa Tịch pháp sứ thưa rằng :

 此天台智者大師妙玄中文。時遭安史兵殘。

thử Thiên Thai  trí giả đại sư  diệu huyền  trung  văn  。thời tao   an   sử   binh   tàn   。妙法蓮華經玄義

Câu này là lấy từ cuốn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa của Trí Khải Đại Sư. Cuốn này sau cuộc binh biến của An Lộc Sơn và Sử Tư Minh (14)

近則會昌焚毀中國教藏殘闕殆盡。

cận tức   hội  xương   phần  hủy   Trung Quốc giáo  tạng  tàn   khuyết  đãi   tận  。

gần đây cuộc  hủi diệt Phật giáo của năm Hội Xương (15) của   cuối đời nhà Đường đã mất  hết rồi.

 今惟海東高麗闡教方盛。全書在彼。王聞之慨然。

kim  duy  hải Đông  cao lệ  xiển   giáo  phương   thịnh  。toàn thư  tại   bỉ   。Vương văn chi khái   nhiên 。

Nay chỉ có ở Đông Hải có nước Cao Ly còn bộ sách này vì bên đó đang thịnh hành Thiên Thai Tông. Vương gia nghe xong thở dài.

 即為遣國書贄弊使高麗求取一家章疏。

tức  vi khiển  quốc   thư   chí   tệ  sử  cao lệ  cầu   thủ   nhất   gia  chương   sớ  。

Vương gia bèn viết một quốc thư, sắm lễ vật và sai sứ gia qua nước Cao Ly để thỉnh xin một bản sao của các kinh sách

 高麗國君乃勅僧曰諦觀者報聘以天台教部還歸于我,觀既

cao lệ  quốc   quân   nãi  sắc   tăng   viết   đế  quán  giả báo   sính   dĩ  Thiên Thai  giáo  bộ   hoàn quy  vu  ngã   quán  ký  

Vua Cao Ly ra lệnh cho nhà sư Đế Quán (16) mang bản sao của cuốn sách của Thiên Thai giáo đem về Trung Quốc.

 至,就稟學寂公于螺溪終焉.大教至是重昌矣。

chí   tựu   bẩm  học   tịch   công   vu  loa   khê   。chung   yên  đại giáo  chí   thị  trọng  xương   hĩ   。

Ngài Đế Quán cũng ở lại theo ngài Nhất Tịch tu học tai Loa Khê. Nhờ vậy mà giáo phái Thiên Thai lại được chấn hưng.

 觀能探索大本錄出四教儀之文成二卷。

quán  năng  tham  tác/sách  đại bản  lục   xuất  tứ giáo nghi  chi văn  thành  nhị   quyển  。

Ngai Đế Quán tận học các bộ sách lớn của Trí Khải đại sư và soạn ra cuốn Tứ Giáo Nghi, cuốn này gồm hai cuốn: Quyển thượng và quyển hạ.

其上卷明一家判教立義。

kỳ thượng  quyển  minh   nhất   gia  phán giáo  lập nghĩa  。

cuốn thượng nói về định nghĩa phán giáo của các môn phái,

 下卷明南北諸師宗途異計。

hạ quyển  minh   Nam   Bắc   chư sư  tông   đồ   dị   kế  。

Cuốn hạ nói về những đường hướng khác biệt của các đại sư trong thời Nam Bắc Triều năm 386-589).

後至孤山圓法師校勘刊板但行今上卷之文者蓋由辭句簡要義旨易明。

hậu chí Cô sơn viên Pháp sư giáo khám  khan  bản  đãn  hành kim   thượng  quyển  chi văn  giả cái   do   từ   cú  giản   yếu  nghĩa   chỉ   dịch  minh   。

Sau đến đời nhà Tống, tại Cô Sơn có ngài Trí Viên (17),  ngài cho tái bản quyển thượng vì ngài thấy cuốn này lời văn giản dị dễ hiểu, nó giúp cho học giả hiểu được những đại cương  về tứ giáo, thật là một lợi ích lớn.

學者誠資之可了其一化大綱豈曰小補之哉。

học giả  thành  tư   chi khả  liễu   kỳ  nhất hóa  đại cương  khởi  viết  tiểu   bổ   chi tai   。

nó giúp cho học giả hiểu được những đại cương  về tứ giáo, thật là một lợi ích lớn.

下卷則破斥南北古師文義浩漫故得以緩之。

hạ quyển  tức   phá   xích   Nam   Bắc   cổ   sư   văn  nghĩa   hạo   mạn  cố  đắc   dĩ  hoãn   chi 。

Còn quyển hạ thì bàn về sự khác biệt về các môn phái của các đại sư ở đời Nam Bắc Triều.  Sự bàn cãi dài dòng tạm khoan cho khắc chư, tái bản và ấn hành.

 如此文末指云自從此下略明諸家判教儀式。

như thử  văn  mạt   chỉ   vân   tự   tòng thử  hạ  lược   minh   chư   gia  phán giáo  nghi thức  。

Từ đoạn văn cuối này chúng ta có thể thấy được đại khái cuổn hạ là nói về các môn phái

抑可見後卷之大略也。王為寂師建伽藍螺溪之上。

ức  khả kiến  hậu  quyển  chi Đại  lược   dã  。Vương  vi  tịch   sư   kiến  già lam  loa   khê   chi thượng  。

diên giải về giáo lý của mình  ở  thời Nam Bắc Triều. Vương gia xây một tu viên cạnh Loa Khê cho ngài Nghĩa Tịch

 曰定慧院進號淨光大師。

viết   định tuệ  viện   tiến  hiệu  Tịnh Quang Đại sư

gọi tu viện là Tịnh Tuê Viện, phong ngài là Tịnh Quang Đại Sư.

 追諡九祖并東還教藏悉付於師。教門中興實基於此。

truy thụy  cửu tổ  tinh  Đông   hoàn  giáo  tạng  tất   phó  ư  sư   。giáo môn  trung  hưng  thật   cơ   ư thử  。

truy phong chín vị tổ trước đây của Thiên Thai Tông và trao cho ngài tất cả những  kinh điển thỉnh  từ nước Cao Ly về, Thiên Thai Tông từ đó lại được trung hưng.

而韶公適與智者同姓,乃又毘贊宗乘且居隣佛隴人咸疑其為智者

nhi   thiều  công   thích  dữ  trí giả  đồng   tính   nãi  hựu   Tì   tán   tông thừa  thả  cư  lân  Phật lũng  nhân   hàm   nghi   kỳ  vi  trí giả 

Ngài Đức Thiều và ngài Trí Khai cùng họ, như vậy có họ hàng xa với nhau, hai thầy đều là người ở vùng Phật Long (18), người ta nghi rằng ngài Đức Thiều là ngài Trí Khải tái sinh chăng.

 後身云。

hậu thân  vân   。

四明草菴法師道因教苑遺事云。

tứ minh  thảo   am   Pháp sư đạo  nhân   giáo  uyển  di  sự   vân   。

Đời nhà Minh, Thảo Am (19), Đạo Nhân pháp sư trong cuốn Giáo Uyển Di Sự viết rằng :

昔智者禪師剏放生池於海涯。

tích  Trí giả thiền sư  剏phóng sanh  trì  ư hải  nhai   。

Ngày xưa ngài Trí Khải làm hồ phóng sinh ở gần biển

 其放之也必為授歸戒說大法。然後縱之海中。智者滅後。

kỳ phóng  chi dã  tất   vi thọ   quy   giới   thuyết  đại pháp  。nhiên hậu  túng  chi hải trung 。trí giả  diệt hậu  。

khi ngài phóng sinh các loại cá,  ngài  đều làm phép tam quythuyết pháp  cho các cá  trước khi thả ra biển. Ngài Trí Khải nhập diệt

 至唐末中國天台之道浸息。

chí  đường  mạt  Trung Quốc Thiên Thai  chi đạo  tẩm  tức   。

Đến cuối đời nhà Đường thì giáo phái Thiên Thai Tông đi vào thời  sa sút

而海東高麗新羅諸國盛弘此教扶宗繼忠法師云。智者緣在此方。

nhi  hải Đông  cao lệ  Tân La chư   quốc   thịnh  hoằng   thử   giáo  phù   tông   kế   trung   Pháp sư vân   。Trí giả  duyên  tại   thử   phương   。

Trong khi đó ở phía Đông Hải các nước như Cao Ly, Tân La, (20)... thì giáo phái này đang thịnh hành. Đại sư Phù Tông (21), Kế Trung nói rằng : Ngài Trí Khài  có duyên ở vùng Đông Hải

 而教敷于海東者。

nhi  giáo  phu   vu  hải Đông  giả 。

vì vậy giáo phái của ngài phát triển mạnh ở vùng này .

此必放生池中諸魚聞教稟戒報生者爾然聞此說者。頗譏以為誕殊。不知教理有憑也。

thử   tất   phóng sanh  trì   trung  chư   ngư   văn  giáo  bẩm  giới   báo   sanh giả  nhĩ   nhiên văn  thử   thuyết  giả 。phả  ky   dĩ  vi đản   thù   。bất tri   giáo lý  hữu  bằng   dã  。

phải chăng đó là những  cá ngài phóng sinh, được nghe ngài thuyết pháp  nay đầu thai làm người thuyết giảng lại  giáo lý của ngài. Có nhiều người cho rằng chuyện này là hoang đường.

 流水十千天子即脫魚報。豈外此乎。

lưu thủy  thập   thiên   Thiên Tử tức   thoát  ngư   báo   。khởi  ngoại   thử   hồ  。

nhưng kinh có kể chuyên  Lưu Thủy trưởng giả (22) được mười ngàn thiên tử đến tạ ơn vì ngài đã cứu các cá trong ao khô. Nếu đem so sánh hai câu chuyện này thì có khác gì đâu.

 明萬曆九年冬沙門智覺於淨業堂校梓

minh  vạn   lịch   cửu  niên   đông   Sa Môn trí   giác  ư  tịnh nghiệp  đường   giáo  tử 

Đời Vạn Lịch nhà Minh,  năm thứ chín mùa đồng, sa môn Trí Giác (23)  Khảm định khắc  in tại Tịnh Nghiệp đường.

 

 

刻天台四教儀引

Khắc Thiên Thai tứ giáo nghi dẫn

                     3) Lờì tựa khắc in Thiên Thai Tứ Giáo Nghi.

Cư sĩ Phùng Mộng Trinh

 

客歲拙園成名其堂曰淨業屬臥痾餘日因從

khách  tuế   chuyết   viên   thành  danh   kỳ  đường   viết   tịnh nghiệp  chúc  ngọa   A   dư   nhật   nhân   tùng 

Năm ngoái Tịnh Nghiệp Đường và vườn vừa xây xòng, tôi ở đó dưỡng bệnh.

 三四淨侶。掩關結夏其中。三時禮課求生西方。

tam tứ   tịnh lữ  。yểm   quan  kiết hạ kỳ trung 。tam thời  lễ   khóa   cầu sanh  Tây phương  。

Cùng ba bốn vị tu sì bế quan (24) kết hạ (25). Ngày ba lần đọc kinh lễ Phật để cầu sau này được vãng sinh Tây phương

 宴坐焚香研精藏典。

yến tọa  phần hương  nghiên  tinh  tạng  điển   。

ăn xong đốt hương đọc các kinh điển.

 鐘磬間發白雲乍留鳥低飛而親人。草蔓生而沒徑。

chung   khánh   gian  phát   bạch vân  sạ   lưu   điểu   đê   phi   nhi   thân  nhân   。thảo   mạn   sanh  nhi   một   kính   。

tiếng chuông tiếng mõ, mây trắng lơ lửng, chim bay đến thân thiện, cỏ mọc che cả lối đi 

 (袖-由+臾) 遺巍闕機息,漢陰意欣欣甚適也,已僧真覺者。

(tụ , do, du  ) di  nguy   khuyết   ky  tức   hán   uẩn  ý   hân   hân   thậm   thích  dã  dĩ   tăng   chân   giác giả  。

Ta bỗng quên cả những tham vong trong lòng, tâm hồn thanh thản của thánh hiền bèn xuất hiện. Đang lúc đó thầy Chân Giác vừa từ Võ Lâm (26) đến, 

自武林來進余以天台之學。余首肯焉為留旬日。剖析教觀大旨。

tự   vũ  lâm   lai  tiến  dư   dĩ  Thiên Thai  chi học   。dư   thủ  khẳng  yên  vi lưu   tuần  nhật   。phẩu  tích   giáo  quán  Đại  chỉ   。

Thầy bàn với ta về Phật học của Thiên Thai Tông. Thầy ở lại nhiều ngày phân tích những điểm chính về các quan niêm của giáo phái này,

余若有悟入者遂合掌佛前願世世奉揚台宗

dư nhược hữu ngộ nhập  giả toại  hợp chưởng Phật tiền  nguyện   thế thế  phụng  dương   đài  tông  

Ta như đã ngộ được Phật pháp của tông phái này, bèn chắp tay trước Phật nguyện đời đời kiếp kiếp hoành dương Thiên Thai Tông.

 淨佛國土。蓋淨侶同時發心永為主伴矣。

tịnh Phật quốc độ  。cái   tịnh lữ  đồng   thời  phát tâm vĩnh   vi chủ bạn  hĩ   。

Tịnh Thổ Phật Quốc. Các tăng lữ cùng dự buổi học cũng phát nguyện sẽ mãi làm bạn giúp ta trên đường tìm đạo.

 台教源流具四明磐公所譔佛祖統紀。

đài  giáo  nguyên   lưu   cụ   tứ minh  bàn   công   sở   soạn   Phật tổ thống kỉ  。

Nguồn gốc của Thiên Thai tông có ghi trong quyển Phật Tổ Thống Kỷ của thầy Tứ Minh Trí Bàn (27) công soạn viết.

 而四教儀者則高麗沙門諦觀稟法華玄文而錄出者也。

nhi  tứ giáo nghi  giả tức   cao lệ  Sa Môn đế  quán  bẩm  Pháp Hoa  huyền   văn  nhi   lục   xuất  giả dã  。

Còn cuốn Tứ Giáo Nghi thì do người Cao Ly sa môn Đế Quán soạn lục từ cuốn Pháp Hoa Huyền Nghĩa

 書凡二卷。上卷明一家判教之義。

thư  phàm  nhị   quyển  。thượng  quyển  minh   nhất   gia  phán giáo  chi nghĩa   。

Cuốn sách này gồm hai cuốn, cuốn thượng giảng về các định nghĩa về phân chia các giáo phái trong đạo Phật.

 下卷明南北諸師宗途異計。今所傳者上卷耳。

hạ quyển  minh   Nam   Bắc   chư sư  tông   đồ   dị   kế  。kim  sở   truyền  giả thượng  quyển  nhĩ   。

Cuốn hạ nói về các đường hướng khác nhau của các tông sư của đời Nam Bắc Triều.  Nay chỉ còn lại cuốn thượng mà thôi.

言約義該實為台教之關鑰。學者了此則一化大綱思過半矣。

ngôn ước   nghĩa   cai   thật   vi đài  giáo  chi quan  thược   。học giả  liễu   thử   tức   nhất hóa  đại cương  tư  qua  bán   hĩ   。

Trong sách này nói rõ về các định nghia then chốt về sự phân chia các giáo phái, giáo môn. Nếu học giả hiểu được những đại cương này thì đã học được qua nửa học thuyết này rồi.

 南天竺沙門蒙潤有集註三卷。

Nam Thiên Trúc Sa Môn mông nhuận hữu tập   chú tam quyển  。

Nam Thiên Trúc sa môn Mông Nhuận (28) có viết cuốn Tạp Chú  ba cuổn [về cuốn Tứ Giáo Nghi ]

 亦精核可喜近吳中有刻本焉。

diệc   tinh  hạch   khả  hỉ  cận  ngô  trung hữu  khắc   bổn  yên  。

cũng khảo  cứu về học thuyết này rất hay, sách này gần đây được  tái bản tại Ngô Trung.

 掩關凡兩月既出則復濫世罔遂不能保淨戒。啖酒肉近妻子如曩時。

yểm quan  phàm  lượng   nguyệt   ký   xuất  tức   phục  lạm  thế   võng   toại   bất năng  bảo   tịnh giới  。đạm   tửu nhục  cận  thê tử  như   nẵng   thời  。

Nhập quan  hai tháng nay vừa xuất quan đã trở lại những thói xấu cũ, không thể giữ những tịnh giới, uống rượu ăn thị, gần với thê thiếp  như ngày xưa.

 客有幼迷於他鄉者。一旦人告之曰子之家在某所。

khách   hữu  ấu   mê   ư tha  hương   giả 。nhất   đán   nhân   cáo  chi viết   tử  chi gia  tại   mỗ   sở   。

Có một người từ nhỏ lưu lạc tha hương, một hôm có người cho ông biết rằng quê ông ở nơi nọ

 父兄宗族墳墓田宅種種可念也。

phụ huynh  tông tộc phần  mộ  điền  trạch   chủng chủng khả niệm  dã  。

cha ông dòng họ,  mồ mả tổ tông,  nhà cửa ruộng vường  ở quê ông... như thế nào.

 其人即留滯不能遽返。豈作他鄉人哉。今歲春。

kỳ nhân tức   lưu   trệ   bất năng  cự   phản   。khởi  tác tha  hương nhân  tai   。kim   tuế   xuân   。

Nhưng người này nghe xong ở lại không lên đường về thăm quê quán mình, phải chăng người này muốn làm người tha hương đất khách mãi chăng?  Mùa xuân này

余且以一命棄青山行有日矣。因追前志捨貲刻四教儀一卷。

dư   thả  dĩ  nhất   mạng   khí   thanh  sơn  hạnh/hành/hàng  hữu  nhật   hĩ   。nhân   truy  tiền   chí   xả   ti   khắc   tứ giáo nghi  nhất   quyển  。

ta cũng bỏ chuyến đi về quê Thanh Sơn [thăm nhà] đã nhiều ngày rồi. Vì muốn lây tiền chuyến đi Thanh Sơn để khắc in cuốn Tứ Giáo Nghi

 并科文行于世同志者。

tinh khoa văn  hành vu  thế   đồng   chí   giả 。

và những bài liên quan để ấn hành, để chia sẻ với quý vị có cùng một chi hướng.

其遂執鑰洞關以窮海藏。令一家教觀如日輪當午川流赴壑。

kỳ toại   chấp   thược   đỗng   quan  dĩ  cùng   hải   tạng  。lệnh  nhất   gia  giáo  quán  như   nhật luân  đương  ngọ   xuyên   lưu   phó   hác   。

để mãn nguyện người cất giữ cuốn sách quý này,  để nhừng  giáo lý của tông phái này  lại sáng chói  như mặt trời  giữa trưa, mãi lưu lại cùng núi sông

 即余留滯他鄉可藉以懺悔矣。其勉之哉。其勉之哉。

tức dư   lưu   trệ   tha  hương   khả  tạ  dĩ  sám hối hĩ   。kỳ  miễn   chi tai   。kỳ  miễn   chi tai   。

Làm như vậy dù ta không về quê ở lại tha hương cùng có thể sám hối chuộc tôi một phần nào chăng?   Hãy làm như vậy!  Hãy làm như vậy! 

 壬午春佛歡喜日病居士馮夢禎譔

nhâm ngọ   xuân   Phật hoan hỉ nhật  bệnh  cư sĩ Phùng  Mộng  Trinh   soạn 

Xuân nhâm ngọ, ngày Phật hoan hỷ (29), người cư sĩ bệnh Phùng Mộng  Trinh (30)  soạn viết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

天台四教儀

Thiên Thai Tứ Giáo Nghi

高麗沙門諦觀錄

Cao lệ Sa Môn Đế Quán lục

                                 Cao Ly sa môn Đế Quán lục.  

 

 

天台智者大師。以五時八教。

Thiên Thai Trí giả đại sư 。dĩ  ngũ thời bát giáo  。

Thiên Thai Trí Giả đại sư, dùng ngũ thời (31) bát giáo (32)

 判釋東流一代聖教。罄無不盡。言五時者。一華嚴時。

phán thích  Đông  lưu  nhất đại  Thánh giáo 。khánh   vô bất  tận  。ngôn  ngũ thời  giả 。nhất  Hoa Nghiêm thời  。

để phân tích thánh giáo truyền đến phía đông này của  đức Phật. Phân loại này thật đầy đủ.  Cái mà gọi là ngũ thời là: thứ nhất thời Hoa Nghiêm (33),

二鹿苑時(說四阿含)三方等時(說維摩思益楞伽楞嚴三昧金光明勝鬘等經)四般若

thứ hai  Lộc uyển thời (thuyết  tứ A hàm), thứ ba thời Phương đẳng (thuyết  Duy ma  Tư Ích Lăng Già Lăng Nghiêm Tam Muội   kim quang minh  thắng  man  đẳng Kinh), thứ tư thời Bát nhã 

thứ hai thời Lộc Uyển (34) ( thuyết  giảng kinh Tứ A Hàm(35)), thứ ba thời Phương Đẳng (36) (thuyết giảng Duy Ma,  Tư  Ích, Lăng Già, Lăng Nghiêm Tam MuộiKim Quang Minh,  Thắng  Man,  các Kinh...), thứ tư thời Bát Nhã (37)

時(說摩訶般若光讚般若金剛般若大品般若等諸般若經)五法華涅槃時。

thời (thuyết  Ma-ha Bát-nhã  quang  tán  Bát-nhã  Kim cương Bát-nhã  Đại phẩm Bát-nhã  đẳng chư Bát-nhã Kinh ) ngũ  Pháp hoa  Niết-Bàn thời  。

(Thuyết giảng kinh Ma-ha Bát-nhã, Quang   Tán Bát-nhã Kim cương Bát-nhã,   Đại phẩm và các Bát-nhã kinh...), thứ năm thời Pháp Hoa Niết Bàn (38)

 是為五時。亦名五味。言八教者。

thị vi ngũ thời  。diệc   danh   ngũ vị  。ngôn bát giáo  giả 。

Đó là ngũ thời, còn gọi là ngũ vị (39).  Cái mà gọi là bát giáo là:

頓漸祕密不定藏通別圓。是名八教。頓等四教是化儀。

đốn tiệm  bí   mật   bất định tạng  thông biệt  viên   。thị danh bát giáo  。đốn   đẳng tứ giáo  thị  hóa nghi  。

Đốn giáo (40), Tiệm giáo (41), Bí Mật giáo (42), Bất Định giáo (43) , Tạng giáo (44),  Thông giáo (45), Biệt giáo (46),  Viên giáo (47) đó là  tám giáo phái. Đốn giáo, Tiêm giáo, Bí Mật giáo, Bất Định giáo đó là hóa nghi tứ giáo (48)

如世藥方。藏等四教名化法。如辨藥味。

như   thế   dược   phương   。tạng  đẳng tứ giáo  danh   hóa pháp  。như   biện  dược   vị   。

Nó như là những phương thuốc để trị bệnh thế gian này. Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo bốn giáo này gọi là hóa pháp tứ giáo (49), nó như là mùi vị  của thuốc

如是等儀散在廣文。今依大本略錄綱要。

như thị đẳng nghi   tán  tại   quảng  văn  。kim   y  đại bản  lược   lục   cương yếu  。

Những giáo nghi này được ghi chép rải rác trong nhiều các kinh điển, nay  sơ lược sao lục lại  những đại cương chính. [Sau đây sẽ bàn về: ]

(I)初辨五時五味及化儀四教。(II) 然後出藏通別圓。

sơ  biện  ngũ thời  ngũ vị  cập hóa nghi  tứ giáo  。nhiên hậu  xuất  tạng  thông biệt  viên   。

(I)Trước hết ta phải phân biệt ngũ thời ngũ vịhóa nghi tứ giáo,

(II) Sau đó bàn về Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo

 第一頓教者。即華嚴經也。從部時味等。得名為頓。

Đệ nhất đốn giáo giả 。tức Hoa Nghiêm kinh dã  。tùng bộ   thời  vị   đẳng 。đắc  danh vi đốn   。

I-) HÓA NGHI TỨ GIÁO, NGŨ THỜI, NGŨ VỊ

A-) ĐỐN GIÁO

Thứ nhất Đốn giáo thuyết giảng kinh Hoa Nghiêm. Dựa vào bộ (Hoa nghiêm) thời gian, vị, mà gọi là đốn giáo.

 1-) Bộ Kinh.

所謂如來初成正覺。在寂滅道場。

sở  vi Như Lai sơ   thành  chánh giác  。tại   tịch diệt đạo tràng 

Khi Đức Như Lai vừa thành chánh giác, tai tịch diệt đạo tràng  

四十一位法身大士。及宿世根熟天龍八部一時圍繞。

tứ thập nhất vị  pháp thân đại sĩ  。cập tú  thế   căn  thục   thiên long bát bộ  nhất thời  vi nhiễu

những vị pháp thân đại sĩ tu đến quả vị thứ 41 và nhiều vị căn cơ đầy đủ trong  thiên long bát bộ quây quần chung quanh ngài.

 如雲籠月。爾時如來現盧舍那身。

như vân  lung  nguyệt   。nhĩ thời  Như Lai  hiện   lô   Xá-na thân  。

như mây quây quanh mặt trăng. Lúc đó Đức Như Lai hiện Lô Xá-Na thân (51) 。

說圓滿修多羅。故言頓教。若約機約教。未免兼權。

thuyết viên mãn  tu-đa-la  。cố ngôn  đốn giáo  。nhược ước cơ ước giáo  。vị  miễn  kiêm   quyền   。

Ngài thuyết giảng Viên mãn kinh (52), [dựa vào bộ kinh thuyết giảng] nên gọi là Đốn giáo.   Nay nếu dựa vào căn cơgiáo pháp thì trong lúc thuyết giảng Đốn giáo Ngài cũng có nói đến các quyền giáo (53).

 謂初發心時便成正覺等文。為圓機說圓教。

vị sơ phát tâm  thời  tiện   thành  chánh giác  đẳng văn  。vị viên cơ  thuyết  viên giáo  。

trong kinh Hoa Nghiêm ngài nói sơ phát tâm (54) tức  ngộ chánh giác ,  những ý kinh này là giảng cho những  đại sĩcăn cơ Viên giáo vì vậy đây là Đức Phật giảng về Viên giáo

處處說行布次第。則為權機說別教。故約部為頓。

xứ xứ thuyết hành  bố   thứ đệ 。tức   vi  quyền   cơ  thuyết  biệt giáo  。cố  ước   bộ   vi  đốn   。

Trong kinh Hoa nghiêm chỗ nào Ngài cũng nói đến những thứ tự của các quả vị tu tập một cách rõ ràng, [một quả vị này không thể lấn qua quả vị khác], đây chính là Ngài giảng về Biệt giáo cho những người trong các quyền giáo.

約教名兼。此經中云。

ước giáo  danh  kiêm   。thử  kinh trung  vân   。

Như vậy nếu dưa vào bộ kinh thuyết giảng thì thời này là Đốn giáo [nhưng Ngài cũng nói thêm chút ít đến Viên GiáoBiệt Giáo] nên gọi là kiêm giáo.  

2-) Thời và vị

Nói về thời thì trong kinh [Hoa Nghiêm] có kể một thí dụ rằng:  

譬如日出先照高山(第一時)涅槃云。譬如從牛出乳。

thí như  nhật   xuất  tiên chiếu cao sơn  (đệ   nhất thời ) Niết-Bàn vân   。thí như  tùng  ngưu   xuất  nhũ   。

khi mặt trời mới  mọc chỉ soi sáng các đỉnh núi cao ( đó là thời thứ nhất) . Lại lấy thí dụ [của kinh Niết Bàn]  bò cho ra sữa,

此從佛出十二部經(一乳味)法華信解品云。即遣旁人急追將還。

thử  tùng  Phật xuất  thập nhị bộ Kinh  (nhất nhũ vị  ) Pháp hoa  tín giải phẩm  vân   。tức   khiển  bàng  nhân   cấp   truy  tướng  hoàn  。

thì Đức Phật đưa ra thập nhị  bộ  kính, [kinh Hoa Nghiêm là cuốn kinh đầu tiên, ví dụ như muồi vị của sữa.]

3-)  Cùng Tử

[Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Tín Giải có kể thí dụ] Cùng Tử (56), khi người cha cho người đi đuổi bắt

窮子驚愕稱怨大喚等。此領何義。

cùng tử kinh   ngạc   xưng  oán   Đại  hoán   đẳng 。thử   lĩnh   hà   nghĩa   。

Cùng tử đưa về, làm Cùng tử hoảng sợ, kêu oan xin tha...vì không hiểu tại sao trưởng giả cho người đến bắt minh. Y nghĩa của câu chuyện này là gì?

答諸聲聞在座如聾若啞等是也。第二漸教者(此下三時三味。

đáp   chư   Thanh văn  tại   tọa   như   lung   nhược  ách  đẳng thị  dã  。đệ nhị  tiệm giáo  giả (thử   hạ  tam thời  tam vị  。

Xin trả lời: Cũng như [Cùng tử] các thanh văn [trong hội Hoa Nghiêm] như câm như điếc [không thể lãnh hội được cái đại đạo của Đốn giáo].

B) TIỆM GIÁO 

Thứ hai là Tiệm giáo (tiệm giáo lại chia làm ba thời ba vị:  Sơ tiệm, trung tiệm và hậu tiệm) gọi chung là Tiệm giáo

總名為漸), 次為三乘根性於頓無益故。

tổng danh vi  tiệm  ) thứ   vi tam thừa  căn tánh  ư  đốn   vô ích  cố  。

[Tiệm giáo lại chia làm ba thời ba vị: Sơ tiệm, trung tiệm và hậu tiêm, gọi chung là tiệm giáo]. Vì Đốn giáo đối với những người cuả tam thừa (57) có căn cơ yếu kém thì không có lợi ích gì cả, [vì chưa có đủ khả năng để lãnh hội Đốn giáo].

 不動寂場而游鹿苑。脫舍那珍御之服。著丈六弊垢之衣。

bất động  tịch trường  nhi   du   Lộc uyển  。thoát xá  na  trân   ngự  chi phục   。trước trượng lục  tệ  cấu   chi y  。

Đức Phật, [tha thọ dụng báo thân của ngài] vẫn ở tại tịch diệt đạo trường [để giảng kinh Hoa Nghiêm], còn hiện thân của ngài thì đi đến Lộc Uyển .  

B1-) THỜI A HÀM   (hay thời Lộc Uyển)

Ngài bỏ cái hình thể và y phục cao quý của Lô Xá-Na thân, mặc lên quần áo cũ trên tấm thân một trượng sáu (58) của ngài

 示從兜率降下託摩耶胎。

thị tùng  Đâu Suất hàng  hạ  thác   Ma Da thai   。

Ngài từ cõi trời Đâu Suất đầu thai vào hoàng hậu Ma Da

 住胎出胎納妃生子。出家苦行六年已後。

trụ thai  xuất thai  nạp   phi   sanh  tử  。xuất gia khổ hạnh lục   niên   dĩ hậu  。

sống trong bào thai, được sanh ra, lập gia đình, sanh con, xuất gia. Sau khi tu khổ hành sáu năm

 木菩提樹下以草為座成劣應身。初在鹿苑先為五人。

mộc Bồ-đề thụ hạ dĩ  thảo   vi  tọa   thành  liệt   ứng thân  。sơ   tại   Lộc uyển  tiên  vi  ngũ   nhân   。

Ngài đến dưới cây mộc bồ đề, lấy cỏ làm bồ đoàn [ngồi thiền định, ngộ đạo], thành liết ứng thân [Phật] (59). 

1-)  Kinh Bộ

Sau đó Ngài đến Lộc Uyển giảng

說四諦十二因緣事六度等教。

thuyết Tứ đế  thập nhị nhân duyên  sự   lục độ  đẳng giáo  。

tứ diệu đếthập nhị nhân duyên, lục độ ... cho năm vị tỳ Kheo (60).

若約時則日照幽谷(第二時)若約味則從乳出酪。

nhược  ước   thời  tức   Nhật chiếu  u   cốc  (đệ   nhị thời  ) nhược ước  vị   tức   tùng  nhũ   xuất  lạc .

2-)  Thời và vị

Nếu nói về ngũ thời [của kinh Hoa Nghiêm] thì đây là lúc mặt trời lên cao hơn, đã soi sáng tất cả những hang sâu của các núi (đây là thời thứ hai). Nếu nói về mùi vị [của Kinh Niết Bàn] thì đây là mùi vị lạc của sữa. 

 此從十二部經出九部修多羅(二酪味)信解品云。

thử  tùng  thập nhị bộ Kinh  xuất  cửu bộ  tu-đa-la  (nhị   lạc vị  )tín giải phẩm   vân   。

Từ thập nhị bộ kinh thành chín bộ kinh (61) ( đây là mùi vị thứ hai lạc vị),

3-)  Cùng tử

và nếu dựa vào thí dụ của kinh Pháp Hoa tín giải phẩm

而以方便密遣二人(聲聞緣覺)形色憔悴無威德者。汝可詣彼徐語窮子。

nhi  dĩ  phương tiện  mật   khiển  nhị   nhân   (Thanh văn Duyên giác  ) hình sắc  khốn khổ  vô  uy đức  giả 。nhữ   khả  nghệ   bỉ   từ   ngữ  cùng tử  。

thì đây là lúc trưởng giả để tạo ra những phương tiên dẫn đưa cùng tử về nhà bằng một cách bí mật, ông sai hai người ( ở đây ám chỉ Thanh vănDuyên giác), có hình thể nghèo khó, không có oai phong gì, đi theo và nói chuyện với cùng tử

 雇汝除糞。此領何義。答次頓之後說三藏教。

cố  nhữ   trừ   phẩn   。thử   lĩnh   hà   nghĩa   。đáp   thứ   đốn   chi hậu thuyết  tam tạng giáo  。

nói với cùng tử là đến nhà trưởng giả làm người gánh phân. Nếu hỏi ý nghĩa của chuyện này là gì?  Xin trả lời: Sau đốn giao, Ngài thuyết Tam Tạng giáo,

 二十年中常令除糞。即破見思煩惱等義也。

nhị thập  niên   trung  thường   lệnh  trừ   phẩn   。tức   phá   kiến tư  phiền não  đẳng nghĩa   dã  。

trong 20 năm cùng tử làm việc  gánh phân đó là [hình ảnh và  công việc của] những người phải tu tập khổ sở để diệt trừ kiến hoặc, tư hoặc, phiền não...

 次明方等部。淨名等經。彈偏折小。

thứ  minh  phương đẳng bộ  。tịnh   danh   đẳng Kinh   。đạn  Thiên   chiết  tiểu.

B2-) THỜI PHƯƠNG ĐẲNG

1-) Kinh Bộ

Sau đó là thời Phương Đẳng, như kinh Tịnh Danh và các kinh khác đã đả phá cái quan niệm phiến diện và cái mục tiêu nhỏ [của thời kỳ Lộc Uyển], và

歎大褒圓。四教俱說。藏為半字教。

thán   Đại  bao   viên   。tứ giáo  câu   thuyết  。tạng  vi  án tự  giáo  。

tán thán cái quan niệm lớn, cái mục tiêu viên mãn của những thời sau này. Nếu nói chung cả tứ giáo thì Tạng Giáobán tự giáo (62) 

通別圓為滿字教。對半說滿。故言對教。

Thông biệt  viên   vi  mãn tự  giáo  。đối   bán   thuyết  mãn   。cố  ngôn  đối   giáo  。

còn Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáomãn tự giáo (63).  Bán giáo và mãn giáo là đem tứ giáo so sánh với nhau mà nói, nên gọi là đối giáo (64)

若約時則食時(第三時)若約味則從酪出生酥。

nhược ước   thời  tức   thực thời (đệ   tam thời ) nhược ước   vị   tức   tùng  lạc  xuất sanh  tô   。

2-)  Thời và vị

Nếu nói về thời, thời Phương đẳng phải là thực thời (65) (thời thứ ba), nếu nói về vị thì thời Phương Đẳng phải là vị của sanh tô, vì lạc biến chế ra sanh tô.

此從九部出方等(三生酥味)信解品云。過是已後心相體信入出無難。

thử  tùng  cửu bộ  xuất  phương đẳng  (tam sanh  tô   vị   )tín giải phẩm   vân   。quá  thị  dĩ hậu  tâm   tướng  thể   tín   nhập   xuất  vô nan

từ cửu bộ kinh sinh ra phương đẳng các kinh [12 bộ kinh]  (vị thứ ba : Vị sanh tô).

3-)   Cùng tử

Theo kinh Pháp Hoa phẩm tín giả thì cùng tử đã ở trong nhà trưởng giả nhiều năm, đã quen biết trưởng giả, đã ra vào tự nhiên

 然其所止猶在本處。此領何義。

nhiên kỳ  sở   chỉ   do  tại   bổn xứ 。thử   lĩnh   hà   nghĩa   。

nhưng vẫn còn ở vị trí cũ [làm việc gánh phân]. Vậy ý nghĩa của thì dụ này là gì?

 答三藏之後次說方等。已得道果心相體信。聞罵不瞋。

Đáp:   Tam Tạng chi hậu thứ thuyết phương đẳng  。dĩ   đắc đạo quả   tâm   tướng  thể   tín   。văn  mạ  bất sân 。

Xin trả lời: Cùng tử tượng trưng cho  người theo Tạng giáo trong giai đoạn này đã tu hành, đã được những quả vị và có căn cơ hơn,  quen thuộc với quan niệm của Đại thừa, nhưng vẫn còn giữ nguyên vị trí cũ của mình. 

內懷慚愧心漸淳淑。次說般若。轉教。付財。

nội hoài  tàm quý tâm  tiệm  thuần   thục   。thứ   thuyết  Bát-nhã  。chuyển giáo  。phó  tài   。

trong lòng cảm thấy thua kém.

B3-) THỜI BÁT NHà

1-) Kinh Bộ

Trong giai đoạn này [Đức Phật muốn những người theo Tạng giáo] chuyển qua đại thừa, cũng như trong thí dụ cùng tử, người cha muốn trao tiền bạc tài sản cho Cùng Tử quản lý.  Cũng trong giai đoạn này Đức Phật giảng bát nhã, muốn các thanh văn theo cái bát nhã tam không, bỏ những chấp trước cũ đi.

融通。淘汰。此般若中不說藏教。

dung thông  。đào thái  。thử   Bát-nhã  trung  bất thuyết  tạng giáo  。

Trong thời bát nhã này, Đức Phật không còn nói đến Tạng giáo nữa

帶通別二正說圓教。

đái   thông biệt  nhị   chánh thuyết  Viên giáo  。

Ngài nói thêm về thông giáobiệt giáo, nhưng chính là Ngài nói tới Viên giáo.

約時則禺中時(第四時)約味則從生酥出熟酥。

ước   thời  tức   ngu   trung  thời  (đệ tứ  thời ) ước   vị   tức   tùng  sanh  tô   xuất  thục   tô.

2-) Thời và vị

nếu nói về thời thì là lúc mặt trời đã lên cao hơn nữa, soi sáng khắp nơi, đó là thời ngu trung (66) ( đây là thời thứ tư). Nếu nói về vị đây là vị thục tô, sanh tô đã biến thành thục tô rồi.

此從方等之後出摩訶般若(四熟酥味)信解品云。是時長者有疾自知將死不久。

thử  tùng  phương đẳng  chi hậu  xuất  Ma-ha Bát-nhã  (tứ   thục   tô   vị )tín giải phẩm   vân   。Thị thời Trưởng-giả hữu  tật   tự tri  tướng  tử   bất cửu  。

Sau thời Phương Đẳngthời đại bát nhã (thời thứ tư, vị thục tô).

3-)  Cùng tử

Kinh Pháp Hoa Tín Giải phẩm: Lúc đó trưởng giả bệnh và biết mình sống không lâu,

 語窮子言。我今多有金銀珍寶倉庫盈溢。

ngữ cùng tử  ngôn  。ngã kim  đa hữu kim ngân trân bảo  thương  khố   doanh  dật   。

bèn nói với Cùng Tử rằng:  Ta nay có vàng bạc châu báu đầy kho, nay trao cho ngươi quản lý.

 其中多少所應取與。此領何義。

kỳ trung đa  thiểu  sở   ưng  thủ dữ  。thử   lĩnh   hà   nghĩa   。

Xin hỏi ý nghĩa câu chuyện này là gì?

答明方等之後次說般若。般若觀慧即是家業。空生身子受勅轉教。

Đáp:   minh   phương đẳng chi hậu  thứ   thuyết  Bát-nhã  。Bát-nhã quán  tuệ   tức thị gia  nghiệp   。không sanh  Thân tử  thọ   sắc   chuyển giáo 

Xin trả lời: Sau thời Phương đẳng là thời bát nhã.  lấy bát nhã tuệ quán làm gia nghiệp, ngài Không Sanh (67) và ngài Thân Tử (68) thừa lệnh Đức Phật đi chuyển giáo chúng sanh. Đây cũng như cùng tử được trưởng giả trao vàng bạc kho báu để quả lý 。

 即是領知等也。已上三味對華嚴頓教。

tức thị lĩnh   tri   đẳng dã  。dĩ thượng  tam vị  đối   hoa nghiêm  đốn giáo  。

Trên đây là ba giáo phải [thuộc Tiệm Giáo của hóa nghi, gọi chung là Tiệm giáo là] để so sánh với đốn giáo của thời Hoa Nghiêm.

總名為漸。第三祕密教者。如前四時中。

tổng danh  vi  tiệm  。đệ   tam bí mật  giáo  giả 。như tiền  tứ   thời  trung  。

C-)   BÍ MẬT GIÁO

Trong bốn thời kể trên [Hoa Nghiêm, A Ham, Phương Đẳng, Bát Nhã],

 如來三輪不思議故。或為此人說頓。或為彼人說漸。

Như Lai tam luân bất tư nghị cố 。hoặc   vi thử   nhân   thuyết  đốn   。hoặc vi nhân thuyết tiệm  。

Tam luân (69) của Đức Như Lai thật hay tuyệt, có lúc Ngài giảng Đốn giáo cho người này, có lúc Ngài giảng Tiệm giáo cho người khác.

彼此互不相知。能令得益。故言祕密教。

bỉ   thử   hỗ   bất tướng  tri   。năng  lệnh  đắc   ích   。cố  ngôn  bí mật giáo  。

nhưng người này không  biết người khác đã học được những gì. Ngài giảng riêng biệt như vậy miễn là mỗi người đều được ích lợi. Vì vậy gọi là bí mật giáo.  [Xin chú ý: Bí mật giáo không phải là Mật Tông].

第四不定教者。亦由前四味中。

đệ   tứ bất định  giáo  giả 。diệc   do   tiền   tứ vị  trung  。

D-)  BẤT ĐỊNH GIÁO.

Cũng như trong tứ giáo kể trên (Hoa Nghiêm, A Ham, Phương Đẳng, Bát Nhã)

 佛以一音演說法。眾生隨類各得解。此則如來不思議力。

Phật dĩ nhất   âm  diễn thuyết Pháp 。chúng sanh tùy loại  các   đắc   giải  。thử   tức   Như Lai  bất tư nghị  lực   。

Đức Phật cùng một lời thuyết pháp, chúng sinh tùy loại (70) của mình mà tiếp thu, đó chính là cái phép tuyệt diệu của Đức Như lai.

能令眾生於漸說中得頓益。於頓說中得漸益。

năng lệnh  chúng sanh ư  tiệm  thuyết  trung  đắc   đốn   ích  。ư  đốn   thuyết  trung  đắc   tiệm  ích   。

có thể trong lúc Ngài giảng Tiệm giáochúng sinh vẫn có thể ngộ được cái  Đốn giáo,  hay trong lúc Ngài giảng đốn giáochúng sinh vẫn có thể ngộ được Tiệm giáo.

 如是得益不同。故言不定教也。

như thị đắc   ích   bất đồng  。cố  ngôn  bất định giáo  dã  。

tùy theo căn cơ của chúng sinhchúng sinh giác ngộ khác nhau, vì vậy gọi là bất định giáo. [Bất định giáo khác với Bí Mật giáo ở chỗ người trong thời bất định giáo biết được trình độ giác ngộ của người khác trong lúc cùng nghe đức Phật thuyết giảng, còn Bí Mật giáo thì người nào chỉ biết  phần mình mà thôi].

然祕密不定二教。教下義理只是藏通別圓。

nhiên bí   mật   bất định nhị giáo  。giáo hạ  nghĩa lý  chỉ   thị  tạng  thông biệt  viên   。

Những giáo lý của bí mật giáobất định giáo cũng chính là những giáo lý của Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáoViên giáo mà thôi.

 化儀四教齊此。次說法華開前頓漸會入非頓非漸。

hóa nghi  tứ giáo  tề  thử   。thứ  thuyết Pháp hoa  khai  tiền  đốn tiệm  hội  nhập   phi   đốn   phi   tiệm  。

Hóa nghi tứ giáo đến đây là đầy đủ.

E-) THỜI PHÁP HOA NIẾT BÀN

E1-) Thời Pháp Hoa 

1-) Kinh Bộ

Kết tiếp nói đến thời Pháp Hoa Niết Bàn [thời tứ 5]. Sau khi nói xong Đốn giáoTiệm giáo nay Ngài giảng đên thời không phải là đốn và cũng không phải là tiệm, [ không phải là Bí Mật và cũng không phải là Bất Định ] đó là thời Pháp Hoa Niết Bàn.

故言開權顯實。又言廢權立實。又言會三歸一。

cố ngôn  khai   quyền   hiển   thật   。hựu   ngôn  phế quyền lập thật  。hựu   ngôn  hội tam quy nhất  。

vì vậy mới nói là khai quyền hiển thực [có nghĩa là vì chúng sinh căn cơ chưa đủ nên phải lập ra những giáo phái tạm để dẫn đưa, chỉ cho chúng sinh thấy cái giáo phái thực và  vĩnh cửu], và nay đã đến lúc nói đến phế quyền lập thực [ có nghĩa là nay chúng sinh căn cơ đã đủ, vì đã tu tập qua các giai đoạn Tiểu Thừa và Đại Thưa nên có thể bỏ những giáo phái quá độ tạm này để lập ra cái giáo phái vĩnh cửu], vì vậy nói là gom ba thừa [Thanh văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa ] lại thành một thừa.

言權實者。名通今昔。義意不同。

ngôn quyền thật  giả 。danh thông   kim   tích   。nghĩa ý  bất đồng  。

Trong thời Pháp Hoa này, đức Phật cũng lại nói đến các quyền giáothực giáo, cái quyền giáo của thời Pháp Hoa này nó cũng quán thống với các quyền giáo của các thời trước đây [Đốn giáo và ba Tiệm giáo], nhưng nó có ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn.

謂法華已前權實不同。大小相隔。如華嚴時。

vị  Pháp hoa  dĩ   tiền   quyền thật  bất đồng  。đại tiểu tướng  cách   。như   Hoa Nghiêm thời  。

Những quyền giáo, thực giáo của thời Pháp Hoa khác với những quyền giáo, thực giáo của những thời trước ở chỗ:  Trong những thời trước Đại thừatiểu thừa luôn cách biệt nhau.  Trong thời Hoa Nghiêm

一權一實(圓實別權)各不相即。大不納小故。

nhất quyền  nhất thật  (viên thật  biệt   quyền) các   bất tướng  tức   。Đại bất nạp tiểu cố 。

quyền và thực hoàn toàn cách biệt nhau ( Viên giáo là thực  giáo, Biệt giáoquyền giáo) hai giáo phái này không thể tương nhập với nhauĐại thừa không dung nạp Tiểu thừa.

小雖在座如聾若瘂。是故所說法門雖廣大圓滿。攝機不盡。

tiểu tuy   tại   tọa   như   lung   nhược ngọng 。thị cố sở thuyết pháp  môn   tuy   quảng đại viên mãn  。nhiếp   ky  bất tận  。

vì vậy người Tiểu thừa trong hội Hoa Nghiêm như câm như điếc. Vì vậy Đốn giáo giảng về các pháp môn tuy rộng lớn viên mãn nhưng không thu tập, không độ được tất cả mọi người.

 不暢如來出世本懷。所以者何。

bất sướng   Như Lai  xuất thế bản hoài  。sở dĩ giả hà 。

chưa làm đúng cái ước mong của đức Như Lai vì ngài muốn cứu tất cả các chúng sinh, Vì sao vậy

 初頓部有一麁(別教)一妙(圓教)一妙則與法華無二無別。

sơ  đốn   bộ   hữu nhất  thô  (biệt giáo) nhất   diệu (viên giáo  )nhất   diệu   tức   dữ  Pháp hoa  vô nhị vô biệt 。

Vì trong thời  Đốn giáo (thời Hoa Nghiêm) có một Quyền giáo (đó là Biệt giáo) và một Thực  giáo (đó là Viên giáo), Viên giáo của thời này không khác  gì với Viên giáo của thời Pháp Hoa.

若是一麁。須待法華開會廢了。方始稱妙。

nhược thị  nhất   thô  。tu  đãi   Pháp hoa  khai   hội  phế   liễu   。phương   thủy  xưng  diệu   。

nhưng Biệt giáo [quyền giáo] của thời này thì phải đợi đến thời Pháp Hoa  phế bỏ và thay đổi nó thành thực giáo.

次鹿苑但麁無妙(藏教)次方等三麁 (藏通別) 一妙(圓教)次般若二麁

thứ  Lộc uyển  đãn   thô  vô  diệu  (Tạng giáo) thứ   phương đẳng  tam  thô  (tạng thông biệt) nhất   diệu  (viên giáo) thứ  Bát-nhã  nhị thô 

Sau đó thời Lộc Uyển cũng là một Quyền giáo [Tạng giáo].  Sau đó đến thời Phương Đẳng, cả ba giáo trong thời này đều là quyền giáo (Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo) và một thực giáo (là Viên giáo).  Kế đó là thời Bát Nhã, trong thời này có hai Quyền giáo

(通別) 一妙(圓教)來至法華會上。

(thông biệt) nhất  diệu (viên giáo ) lai chí  Pháp hoa  hội  thượng  。

(Thông giáoBiệt giáo) và một thực giáo (Viên giáo).

Khi đến thời Pháp Hoa

 總開會廢前四味麁。令成一乘妙。諸味圓教更不須開。

tổng   khai   hội  phế   tiền   tứ vị  thô  。lệnh thành  nhất thừa  diệu   。chư   vị   viên giáo  cánh  bất tu  khai   。

tất cả 4 nhóm  quyền  giáo kể trên  đều bị phế bỏ để trở thành một thừa thực giáo duy nhất. Còn Viên giáo kể trên đây nó đã là thực giáo rồi thì không cần thay đổi gì cả.

本自圓融不待開也。但是部內兼但對帶。

bổn tự   viên dung  bất đãi  khai   dã  。đãn thị  bộ   nội  kiêm đãn đối đái  。

thì không cần thay đổi gì cả. 

Tuy nhiên Viên giáo của những  thời trước  đây [Thời Hoa Nghiêm, thời A Hàm, thời Phương Đẳng, thời Bát nhã]

故不及法華淳一無雜。獨得妙名。良有以也。

cố bất cập  Pháp hoa  thuần   nhất   vô tạp  。độc   đắc   diệu   danh   。lương   hữu  dĩ  dã  。

không được thuần  nhất [vì cạnh cái Viên giáo có bốn quyền giáo tồn tại, vì vậy giáo lý của Viên giáo trong thời đó còn lẫn lộn thêm những giáo lý của bốn quyền giáo. Trong thời Pháp Hoa, bốn quyền giáo được phế bỏ, chỉ có Viên giáo mà thôi, nên giáo lý của Viên giáo trong thời này thuần nhất]. Vì vậy thời Pháp Hoa phải là thời tuyệt diệu nhất, không thời khác sánh bằng.

故文云。十方佛土中唯有一乘法。

cố văn  vân   。thập phương Phật độ  trung  duy hữu  nhất thừa pháp  。

Vì vậy phẩm Phương Tiên của Kinh Pháp Hoa viết rằng: Mười phương Phật quốc chỉ có một thừa pháp mà thôi,

無二亦無三(教一),正直捨方便。但說無上道(行一)但為菩薩。

vô nhị diệc  vô  tam (giáo  nhất) chánh trực xả phương tiện  。đãn  thuyết  vô thượng đạo  (hành nhất) đãn   vi  Bồ Tát

không có nhị thừa (71), không có tam thừa (đó là nhất giáo). Thời Pháp Hoa đã bỏ nhưng phương tiện pháp (72) đi,  chỉ thuyết giảng cái vô thượng đạo để hướng dẫn chúng sinh về một mục đích đó là nhất hạnh,  để cuối cùng sẽ được thành bồ tát,  đó mới là cái mục đích viên mãn.

不為小乘(人一)世間相常住(理一), 時人未得法華妙旨。

bất vi Tiểu thừa  (nhân nhất) thế gian tướng  thường trụ  (lý nhất) thời  nhân vị đắc pháp  hoa  diệu chỉ  。

Trong thời Pháp Hoa không giảng về Tiểu thừa [nhưng tu tập Tiểu thừacăn bản để thành bồ tát. Trong thời Pháp Hoa, tất cả những ai tu tập, không một ai không thành bồ tát] đó là nhân nhất (73). Thời Pháp Hoa thuyết giảng pháp tối thật của thế gian, cái bản tính của chân như, đó là lý nhất. Người đời vì chưa thấy được cái diệu pháp của kinh Pháp Hoa,

但見部內有三車窮子化城等譬。

đãn   kiến  bộ   nội  hữu  tam xa  cùng tử  hóa thành  đẳng thí

chỉ thấy những thí dụ trong kinh : chuyện ba cỗ xe, chuyện cùng tử, chuyện Hóa Thành...v.v.

 乃謂不及餘經。蓋不知重舉前四時權獨顯大車。

nãi vị   bất cập  dư Kinh  。cái   bất tri   trọng  cử   tiền   tứ   thời  quyền   độc   hiển   đại xa  。

và nói là kinh Pháp Hoa  không bằng những kinh khác [đây ám chỉ kinh Hoa Nghiêm, thực ra mỗi kinh đều có cái dụng khác nhau] vì không biết những thí dụ này là nói về  bốn quyền giáo để sau cùng đi đến  cái thực giáo là như trong thí dụ ba cỗ xe sau được thay thế bằng một cỗ xe trâu trắng lớn.

但付家業, 唯至寶所。故致誹謗之咎也。

đãn   phó  gia  nghiệp   duy  chí   bảo sở  。cố  trí   phỉ báng  chi cữu  dã  。

Trong chuyện cùng tử thì cùng tử được trao toàn bộ gia nghiệp, [được khôi phục thân thế làm con của Trưởng Giả].  Trong thí dụ Hóa Thành, mục đích sau cùng là để chúng sinh đều đến nơi Bảo Sở, [không dừng lại tại Hóa Thành].  Vì họ không hiểu nên đã phỉ báng kinh này.

2-) Thời và vị.

約時則日輪當午。罄無側影 ( không có bóng vì 12 guiơ trưa) (第五時) 約味則從熟酥出醍醐。

ước   thời  tức   nhật luân  đương  ngọ   。khánh   vô  trắc   ảnh   (đệ   ngũ thời  ) ước   vị   tức   tùng  thục   tô   xuất  thể hồ  。

Nếu nói về thời thì thời Pháp Hoa như mặt trơi lúc chánh ngọ, không có một bóng nghiêng nào cả, đó là thời thứ năm. Nếu nói về vị thì thục tô đã thành vị  đề hồ 

此從摩訶般若出法華(五醍醐味)信解品云。

thử  tùng  Ma-ha Bát-nhã  xuất  Pháp hoa (ngũ đề hồ vị) tín giải phẩm   vân   。

từ Ma-ha Bát-nhã  đã diễn ra kinh Pháp Hoa, đó là vị thứ năm là vị đề hồ.

3-) Cùng tử

Kinh Pháp Hoa Phẩm Tín giải nói rằng:

 聚會親族即自宣言。此實我子。我實其父。

tụ   hội  thân  tộc   tức   tự   tuyên   ngôn  。thử   thật ngã  tử  。ngã   thật   kỳ  phụ  。

Trưởng giả đã tụ họp tất cả  gia tộctuyên bố răng cùng tử thật là con ta, ta thật là cha của nó.

 吾今所有皆是子有。付與家業。窮子歡喜得未曾有。

ngô kim   sở hữu  giai thị tử  hữu  。phó dữ  gia  nghiệp   。cùng tử  hoan hỉ  đắc  vị tằng hữu  。

tất cả gì ta có là của con ta, ta trao gia nghiệp cho nó.  Cùng Tử vô cùng hoan hỷ.

 此領何義。答即般若之後次說法華。

thử  lĩnh  hà  nghĩa   。đáp  tức   Bát-nhã  chi hậu  thứ  thuyết Pháp hoa  。

Câu chuyện này có nghĩa  gì?   Xin trả lời: Sau thời Bát Nhã, Đức Phật giảng Kinh Pháp Hoa,

 先已領知庫藏諸物。臨命終時。直付家業而已。

tiên dĩ   lĩnh   tri khố  tạng  chư   vật   。lâm mạng chung thời  。trực   phó  gia  nghiệp   nhi   dĩ   。

cũng như cùng tử trước đó đã được trao cho quản lý những báu vật trong kho. Khi trưởng giả sắp mất, trưởng giả trao tất cả gia nghiệp cho cùng tử.

譬前轉教皆知法門。說法華時。開示悟入佛之知見。

thí tiền chuyển giáo  giai   tri  Pháp môn 。thuyết Pháp hoa  thời  。khai thị ngộ nhập  Phật chi tri kiến  。

[Đây chính như Đức Phật trong hội Bát Nhã nói với thầy Xã Lợi Phất và thầy Tu Bồ Đề rằng]  Các con nay đã thấu hiểu những pháp môn ta giảng dạy, hay đi giảng dạy cho những người mới theo học bồ tát đạo.  Ta giảng dạy Pháp Hoa là để chúng sinh: khai, thị, ngộ, và nhập Phật tri kiến khiến chúng sinh được thọ ký thành Phật mà thôi.

E2-) THỜI NIẾT BÀN 

1-) Kinh Bộ.

授記作佛而已。次說大涅槃者。有二義。

thọ kí  tác Phật  nhi   dĩ   。thứ  thuyết  đại Niết Bàn  giả 。hữu  nhị nghĩa  。

Sau thời Pháp Hoa, Đức Phật giảng Niết Bàn Kinh trước khi Ngài nhập diêt. Làm như vậy có hai ý nghĩa

 一為未熟者。更說四教具談佛性。

nhất   vi  thục   giả 。cánh  thuyết  tứ giáo  cụ   đàm   Phật tánh  。

Thứ nhất: Để giúp những người chưa có đầy đủ căn cơ học hỏi thêm về tứ giáo (Tạng, Thông, Biệt, Viên giáo), về Phật tính,

令具真常入大涅槃。故名捃拾教。

lệnh cụ   chân   thường   nhập   đại Niết Bàn  。cố danh  quấn   thập  giáo  。

 để họ chứng được cái lý chân thườngmọi người đều có Phật tính, đều có thể thành Phật. [Làm như vậy là cố độ tất cả những chúng sinh còn sót lại ở những kỳ pháp hội trước để tất cả được thành Phật, không bỏ sót một ai vì vậy trong kinh Niết Bàn viết đã có 8000 thanh văn đã được thọ ký. Chính vì lý do này mà thời Niết Bàn phải giảng sau thời Pháp Hoa]. Vì vậy   thời nà còn được gọi là quấn thập giáo (74)

二為末代鈍根於佛法中。起斷滅見。夭傷慧命。亡失法身。

nhị   vi  mạt   đại  độn căn ư  Phật Pháp trung  。khởi đoạn điệt kiến  。yêu  thương  tuệ mạng  。vong  thất   Pháp thân  。

Thứ hai là trong thời mạt pháp, chúng sinhcăn cơ yếu, nghe đại pháp của Đức Phật sẽ sinh đoạn diệt kiến (75) [cho là không cần tu hành cũng có thể thành Phật], nên đã làm mất cái tuệ tính, làm chết cái pháp thân, vì vậy

 設三種權。扶一圓實。故名扶律談常教。

thiết tam chủng  quyền   。phù   nhất   viên thật  。cố danh  phù luật đàm thường  giáo  。

Đức Phật đã tạo ra ba quyền giáo [Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo] để hỗ trợ cho một thực giáo [Viên giáo], đề cao vẫn đề giữ giới luật, [vì vậy trong kinh Niết Bàn đã nói nhiều đến vấn đề giới pháp]. Trong thời này cũng nói đến thường giáo [là Phật tínhmọi người đều có, nhờ Phật tính này mà mọi người đều có thể thành Phật]. Vi vậy thời này gọi là phù luật đàm thường giáo (76).

 2-) Thời và Vị

然若論時味。與法華同。論其部內。純雜小異。故文云。

nhiên nhược  luận  thời  vị   。dữ  Pháp hoa  đồng   。luận  kỳ  bộ   nội  。thuần  tạp   tiểu   dị   。cố  văn  vân   。

Thời và vị của thời Niết bàn giống như thời và vị của thời Pháp Hoa, thời thứ năm vị đề hồ.  Nhưng nếu đi sâu vào thuần tính và tạp tính của hai thời này thì có phần khác biệt, vị vậy kinh Niết bàn viết rằng: 

 從摩訶般若出大涅槃。前法華合此經。

tùng Ma-ha Bát-nhã  xuất  đại Niết Bàn  。tiền   Pháp hoa  hợp  thử Kinh 。

Từ Ma-ha Bát-nhã  xuất  đại Niết BànKinh Pháp Hoa và Kinh

為第五時也。問此經具四教。

vi đệ   ngũ thời  dã  。vấn   thử Kinh cụ   tứ giáo  。

Niết Bàn họp lại là thời thứ năm.  Hỏi: Kinh Niết Bàn cũng giảng về tứ giáo

與前方等部具說四教。為同為異。答名同義異。方等中四。

dữ tiền   phương đẳng bộ  cụ thuyết  tứ giáo  。vi đồng vi  dị   。Đáp   danh   đồng nghĩa   dị   。phương đẳng  trung  tứ   。

Các kinh Phương Đẳng cũng diễn giảng về tứ giáo, vậy tứ giáo diễn giảng trong hai kinh này giống nhau hay khác nhau?  Xin trả lời: Tứ giáo trong hai kinh này có tên giống nhau nhưng nghĩa của nó khác nhau. Những người trong Tứ giáo của thời Phương Đẳngcăn cơ 

圓則初後俱知常。別則初不知後方知。

viên   tức   sơ   hậu  câu   tri   thường   。biệt   tức   sơ   bất tri   hậu  phương   tri   。

Viên giáo, hiểu biết được lý chân thường (77) ngay từ đầu cho đến cuối. [Những người]  Biệt giáo [không có căn cơ Viên giáo] lúc đầu không hiểu lý chân thường nhưng sau [tu hành trên sơ địa] thì mới hiểu được cái lý chân thường,

 藏通則初後俱不知。涅槃中四。初後俱知。

tạng thông  tức   sơ   hậu  câu   bất tri   。Niết-Bàn trung tứ   。sơ   hậu  câu   tri   。

Tạng giáoThông giáo thì từ đầu cho đến cuối cũng không hiểu được lý chân thường. Tứ giáo trong thời Niết bàn thì từ đầu đến cuối đều hiểu được lý chân thường vì đã được học hỏi ở thời Pháp Hoa.

Đến đây là hết thời Pháp Hoa Niết Bàn.

 問將五味對五時教。其意如何。答有二。

vấn  tướng  ngũ vị  đối   ngũ thời giáo  。kỳ  ý   như hà  。đáp   hữu  nhị   。

 Hỏi: Tại sao la6sy ngũ vị để so sánh với ngũ thời giáo?  Xin trả lời: Có hai lý do.

一者但取相生次第。所謂牛譬於佛。五味譬教。乳從牛出。

nhất giả đãn   thủ   tướng  sanh  thứ đệ 。sở vị ngưu   thí   ư  Phật 。ngũ vị  thí   giáo  。nhũ   tùng  ngưu   xuất  。

Lý do thứ nhất: Là dựa vào thứ tự xuất hiện trước sau của ngũ vịngũ thời giáo. Nếu ví dụ là Phật là bò và ngũ vị là các giáo. Sữa từ bò sinh ra,

 酪從乳生。二酥醍醐次第不亂。

lạc   tùng  nhũ   sanh  。nhị   tô   thể hồ  thứ đệ bất loạn   。

lạc lại từ sữa chế  tạo ra,  tô lại từ lạc biến chế ra, đề hồ lại từ tô chế  tạo ra, theo một tự nhất định

 故譬五時相生次第。二者取其濃淡。

cố thí   ngũ thời  tướng  sanh  thứ đệ 。nhị giả thủ   kỳ  nùng   đạm   。

vì vậy dùng để thí dụ ngũ thời  thứ tự tương sinh của ngũ giáo. Lý do thứ hai là lấy vị độ nồng hay độ nhạt của ngũ vị so với sự trưởng thành về mặt căn cơ của hành giả ,

此則取一番下劣根性。所謂二乘根性。在華嚴座不信不解。

thử   tức   thủ   nhất   phiên  hạ liệt căn tánh  。sở vị nhị thừa  căn tánh  。tại   hoa nghiêm  tọa   bất tín  bất giải  。

Những người có căn cơ còn yếu, như căn cơ của những người nhị thừa, tại Hoa Nghiêm thánh hội sẽ không tin, không hiểu và

不變凡情。故譬其乳。次至鹿苑聞三藏教。

bất biến  phàm tình  。cố  thí   kỳ  nhũ   。thứ   chí   Lộc uyển  văn  tam tạng giáo  。

không thể biến đổi được cái phàm tình của mình, những người này có căn cơ nhạt như sữa. Sau đó đến thời Lộc Uyển họ được học Tam Tạng giáo

 二乘根性依教修行。轉凡成聖。故譬轉乳成酪。

nhị thừa  căn tánh  y  giáo  tu hành 。chuyển  phàm  thành thánh  。cố  thí   chuyển  nhũ   thành  lạc   。

Những người nhị thừa theo Tạng giáo tu hành đã chuyển được phàm tính thành thánh tính, căn cơ  khá hơn, đậm đặc hơn, thí dụ như sữa biến thành lạc vậy.

 次至方等聞彈斥聲聞。慕大恥小得通教益。

thứ   chí   phương đẳng  văn  đạn  xích   Thanh văn  。mộ   Đại  sỉ   tiểu   đắc   thông giáo  ích   。

Sau đó đến thời Phương Đẳng được nghe những lời phê bình, sinh lòng khâm mộ về Đại thừa hơn Tiểu thưa, đã tiếp thu được cái hay của Thông Giáo,

 如轉酪成生酥。次至般若奉勅轉教。

như   chuyển  lạc   thành  sanh  tô   。thứ   chí   Bát-nhã  phụng  sắc   chuyển giáo  。

cũng như  lạc đã biến thành  sanh tô. Sau đó đến thời Bát Nhã theo lệnh chuyển giáo

 心漸通泰得別教益。如轉生酥成熟酥。

tâm tiệm  thông   thái   đắc   biệt giáo  ích   。như   chuyển sanh  tô   thành thục  tô   。

tâm rộng mở đã tiếp thu được cái hay của Biệt Giáo, như sanh tô biến thành thục tô

 次至法華聞三周說法。得記作佛。如轉熟酥成醍醐。

thứ chí   Pháp hoa  văn  tam  châu  thuyết Pháp 。đắc   kí   tác Phật  。như   chuyển  thục   tô   thành  thể hồ  。

Sau đó đến thời Pháp Hoa, được nghe cái pháp tam châu (78), được thọ ký thành Phật, như thục tô thành đề hồ 

 此約最鈍根具經五味。其次者。或經一二三四。

thử ước   tối   độn căn cụ   Kinh   ngũ vị  。kỳ thứ  giả 。hoặc   Kinh   nhất   nhị tam  tứ   。

Người có căn cơ yếu nhất phải đi qua cả năm giai đoạn, còn những người khác tùy căn cơ của hành giả có người chỉ cần đi một giai đoan, hay hai, hay ba, hay bốn giai đoạn.

其上達根性。味味得入法界實相。

kỳ thượng  đạt   căn tánh  。vị   vị   đắc nhập  Pháp giới  thật tướng

Những người có căn cơ thượng đẳng, thì ở vị nào, [ thời nào] cũng có thể vào  thực tướng của pháp giới [và đắc đạo],

何必須待法華開會。上來已錄五味五時化儀四教。

hà tất  tu   đãi   Pháp hoa  khai   hội  。thượng  lai  dĩ   lục   ngũ vị  ngũ thời  hóa nghi  tứ giáo  。

không cần nhất thiết phải đợi đến thời Pháp Hoa khai hội mới đắc đạo. Trên đây đã nói rõ những  điều đại cương về ngũ vị, ngũ thời [của Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn] và hóa nghi tứ giáo  [Đốn, Tiệm, Bí mật, Bất định giáo]. 

大綱如此。自下明化法四教。第一三藏教者。

đại cương  như thử  。tự   hạ  minh   hóa pháp  tứ giáo  。đệ nhất  tam tạng giáo  giả 。

II-) Hóa pháp tứ giáo:

[Gồm có: A-) Tạng giáo, B-) Thông giáo, c-) Biệt giáo, D-) Viên giáo]

A-) TẠNG  GIÁO

 [Gồm: A1) Thanh văn. A2) Duyên Giác, A3) Độc giác. A4) Bồ tát Tạng giáo]

A1) [Thanh văn thừa]

一修多羅藏 (四阿含等經) 二阿毘曇藏 (俱舍婆沙等論) 三毘尼藏

nhất  tu đa la tạng  (tứ A hàm  đẳng Kinh   )nhị   A-tỳ-đàm  tạng  (câu   xá  Bà sa  đẳng luận  )tam  tỳ ni tạng 

Tam tạng kinh gồm có Kinh tạng (các kinh Tứ A Hàm), Luận tạng (câu xá  Bà sa  đẳng luận)  và Luật tạng

 (五部律) 此之三藏名通大小。今取小乘三藏也。

(ngũ bộ luật  )thử   chi Tam Tạng  danh   thông   đại tiểu 。kim   thủ   Tiểu thừa  Tam Tạng  dã  。

(Ngũ bộ luật) Tam tạng có cả trong Đại Thừa và trong Tiểu Thừa. Ở đây chỉ nói đến tam tạng kinh của Tiểu Thừa.

 (Tại sao gọi Tiểu thừaTam Tạng Giáo)

大智度論云。迦旃延子。自以聰明利根。

Đại Trí Độ Luận vân   。Ca-chiên-diên tử  。tự   dĩ  thông minh  lợi căn  。

Đại Trí Độ Luận nói rằng: Ca-chiên-diên (79) tự cho mình là thông minh lanh lợi

 於婆沙中明三藏義。不讀衍經。非大菩薩。

ư  Bà sa  trung  minh   Tam Tạng  nghĩa   。bất độc  diễn  Kinh   。phi   đại Bồ-tát  。

chỉ đọc và hiểu sâu rông về Tam Tạng Kinh, không đọc những kinh điển của Đại Thừa, vì vậy không thể là một đại bồ tát được.

 又法華云。貪著小乘三藏學者。依此等文故。

hựu   Pháp hoa  vân   。tham trước Tiểu thừa  tam tạng học giả  。y thử   đẳng văn  cố  。

Kinh Pháp Hoa cũng nói rằng:  Những người theo Tiểu Thừa là những người tu tập theo Tam Tạng kinh . Dựa vào những kinh văn kể trên

 大師稱小乘為三藏教。此有三乘根性。

Đại sư xưng Tiểu thừa vi tam tạng giáo 。thử   hữu  tam thừa  căn tánh  。

Trí Giả đại sư gọi tiểu thừaTam Tạng Giáo.  Những người này có tam thừa căn cơ.

初聲聞人依生滅四諦教。言四諦者。一苦諦。

Thanh văn  nhân   y  sanh diệt  Tứ đế  giáo  。ngôn Tứ đế  giả 。nhất   khổ đế  。

người Thanh văn theo sinh diệt tứ đế (80). Tứ đế là:

a-)  KHỔ ĐẾ

 二十五有依正二報是。言二十五有者。

nhị thập ngũ hữu  y chánh  nhị báo  thị  。ngôn nhị thập ngũ hữu  giả 。

Những người sống trong nhị thập ngũ hữu (81) đều chịu nhị báo (82). Nhị thập ngũ hữu là:

四洲,四惡趣,六欲。并梵天,四禪,四空處,無想,五那含(四洲四趣成八。

tứ châu  tứ ác thú  lục dục  。tinh  phạm thiên  tứ Thiền  tứ không xứ  vô tưởng  ngũ   na hàm  (tứ châu  tứ   thú  thành  bát   。

Tứ châu, tứ ác thú, lục dục,  phạn thiên, tứ Thiềntứ không xứvô tưởng,  ngũ na hàm (83)  tứ châu,  tứ  thú,  thành 8 cõi,

六欲天并梵王天成十五。四禪四空處成二十三。

Lục dục thiên tinh Phạm Vương Thiên thành thập ngũ 。tứ Thiền  tứ không xứ  thành  nhị   thập tam  。

Lục dục thiên, Phạn vương Thiên hợp lại là 15 cõi, tứ thiền, tứ không xứ hợp lại là 23 cõi,

無想天及那含天成二十五)別則二十五有。總則六道生死。一地獄道。梵語捺洛迦。

vô tưởng Thiên  cập na hàm  Thiên   thành  nhị   thập ngũ  )biệt   tức   nhị thập ngũ hữu  。tổng   tức   lục đạo  sanh tử  。nhất địa  ngục   đạo  。phạm ngữ  nại   lạc   Ca  。

vô tưởng thiên và na hàm  thiên  hợp lại thành 25 cõi gọi là 25 hữu. Nói tổng quát là lục đạo sinh tử.

 [Nói tổng quát về tam giới:  1) Dục giới,  2) Sắc giới,  3) Vô sắc giới.  Gồm 28 cõi trời khác nhau: Dục giới  gồm 6 cõi trời, Sắc giới gồm 18 cõi trời, Vô sắc giới gồm 4 cõi trời].

1-)  DỤC GIỚI

 Gồm lục đạo [1a-) địa ngục đạo, 1b-) Súc sinh đạo. 1c-)  Ngạ quỷ đạo, 1d-) A tu la đạo, 1e-) Nhân đạo, 1f-)  Thiên đạo của dục giới]

1a-) Địa ngục đạo

Tiếng Phạn là nại lạc ca 

 又語泥黎。此翻苦具。而言地獄者。

hựu   ngữ  nê lê  。thử   phiên  khổ   cụ   。nhi   ngôn  địa ngục  giả 。

còn gọi là nê lê, có nghĩa là tất cả các thứ khổ,  ta dịch là địa ngục.

 此處在地之下。故言地獄。謂八寒八熱等大獄。

thử xứ  tại   địa   chi hạ  。cố  ngôn  địa ngục  。vị   bát hàn bát nhiệt  đẳng Đại  ngục   。

Địa ngục là ở dưới lòng đất của chúng  ta, vì vậy gọi là địa ngục. Có bát hàn bát nhiệt các loại đại địa ngục.

各有眷屬其類無數。其中受苦者。

các  hữu  quyến thuộc kỳ  loại vô số  。kỳ trung thọ khổ  giả

Các địa ngục chính này có vô số những cửa địa ngục phụ. Trong đó có vô số người phải chịu khổ

 隨其作業各有輕重。經劫數等。其最重處。

tùy   kỳ  tác nghiệp  các   hữu  khinh  trọng  。Kinh   kiếp   số đẳng 。kỳ tối   trọng  xứ  。

tùy theo những nghiệp chướng nặng nhẹ của mình, thời gian ở trong đó có thể  dài lên đến hàng kiếp số.  Ở nơi tội nặng nhất 

 一日之中八萬四千生死。經劫無量。作上品五逆十惡者。

nhất nhật  chi trung  bát vạn tứ thiên  sanh tử  。Kinh   kiếp   vô lượng  。tác thượng phẩm ngũ nghịch  thập ác  giả 。

có thể trong một ngày chết đi sống lại tới 84.000 lần, và phải trải qua vô số kiếp. Đó là cho những người làm tội ngũ nghịch thập ác nặng nhất

感此道身。

二畜生道。亦云旁生。

cảm   thử   đạo  thân  。nhị   súc sanh đạo  。diệc   vân   bàng sanh  。

phải vào đạo này.

1b-) Súc sinh đạo.

Đạo này còn gọi là bàng sanh (84)

 此道遍在諸處。披毛戴角。鱗甲羽毛。四足多足。

thử   đạo  biến  tại   chư   xứ  。phi  mao  đái   giác  。lân   giáp   vũ   mao  。tứ   túc   đa túc  。

Đạo này ở khắp các cõi, thân thể có lông, có sừng, có vẩy, có lông chim,  có bốn chân hay nhiều chân

 有足無足。水陸空行。互相吞噉。受苦無窮。

hữu túc   vô  túc   。thủy   lục   không  hành。hỗ tương thôn   đạm   。thọ khổ  vô cùng

có thể có chân hay không có chân, có thể sống ở dưới nước, trên mặt đất hay trên không, ăn thịt lẫn nhau, chịu khổ vô cùng.

愚癡貪欲作中品五逆十惡者。感此道身。

三餓鬼道。

ngu si tham dục  tác trung phẩm  ngũ nghịch  thập ác  giả 。cảm   thử   đạo  thân  。tam  ngạ quỷ đạo  。

đó là những người ngu si tham dục làm những tội ngũ nghịch thập ác nặng  ở cấp trung bình  phải  vào đạo này.

梵語闍黎哆。此道亦遍諸趣。有福德者。

phạm ngữ  xà đồ  lê   sỉ  。thử   đạo  diệc   biến  chư thú  。hữu  phước đức  giả 。

tiếng Phạn là đồ  lê  sỉ (85) . Đạo này cũng có ở khắp các đạo.  Kẻ có phúc đức hơn

 作山林塚廟神。無福德者。居不淨處。

tác sơn lâm  trủng   miếu   Thần   。vô phước đức  giả 。cư  bất tịnh  xứ  。

được làm thần thánh ở sơn lâm, lăng tẩm, đền chùa. Kẻ vô phúc đức phải sống ở những nơi dơ bẩn

 不得飲食。常受鞭打填河塞海。受苦無量。

bất đắc ẩm thực  。thường   thọ   tiên   đả   điền  hà   tắc  hải   。thọ khổ  vô lượng  。

không được ăn uống, thường bị đánh đập, làm những việc đắp sông đắp hồ, chịu vô lượng khổ

諂誑心意作下品五逆十惡。感此道身。

四阿修羅道。

siểm cuống  tâm ý  tác hạ phẩm  ngũ nghịch  thập ác  。cảm   thử   đạo  thân  。tứ   a  tu la đạo  。

những người có lòng dạ ác độc, làm  những tội ngũ nghịch thập ác loại nhẹ hơn cấp trung bình phải  vào  đạo này.

1d-) A tu la đạo (86)

此翻無酒。又無端正又無天。

thử   phiên  vô tửu  。hựu   vô đoan  chánh  hựu   vô  Thiên   。

có nghĩa là không có rượu,  hay xấu xí, hay vô thiên,

 或在海岸海底宮殿嚴飾。常好鬪戰怕怖無極。

hoặc   tại   hải   ngạn   hải   để   cung điện nghiêm sức  。thường   hảo  đấu   chiến   phạ   bố vô cực  。

A Tu La thường sống gần những bờ biển, ở trong những cung điện nguy nga dưới đáy biển, thích gây những cuộc chiến tranh vô cùng khủng khiếp.

在因之時懷猜忌心。雖行五常欲勝他故。作下品十善。

tại   nhân   chi thời  hoài   sai   kị  tâm   。tuy  hành/hàng  ngũ   thường   dục   thắng  tha  cố  。tác hạ phẩm  Thập thiện

A Tu La là những người có nhiều nghi kỵ, tuy có làm những điều ngũ thường tốt nhưng có lòng háo thắng ganh tỵ, tuy có làm những điều thập thiện nhỏ

感此道身。

五人道。四洲不同。

cảm   thử   đạo  thân  。ngũ   nhân đạo  。tứ châu  bất đồng  。

vì vậy đi vào đạo này.

1e-) Nhân đạo.

Nhân đạo gồm tứ châu. Người ở mỗi châu đều sống khác nhau

謂東弗婆提(壽二百五十歲)南閻浮提(壽一百歲)西瞿耶尼(壽五百歲)北欝單越(壽一

vị  Đông phất bà đề  (thọ nhị bách ngũ thập  tuế   )Nam Diêm phù đề  (thọ nhất bách  tuế ) Tây Cồ da ni  (thọ   ngũ bách  tuế   )Bắc  uất  đan việt  (thọ   nhất  

phía đông là Phất Bà Đề châu (87) (người sống ở đó thọ 250 tuổi), phía nam là  Diêm Phù Phất châu (88) (người sống ở đó thọ 100 tuổi), phía tây là Cồ Da Ni châu (89) (người sống ở đó thọ 500 tuổi), phía bắc là  Uất Đan Việt  châu (90) (người sống ở đó thọ 1000 tuổi,

千歲命無中夭。聖人不出其中。即八難之一)皆苦樂相間。

thiên   tuế   mạng   vô  trung  yêu  。Thánh nhân  bất xuất  kỳ trung 。tức  bát nạn chi nhất )giai   khổ  lạc  tướng  gian  。

không bị chết yểu, nơi đây không có thánh nhân xuất hiện, vì vậy là một trong bát nạn (91) ) sung sướngđau khổ lẫn lộn với nhau.

在因之時行五常,五戒。五常者。仁義禮智信。五戒者。

tại nhân  chi thời hành ngũ  thường   ngũ giới  。ngũ   thường   giả 。nhân   nghĩa   lễ   trí   tín   。ngũ giới  giả 。

những người [được sống ở nhân đạo là những người]  trong thời kỳ tạo nhân đã giữ ngũ thường, ngũ giớiNgũ thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.  Ngũ giới

 不殺不盜不邪淫不妄語不飲酒。行中品十善。

bất sát  bất đạo   bất tà  dâm   bất vọng ngữ  bất ẩm  tửu   。hành  trung phẩm  Thập thiện

không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Làm thập thiện ở mức trung bình.

 感此道身。六天道。二十八天不同(欲界六天。

cảm   thử   đạo  thân  。lục   thiên đạo  。nhị thập bát Thiên  bất đồng  (dục giới lục thiên  。

những người này đều được  sống ở nhân đạo.

1f-) Thiên đạo (92) [của Dục giới

[Từ địa ngụ đến đỉnh cao nhất của các cõi trời trước khi đến Niết Bàn ] Gồm 28 cõi trời khác nhau, [chia làm 3 giới]: (1) Dục giới  gồm 6 cõi trời,

 色界十八天。無色界四天) 初欲界六天者。

sắc giới  thập bát Thiên  。vô sắc giới tứ thiên) sơ dục giới lục thiên  giả 。

(2) Sắc giới gồm 18 cõi trời, (3) Vô sắc giới gồm 4 cõi trời.

Dục giới (93) Thiên đạo của dục giới gồm 6 cõi trời là :

一四天王天(居須彌山腹)二忉利天(居須彌山頂。自有三十三天。已上二天單修上品十善。得生其中) 三夜摩天。

nhất Tứ Thiên vương thiên  (cư  Tu-di sơn  phước ) nhị   Đao Lợi Thiên  (cư  Tu-di sơn  đính   。tự hữu  tam thập tam thiên  。dĩ thượng  nhị Thiên  đan  tu   thượng phẩm Thập thiện 。đắc sanh  kỳ trung )tam  dạ ma thiên  。

Thứ nhất:  Tứ Thiên Vương Thiên (94) ( nằm ở giữa sườn núi Tu-di).

Thứ hai: Đạo Lợi thiên (95) (nằm ở đỉnh của núi Tu-Di, nó gồm 33 cõi trời. Hai cõi trời này là cho những người làm thập thiện ở mức độ cao) .

Thứ ba: Dạ Ma thiên,

 四兜率天。五化樂天。六他化自在天(已上四天空居。

tứ Đâu suất thiên  。ngũ  Hoá Lạc Thiên 。lục Tha hóa tự tại thiên  (dĩ thượng  tứ thiên  không  cư  。

Thứ tư: Đâu Suất Thiên (96) , 

Thứ năm: Hóa Lạc Thiên (97),

Thứ sáu: Tha Hóa Tự Tại Thiên (Bốn cõi kể trên là thiên không cư,

修上品十善。兼坐未到定。得生其中)次色界十八天分為四禪。

tu thượng phẩm Thập thiện 。kiêm   tọa   vị  đáo   định  。đắc sanh  kỳ trung )thứ   sắc giới  thập bát Thiên  phần  vi  tứ Thiền  。

những người làm thập thiện ở mức độ cao nhưng thiền định chưa đủ mức độ để đến các thiền thiên, được sống ở cõi này).

2-) Sắc  giới

Kế đó là 18 cõi sắc giới, chia làm [4 nhóm gọi là] tứ thiền thiên

初禪三天(梵眾梵輔大梵)二禪三天(少光無量光光音)三禪三天(少淨無量淨遍淨)

sơ Thiền tam thiên  (phạm  chúng   phạm phụ  đại phạm) nhị   Thiền  tam Thiên  (thiểu  quang   Vô Lượng Quang quang âm (tam Thiền  tam Thiên  (thiểu  tịnh   vô lượng 

2a-) Sơ thiền thiên

Sơ thiền thiên gồm có ba cõi trời (Phạn chúng thiên, Phạn Phụ thiên, Đại Phạn thiên). 

2b-) Nhị Thiền Thiên

Nhị Thiền Thiên cũng có ba cõi trời (Thiếu Quang Thiên, vô lượng quang thiên, Quang Âm Thiên).

2c-) Tam Thiền Thiên

Tam Thiền Thiên cũng có ba cõi trời (Thiếu tịnh thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên, Tịnh Biến Thiên).

四禪九天(無雲福生廣果。已上三天凡夫住處。修上品十善坐禪者得生其中。

tịnh  Biến tịnh ) tứ Thiền cửu thiên  (vô vân  phước sanh  quảng  quả   。dĩ thượng  tam Thiên  phàm phu trụ xứ 。tu   thượng phẩm Thập thiện tọa Thiền  giả đắc sanh  kỳ trung 。

2e-) Tứ Thiền Thiên

Tứ Thiền Thiên có chín cõi trời: 1-) Vô Vân Thiên, 2-) Phúc Sinh Thiên, 3-) Quảng Quả Thiên, ba cõi này là nơi người phàm tục tu thập thiện ở mức độ cao và tu tập thiền định được sống ở những cõi này.

 無想天外道所居。無煩無熱善見善現色究竟。

vô tưởng Thiên  ngoại đạo  sở   cư  。vô phiền  vô nhiệt  thiện kiến  thiện hiện  sắc cứu cánh  。

4) cõi vô tưởng thiên là nơi những người ngoại đạo cư ngụ. 5) Vô Phiền thiên, 6) vô nhiệt thiên, 7) Thiện Kiến Thiên, 8) Thiện Hiện Thiên, 9) Sắc Cứu cánh thiên,

已上五天第三果居處。上之九天離欲麁散。未出色籠故名色界。

dĩ thượng  ngũ thiên  đệ   tam quả  cư xử  。thượng chi cửu  Thiên   ly dục thô  tán  。vị  xuất  sắc   lung  cố danh  sắc giới  。

năm cõi trời trên đây là những người có đệ tam quả vị cư ngụ. Chín cõi trời kể trên đã xa dục giới, nhưng chưa ra khỏi sắc giới nên gọi là sắc giới, vì những người sống trong những cõi trời này

坐得禪定故得禪名)

vì những người này đều có thiên định nên  những cõi trời này đều có tên là thiền). 

三無色界四天(空處,識處,無所有處,非非想。

tọa   đắc   Thiền định  cố  đắc   Thiền  danh) tam  vô sắc giới tứ thiên  (không xứ  thức  xứ  vô sở hữu xứ  phi   phi tưởng  。

 3-) Vô sắc giới

Gồm có bốn cõi trời (Không xứ thiên, Thức xứ thiên, vô sở hữu xứ thiên, phi phi tưởng thiên

已上四天只有四陰而無色蘊。故得名也)上來所釋。從地獄至非非想天。

dĩ thượng  tứ thiên  chỉ   hữu  tứ   uẩn  nhi   vô sắc uẩn  。cố  đắc   danh   dã  )thượng  lai  sở   thích  。tùng  địa ngục  chí   phi phi tưởng thiên  。

bốn cõi trời trên đây chỉ có tứ uẩn, không có sắc uẩn , nên gọi là vô sắc giới . Trên đây đã nói từ địa ngụ cho đến phi phi tưởng thiên.

雖然苦樂不同。未免生而復死死已還生。

tuy nhiên  khổ   lạc  bất đồng  。vị miễn  sanh  nhi phục  tử   tử   dĩ   hoàn sanh  。

Trong những cõi trời của tam giới trên tuy khổ lạc khác nhau nhưng tất cả đều còn trong vòng luân hồi sinh tử

故名生死。此是藏教實有苦諦。二集諦者。

cố danh  sanh tử  。thử   thị  tạng giáo  thật hữu  khổ đế  。nhị   tập đế  giả 。

nên còn cái khổ của sinh tử. Đó là Thực hữu khổ đế của Tạng giáo.

b-) TẬP ĐẾ

 即見思惑。又云見修。又云四住。又云染污無知。

tức kiến tư hoặc  。hựu vân   kiến tu  。hựu vân tứ trụ  。hựu  vân   nhiễm   ô vô tri  。

Tập đế là nói về kiến hoặctư hoặc. [hai nguyên nhân chính gây ra khổ đế]. Kiến tư hoặc còn gọi là kiến tu, tứ trụ (98), nhiễm ô vô tri (99).

 又云取相惑。又云枝末無明。又云通惑。

hựu   vân   thủ   tướng  hoặc   。hựu   vân   chi  mạt   vô minh  。hựu   vân   thông hoặc  。

còn gọi là thủ tướng hoặc (100),  còn gọi là chi mạt vô minh (101), còn gọi là thông hoặc (102)

 又云界內惑。雖名不同。但見思耳。初釋見惑。

hựu   vân   giới nội hoặc  。tuy   danh   bất đồng  。đãn   kiến tư  nhĩ   。sơ   thích  kiến hoặc  。

còn gọi là giới nội hoặc (103). Tuy tên có khác biệt nhau, nhưng chỉ là kiến hoặctư hoặc mà thôi.  Sau đây sẽ xem qua kiến hoặc

1-) KIẾN  HOẠC

 有八十八使。所謂一身見。二邊見。三見取。

hữu bát thập bát sử  。sở vị nhất   thân kiến  。nhị biên  kiến  。tam kiến  thủ   。

Có 88 loại kiến hoặc gọi là tám mươi tám sử (104) [Chia làm hai nhóm: 1a-) Lợi sử (105) và 1b-) đốn sử (106).]

1a-) Lợi sử. Gồm có 1-) thân kiến (107), 2-)  Biên kiến (108), 3-) kiến thủ (109)

 四戒取。五邪見(已上利使),  六貪。七瞋。八癡。九慢。

tứ   giới thủ  。ngũ   tà kiến  (dĩ thượng  lợi   sử  )lục   tham   。thất   sân   。bát   si . cửu mạn  。

4-) giới thủ (110),  5-) tà kiến ( trên đây là 5 lợi sử ) .

1b-) Đốn sử:   6-) tham, 7-) sân, 8-) si, 9-) mạn

 十疑(已上鈍使), 此十使歷三界四諦下。增減不同。

thập   nghi   (dĩ thượng  độn   sử  )thử   thập sử  lịch   tam giới  Tứ đế  hạ  。tăng giảm  bất đồng  。

thập nghi (trên đây là 5 đốn sử),  mười loại sử này có trong tam giới và trong tứ đế.  Tùy giới có thể có tăng giảm đôi chút

成八十八。謂欲界苦十使具足。集滅各七使。

thành bát   thập bát  。vị   dục giới  khổ   thập sử  cụ túc 。tập diệt  các   thất   sử  。

tổng cộng là tám mươi tám sử.  Trong Dục giới khổ đế có đủ cả mười sử.  Tập đếdiệt đế, mỗi đế có 7 sử

 除身見 ,邊見,戒取。道諦八使。除身見邊見。

trừ  thân kiến  biên kiến  giới thủ  。đạo đế  bát   sử  。trừ   thân kiến  biên kiến  。

vì hai đế này không có thân kiến, biên kiến, và giới thủĐạo đế có tám sử trừ thân kiếnbiên kiến.

四諦下合為三十二。上二界四諦下。

Tứ đế hạ  hợp  vi  tam thập nhị  。thượng nhị   giới   Tứ đế  hạ  。

Tứ đế của dục giới hợp lại là 32 sử. Tứ đế của sắc giớivô sắc giới,

 餘皆如欲界。只於每諦下除瞋使。故一界各有二十八。

dư   giai   như   dục giới  。chỉ   ư  mỗi  đế  hạ  trừ   sân   sử  。cố  nhất   giới   các   hữu  nhị   thập bát  。

các sử cũng như ở Dục giới nhưng mỗi đế đều không có sân sử vì vậy mỗi giới chỉ có 28 sử

 二界合為五十六。并前三十二。

nhị  giới   hợp  vi  ngũ   thập lục  。tinh tiền   tam thập nhị  。

Hai giới này hợp lại là 56 sử và cộng với 32 sử của dục giới

合為八十八使也。二明思惑者。有八十一品。

hợp vi át thập bát sử  dã  。nhị  minh   tư hoặc  giả 。hữu  bát   thập nhất  phẩm   。

tám mươi tám sử.

2-) TƯ HOẶC

Tư hoặc có 81 loại gọi là tám mươi mốt phẩm

謂三界分為九地。欲界合為一地。四禪四定為八。

vị  tam giới  phần  vi  cửu địa  。dục giới  hợp  vi  nhất địa  。tứ Thiền  tứ định  vi  bát   。

Tam giới chia làm cửu địaDục giới là một địa, Tứ thiềntứ định chia làm 8 địa.

共為九地。欲界一地中。有九品貪瞋癡慢。

cọng vi  cửu địa  。dục giới  nhất địa  trung  。hữu  cửu phẩm  tham sân si mạn   。

gom lại là cửu địa.  Trong một địa của dục giớicửu phẩm tham, sân, si, mạn

 言九品者。上上上中上下。中上中中中下。

ngôn cửu phẩm  giả 。thượng thượng  thượng  trung  thượng hạ 。trung  thượng  trung  trung  trung  hạ  。

Cửu phẩm tư hoạc là: mỗi một phẩm lại chia làm ba cấp: thượng thượng, thượng trung, thượng hạ; trung thượng, trung trung, trung hạ;  

 下上下中下下。上八地各有九品。除瞋使。

hạ thượng hạ trung  hạ hạ  。thượng bát địa  các   hữu  cửu phẩm  。trừ   sân   sử  。

hạ thượng, hạ trung, hạ hạ.  Trong tám địa của tứ thiềntứ định, mỗi địa 9 phẩm trừ sân sử

故成八十一也。上來見思不同。

cố thành  bát   thập nhất  dã  。thượng lai  kiến tư  bất đồng  。

tổng cộng là 81 sử. Trên đây là sự khác biệt về kiến hoặctư hoặc.

總是藏教實有集諦。三滅諦者。滅前苦集。顯偏真理。

tổng   thị  tạng giáo  thật hữu  tập đế  。tam diệt   đế giả  。diệt   tiền   khổ tập  。hiển  thiên  chân  lý   。

trong thực hữu tập đế của tạng giáo.

c-) DIỆT  ĐẾ

Đế thứ ba là diệt đếdiệt đếdiệt trừ những khổ và những tập ở hai đế trước, đê chân đế sẽ hiện ra

因滅會真。滅非真諦。四道諦者。略則戒定慧。

nhân diệt hội  chân   。diệt   phi   chân đế 。tứ đạo  đế giả  。lược   tức   giới định tuệ  。

vì diệt tất cả cái xấu đi thì mới  thấy  được  cái chân lý, diệt đế chính nó không phải là chân đế

d-) ĐAO ĐẾ

Thứ tư là đạo đế. Nếu nói tóm tắt cái đạo của đạo đế là: giới, định, tuệ

廣則三十七道品。此三十七合為七科。一四念處。

quảng tức   tam thập thất đạo phẩm  。thử   tam thập  thất   hợp  vi  thất   khoa   。nhất   tứ niệm xứ  。

Nếu nói chi tiết thì nó là 37 đạo phẩm. 37 đạo phẩm này được chia làm 7 nhóm:

1-) Tứ niệm xứ (111):

一觀身不淨(色蘊)二觀受是苦(受蘊)三觀心無常(識蘊)

nhất   quán  thân  bất tịnh  (sắc uẩn) nhị  quán  thọ thị  khổ (thọ uẩn) tam quán tâm  vô thường  (thức uẩn)  

1a-) Thứ nhất quán thân bất tịnh (sắc uẩn) (112), 1b-) Thứ nhì quán thọ là khổ (Thọ uẩn) (113), 1c-) Thứ ba quán tâm vô thường (Thức uẩn) (114), 1d-)

四觀法無我(想行蘊)二四正勤。一未生惡令不生。

tứ quán  pháp vô ngã (tưởng hành uẩn) nhị   tứ chánh cần  。nhất   vị sanh  ác  lệnh  bất sanh  。

thứ tư quán pháp vô ngã (tưởng và hành uẩn) (115)

2-) Tứ chánh cần : 2a-) Điều ác chưa sinh ra thì đừng để nó sinh ra,

 二已生惡令滅。三未生善令生。

nhị   dĩ sanh  ác  lệnh  diệt   。tam  vị sanh thiện  lệnh  sanh  。

2b-) Điều ác đã sinh ra thì phải hủy diệt nó đi, 2c-) Điều thiện chưa sinh ra thì phải làm cho nó phát sinh ra,

四已生善令增長。

tứ  dĩ sanh thiện  lệnh  tăng trưởng  。

2d-) Điều thiện đã sinh ra thì phải làm cho nó tăng trưởng lên.

三四如意足(欲念進慧)四五根(信進念定慧)五五力(同上根名)六七覺支(念,擇,進,喜,輕安,定,捨)七八正道(正見,正思惟,正語正業,正精進,正定

tam  tứ như ý túc  (dục   niệm   tiến/tấn   tuệ   )tứ   ngũ căn  (tín   tiến/tấn   niệm định  tuệ   )ngũ   ngũ lực  (đồng   thượng căn  danh   )lục   thất giác chi  (niệm   trạch   tiến/tấn   hỉ  khinh an  định  xả   )thất   Bát Chánh Đạo (chánh kiến chánh tư duy  chánh ngữ  chánh nghiệp  chánh tinh tấn  chánh định 

3) Tứ như ý túc (duc, niệm,tiến,tuệ)(116),

4) Ngũ căn (tín, tiến, niệm, định, tuệ)(117),

5) Ngũ lực  (tín, tiến, niệm, định, tuệ),

6) Thất giác chi (niệm   trạch   tiến,   hỉ,  khinh an,  định,  xả) (118) 

7) Bát chánh đạo (chánh kiến, chánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh tinh tấnchánh định 

正念正命)。已上七科。即是藏教生滅道諦。

chánh niệm chánh mạng  )。dĩ thượng  thất   khoa   。tức thị tạng giáo  sanh diệt  đạo đế  。

chánh niệmchánh mạng  ).

Đó là 7 nhóm của  đạo đế  của tạng  giáo sinh diệt tứ đế.

然如前所列四諦名數。通下三教。

nhiên như tiền  sở   liệt   Tứ đế  danh   số  。thông   hạ  tam giáo  。

tứ diệu đế kể trên trong Tạng Giáo  cũng có trong  Thông giáoBiệt Giáo, Viên Giáo.  Vậy tứ diệu đế của các giáo phái này  có khác nhau hay không?

 但是隨教廣狹勝劣。生滅 ,無生,無量,無作, 不同耳。

đãn thị  tùy   giáo  quảng hiệp  thắng  liệt   。sanh diệt  vô sanh  vô lượng  vô tác  bất đồng  nhĩ   。

tùy theo giáo phái  hiểu rộng hay hiểu hẹp, tùy theo căn cơ  mà chia làm bốn loại tứ đế : Sinh diệt tứ đế, vô sinh tứ đế(119), vô lượng tứ đế (120), vô tác tứ đế (121).

 故向下名數更不再列。然四諦之中分世出世。

cố  hướng hạ  danh   số  cánh  bất tái   liệt   。nhiên Tứ đế  chi trung  phần  thế xuất thế  。

Ở những phần sau của bài này sẽ không nhắc lại nữa. Tứ đế lại được chia làm tại thế vài xuất thế (122) .

前二諦為世間因果(苦果集因)。後二諦為出世間因果(滅果道因)。

tiền   nhị đế  vi thế gian nhân quả  (khổ quả  tập   nhân   )。hậu  nhị đế  vi  xuất thế gian  nhân quả  (diệt quả  đạo  nhân   )。

Sinh diệt tứ đế, vô sinh tứ đếtại thế  nhân quả (Khổ là quả, tập là nhân), vô lượng tứ đế, vô tác tứ đếxuất thế nhân quả(

 ( diệt đế là quả, đạo đế là nhân)

 問何故世出世前果後因耶。

vấn   hà cố  thế xuất thế  tiền   quả   hậu  nhân   da   。

Hỏi : Tại sao ở tại thếxuất thế tứ đế đều quả đi trước nhân ?

 答聲聞根鈍知苦斷集慕果修因。是故然也。

đáp   Thanh văn  căn  độn   tri khổ đoạn tập  mộ   quả   tu nhân  。thị cố nhiên dã  。

Xin trả lời : Thanh văncăn cơ còn yếu, thất đau khổ mới đi tìm nguyên nhân để diệt trừ những nhân trong tập đế, vì ham mộ quả mới đi tu nhân, đó là lý do quả đi trước nhân.

Sau đây là nhưng phương pháp tu tậpquả vị của tạng giáo.

略明藏教修行,人之與位。初明聲聞位分二。初凡二聖。凡又二。

lược   minh   tạng giáo  tu hành nhân   chi dữ  vị   。sơ   minh   Thanh văn  vị   phần  nhị   。sơ   phàm  nhị thánh  。phàm  hựu   nhị   。

e-) QUẢ VỊ CỦA TẠNG GIÁO  

Những quả vị của thanh văn thừa  được chia làm hai phần : 1-) Phàm vị (123) và 2-) thánh vị(124). Phàm  vị lại được chia làm hai quả vị :

1-) PHÀM VỊ

 外凡內凡。釋外凡中自分三。初五停心。

ngoại phàm  nội phàm  。thích  ngoại phàm  trung  tự   phần  tam  。sơ   ngũ   đình tâm  。

Phàm  vị lại được chia làm hai quả vị : 1α-) Ngoại phàm vị(125) và  1β -) nội phàm vị(126) .

1⍶-)  NGOẠI PHÀM VỊ

Ngoại phàm vị  lại chia làm ba cấp vị  :  1⍶1-) Cấp 1: Ngũ đình tâm(127)  , [1⍶2-) cấp 2: biệt tướng niêm, 1⍶3-)  cấp 3: tổng tướng niệm ]

1⍶1-)  Cấp 1: ngũ đình tâm quán:  [ gồm 5 quán từ 1 đến 5]

一多貪眾生不淨觀。二多嗔眾生慈悲觀。

nhất   đa tham  chúng sanh bất tịnh  quán  。nhị   đa   sân  chúng sanh từ bi  quán  。

1α1/1-)  Bất tịnh Quán(128): Dùng  để trị cái tham của chúng sinh.

1α1/2-)  Tư bi quán (129) dùng để trị cái sân của chúng sinh

三多散眾生數息觀。四愚癡眾生因緣觀。

tam đa  tán  chúng sanh số  tức   quán  。tứ   ngu si chúng sanh nhân duyên  quán  。

1α1/3-)  Số tức quán(130) : Dùng để trị cái tinh thần tan loạn, không tập trung  trong lúc tu hành hay  thiền định.

1α1/4-)   Nhân duyên quán(131) dùng để trị cái ngu si của chúng sinh.

五多障眾生念佛觀。二別相念處(如前四念處是)。

ngũ   đa   chướng   chúng   sanh niệm Phật quán  。nhị   biệt tướng niệm xứ  (như tiền  tứ niệm xứ  thị  )。

1α1/5-)  Niệm Phật quán(132) dùng để trị những chúng sinh có nhiều chướng ngại trong việc tu hành.

1α2)  Biệt tướng niệm xứ(133) ( Như tứ niệm xứ  kể trên)

 三總相念處一觀身不淨。受,心,法皆不淨。乃至觀法無我。

tam  tổng   tướng  niệm xứ  nhất   quán  thân  bất tịnh  。thọ,  tâm Pháp giai   bất tịnh  。nãi chí quán  pháp vô ngã  。

1α3-) Tổng tướng niệm xứ (134): thứ nhất quán thân bất tịnh, thì thọ,  tâm,  pháp, cũng bất tịnh, đưa đế quán pháp vô ngã

身受心亦無我。中間例知(已上三科名外凡。亦名資糧位)。

thân thọ  tâm   diệc   vô ngã 。trung gian lệ   tri   (dĩ thượng  tam khoa  danh   ngoại phàm  。diệc   danh   tư lương vị  )。

thân, thọ, tâm cũng vô ngã.  xem những thí dụ thì rõ (trên đây ba điều gom lại là ngoại phàm, còn gọi là tư lương vị (135)

二明內凡者有四。謂煗頂忍世第一(此四位為內凡。亦名加行位。

nhị   minh   nội phàm  giả hữu  tứ   。vị  noãn đảnh   nhẫn   thế   đệ nhất  (thử   tứ vị  vi nội phàm  。diệc   danh   gia hành vị  。

1 β-) NỘI PHÀM.

Thư hai Nội phàm gồm bốn  cấp vị  :  1-) Noãn vị(136), 2-) đảnh vị(137), 3-) nhẫn vị(138), 4-) thế đệ nhất vị(139). ( Bốn quả  vị này là nội phàm vị, còn gọi là gia hành vị

又名四善根位)。上來內凡外凡總名凡位。

hựu   danh   tứ thiện căn  vị   )。thượng  lai  nội phàm  ngoại phàm  tổng danh  phàm  vị   。

còn gọi là tứ thiện căn vị (140)) .  Trên đây nội phàmngoại phàm vị gọi chung là phàm vị.

 亦名七方便位。次明聖位亦分三。

diệc   danh   thất phương tiện vị  。thứ   minh   thánh vị  diệc   phần  tam  。

còn gọi là thất phương tiện vị(141).

 Sau đây là thánh vị cũng có ba cấp vị  :

2-)  ThÁNH VỊ 

 [Thánh vị trong Tạng giáo được chia làm ba cấp]

一見道(初果)二修道(二三果)三無學道(四果)。一須陀洹。此翻預流。

nhất   kiến đạo  (sơ quả  )nhị   tu đạo  (nhị   tam quả  )tam  vô học đạo  (tứ quả  )。nhất   Tu đà Hoàn  。thử   phiên  Dự-lưu 。

 2⍶ ) kiến đạo ( sơ quả),  2 β ) Tu đạo ( nhị quả, tam quả), 2 Ɣ ) Vô học (đạo tứ quả). Tu đà hoàn dịch là dự lưu

 此位斷三界八十八使見惑。見真諦故名為見道。

thử   vị   đoạn  tam giới  bát thập bát sử  kiến hoặc  。kiến  chân đế cố  danh vi kiến đạo  。

2⍶-) Kiến đạo

Tu đà hoàn dịch là dự lưu. Người ở quả vị này đã đoạn trừ được tám mươi tam sử kiến hoặc  của tam giới, đã hiểu được cái lý của chân đế, nên gọi là kiên đạo vị, lại gọi là thánh vị.

又名聖位。二斯陀含。此云一來。

hựu   danh   thánh vị  。nhị   Tư đà hàm  。thử   vân   Nhất lai  。

còn  gọi là thánh vị.

2 β ) Tu đạo

 -Tư đà hàm , còn gọi là nhất lai quả,

 此位斷欲界九品思中。斷前六品盡。後三品猶在。

thử   vị   đoạn  dục giới  cửu phẩm  tư  trung  。đoạn  tiền   lục   phẩm   tận  。hậu  tam phẩm  do  tại   。

người đạt quả vị này đã đoạn diệt được  sau phẩm đầu của tư hoặc của dục giới. Còn ba phẩm sau chưa đoạn trừ được 

 故更一來。三阿那含。此云不來。此位斷欲殘思盡。

cố  cánh  Nhất lai  。tam  A-na-hàm 。thử   vân   Bất-lai 。thử   vị   đoạn  dục   tàn   tư  tận  。

nên phải đến thế gian này một lần nữa để đoạn trừ hết tư hoặc còn lại.

- Tam quảA na hàm quả, còn gọi là bất lai quả, người đạt quả vị này đã đoạn trừ được hết tất cả cửu phẩm tư hoặc

 進斷上八地思。四阿羅漢。此云無學。

tiến   đoạn  thượng  bát địa  tư  。tứ   A-la-hán 。thử   vân   vô học  。

tiến lên để đoạn diệt sắc giới  tứ địa tư hoặcvô sắc giới tứ địa tư hoặc.

2 Ɣ )  Vô học đạo

Quả vị thứ tư : A la Hán quả, còn gọi là vô học (142)

 又云無生。又云殺賊。又云應供。此位斷見思俱盡。

hựu   vân   vô sanh  。hựu   vân   Sát Tặc 。hựu   vân   Ứng-Cúng 。thử   vị   đoạn  kiến tư  câu   tận  。

còn gọi là vô sanh (143), còn gọi là sát tặc(144), còn gọi là ứng cúng (145). Người đạt quả vị này  đã hoàn toàn đoạn trừ được hết kiến  hoặc và tư hoặc.

 子縳已斷果縛猶在。名有餘涅槃。

tử  縳dĩ đoạn  quả phược  do  tại   。danh   hữu dư Niết Bàn  。

những chủng tử của tham, sân si đã hết, nhưng cái quả của kiếp trước là cái thân thể của kiếp này vẫn còn, cuộc sống trên đời này gọi là hữu dư niết bàn (146).

若灰身滅智名無餘涅槃。又名孤調解脫。

nhược hôi thân diệt trí  danh   Vô-Dư Niết-Bàn 。hựu   danh   cô điều  giải thoát  。

Nếu sau khi chết, hỏa táng hủy diệt tất cả những trí tuệ của mình đi vì không cần nữa, gọi là vô dư niết bàn (147), còn gọi là cô điều giải thoát (148), nghĩa là giải thoát cho một mình mình mà thôi,

 略明聲聞位竟。次明緣覺。亦名獨覺。值佛出世。

lược   minh   Thanh văn  vị   cánh   。thứ   minh   duyên giác  。diệc   danh   độc giác  。trị   Phật xuất thế

Đến đay là nói hết các quả vị của thanh văn thừa.

A2-) DUYÊN GIÁC

Sau đây nói đến duyên giác, còn gọi là độc giác, họ là những người sống vào thời của Đức Phật còn tại thế

稟十二因緣教。所謂一無明(煩惱障煩惱道)二行(業障業道。

bẩm  thập nhị nhân duyên  giáo  。sở vị nhất   vô minh  (phiền não chướng  phiền não đạo) nhị   hạnh  (nghiệp chướng  nghiệp đạo  。

Nghe Phật giảng về thập nhị nhân duyên, gồm có :   Thứ nhất vô minh (phiền não chướng, phiền não đạo), thứ hai hạnh (nghiệp chướng, nghiệp đạo, hai chi này thuộc về quá khứ)

此二支屬過去)三識(託胎一分氣息)四名色(名是心色是質)五六入(六根成此胎中)六觸(出胎)七

thử   nhị   chi   chúc  quá khứ) tam thức  (thác   thai   nhất phân  khí   tức ) tứ   danh sắc  (danh   thị  tâm   sắc   thị  chất  ngũ   lục nhập  (lục căn  thành  thử   thai   trung ) lục xúc  (xuất thai ) thất  

thứ ba : Thức (149) (đầu thai với một hơi thở ), thứ tư: danh sắc (150) (danh là tâm, sắc là thể chất), thứ năm : Lục Nhập (151) (đến tuần lễ thứ sau hay thứ bẩy , lúc  các căn được tạo thành), thứ sau: Xúc ( khi sanh ra ) thì gọi là xúc. thứ bẩy

受(領納前境好惡等事。從識至受名現在五果)八愛(愛色男女金銀錢物等事)九取(凡見一切境。

thụ   (lĩnh nạp  tiền cảnh  hảo ác  đẳng sự   。tùng  thức  chí   thọ danh  hiện tại ngũ quả  )bát   ái   (ái   sắc   nam nữ kim ngân tiễn  vật   đẳng sự   )cửu  thủ   (phàm  kiến  nhất thiết cảnh  。

thọ (lãnh nạp những cảnh tốt cảnh xấu.  Trong thập nhị nhân duyên từ thức đến thọ đó là quả của kiếp trước tạo ra), thứ tám là ái (đó là nam nữ ái dục, tiền bạc tài vật ham muốn), thứ chín : Thủ  ( lúc đó thấy những tiền tài, nam nữ sắc bèn sinh lòng tham muốn

皆生取著心。此二未來因。皆屬煩惱。如過去無明)十有(業已成就。是未來因屬業道。

giai   sanh  thủ   trước tâm  。thử   nhị   vị lai nhân   。giai   chúc  phiền não  。như   quá khứ vô minh  )thập   hữu  (nghiệp   dĩ   thành tựu 。thị  vị lai nhân   chúc  nghiệp đạo  。

đây là cái nhân của kiếp tới, nó là những phiền não, nó như kiếp trước,  cái lòng vô minh tạo ra phiền não), Thứ mười : Hữu ( Hữu đã đạt được, cái nghiệp đã tạo ra, cái nghiệp này chính là cái nhân của kiếp tới, nó thuộc nghiệp đạo,

 如過去行)十一生(未來受生事)十二老死。此是所滅之境。

như   quá khứ hạnh )thập nhất  sanh  (vị lai thọ sanh  sự   )thập nhị  lão tử  。thử   thị  sở   diệt   chi cảnh  。

nó như kiếp trước cái hạnh ). Thứ 11: Sanh ( vì cái nghiệp tạo trong đời này nên phải sanh trong kiép tới  để trả ). Thứ 12 : Lão tử. Có sanh thì có lão có tử.

Người duyên giác biết được vô minh là nguồn gốc của vòng sinh tử luân hồi nên đi diệt nó.

 與前四諦開合之異耳。云何開合。

dữ  tiền   Tứ đế  khai   hợp  chi dị   nhĩ   。vân hà khai   hợp  。

Như vây người duyên giác theo thập nhị nhân duyên để tu hành so  với người thanh văn tu hành theo tứ diệu đế  có khác nhau và giống nhau ở chỗ nao? 

 謂無明行愛取有。此之五支合為集諦。餘七支為苦諦也。

vị   vô minh  hạnh  ái thủ  hữu  。thử   chi ngũ   chi   hợp  vi tập đế  。dư   thất chi  vi  khổ đế  dã  。

Nếu ta đem so sánh thập nhị nhân duyên với tứ diệu đế : Vô minh, hạnh, ái, thủ, hữu năm nhân duyên này hợp lại tương đương với tập đế, bẩy nhân duyên còn lại  tương đương với khổ đế.

 既名異義同。何故重說。為機宜不同故。

ký   danh   dị   nghĩa   đồng   。hà cố  trọng  thuyết  。vi  ky nghi  bất đồng  cố  。

Tuy tên khác nhau nhưng nghĩa giống nhau. Nếu nghĩa giống nhâu vậy tại sao phải nói làm hai cái thuyết làm gì?  Xin trả lời : Là vì căn cơ khác nhau nên phải nói hai cách để họ dễ  tiếp thu.

 緣覺之人先觀集諦。所謂無明緣行。行緣識。

duyên giác  chi nhân   tiên  quán  tập đế  。sở vị vô minh duyên  hạnh . hành  duyên thức  。

Người duyên giác vì có căn cơ khá hơn nên  thấy được vô minh trong tập đế. Từ vô minh đưa đến hạnh, hạnh đưa đến thức, ...

乃至生緣老死。此則生起。若滅觀者。

nãi chí sanh duyên lão tử  。thử   tức   sanh khởi  。nhược/nhã  diệt   quán  giả 。

rồi đến sanh,  sanh đến tử. Rồi lại bắt đầu sanh.

無明滅則行滅。乃至生滅則老死滅。

vô minh  diệt   tức   hạnh  diệt   。nãi chí sanh diệt  tức   lão tử  diệt   。

Nếu diệt vô minh  thì hạnh diệt,... sau đó sanh diệt, nếu sanh diệt thì lão tử sẽ diệt

因觀十二因緣覺真諦理。故言緣覺。言獨覺者。

nhân   quán  thập nhị nhân duyên  giác  chân đế lý   。cố  ngôn  duyên giác  。ngôn  độc   giác giả  。

vì vậy người duyên giác tu hành theo thập nhị nhân duyên để đi đến ngộ chân lý, nên gọi là duyên giác.

A3-) ĐỘC GIÁC

出無佛世獨宿孤峯。觀物變易自覺無生。故名獨覺。

xuất  vô  Phật thế  độc   tú  cô   phong   。quán  vật   biến dịch tự   giác  vô sanh  。cố danh  độc giác  。

vì sanh ở nơi hay ở lúc không có Đức Phật tại thế, một mình tu hàh trong núi rừng, quan sát cảnh vật thay đổi, ngộ được vô sinh chân đế. Vì vậy gọi là độc giác.

兩名不同。行位無別。此人斷三界見思。

lượng (lưỡng)   danh   bất đồng  。hạnh  vị   vô biệt 。thử   nhân   đoạn  tam giới  kiến tư  。

Người duyên giác và người độc giác  có khác nhau, nhưng tu hành quả vị giống nhau. Những người này cũng  như những người thanh văn thừa đã đoạn trừ được kiến hoặctư hoặc của tam giới

與聲聞同。更侵習氣故居聲聞上。次明菩薩位者。

dữ  Thanh văn  đồng   。cánh  xâm   tập khí  cố  cư  Thanh văn  thượng  。thứ   minh   Bồ Tát vị   giả 。

Ngoài ra người duyên giác và người độc giác còn bỏ được những  tập khi (152)của kiến hoặc và tư hoăc, vì vậy họ con đưng trên cả những người  thanh văn thừa.

A4-) BỒ TÁT TRONG TẠNG GIÁO

從初發心。緣四諦境。發四弘願。修六度行。

tùng  sơ phát tâm  。duyên  Tứ đế  cảnh  。phát   tứ   hoằng nguyện  。tu   lục độ  hạnh  。

Bồ tát trong tạng giáo phát bồ đề tâmdựa vào tứ diệu đế, phát tứ hoằng nguyện (153), tu hành  lục độ hạnh (154): 

 一未度者令度。即眾生無邊誓願度。

nhất   vị  độ giả  lệnh  độ  。tức   chúng sanh vô biên  thệ nguyện  độ  。

[tứ hoằng nguyện là]

1-) Nguyện độ tất cả chúng sinh  chưa được độ.  Đây  là cái nguyện độ  vô biên chúng sinh  dựa vào  khổ đế

此緣苦諦境。二未解者令解。即煩惱無盡誓願斷。

thử   duyên  khổ đế  cảnh  。nhị   vị  giải  giả lệnh  giải  。tức   phiền não  vô tận  thệ nguyện  đoạn  。

2-)  Nguyện giúp  tất cả chúng sinh chưa thoát khỏi phiền nào, được thoát khỏi phiền não. Đây là cái nguyện diệt vô tận phiền não  dựa vào tập đế.

此緣集諦境。三未安者令安。

thử   duyên  tập đế  cảnh  。tam  vị  an   giả lệnh  an   。

3-) Nguyện giúp tất cả chúng sinh chưa được an lạc, được an lạc

即法門無量誓願學。此緣道諦境。四未得涅槃者令得涅槃。

tức   Pháp môn vô lượng  thệ nguyện  học   。thử   duyên  đạo đế  cảnh  。tứ   vị  đắc Niết Bàn  giả lệnh  đắc Niết Bàn  。

Nguyện giúp tất cả chúng sinh chưa được an bình, được an bình. Đây là  cái  vô lượng pháp môn thề nguyện  dựa vào đạo đế

4-) Nguyện giúp tất cả chúng sinh chưa vào được Niết Bàn sẽ được vào Niết Bàn. Đầy  là  cái vô thượng Phật đạo thề nguyện dưa vào diệt đế.

即佛道無上誓願成。此緣滅諦境。既已發心。

tức   Phật đạo vô thượng thệ nguyện  thành  。thử   duyên diệt  đế  cảnh  。ký   dĩ phát tâm  。

Đây là vô thượng Phật đạo thề nguyện, dưa vào diệt đế. Nay lòng đã phát nguyện

須行行填願。於三阿僧祇劫修六度行。

tu hành hànhđiền  nguyện   。ư  tam a tăng kì kiếp  tu   lục độ  hạnh  。

thì phải thực hành để làm tròn lời khấn nguyện. Bồ tát phải trải qua  vô số kiếp tu hành lục đô

 百劫種相好。言三阿(無)僧祇(數)劫(時)者。

bách kiếp  chủng  tướng  hảo  。ngôn  tam  a  (vô  )tăng kì  (số  )kiếp   (thời  )giả 。

sau cả trăm kiếp hay ba đại kiếp tu tập mới  đạt được tất cả các loại tướng hảo (155).

且約釋迦修菩薩道時。論分限者。從古釋迦至尸棄佛。

thả ước  Thích Ca  tu   Bồ Tát đạo thời  。luận  phần  hạn   giả 。tùng  cổ   Thích Ca  chí   Thi Khí Phật  。

Hãy lấy thí dụ  của Đức Phật Thích Ca tu hành  bồ tát đạo  mà xem.  Thời gian tu hành  của Ngài được chia  làm ba giai đoạn:  Từ thời cổ Thích Ca Phật (156)  cho đến Thí Khi Phật,

 值七萬五千佛。名初阿僧祇。

trị   thất   vạn   ngũ   thiên Phật  。danh   sơ   a-tăng-kì  。

1-) sơ a tăng kì:

Đức Phật Thích Ca đã từng cung dường bẩy vạn năm ngàn Phật. gọi giai đoạn này  là sơ a tăng kì(157)

從此常離女身及四惡趣。常修六度。然自不知當作佛。

tòng thử  thường   ly  nữ thân cập tứ ác thú  。thường   tu   lục độ  。nhiên tự   bất tri   đương  tác Phật  。

Trong  giai đoạn này  Ngài thoát ly thân thể của  phái nữ và thoát lyác thú (158), Ngài tu hành lục độ nhưng cũng không biết  mình sẽ thành Phật hay không.

若望聲聞位。

nhược vọng   Thanh văn  vị   。

Nếu đem so sánh với những quả vị của thanh văn thưa,

即五停心總別念處 (外凡)次從尸棄佛至然燈佛。值七萬六千佛。名第二阿僧祇。

tức   ngũ   đình tâm  tổng biệt  niệm xứ  (ngoại phàm) thứ  tùng  Thi Khí Phật  chí   Nhiên Đăng Phật  。trị   thất   vạn   lục   thiên Phật  。danh   đệ nhị  a-tăng-kì  。

thì tương đương với  tổng biệt niệm xứ  của ngũ đình tâm (ngoại phàm vị). 

2-)[ Đệ nhị a tăng kì]:

Giai đoạn thứ hai : Từ Thi Khí Phật đến Nhiên Đăng Phật,  Ngài cung dường bẩy vạn sáu ngàn Phật, đây là đệ nhị a-tăng-kì.

 此時用七莖蓮華供養。布髮掩泥。

thử thời  dụng   thất   hành   liên hoa  cúng dường 。bố   phát   yểm   nê  。

Ngài lấy bẩy đóa hoa sen cúng dường Đức Phật Nhiên Đăng, trên đường đi cúng dường quần áo tóc  của Ngài bị lấm đầy đất bụi

得受記莂號釋迦文。爾時自知作佛。口未能說。

đắc   thọ kí  biệt hiệu   Thích Ca  văn  。nhĩ thời  tự tri  tác Phật  。khẩu   vị năng  thuyết  。

Ngài được Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký  tên là Thích Ca văn Phật (159), lúc đó ngài biết mình sẽ thành Phật, nhưng chưa dám nói ra.

 若望聲聞位。即煗位。次從然燈佛至毘婆尸佛。

nhược  vọng   Thanh văn  vị   。tức   noãn vị  。thứ   tùng  Nhiên Đăng Phật  chí   Tỳ bà Thi Phật  。

Nếu đem so sánh với những quả vị của Thanh văn thừa, thi Đức Phật trong giai đoạn này đã đạt noãn vị [ vào hạng thánh vị ].

3) [ Đệ tam a tăng kì]

Lại từ Đức Phật Nhiên Đăng đến Đức Phật Tỳ Bà Thi Phật,

 七萬七千佛。名第三阿僧祇滿。此時自知。

thất   vạn   thất   thiên Phật  。danh   đệ tam  a-tăng-kì  mãn   。thử thời  tự tri  。

Đức Phật lại cúng dường bẩy vạn bẩy ngàn Phật, đây là đệ tam a tăng kì, lúc đó Đức Phật đã biết mình sẽ thành Phật.

 亦向人說必當作佛。自他不疑。

diệc   hướng   nhân   thuyết  tất đương tác Phật 。tự tha  bất nghi   。

và cũng nói cho mọi người biết mình sẽ thành Phật, người nghe cũng không con nghi ngờ gì nữa.

若望聲聞位即頂位。經如許時修六度竟。更住百劫種相好因.

nhược  vọng   Thanh văn  vị   tức   đảnh   vị   。Kinh   như   hứa  thời  tu   lục độ  cánh   。cánh  trụ  bách kiếp  chủng  tướng  hảo  nhân   。

Nếu đem so sánh với những quả vị của thanh văn thừa thì tương đương với đỉnh vị.

Phải tu hành lục độ như thế phải trải  qua cả trăm kiếp, đạt được các loại tướng hảo, các nhân tốt .

 修百福成一相。福義多途。難可定判。又云。

tu   bách phước  thành  nhất tướng 。phước   nghĩa   đa   đồ   .nan  khả  định phán  。hựu   vân   。

tu hàng trăm phúc mới được một tướng hảoCon đường làm phúc làm nghĩa thật nhiều,  khó mà đánh giáThí dụ [ trong kinh luân] kể

 大千盲人治差為一福等。

Đại Thiên manh   nhân   trì  sái  vi  nhất   phước   đẳng 。

trị lành một  số tam thiên đại thiên người mù  mới được kể là làm  được một phúc.

修行六度各有滿時。如尸毘王代鴿檀滿。普明王捨國尸滿。

tu hành lục độ  các   hữu  mãn   thời  。như   thi tỳ vương  đại  cáp   đàn   mãn   。phổ minh  Vương  xả   quốc   thi   mãn   。

 Tu hành lục độ như thế mới là viên mãn.

Lại  như chuyện Thi Tỳ Vương (160) lấy thịt mình để chuộc mạng cho chim câu, bố thí như thế mới là viên mãn.

Ở nhiều kiếp trước, Đức Phật là Vua Phổ Minh(161), đã bỏ vương quốc  và tính mạng của mình để giữ lời hứa,trì giới như thế mới là viên mãn.

羼提仙人為歌利王割截無恨忍滿。

sạn đề tiên nhân  vi  Ca-Lợi Vương cát tiệt  vô  hận  nhẫn   mãn   。

Lại chuyện Sạn Đề tiên nhân (162) bị  vua Ca Lợi  cắt chém thân thể thành nhiều mảnh mà không sinh oán hận tâm, lòng nhẫn nhục như thế mới là viên mãn.

大施太子抒海。并七日翹足讚弗沙佛進滿。

đại thí thái tử  trữ   hải   。tinh  thất   nhật   kiều   túc   tán   phất sa Phật  tiến   mãn   。

Lại chuyện Đại Thí Thái Tử (163)tát cạn nước biển để tìm ma ni bảo châu, lại chuyênbồ tát Thích Ca quỳ bẩy ngày để tán tụng Đức Phật Phất Sa (164), lòng tinh tiến như thế như thế mới là viên mãn.

尚闍黎鵲巢頂上禪滿。

thượng   đồ  lê   thước sào  đính   thượng  Thiền  mãn   。

Lại chuyện nhiều kiếp trước Đức Phật là Thượng Xà Lệ tu sĩ (165), tóc dài, khi ngồi thiền định, chim đến làm tổ trên đầu. lòng thiền định như thế mới là viên mãn.

劬嬪大臣分閻浮提七分息諍智滿。望初聲聞位是下忍位。

Cù tần  đại thần  phần  Diêm-phù-đề thất   phần  tức   tránh   trí   mãn   。vọng   sơ   Thanh văn  vị   thị  hạ  nhẫn vị  。

Lại chuyện  đại thần Cù Tần (166)  đã khôn khéo chia châu Diêm Phù Đê thành bẩy phần cho bẩy quốc vươngchấm dứt cuộc tranh chấp giữa các vua, trí tuệ như thế mới là viên mãn.

 Nếu đem so sanh với sơ vị của thanh văn thừa thì tương đương với  hạ nhẫn vị  của gia hành vị.

 次入補處生兜率。託胎出胎。出家降魔。安坐不動。

thứ   nhập   bổ xứ  sanh  Đâu Suất 。thác   thai   xuất thai  。xuất gia hàng ma  。an   tọa   bất động  。

sau đó Đức Phật  đến Đâu Suất thiên chờ đợi,   ngài đầu thai, sanh ra,  xuất gia, hàng phục các ma quỷ, an tọa bất động  Nagài đã đắc

 為中忍位。次一剎那入上忍位。

vi/vì/vị  trung nhẫn  vị   。thứ   nhất   sát-na nhập   thượng nhẫn  vị   。

 trung nhẫn vị. Sau đó trong sát na ngài nhập thượng nhẫn vị.

次一剎那入世第一位。發真無漏。三十四心頓斷見思習氣。

thứ   nhất   sát-na nhập   thế   đệ nhất  vị   。phát   chân   vô lậu 。tam thập  tứ tâm  đốn đoạn  kiến tư  tập khí  。

lại sau đó lại trong sát na ngài nhập thế đệ nhất vị, phát chân vô lậu,  tam thập tứ tâm (167) đốn phát, đoạn tất cả kiến hoặc , tư hoặc và các tập khí

 坐木菩提樹下。生草為座。成劣應丈六身佛。

tọa   mộc   Bồ-đề thụ hạ 。sanh  thảo   vi tọa   。thành  liệt   ưng  trượng lục  thân  Phật 。

ngồi dưới gốc cây mộc  bồ đề,  trên bồ đoàn cỏ tươi, thành  trượng sáu liệt  ứng thân Phật (168)

 受梵王請。三轉法輪。度三根性。住世八十年。

thọ   Phạm Vương thỉnh  。tam chuyển pháp luân  。độ  tam căn  tánh   。trú   thế   bát thập  niên   。

Dưới sự kính thỉnh của Đại Phạm ThiênVương, ngài tam chuyển pháp luân(169), để độ chúng sinhtam căn (170).  Sống ở đời này tám mươi năm.

現老比丘相。薪盡火滅入無餘涅槃者。

hiện   lão   Tỳ-kheo tướng  。tân tận hỏa diệt  nhập   Vô-Dư Niết-Bàn giả 。

dưới cái tướng của một tỳ kheo gia,  đến khi thân yếu thọ tận nhập vô dư Niết Bàn.

 即三藏佛果也。

tức   Tam Tạng  Phật quả  dã  。

chứng tam tạng Phật quả.

上來所釋三人修行證果雖則不同。然同斷見思。同出三界。同證偏真。

thượng  lai  sở   thích  tam  nhân   tu hành chứng quả  tuy   tức   bất đồng  。nhiên đồng   đoạn  kiến tư  。đồng   xuất tam giới  。đồng   chứng   Thiên   chân   。

Trên đây đã giải thích  thanh văn, duyên giácbồ tát ba nhóm chúng sinh tu hành đạt được các  quả vị khác nhau (171), nhưng đều đã đoạn trừ được kiến hoặctư hoặc, đều đã ra khỏi tam giới, chứng được thiên chân Niết Bàn (172)

 只行三百由旬入化城耳。略明藏教竟。次明通教者。

chỉ   hành  tam bách do tuần  nhập   hóa thành  nhĩ   。lược   minh   tạng giáo  cánh   。thứ   minh   thông giáo  giả 。

Những người này mới đi được ba trăm dăm mới đến được  Hóa Thành mà thôi. Trên đây là nói hết phần Tạng giáo.

B-) THÔNG GIÁO.

 通前藏教通後別圓。故名通教。

thông   tiền   tạng giáo  thông   hậu  biệt viên  。cố danh  thông giáo  。

Thông giáo có nghĩa  là trước thông với Tạng giáo sau thông với Biệt giáoViên giáo, vì vậy gọi là Thông giáo

 又從當教得名。謂三人同以無言說道。體色入空。

hựu   tùng  đương  giáo  đắc   danh   。vị   tam  nhân   đồng   dĩ  vô ngôn thuyết đạo  。thể   sắc nhập  không  。

Hơn nữa cả ba nhóm [ thanh văn, duyên giác, bồ tát trong Thông  giáo đã ngộ được  cái chân thật lý]  bằng cách vô ngôn thuyết đạo (173), đã thể sắc nhập không (174)

 故名通教。依大品經。乾慧等十地。

cố danh  thông giáo  。y  đại phẩm Kinh  。kiền  tuệ   đẳng Thập Địa

cũng vì vậy nên gọi là thông giáo.  Nay dựa vào Đại Phẩm Bát Nhã Kinh giảng về các cấp vị của Thông giáo  :  thập địa (175) [1. Kiền tuệ địa, 2. Tánh địa,3. Bát nhân địa, 4. Kiến địa, 5. Bạc địa, 6. Ly dục địa, 7. Dĩ biện địa, 8. Bích chi phật địa, 9. Bồ tát địa, 10. Phật địa].

a-) Cấp vị

1-) Đệ nhất địa:  Kiền tuệ địa.

 即是此教位次也。一乾慧地。未有理水故得其名。

tức thị thử   giáo  vị   thứ   dã  。nhất   kiền tuệ địa  。vị hữu  lý   thủy   cố  đắc   kỳ  danh   。

Ở địa này hành giảtrí tuệ nhưng chưa ngộ được nhiều về pháp tính nên gọi là kiền tuệ địa.

 即外凡位。與藏教五停心總別等三位齊。二性地。

tức   ngoại phàm  vị   。dữ  tạng giáo  ngũ   đình tâm  tổng biệt  đẳng tam  vị   tề  。nhị   tánh địa  。

Nếu đem so sánh địa này với tạng giáo, Kiền tuệ địa tương đương với ba quả vị của ngoại phàm vị của tạng giáo: Ngũ đình tâm, biệt tướng niệm xứtổng tướng niệm xứ.

2-) Đệ nhị địa:   Tánh địa:

 相似得法性水。伏見思惑。即內凡位。

tương tự đắc   pháp tánh thủy  。phục   kiến tư hoặc  。tức   nội phàm  vị   。

Giống như kiền tuệ địa nhưng hành giả đã ngộ được pháp tánh, đã hàng phục được kiến hoặctư hoặc. Tương đương với nội phàm vị

 與藏教四善根齊。三八人地。四見地。

dữ  tạng giáo  tứ thiện căn  tề  。tam  bát nhân  địa   。tứ kiến  địa   。

của tạng giáo đó là: Tứ thiện căn [Noãn vị, đảnh vị, nhẫn vị, thế đệ nhất vị]

3-) Đệ tam địa: Bát nhân địa (176)

4-) Đệ tứ địa: Kiến địa (177).

 此二位入無間三昧。斷三界八十八使見盡。

thử   nhị   vị   nhập   Vô gián tam muội  。đoạn  tam giới  bát thập bát sử  kiến  tận  。

Hành giả ở hai quả vị trên đã đạt được vô gián tam muội (178), đã đoạn trừ hết  kiến hoặc của tám mươi tám sử của tam giới,

 發真無漏見真諦理。與藏教初果齊。五薄地。

phát   chân   vô lậu kiến  chân đế lý   。dữ  tạng giáo  sơ quả  tề  。ngũ   bạc địa  。

đã phát chân vô lậu, đã thấy cái lý thật của chân đế. Nếu so sánh với các  quả vị của  tạng giáo thì hai quả vị này [3 & 4]  tương đương với sơ quả của Tạng giáo.

5-) Đệ ngũ địa : Bạc địa (179).

 斷欲界九品思前六品。與藏教二果齊。六離欲地。

đoạn  dục giới  cửu phẩm  tư  tiền   lục   phẩm   。dữ  tạng giáo  nhị quả  tề  。lục   ly dục địa   。

Hành giả đã đoạn diệt được lục phẩm đầu trong chín phẩm tư hoặc của dục giới. Tương đương với nhị quả của tạng giáo.

6-) Đệ lục địa : Ly dục địa (180)

斷欲界九品思盡。與藏教三果齊。七已辦地。

đoạn  dục giới  cửu phẩm  tư  tận  。dữ  tạng giáo  tam quả  tề  。thất   dĩ   bạn  địa   。

Hành giả đã đoạn diệt được chín phâm tư hoặc của dục giới. Tương đương với tam quả của tạng giáo.

7-) Đệ thất địaDĩ biện địa (181):

斷三界見思惑盡。但斷正使,不能侵習。

đoạn  tam giới  kiến tư hoặc  tận  。đãn   đoạn  chánh sử  bất năng  xâm   tập   。

Hành giả đã đoan trừ hết những kiến hoặctư hoặc của tam giới, đã đoạn diệt hết các chánh sử (182) của nhị hoặc,  nhưng vẫn còn tạp khí của nhị hoặc,

如燒木成炭。與藏教四果齊。聲聞位齊此。

như   thiêu  mộc   thành  thán   。dữ  tạng giáo  tứ quả  tề  。Thanh văn  vị   tề  thử   。

 như gỗ đã đốt thành than, [ than gặp lửa vẫn có thể cháy được ]. Dĩ biện địa tương đương với quả vị thứ tư, A la Hán quả của Tạng giáo. [ Quả vị của thanh văn thừa, Tạng giáo,  đến đây là hết. Từ đệ bát địa trở lên, Tham Văn thừa không còn quả vị nào để so sánh với Thông Giáo nữa].

八辟支佛地。更侵習氣如燒炭成灰。九菩薩地。

bát   Bích Chi Phật  địa   。cánh  xâm   tập khí  như   thiêu  thán   thành  hôi  。cửu   Bồ Tát địa

8-) Đệ bát địa: Bích chi phật(183) địa .

 Hành giả đến đây đã đoạn trừ được phần nào tạp khí của kiến hoặctư hoặc, như than đã hóa thành tro.

9-) Đệ cửu địa : Bồ tát địa.

 正使斷盡與二乘同。扶習潤生。道觀雙流。

chánh sử  đoạn tận  dữ  nhị thừa  đồng   。phù   tập   nhuận sanh  。đạo  quán  song lưu  。

[Hành giả đã thành bồ tát của đại thừa,]  đã diệt hết các chánh sử của kiến hoặctư hoặc  như các thanh văn thừaduyên giác thừa, nhưng còn bám lấy cái tạp khí của nhị hoặc  để được lưu lại trong tam giới cứu độ chúng sinh, để được tiếp tục tu hành lục độkhông quán.

 遊戲神通淨佛國土。十佛地。機緣若熟。

du hí thần thông  tịnh   Phật quốc độ  。thập Phật  địa   。cơ duyên  nhược  thục   。

Các bồ tát này hiện tất cả các loại thần thông, [ tự tai về thời giankhông gian, để cứu độ chúng sinh ]  làm thanh tịnh Phật quốc .

10-) Đệ thập đia : Phật địa   197

 Các vị bồ tát kể trên, Khi cơ duyên  đến

 以一念相應慧。頓斷殘習。坐七寶菩提樹下。

dĩ  nhất niệm  tướng ứng  tuệ   。đốn đoạn  tàn tập  。tọa   thất bảo  Bồ-đề thụ hạ 。

bat nhã trí tuệ trong lòng tự nhiên phát ra, đột nhiên đoạn trừ  chánh sử và tập khí của nhị hoặc  còn lai,  ngồi dưới cây thất bảo bồ đề,

以天衣為座。現帶劣勝應身成佛。為三乘根性。

dĩ  thiên y  vi tọa   。hiện   đái   liệt   thắng  ứng thân  thành Phật  。vi tam thừa  căn tánh  。

lấy thiên y làm bồ đoàn, hiện liệt thắng (184) ứng thân thành Phật. Giúp những chúng sinhcăn cơ tam thừa [Thanh văn, duyên gía, bồ tát

轉無生四諦法輪。緣盡入滅。正習俱除。

chuyển  vô sanh  tứ đế pháp  luân   。duyên  tận  nhập diệt 。chánh  tập   câu   trừ   。

chuyển vô sinh Tứ Diệu Đế pháp luân, duyên tận nhập diệt, chánh sử và tập khí đều diệt hết.

如炭灰俱盡。經云。三獸度河。謂象馬兔也。

như   thán   hôi  câu   tận  。Kinh   vân   。tam thú  độ  hà   。vị   tượng   mã   thỏ   dã  。

như thân và tro đều đã tàn.  Như kinh [ Đại Bát Niết Bàn ] kể thí dụ  : Voi, ngựa và thỏ qua sông,

喻斷惑不同故。又經云。諸法實相三乘皆得。

dụ   đoạn hoặc  bất đồng  cố  。hựu   Kinh   vân   。chư pháp thật tướng  tam thừa  giai đắc  。

thí dụ cho thấy cả ba, Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát,  cùng ngộ cái lý của chân không , cũng đoạn trừ nhị hoặc nhưng nông sâu có khác như ba thú qua sông.  Kinh [Hoa Nghiêm] lại nói rằng:  Cả ba thừa đều ngộ được cái thật tính, thật tướng của chư pháp (185),

亦不名佛。即此教也。此教三乘因同果異。

diệc   bất danh   Phật 。tức   thử   giáo  dã  。thử   giáo  tam thừa  nhân   đồng   quả   dị   。

nhưng vẫn chưa phải là Phật (186) đó là Thông Giáo.   Người trong tam thừa này lập nhân giống nhau [ phát tâm, tu hành, đoạn hoặc ],

證果雖異同斷見思。同出分段。同證偏真。

chứng quả  tuy   dị   đồng   đoạn  kiến tư  。đồng   xuất  phần đoạn 。đồng   chứng   Thiên   chân   。

nhưng quả thì khác nhau [Thanh Văn chưa đoạn trừ được tập khí, Bích chi Phật đoạn trừ  được  phần nào  tập khí, Phật đoạn trừ được tất cả tập khí ], tất cả đều đoạn trừ được kiến hoặctư hoặc, đều ra khỏi vòng sinh tử, đều chứng được thiên chân Niết Bàn.

然於菩薩中有二種。謂利鈍。鈍則但見偏空不見不空。

nhiên ư  Bồ Tát trung  hữu nhị chủng  。vị   lợi độn  。độn   tức   đãn   kiến  thiên không  bất kiến  bất không

b-) [ Hai loại Bồ Tát]

Có hai loại bồ tátLợi căn và  độn căn (187) .

1-) Bồ tát  độn căn

Bồ tát  độn căn  chỉ thấy được thiên không(188), không thấy   được bất không(189),

 止成當教果頭佛。行因雖殊。果與藏教齊。

chỉ   thành  đương  giáo  quả đầu  Phật . hành nhân   tuy   thù   。quả   dữ  tạng giáo  tề  。

nên chi thành đạt được Phật quả vị của Thông Giáo. Bồ tát của  Thông Giáo và của  Tạng Giáo lập  hạnh và nhân khác nhau (190), nhưng quả của bồ tátđộn căn của Thông Giáo và  bồ tát của Tạng Giáo giống  nhau .

 

故言通前。若利根菩薩非但見空。兼見不空。

cố  ngôn  thông   tiền   。nhược  lợi căn  Bồ Tát phi đãn  kiến  không  。kiêm   kiến  bất không

vì vậy Thông Giáo gọi là thông tiền, thông  với Tạng Giáo ở phía trước là vậy. 

2)- Bồ tátlợi căn,

Bồ tátlợi căn không những thấy không mà thấy cả bất không.

不空即中道。分二種。謂但不但。

bất không tức   trung đạo  。phần  nhị chủng  。vị   đãn   bất đãn   。

Thấy được cái bất không trong cái không đó là trung đạo (191).

Thuyết Bất không của trung đạo lại được chia làm hai loại: Đãn trung (192) và bất đãn trung (193)

若見但中別教來接。若見不但中圓教來接。故言通後。

nhược  kiến  đãn   trung  biệt giáo  lai  tiếp   。nhược  kiến  bất đãn   trung  viên giáo  lai  tiếp   。cố  ngôn  thông   hậu  。

Nếu bồ tát ngộ đãn trung [đó là gần Biệt giáo] Biệt giáo đến đón đi qua Biệt giáo. Nếu bồ tát ngộ  bất đãn trung [ đó là gần Viên giáo ] Viên Giáo đến đón đi qua Viên giáo . Vì vậy Thông giáo lại thông hâu, thông với Biệt giáoViên giáo  ở phía sau.

問何位受接。進入何位。答受接人三根不同。

vấn   hà   vị   thọ   tiếp   。tiến   nhập   hà   vị   。đáp   thọ   tiếp   nhân   tam căn  bất đồng  。

Xin hỏi : Các bồ tátlợi căn được đón đi như thế nào và được  vào quả vị nao?  Xin trả lời: Tùy theo tam căn của người được đón đi mà khác nhau.

若上根三地四地被接。中根之人五地六地。

nhược thượng căn  tam địa  tứ   địa   bị  tiếp   。trung căn  chi nhân   ngũ   địa   lục địa  。

Người thượng căn được đón đi ở tam địa [ bát nhân địa] và tứ địa [kiến địa],  người trung căn được đón đi ở ngũ địa[ bạc địa] và lục địa [ ly dục  địa],

下根之人七地八地。所接之教真似不同。

hạ căn  chi nhân   thất địa  bát địa  。sở   tiếp   chi giáo  chân   tự   bất đồng  。

người hạ cănthất địa [ dĩ biện địa] và đệ bát  địa [ bích chi Phật địa], những người kể trên được đón đi qua Biệt giáo hay Viên giáo.  Những người ở nhất địa và nhị đia thì hoàn toàn không được đón đi.

Nơi tiếp đón lại khác nhau  tùy thuôc vào chân vị (194) hay tương  tự vị (195).

若似位被接。別十迴向圓十信位,若真位受接。

nhược  tự   vị   bị  tiếp   。biệt   thập    hồi hướng  viên   thập tín vị  nhược  chân   vị   thọ   tiếp   。

Nếu tương tự vị được  tiếp đón đi thì được chuyển vào Biệt giáo thập hồi hướng hay  Viên giáo thập tín vị.  Nếu chân vị được tiếp đón đi

別初地圓初住。問此藏通二教。同是三乘。

biệt   sơ địa  viên   sơ trụ  。vấn   thử   tạng thông  nhị giáo  。đồng   thị  tam thừa  。

thì được  tiếp  đón vào Biệt gáo sơ địa hay Viên giáo sơ trụ.

Xin hỏi : Tạng  giáo và thông giáo,  đều là người có tam thừa căn cơ [Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát]

 同斷四住。止出三界同證偏真。同行三百由旬。

đồng   đoạn  tứ trụ  。chỉ   xuất tam giới  đồng   chứng   Thiên   chân   。đồng  hành   tam bách do tuần  。

cùng đoạn trừ hết tứ trụ [kiến hoặc, tư hoặc], đã thoát khỏi tam giới, đã chứng được  thiên chân Niết Bàn,  cùng đi ba trăm dặm

 同入化城。何故分二。答誠如所問。

đồng   nhập   hóa thành  。hà cố  phần  nhị   。đáp   thành   như   sở   vấn   。

cùng vào Hóa Thành(196). Vậy tại sao phải chia làm hai giáo phái làm gì?  Xin trả lời:  Như đã nỏi

 然同而不同。所證雖同。大小巧拙永異。此之二教。

nhiên đồng   nhi   bất đồng  。sở chứng  tuy   đồng   。đại tiểu xảo   chuyết   vĩnh   dị   。thử   chi nhị giáo  。

hai giáo phái tuy giống nhau  nhưng cũng khác nhau. Hai giáo phái chứng được quả vị  giống nhau, nhưng Đại Thưa và Tiểu Thừa,

căn cơ mạnh hay yếu, đó là những điều mãi khác biệt  nhau. Hai giáo phái này 

 是界內教。藏是界內小拙。不通於大故小。

thị  giới nội giáo  。tạng  thị  giới nội  tiểu   chuyết   。bất thông   ư  Đại  cố  tiểu   。

đều là giáo phái còn ở  trong  tam giới lục đạo. Tạng giáoTiểu Thừacăn cơ yêu của tam giới. Vì không thông với Đại Thừa nên gọi là Tiểu Thừa.

 析色入空故拙。此教三人。雖當教內有上中下異。

tích   sắc nhập  không  cố  chuyết   。thử   giáo  tam  nhân   。tuy   đương  giáo nội  hữu thượng  trung  hạ  dị   。

Vì chiết sắc nhập không (197) nên căn cơ còn yếu.  Trong ba nhóm của Tiểu Thừa [Thanh Văn, Duyên  Giác, Bồ Tát], căn cơ của họ cũng được chia làm ba nhóm khác nhau: thượng, trung và hạ.

 望通三人則一概鈍根。故須析破也。

vọng   thông   tam  nhân   tức   nhất   khái   độn căn 。cố  tu   tích   phá   dã  。

Nếu đem so sánh với Thông Giáo thì ba nhóm của Tạng giáo đều là nhóm  có căn cơ  hạng hạ [của Thông Giáo].

通教則界內大巧。大謂大乘初門故。

thông giáo  tức   giới nội  Đại  xảo   。Đại  vị   Đại-Thừa sơ   môn   cố  。

Trong tam giới  Thông  giáo là đại, đại vì nó là ngưỡng cửa của đại thừa,

 巧謂體色入空故。雖當教中三人上中下異。

xảo   vị   thể   sắc nhập  không  cố  。tuy   đương  giáo  trung  tam  nhân   thượng  trung  hạ  dị   。

căn cơ nó là cao vì nó chứng được không đạo dựa vào thể sắc nhập không (198).  Ba nhóm [ Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát ] của Thông giáo cũng được chia làm ba hạng: Thượng, trung , hạ.

若望藏教則一概為利。問教既大乘。何故有二乘之人。

nhược  vọng   tạng giáo  tức   nhất   khái   vi  lợi   。vấn   giáo  ký   Đại-Thừa 。hà cố  hữu  nhị thừa  chi nhân   。

Nếu đem so sánh với ba nhóm của Tạng giáo thì ba nhóm của Thông  Giáo tất cả đều có  căn cơ cao hơn.

Xin hỏi: Thông Giáo là Đại Thừavậy tại sao lại có người của  nhị thừa [Thanh Văn, Duyên Giác] ở trong đó ?

答朱雀門中何妨庶民出入。故人雖有小。

đáp   chu   tước   môn   trung  hà   phương  thứ   dân   xuất nhập  。cố  nhân   tuy hữu  tiểu   。

Xin trả lời: Cửa vua quan luôn đón tiếp thần dân. Ngươi tuy có căn cơ Tiểu Thừa,

教定是大。大乘兼小漸引入實。豈不巧哉。

giáo  định  thị  Đại  。Đại-Thừa kiêm   tiểu   tiệm  dẫn nhập  thật   。khởi  bất xảo   tai   。

giáo môn lại là Đại thừaĐại thừa dẫn nhập Tiểu Thừa. Thật là hay thay!

般若方等部內共般若等。即此教也。略明通教竟。

Bát-nhã  phương đẳng bộ  nội  cộng Bát-nhã  đẳng 。tức   thử   giáo  dã  。lược   minh   thông giáo  cánh   。

Kinh Bát Nhã, kinh Phương Đẳng và những kinh Bát Nhã khác đó là nền tảng của Thông Giáo. Đến đây nói hết về Thông Giáo.

C-) BIỆT GIÁO

 次明別教者。此教明界外獨菩薩法。

thứ   minh   biệt giáo  giả 。thử   giáo  minh   giới ngoại  độc   Bồ Tát Pháp   。

Biệt giáogiáo phái cho chư bồ tát ở ngoài tam giới.

 教理智斷行位因果。別前二教。別後圓教。

giáo lý  trí đoạn  hạnh vị   nhân quả  。biệt   tiền   nhị giáo  。biệt   hậu  viên giáo  。

Giáo [pháp], [giáo] lý, trí [tuệ], đoạn [hoặc], [tu] hạnh, [cấp] vị, nhân và quả của giáo phái này đều khác với hai giáo phái kể trên [ Thông giáoTạng giáo], khác vơi Viên giáo sau này,  故名別也。涅槃云。四諦因緣有無量相。

cố danh  biệt   dã  。Niết-Bàn vân   。Tứ đế  nhân duyên  hữu  Vô-Lượng-Tướng 。

vì vậy gọi là Biệt giáo. Kinh Niết Bàn nói rằng:  Tứ đế nhân duyên của Biệt Giáo  có vô lượng tướng,

 非聲聞緣覺所知。諸大乘經。

phi   Thanh văn Duyên giác  sở tri  。chư   Đại thừa Kinh  。

Thanh VănDuyên Giác sao mà biết được. Các kinh của Đại Thừa

 廣明菩薩歷劫修行,行位次第 ,互不相攝。此並別教之相也。

quảng  minh   Bồ Tát lịch kiếp  tu hành hạnh/hành/hàng  vị   thứ đệ hỗ   bất tướng  nhiếp   。thử   tịnh   biệt giáo  chi tướng  dã  。

nói rõ sự  tu hạnh của các bồ tát ở các kiếp,  các quả vị của các bồ tát,  các quả vị này phân chia một cách rõ ràng không thể lẫn lộn. Đó là các trạng thái tu hạnh của Biệt giáo.

華嚴明十住十行十迴向為賢。十地為聖。

hoa nghiêm  minh   thập trụ  thập hành  thập    hồi hướng  vi hiền   。Thập Địa vi  Thánh   。

Trong kinh Hoa Nghiêm  nói về các quả vị của bồ tát rằng: Thập trụ,thập hạnh, thập hồi hướng là hiền vị,  thập địathánh vị.

 妙覺為佛, 纓絡,明五十二位。金光明但出十地佛果。

diệu giác  vi Phật anh   lạc   minh   ngũ thập nhị vị  。kim quang minh  đãn   xuất  Thập Địa Phật quả  。

diệu giácPhật vị. Kinh Anh Lạc (199) thì lại nói tu bồ tát đạo gồm năm mươi hai quả vị. Kim Quang Minh Kinh có nói đến  thập địaPhật quả vi.

勝天王明十地。涅槃明五行。

thắng  Thiên Vương minh   Thập Địa 。Niết-Bàn minh   ngũ hành  。

Thắng Thiên Vương Kinh nói rõ về bồ tát thập địa. Kinh Đại Bát  Niết Bàn nói rõ về ngũ hạnh (200).

如是諸經增減不同者。界外菩薩隨機利益。豈得定說。

như thị chư   Kinh   tăng giảm  bất đồng  giả 。giới ngoại  Bồ Tát tùy ky  lợi ích  。khởi  đắc định  thuyết  。

Tùy theo các kinh mà các quả vị tăng giảm khác nhau, các bồ tát ở ngoài tam giới, tùy cơ duyên và ích lợi của chúng sinhtu hành cấp vị có thêm bớt, sao có thể không thay đổi được?

 然位次周足莫過纓絡經。

nhiên vị   thứ   châu  túc   mạc  quá  anh   lạc   Kinh   。

Nói về các quả vị của b

Biệt giáo thì Kinh Anh Lạc là đầy đủ và rõ ràng nhất.

 故今依彼略明菩薩歷位斷證之相。以五十二位束為七科。

cố  kim   y  bỉ   lược   minh   Bồ Tát lịch   vị   đoạn chứng  chi tướng  。dĩ  ngũ thập nhị vị  thúc  vi  thất   khoa   。

vì vậy ở đây sẽ dựa theo kinh Anh Lạc để noi về các quả vị của bồ tát đạo của Biệt Giáo, mỗi quả vị đoạn trừ được những gì và đát được những  quả gì.  Năm mươi hai quả vị được chia làm bẩy nhóm.

 謂信住行向地等妙。又合七為二。初凡。二聖。

vị   tín   trụ   hạnh hướng địa   đẳng diệu  。hựu   hợp  thất   vi nhị   。sơ   phàm  。nhị thánh  。

Đó  là : Tín, trụ, hạnh, hướng, địa, đẳng, diệu  bẩy  vị.  Bẩy  quả                                     vị này lại được chia làm hai nhóm lớn : Phàm vị và thánh vị

就凡又二。信為外凡。住行向為內凡。亦名為賢。

tựu   phàm  hựu   nhị   。tín   vi ngoại phàm  。trụ   hành  hướng   vi  nội phàm  。diệc   danh vi hiền   。

Phàm vị lại chia làm hai nhóm nhỏ : Ngoại phàm vị và nội phàm vị.

Ngoại phàm vị gồm có thập tín.

Nội phàm vị còn gọi là tam hiền vị gồm có : Thập trụ, thập hạnhthập hồi hướng.

約聖亦二。十地等覺為因。妙覺為果。大分如此。

ước   Thánh   diệc   nhị   。Thập Địa đẳng giác  vi nhân   。diệu giác  vi  quả   。Đại  phần  như thử  。

Thánh vị cũng được chia làm hai nhóm:  [ Nhân vịquả vị.]

Nhân vị  gồm có : Thập địa [còn gọi là thập thánh vị]  và đẳng giác.

Quả vị gồm có diệu giác.

Phân chia tổng quát các quả vị là như vậy.

自下細釋。初言十信者。

tự   hạ  tế   thích  。sơ   ngôn  thập   tín giả  。

Sau đây là nói chi tiết về các  quả vị.  Trước hết nói về thập tín vị.

a-)[ NGOẠI PHÀM VỊ hay Phục nhẫn vị: Gồm 1) Thập tín vị ]

一信二念三精進四慧五定六不退七迴向八護法九戒十願。

nhất   tín   nhị   niệm   tam  tinh tấn tứ tuệ  ngũ   định  lục   bất thoái thất    hồi hướng  bát   Hộ Pháp  cửu  giới   thập   nguyện   。

1-) THẬP TÍN: Gồm có : 1-) Tín tâm (201), 2-) Niệm tâm (202), 3-) Tinh tiến tâm, 4-) Tuệ tâm, 5-) Định tâm (203), 6-)Bất thoái tâm (204), 7-) Hồi hướng tâm (205), 8-) hộ pháp tâm (206), 9-) Giới tâm(207), 10-) Nguyện tâm.

 此十位伏三界見思煩惱。

thử   thập   vị   phục   tam giới  kiến tư  phiền não  。

Mười quả vị này hàng phục được kiên hoặc, tư hoặc và các phiền não của tam giới.

故名伏忍位(外凡)與藏教七賢位通教乾慧性地齊。次明十住者。

cố danh  phục nhẫn  vị   (208)(ngoại phàm vị )dữ  tạng giáo  thất hiền vị  thông giáo  kiền  tuệ   tánh địa  tề  。thứ   minh   thập trụ  giả 。

nên còn  gọi là phục nhẫn vị (208),  thuộc về ngoại phàm vị.  Tương đương với thất hiền vị của Tạng Giáo, tương đương với kiền tuệ địa và tánh địa của Thông giáo.

b-)[ NỘI PHÀM VỊ  hay Tam hiền vị: Gồm 2-) Thập trụ, 3-) Thập hạnh, 4-) Thập hồi hướng. ]

2-) THẬP TRỤ: Gồm có

一發心住(斷三界見惑盡。與藏教初果通教八人見地齊)二治地。三修行。四生貴。

nhất   phát tâm trụ  (đoạn  tam giới  kiến hoặc  tận  。dữ  tạng giáo  sơ quả  thông giáo  bát nhân  kiến địa  tề  )nhị   trì  địa   。tam  tu hành 。tứ sanh  quý   。

1-) thứ nhất phát tâm trụ (209) (hành giả đã đoạn trừ được hết kiến hoặc của tam giới, tương đương với sơ quả của Tạng giáo, tương đương với tam địabát nhân địa và tứ địa là kiến địa của Thông giáo ). 2-) Thứ hai : Trị địa trụ (210),  3-)Thứ ba : Tu hành trụ (211),  4-) thứ tư : Sinh quý trụ (212), 

五具足方便。六正心。七不退(已上六住斷三界思惑盡。得位不退。

ngũ cụ túc  phương tiện  。lục   chánh  tâm   。thất   bất thoái (dĩ thượng  lục trụ  đoạn  tam giới  tư hoặc  tận  。đắc   vị bất thoái  。

5-)  thứ năm : Cụ túc phương tiện trụ (213), 6-)  thứ sau : Chánh tâm trụ (214),  7-) thứ bẩy: Bất thoái trụ(215) (Hành giả  lên đến lục trụ, đã đoan trừ  được hết tư hoặc của tam giới, được bất thoái vị. Tương đương với nhị Phật vị (216)  của Tạng  giáo và Thông giáo

與藏通二佛齊)八童真。九法王子。十灌頂(已上三住斷界內塵沙。

dữ  tạng thông  nhị   Phật tề  )bát   đồng   chân   。cửu  pháp vương tử  。thập   quán đảnh  (dĩ thượng  tam trụ  đoạn  giới nội  trần sa  。

của Tạng  giáo và Thông giáo). 8-) Thứ tám  đồng chân trụ (217), 9-) thứ chin: Pháp vương tử trụ (218), 10-) thứ mười quá đỉnh trụ (219) (Đến ba trụ kể trên : Đồng chân trụ, Pháp vương tử trụ, quán đỉnh trụ, hành giả đã đoạn trừ được trần sa hoặc (220) trong tam giới.

 伏界外塵沙,前二不知名目)亦名習種性。用從假入空觀。

phục giới ngoại  trần sa  tiền   nhị   bất tri   danh mục  )diệc   danh   tập chủng tánh  。dụng   tùng  giả  nhập   không quán  。

Hành  giả đã hàng phục được  trần sa hoặc ngoài tam giớiTạng GiáoThông Giáo hoàn toàn không biết đến trần sa hoặc là gì.), còn gọi là tập chủng tánh (221). Tập chủng tánhtu hành từ giả quán vào không quán(222)

是真諦理。開慧眼成一切智。行三百由旬。

thị  chân đế lý   。khai   Tuệ-nhãn thành  nhất thiết trí  。hành tam bách do tuần  。

để hiểu chân đế, để khai thông tuệ nhãn(223), để chứng được nhất thiêt trí (224), hành giả đến đây đã đi được 300 dăm đường  [ của 500 dăm đường để đến Bảo Sở ] .

次明十行者。一歡喜。二饒益。三無違逆。

thứ   minh   thập hành  giả 。nhất   hoan hỉ  。nhị   nhiêu ích  。tam  vô  vi nghịch  。

3-) THẬP HẠNH (225) : 1-) hoan hỉ  hạnh (226),  2-) nhiêu ích  hạnh (227),  3-) vô  vi nghịch  hạnh (228)

 四無屈撓。五無癡亂。六善現。七無著。八難得。

tứ   vô khuất nạo  。ngũ   vô si loạn  。lục   thiện hiện  。thất   Vô Trước 。bát   nan đắc 。

4-) vô khuất não  hạnh (229), 5-) Vô si loạn hạnh (230),  6-) thiện hiện hạnh (231), 7-) Vô Trước hạnh (232), 8-) Nan đắc  hạnh (233)

 九善法。十真實(斷界外塵沙惑)亦云性種性。

cửu  thiện  Pháp   。thập   chân   thật   (đoạn  giới ngoại  trần sa hoặc  )diệc   vân   tánh chủng tánh  。

9-) Thiện  Pháp  hạnh (234), 10-)  Chân   thật   hạnh (235) (Hành giả đến đây đã đoạn trừ  được trần sa hoặc của ngoài tam giớiThập hạnh kể trên  còn gọi là tánh chủng tánh (236)

用從空入假觀。見俗諦。開法眼。成道種智。

dụng   tùng  không  nhập   giả  quán  。kiến  tục đế  。khai   pháp nhãn  。thành  đạo chủng trí  。

Tánh chủng tánhtu hành  từ không quán[thập trụđi vào giả quán[thập hạnh] để hiểu tục đế (237), để khai thông pháp nhãn(238), để thành đạo chủng trí(239).

次明十迴向者。一救護眾生離眾生相。二不壞。

thứ   minh   thập    hồi hướng  giả 。nhất   cứu hộ  chúng sanh ly   chúng sanh tướng  。nhị   bất hoại  。

4-) THẬP HỒI HƯỚNG (240):  1-) Cứu độ chúng sinh rời khỏi chúng sinh tướng hồi hướng (241) 2-) Bất hoại hồi hướng (242)

 三等一切諸佛。四至一切處。五無盡功德藏。

tam  đẳng nhất thiết chư Phật  。tứ   chí nhất thiết xứ  。ngũ   vô tận công đức tạng  。

3-) Đẳng nhất thiết chư Phật hồi hướng (243) 4-)   Chí nhất thiết xứ hồi hướng(244), 5-)  Vô tận công đức tạng  hồi hướng (245)

 六入一切平等善根。七等隨順一切眾生。八真如相。

lục nhập  nhất thiết bình đẳng  thiện căn  。thất   đẳng tùy thuận  nhất thiết chúng sanh 。bát   chân như tướng  。

6-) Nhập  nhất thiết bình đẳng  thiện căn hồi hướng (246) , 7-)  Đẳng tùy thuận  nhất thiết chúng sanh hồi hướng (247), 8-) Chân như tướng  hồi hướng (248)

 九無縛無著解脫。

cửu  vô  phược  Vô Trước giải thoát  。

9-) vô  phược  Vô Trước giải thoát  hồi hướng (249)

十入法界無量(伏無明習中觀)亦名道種性。行四百由旬。居方便有餘土(已上三十位為三賢。

thập   nhập   pháp giới vô lượng  (phục   vô minh  tập   trung  quán ) diệc   danh   đạo chủng tánh  。hành  tứ bách  do-tuần 。cư  phương tiện hữu dư thổ  (dĩ thượng  tam thập  vị   vi  tam hiền  。

10-) Nhập pháp giới vô lượng hồi hướng (250) (phục được 42 phẩm vô minh, tu  tập trung quán) . Thập hồi hướng còn gọi là đạo chủng tánh. Hành giả đã đi được bốn trăm dăm đường , còn một trăm dăm nữa thì để  Báu thành,  đã đến Phương tiện hữu dư thổ (251) ( đã lên đến ba mươi quả vị đó là tam hiền vị,

亦名內凡。從八住至此。為行不退位)次明十地者。一歡喜(從此用中道觀。

diệc   danh   nội phàm  。tùng  bát   trụ   chí   thử   。vi hạnh  bất thoái vị )thứ   minh   Thập Địa giả 。nhất   hoan hỉ  (tòng thử  dụng   trung đạo  quán  。

cũng gọi là nội phàm vị, từ tám trụ đến đây  là đã đến hành bất thoái vị (252))

c-) [ THÁNH VỊ : c1) NHÂN VỊ: Gồm 5-) Thập địa, 6-) Đẳng giác,  c2) QỦA VỊ :Gồm  7-) Diệu giác

c1-) [ NHÂN VỊ CỦA THÁNH VỊ]

5) THẬP ĐỊA (253)

1-) Hoan hỉ địa (254) (từ hoan hỉ địa trở đi, hành giả sẽ dùng trung đạo diệu quán tu hành

破一分無明。顯一分三德。乃至等覺。俱名聖種性)此是見道位。

phá   nhất phân  vô minh  。hiển   nhất phân  tam đức  。nãi chí đẳng giác  。câu   danh   thánh chủng tánh  )thử   thị  kiến đạo vị  。

phá được một phần vô minh  thi chứng được một phần của  tam đức(255), từ thập địa cho đến đẳng giác, gọi chung là thánh chủng tánh,  đó là   kiến đạo vị.

又無功用位百界作佛。八相成道利益眾生。

hựu   vô công dụng  vị   bách giới  tác Phật  。bát tướng thành đạo  lợi ích  chúng sanh

( Cẩn thận Kiến đạo của biệt giáo khác Kiến đạo vị của Tạng giáo..)  còn gọi là vô công dụng vị (256), đến đây hành giả đã vào vô thượng bồ tát đại đạo,   hiện bát tướng (257) ở cả trăm thế giới để cứu độ chúng sinh.

行五百由旬。初入實報無障閡土。初入寶所。二離垢地。

hành ngũ bách do tuần  。sơ   nhập   thật   báo   Vô chướng  ngại   độ  。sơ   nhập   bảo sở  。nhị   ly cấu địa  。

Hành giả đã đi hết năm trăm dặm đường  vừa bước đến cõi trang nghiêm, Bảo  Sở,  đã đát được cái bồ tát thực quả. 

2-) Ly  cấu địa (258),

三發光地。四焰慧地。五難勝地。六現前地。

tam  phát quang địa  。tứ   diệm tuệ địa  。ngũ   nạn/nan  thắng  địa   。lục   hiện tiền địa  。

3-) Phát quang địa (259),  4-) Diệm tuệ địa (260),  5-)  Nan  thắng  địa (261), 6-) Hiện tiền địa (262)

 七遠行地。八不動地。九善慧地。十法雲地(已九地。

thất   viễn hành địa  。bát   bất động địa  。cửu  thiện tuệ địa  。thập   Pháp vân địa  (dĩ  cửu địa  。

7-)  Viễn hành địa (263), 8-) Đất động địa (264), 9-) Thiện tuệ địa (265), 10-) Pháp vân địa (266) ( trên đây cửu địa mỗi địa đoạn

 地地各斷一品無明。證一分中道)更斷一品入等覺位。

địa địa  các   đoạn  nhất phẩm  vô minh  。chứng   nhất phân  trung đạo  )cánh  đoạn  nhất phẩm  nhập   đẳng giác vị  。

trừ  được một phẩm vô minh, chừng được một phân trung đạo), đoạn diệt thêm một phẩm vô minh nữa thì được vào đẳng giác vị (267)

 6-) [ĐẲNG GIÁC VỊ ]

亦名金剛心。亦名一生補處。亦名有上士。

diệc   danh   Kim cương tâm 。diệc   danh   Nhất-sanh-bổ-xứ 。diệc   danh   hữu thượng sĩ  。

Đẳng giác vị còn gọi là Kim cương tâm(268), hay gọi là nhất sinh bổ xứ(269), hữu thượng sĩ (270).

更破一品無明。入妙覺位。

cánh  phá   nhất phẩm  vô minh  。nhập   diệu   giác vị  。

c2)[ QUẢ VỊ CỦA THÁNH VỊ]

7-) [Diệu Giác vị]

Nếu  lại đoạn diệt thêm một phẩm vô minh nữa  thì vào diệu giác vị (271).

坐蓮華藏世界七寶菩提樹下大寶華王座。現圓滿報身。為鈍根菩薩眾。

tọa   Liên hoa tạng thế giới  thất bảo  Bồ-đề thụ hạ Đại bảo hoa vương tọa  。hiện   viên mãn  báo thân  。vi  độn căn Bồ Tát chúng   。

ngồi trên đại bảo hoa vương tọa(272), dưới cây thất bảo bồ đề(273), trong liên hoa tạng thế giới(274),  hiện viên mãn báo thân.  Giúp chư bồ tát căn cơ con yếu

轉無量四諦法輪。即此佛也。有經論說。

chuyển  vô lượng  tứ đế pháp  luân   。tức   thử   Phật dã  。hữu  Kinh   luận thuyết  。

chuyển vô lượng tứ đế pháp luân,  đây chính là Phật. Có nhiều kinh lại nói rằng:

 七地已前名有功用道。八地已上名無功用道。

thất địa  dĩ   tiền   danh   hữu công dụng  đạo  。bát địa  dĩ thượng  danh   vô công dụng  đạo  。

Chư bồ tát chưa tu đến thất địa được gọi là  hữu công dụng đạo(275), Chư bồ tát tu đến bát địa trở lên được gọi là vô công dụng đạo.

妙覺位但破一品無明者。總是約教道說。

diệu   giác vị  đãn   phá   nhất phẩm  vô minh  giả 。tổng   thị  ước giáo  đạo  thuyết  。

có kinh [H.Nghiêm] lại nói đến diệu giác vị mới đoạn trừ được nhất phẩm vô minh, điều này khác với những gì giảng trên đây [dựa theo kinh Anh Lạc]. Điều khác biệt này là tùy căn cơ của chúng sinh mà  giảng dạy, tùy cơ ứng biến,

 有處說。初地斷見。從二地至六地斷思。

hữu xứ  thuyết  。sơ địa  đoạn kiến  。tùng  nhị địa  chí   lục địa  đoạn  tư  。

Lại có kinh nói [kinh Bát Nhã]: Sơ địa đoạn trừ kiến hoặc, từ nhị địa đến lục địa đoạn trừ tư hoặc.

 與羅漢齊者。此乃借別教位名。名通教位耳。有云。

dữ  La-hán tề  giả 。thử   nãi  tá   biệt giáo  vị   danh   。danh   thông giáo  vị   nhĩ   。hữu  vân   。

tương đương với quả vị A La Hán. Đấy là mượn những quả vị của Biệt Giáo để nói những quả vị của Thông Giáo. Lai có kinh nói rằng [ Nhân Vương Hộ Quốc Kinh]:

 三賢十聖住果報。唯佛一人居淨土。

tam hiền thập thánh  trụ quả  báo   。duy  Phật nhất   nhân   cư  tịnh thổ  。

Tam hiền vị và thập thánh vị là tương đương với quả báo thổ, [đó chính là thực báo trang nghiêm thổ,] chỉ có Đức Phật mới có thể ở nơi thường tich quang tịnh thổ (276)này.

 此借別教名。明圓教位也。如此流類甚眾。

thử   tá   biệt giáo  danh   。minh   viên giáo  vị   dã  。như thử  lưu   loại   thậm   chúng   。

Đây là mượn tên Tam hiền vị và thập thánh vị của Biệt Giáo để diễn tả cái quả vị thường tich quang tịnh thổ của Viên GIáo. Chuyện mượn quả vị của giáo phái này để tả quả vị của giáo phái khác có rất nhiều.

 須細知當教斷證之位至何位斷何惑證何理。

tu   tế   tri   đương  giáo  đoạn chứng  chi vị   chí   hà   vị   đoạn  hà   hoặc   chứng   hà   lý   。

học giả phải tỉ mỉ nghiên cứu biết mỗi giáo phái đoạn trừ  kiến tư hoặc gì, chứng được quả vị gì, chứng được chân đế

 往判諸教諸位。無不通達。略明別教竟。

vãng   phán   chư   giáo  chư   vị   。vô bất  thông đạt  。lược   minh   biệt giáo  cánh   。

như vậy khi phân biệt các quả vị của các giáo phái  sẽ không gặp khó khăn. Đế đây nói xong Biệt Giáo.

 E) VIÊN GIÁO

次明圓教者。圓名圓妙圓滿圓足圓頓。故名圓教也。

thứ   minh   viên giáo  giả 。viên   danh   viên diệu  viên mãn  viên   túc   viên đốn  。cố danh  viên giáo  dã  。

Viên có nghĩa là viên diệu(277), viên mãn(278), viên túc (279), viên đốn(280) nên gọi là Viên Giáo

 

所謂圓伏圓信圓斷圓行圓位圓自在莊嚴圓建

sở vị viên   phục   viên tín  viên đoạn  viên   hạnh/hành/hàng  viên vị  viên   tự tại  trang nghiêm viên   kiến 

Với  viên phục (281), viên tín(282), viên đoạn,(283), viên hạnh(284), viên vị(285), viên tự tại trang nghiêm(286), viên kiến lập

立眾生。諸大乘經論說佛境界。

lập   chúng sanh 。chư   Đại thừa Kinh  luận thuyết  Phật cảnh giới

chúng sinh(287). Tất cả những kinh điển của Đại Thừa nói về các cảnh  giới kể trên của chư Phật,

 不共三乘位次。總屬此教也。法華中開示悟入四字。

bất cộng tam thừa  vị   thứ   。tổng   chúc  thử   giáo  dã  。Pháp hoa  trung  khai thị ngộ nhập  tứ   tự   。

hoàn toàn khác biệt với các  cấp vị của tam thừa,[ Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát thừa,]  tất cả những cảnh giới của chư Phật  này  thuộc về Viên Giáo.  Trong kinh Pháp Hoa nói đến bốn chữ : Khai, thị, ngộ, nhập(288)

 

對圓教住行向地。此四十位。華嚴云。

đối   viên giáo  trụ   hạnh  hướng   địa   。thử   tứ thập vị  。hoa nghiêm  vân   。

đó chính là thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, bốn mươi tu hành cấp vị của Viên Giáo. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng:

 初發心時便成正覺。所有慧身不由他悟。清淨妙法身。

sơ phát tâm  thời  tiện   thành  chánh giác  。sở hữu  tuệ thân  bất do  tha ngộ  。thanh   tịnh diệu  Pháp thân  。

Vừa phát sơ tâm đã thành chánh giác(289), đã thành tuệ thân không cân tu tập qua các phương thức nào cả đã đạt đến giác ngộ, đã đạt đến thanh tịnh diệu pháp thân.

 湛然應一切。此明圓四十二位。維摩經云。

trạm nhiên  ưng  nhất thiết 。thử   minh   viên   tứ thập nhị vị  。duy ma Kinh  vân   。

thong dong tự tại , ứng độ tất cả, đó là  bốn mươi hai quả vị (290)của Viên Giáo. Duy Ma Kinh nói rằng:

薝蔔林中不嗅餘香。入此室者。

đảm  bặc   lâm trung bất khứu   dư   hương   。nhập   thử   thất   giả 。

Như người vào rừng cây hoa ngọc lan (291) không ngửi thấy mùi thơm, cũng như vào phòng của cư sĩ Duy Ma

 唯聞諸佛功德之香。又云。入不二法門。般若明最上乘。

duy  văn  chư Phật công đức  chi hương   。hựu   vân   。nhập   bất nhị pháp môn  。Bát-nhã  minh   tối thượng thừa  。

chỉ thấy cái thơm của công đức của chư Phật. Kinh lại nói rằng: Đây là vào bất nhị pháp môn(292) để đến bát nhã tối thượng thừa(293)

 涅槃明一心五行。又經云。有人入大海浴。

Niết-Bàn minh   nhất tâm ngũ hành  。hựu   Kinh   vân   。hữu  nhân   nhập   đại hải  dục   。

Kinh Niết Bàn nói rõ  nhất tâm có đủ ngũ hạnh(294). Kinh Niết Bàn lại nói rằng : Như người vào biển lớn tắm

已用一切諸河之水。又娑伽羅龍澍車軸雨。

dĩ   dụng   nhất thiết chư   hà   chi thủy   。hựu   sa già la  long  chú   xa trục  vũ  。

như vậy đã dùng tất cả nước của các sông các hồ  để tắm rồi. Lại kinh Hoa Nghiêm kể rằng : Rồng làm mưa,  mỗi hạt mưa to như cái trục của cái xe,

唯大海能受。餘地不堪。又擣萬種香為丸。

duy  đại hải  năng thọ  。dư   địa   bất kham   。hựu   đảo   vạn   chủng  hương   vi hoàn   。

 những trận mưa này chỉ có biển lớn mới chịu nổi, nhưng còn những vùng đất đai sao mà chịu được.  Kinh Thủ Lăng Nghỉêm Tam Muội  nói rằng : Lấy vạn thứ hương vê thành một viên hương

若燒一塵具足眾氣。如是等類並屬圓教。

nhược  thiêu  nhất trần  cụ túc chúng   khí   。như thị đẳng loại   tịnh   chúc  viên giáo  。

khi đốt lên chỉ một viên hương tỏa đủ loại hương thơm. Tất cả những chuyện kể trên đề giảng về Viên Giáo.

今且依法華纓絡。略明位次有八。

kim   thả  y  Pháp hoa  anh   lạc   。lược   minh   vị   thứ   hữu  bát   。

E1-)  CẤP   VỊ

Nay dựa vào kinh Pháp Hoa và Kinh Anh Lạc để nói về tám cấp vị tu hành của Viên Giáo.

一五品弟子位(外凡出法華經)二十信位(內凡)三十住位(聖初)四十行。五十迴向。

nhất   ngũ phẩm  đệ-tử vị   (ngoại phàm  xuất  Pháp Hoa Kinh  )nhị   thập tín vị  (nội phàm  )tam thập  trụ vị  (Thánh   sơ )tứ thập  hạnh 。ngũ thập   hồi hướng  。

[ 1-)Ngũ phẩm đệ tử vị,  2-) Thập tín vị, 3-) Thập trụ vị, 4-) Thập hành, 5-) Thập hồi hướng, 6-) Thập địa, 7-) Đẳng giác ,  8-) Diệu giác. 8 quả vị này lại được chia làm ba nhóm: a-) Ngoại phàm vị, b-) Nội phàm vị và c-) Thánh vị. [Thánh vị lại được chia làm 2 nhóm nhỏ: Nhân vịquả vị ]

1-) Ngũ phẩm đệ tử vị ( đây là ngoại phàm vị theo kinh Pháp Hoa),

2-) Thập tín vị (đây là nội phàm vị), 3-) Thập trụ vị (đây là thánh vị), 4-) Thập hạnh, 5-) Thập hồi hướng

 六十地。七等覺(是因位末)八妙覺(是果位)初五品位者。

lục   Thập Địa 。thất   đẳng giác  (thị  nhân vị  mạt  ) bát   diệu giác  (thị  quả vị  )sơ  ngũ phẩm  vị   giả 。

6-) Thập địa, 7-) Đẳng giác ( đây là quả vị chót của nhân vị), 8-) Diệu giác (đây là quả vị).

1-) NGŨ PHẨM ĐỆ TỬ VỊ (295) [ Ngoại phàm vị]

Gồm có: [1a-) Tùy hỷ phẩm, 1b-) Đọc tụng phẩm,1 c-)Thuyết pháp phẩm, 1d-) Kiêm hành lục độ phẩm, 1e-) Chánh hành lục độ phẩm.]

 一隨喜品。經云。若聞是經而不毀訾起隨喜心。

nhất   tùy hỉ  phẩm   。Kinh   vân   。nhược/nhã  văn  thị  Kinh   nhi   bất hủy   tí  khởi   tùy hỉ  tâm   。

1a-) Tùy hỉ phẩm. Pháp Hoa Kinh nói rằng:  Nếu ai nghe kinh này không nẩy lòng chê bai nhưng lại nẩy lòng hoan hỷ tâm. [Đó là tùy hỷ tâm, bước đầu của ngũ phẩm đệ tử vị]

 問隨喜何法。答妙法。妙法者。即此心也。

vấn   tùy hỉ  hà   Pháp   。đáp   diệu pháp  。diệu pháp  giả 。tức   thử   tâm   dã  。

Xin hỏi: Tùy hỷ là pháp gì?  Xin trả lời: Là diệu pháp (296),diệu pháp chính là tâm.

 妙心體具。如如意珠。心佛及眾生是三無差別。

diệu tâm  thể cụ  。như   như ý châu  。tâm Phật  cập chúng sanh thị  tam vô sái biệt  。

Diệu tâm có đầy đủ các pháp,  như như y bảo châu (297),  y tâm, Phật tâm, chúng sinh tâm ba tâm không còn khác biệt nhau nữa (298).

此心即空即假即中。常境無相。常智無緣。

thử   tâm   tức   không  tức   giả  tức   trung  。thường cảnh  vô tướng 。thường trí  vô duyên  。

Tâm này chính là tức quán, là tức giả, là tức trung (299), thường cảnh vô tướng, thường trí vô duyên

 無緣而緣。無非三觀。無相而相。三諦宛然。

vô duyên  nhi   duyên  。vô  phi   tam quán  。vô tướng nhi   tướng  。tam đế  uyển  nhiên 。

vô duyên nhưng lại là duyên,  đó chẳng qua là  tam quán(300), 

vô tướng là tương,  đó chẳng qua là tam đế (301).

初心知此。慶己慶人。故名隨喜。

sơ tâm  tri   thử   。khánh  kỷ   khánh  nhân   。cố danh  tùy hỉ  。

Mới phát sơ tâm mà đã hiểu được những lý này, thật mừng cho mình và mừng cho các người đã hiểu được những thắng pháp này để cùng chứng đạo quả, vì vậy gọi là tùy hỷ.

內以三觀觀三諦境。外以五悔勤加精進。助成理解。

nội  dĩ  tam quán  quán  tam đế  cảnh  。ngoại   dĩ  ngũ hối  cần gia  tinh tấn 。trợ   thành  lý giải  。

trong tu tam quán đó là tu cảnh của tam đế, ngoài tu hành ngũ hối [cải], chăm chỉ tinh tiến để hiểu được những chân đế  giúp minh giúp người.

1a/1) Ngũ sám hối

言五悔者。有二。一理二事。理懺者。若欲懺悔者。

ngôn  ngũ hối  giả 。hữu  nhị   。nhất   lý   nhị   sự   。lý   sám   giả 。nhược  dục   sám hối giả 。

1a/1) Ngũ hối cải: Có năm loại sám hối được  chia làm hai nhóm  1a/1 α) Lý sám hôi,  1a/1 β ) Sự sám hối

1a/1 α) Lý sám hối : Người muốn sám hối

 端坐念實相。眾罪如霜露。慧日能消除。

đoan tọa  niệm   thật tướng 。chúng   tội   như   sương   lộ   。tuệ nhật  năng  tiêu trừ  。

phải ngồi ngay ngắn, tịnh niệm thực tướng (302), các tội như sương  như lộ, trí tuệ như ánh mặt trời, các tội sẽ bị tiêu giệt.

即此義也。言事懺者。晝夜六時三業清淨。

tức   thử   nghĩa   dã  。ngôn  sự   sám   giả 。trú dạ lục thời  tam nghiệp  thanh tịnh

đó là nghĩa của lý sám hối.

1a/1 β ) Sự sám hối là:  Ngày đêm sau giờ , thanh tịnh tam nghiệp,

對於尊像披陳過罪。無始已來至于今身。

đối   ư  tôn   tượng   phi  trần  quá tội  。vô thủy dĩ   lai chí  vu  kim   thân  。

trước tượng chư Phật  hay chư bồ tát tâu trình lên tội trạng của mình, từ thủa vô thủy cho đến đời này,

 凡所造作。殺父。殺母。殺阿羅漢。破和合僧。

phàm  sở   tạo tác  。sát phụ  。sát mẫu  。sát A-la-hán  。phá hòa hợp tăng  。

tất cả những việc làm:  Giết hại cha mẹ, sát hại A la hán, phá hoại sự đoàn kết của các tăng già,

 出佛身血。邪淫偷盜。妄言綺語兩舌惡口。

xuất Phật thân huyết  。tà  dâm   thâu đạo  。vọng ngôn  khỉ ngữ  lưỡng thiệt  ác khẩu  。

phá họại thân Phật,  làm những chuyện dâm, tà, trộm, cướp, vọng ngôn, khỉ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu,

 貪瞋癡等。如是五逆十惡及餘一切。

tham sân si đẳng 。như thị ngũ nghịch  thập ác  cập dư  nhất thiết

tham, sân, si các tội.   Tất cả những  tội  ngũ nghịch thập ác  và những tội khác.

 隨意發露更不覆藏。畢故不造新。若如是則外障漸除。

tùy ý  phát lộ  cánh  bất phước tạng  。tất   cố  bất tạo  tân   。nhược như  thị tắc  ngoại   chướng   tiệm  trừ   。

theo ý mình nói thật và nói hết ra, không chút giấu giếm, hứa không tái phạm. Nếu làm như vậy ngoại chướng sẽ giảm dần

 內觀增明。如順流舟更加櫓棹。

nội  quán  tăng  minh   。như   thuận lưu  châu   cánh  gia   lỗ   trạo  。

 tâm hồn tu tập về tam quán sẽ được tăng trưởng, [tuệ quang ] sẽ sáng lên,  như thuyền theo dòng nước lại thêm mái chèo

豈不速疾到於所止。修圓行者亦復如是。正觀圓理事行相助。

khởi  bất tốc tật  đáo   ư  sở   chỉ   。tu   viên   hành giả diệc phục như thị 。chánh quán viên   lý sự  hành tướng  trợ   。

như vậy sẽ được đến mục đích nhanh hơn.  Những hành giả tu theo Viên Giáo cũng vậy.  Trong tu tâm để tam quán, ngoài thành tâm sám hôi, tu và hành sẽ bổ túc cho nhau,

豈不速至妙覺彼岸。莫見此說便謂漸行。

khởi  bất tốc   chí   diệu giác  bỉ ngạn  。mạc  kiến  thử   thuyết  tiện   vị   tiệm  hạnh  。

làm như vậy làm sao không đến bờ giác nhanh chóng hơn. Đừng  nghĩ là phương pháp sám hối này là của tiệm ngộ,

 謂圓頓無如是行。謬之甚矣。

vị   viên đốn  vô  như thị hạnh。mậu   chi thậm   hĩ   。

Viên giáoviên đốn, [ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật], đâu cần tu hành sám hôi. Nếu hiểu như vậy thì thật sai to.

 何處天然彌勒自然釋迦。若纔聞生死即涅槃煩惱即菩提。

hà   xứ  Thiên   nhiên Di lặc  tự nhiên  Thích Ca  。nhược tài   văn  sanh tử  tức   Niết-Bàn phiền não  tức   Bồ-đề 。

Đâu có tự nhiên thành Di Lặc bồ tát, đầu có tự nhiên thành đức  Phật Thích Ca đâu. Vừa nghe thuyết sinh tử tức Niết Bàn, phiền nào tức bồ đề

 即心是佛不動便到。不加修習便成正覺者。

tức   tâm   thị  Phật bất động  tiện   đáo   。bất gia   tu tập tiện   thành  chánh  giác giả  。

tức tâm  là Phật,  vậy không cần tu hành gì cả sẽ thành Phật, không cần tu tập gì cả sẽ thành chánh giác.

 十方世界盡是淨土。觸向對面無非覺者。

thập phương thế giới tận  thị  tịnh thổ  。xúc   hướng   đối   diện   vô  phi   giác giả  。

Như vậy thập phương thế giới đều là tịnh thổ, tất cả những người chúng ta gặp thấy đều là bậc chánh giác.

 今雖然即佛。此是理即。亦是素法身。無其莊嚴。

kim   tuy nhiên  tức   Phật 。thử   thị  lý   tức   。diệc   thị  tố pháp thân  。vô  kỳ  trang nghiêm

này là tức Phật, này là lý tức (303),  đó là cái pháp thân trống không [ không có công đức gì cả], không có trang nghiêm gì cả.

 何關修證者也。我等愚輩。纔聞即空便廢修行。

hà   quan  tu chứng  giả dã  。ngã đẳng ngu   bối   。tài   văn  tức   không  tiện   phế   tu hành

như vậy thì không có gì liên quan đến tu hành cả. Chỉ có những người ngu xuẩn mới nghe thuyết tức không  là bỏ tu hành,

 不知即之所由。鼠唧鳥空, 廣在經論。

bất tri   tức   chi sở   do   。thử  tức điểu   không  quảng  tại   Kinh luận  。

như vậy không biết chữ  TỨC   là từ đâu đến,  là tiêng chuột kêu tức tức hay là tiếng chim kêu không không, [chứ không phải là chữ TỨC của Viên Giáo đâu.]. Thuyết của chữ TỨC có nói rất nhiều trong các kinh luận

 尋之思之。二勸請者。

tầm   chi tư chi  。nhị   khuyến thỉnh  giả 。

hãy tìm đọc và tư duy

1a/2-) Khuyến thỉnh

 Đều thứ hai muốn khuyên các hành giả

勸請十方諸如來留身久住濟含識。三隨喜者。隨喜稱讚諸善根。

khuyến thỉnh  thập phương chư   Như Lai  lưu   thân  cửu trụ  tế  hàm thức  。tam  tùy hỉ  giả 。tùy hỉ  xưng tán  chư   thiện căn  。

khuyên thỉnh thập phương chư Như Lai hãy ở lại thế gian này lâu hơn để cứu độ chú sinh.

1a/3-) Tùy hỉ

Tùy hỉtán thán những điều thiện

 四迴向者。所有稱讚善。盡迴向菩提。五發願者。

tứ    hồi hướng  giả 。sở hữu  xưng tán  thiện  。tận   hồi hướng  Bồ-đề 。ngũ   phát nguyện giả 。

1a/4-) Hồi hướng

 Tất cả những tán thán các điều thiện kể trên [ sám hối, khuyên thỉnh, tùy hỉ công đức] Lấy tất cả các công đức này  hồi hướng bồ đề.

1a/5-) Phát nguyện.

若無發心萬事不成。故須發心以導前四。

nhược/nhã  vô  phát tâm vạn   sự   bất thành  。cố  tu   phát tâm dĩ  đạo   tiền   tứ   。

Nếu không phát tâm thì chẳng việc gì thành. Vì vậy phải phát nguyên thì mới làm được bốn điều kể trên.

 是為五悔。下去諸位直至等覺。總用五悔。

thị  vi ngũ hối  。hạ  khứ  chư   vị   trực   chí   đẳng giác  。tổng   dụng   ngũ hối  。

đó  là ngũ sám hối.  Từ sau cấp tu  tùy hỷ cho đến cấp đẳng giác đều phải tu ngũ sám hối.

更不再出。例此可知。二讀誦品者。經云。

cánh  bất tái   xuất  。lệ   thử   khả tri  。nhị   độc tụng phẩm   giả 。Kinh   vân   。

Vì vậy sẽ không nhắc lại nữa, nếu cần xin xem  lại đoạn trên.

1b-) Phẩm thứ hai  Đọc  tụng phẩm phẩm:

 Kinh Pháp Hoa  nói rằng:

 何況讀誦受持之者。謂內以圓觀更加讀誦。如膏助火。

hà huống  độc tụng thọ trì chi giả 。vị   nội  dĩ  viên   quán  cánh  gia   độc tụng 。như   cao  trợ   hỏa   。

Người [Thấy Kinh Pháp Hoa] mà tụng đọc thọ tri, nếu trong tâm  dùng viên quán(304),   lại thêm tụng đọc, thì như lửa thêm dầu [thành tựu nhanh chóng].

 三說法品者。經云。若有受持讀誦為他人說。

tam  thuyết Pháp phẩm   giả 。Kinh   vân   。nhược hữu thọ trì đọc tụng  vi tha nhân thuyết 。

1c-) Phẩm thứ ba: Thuyết pháp phẩm

 Kinh Pháp Hoa nói rằng: Nếu có người thọ trì tụng đọc kinh này lại thuyết giảng cho người khác nghe

 內解轉勝導利前人。化功歸己心倍勝前。

nội  giải  chuyển thắng  đạo lợi  tiền   nhân   。hóa công quy kỷ  tâm   bội   thắng  tiền   。

như vậy bên trong cái tu tâmcông đức của mình được thăng tiến, bên ngoài lại  làm lợi cho người nghe.  Công đức giáo hóa người khác giúp chính mình tu tâm thăng tiến hơn.

四兼行六度。經云。況復有人能持是經。

tứ   kiêm   hành lục độ  。Kinh   vân   。huống   phục hưũ nhân   năng trì  thị  Kinh   。

1d-) Phẩm thứ tư:  Kiêm hành lục độ(305)

Kinh Pháp Hoa nói rằng : Nếu có người thọ trì kinh này

 兼行布施等。福德力故倍增觀心。五正行六度者。

kiêm  hành bố   thí đẳng  。phước đức  lực   cố  bội tăng  quán tâm 。ngũ   chánh hạnh  lục độ  giả 。

và kiêm hành các bố thí, thì sức cồng đức càng được kiên cố,  việc quán tâm sẽ được tăng nhanh gấp bội.

1e-) Phẩm thứ năm :  Chánh hành lục độ.

 經曰。若人讀誦為他人說。復能持戒等。

Kinh   viết   。nhược  nhân   độc tụng vi tha nhân thuyết 。phục  năng  trì giới đẳng 。

Kinh Pháp Hoa nói rằng :  Nếu có người thọ trì kinh này,  thuyết giảng cho người khác nghe, lại trì tất cả mọi giới

謂自行化他事理具足。觀心無閡。轉勝於前。

vị   tự  hành  hóa   tha sự  lý cụ  túc   。quán tâm vô  ngại   。chuyển thắng  ư tiền  。

và làm tròn cái việc tự tu hànhgiáo hóa tha nhân. Sự và lý đều đầy đủ, làm như vậy sự quán tâm sẽ không  bị trở ngại, thăng tiến sẽ nhanh hơn xưa,  thành quả không thể lường được.

不可比喻。此五品位。圓伏五住煩惱。外凡位也。

bất khả bỉ  dụ   。thử   ngũ phẩm  vị   。viên   phục   ngũ   trụ phiền não  。ngoại phàm  vị   dã  。

thành quả không thể lường được.

Năm phẩm vị kể trên của Viên giáo, Viên  phục (306) được ngũ trụ phiền não (307), đây là những ngoại phàm vị

與別十信位同。次進六根清淨位。即是十信。

dữ  biệt   thập tín vị  đồng   。thứ   tiến/tấn   lục căn  thanh tịnh vị   。tức thị thập tín  。

tương đương với thập tín vị của Biệt Giáo.  Sau [hành giả viên giáo] sẽ tiến lên lục căn thanh tịnh vị (308) [của nội phàm vị], quả vị này là thập tín vị của Viên Giáo.

2-) [ THẬP TÍN VỊ]

Thập tín vị của Viên Giáo.  [Thập tín vị của Viên giáo chia làm 3 nhóm: 2a-) Sơ tín vị, 2b-) Nhị tín vị  đến thất tín vị, 2c-) Bát tín vị đến thập tín vị]

初信斷見惑顯真理。

sơ   tín   đoạn  kiến hoặc  hiển   chân   lý   。

2a-)[Sơ tín vị]:   Viên giáotín vị (309) đoạn trừ được  kiến hoặc, chứng được chân lý (310)

 與藏教初果通教八人見地別教初住齊。證位不退也。

dữ  tạng giáo  sơ quả  thông giáo  bát nhân  kiến địa  biệt giáo  sơ trụ  tề  。chứng   vị bất thoái  dã  。

tương đương với Tạng Giáo sơ quả vị, tương đương với  Thông giáo bát nhân vị và kiến địa vị, tương đương với  Biệt Giáo sơ trụ vị, đã chứng được bất thoái vị  rồi.

 次從二信至七信。斷思惑盡。與藏通二佛別教七住齊。

thứ   tùng  nhị   tín   chí   thất   tín   。đoạn  tư hoặc  tận  。dữ  tạng thông  nhị   Phật biệt giáo  thất   trụ/trú   tề  。

2b-) [Nhị tín vị - thất tín vị

 Sáu đó Viên Giáo từ nhị tín vị đến thất tín vị , hành giả đã đoạn trừ được hết tư hoặc,  tương đương với  nhị Phật vị của Tạng Giáo và của Thông Giáo, tương đương với  vị thứ nhì cho đến vị thứ bẩy của thập trụ vị của Biệt Giáo.

三界苦集斷盡無餘。故仁王云。

tam giới  khổ tập  đoạn tận  vô dư  。cố  nhân vương  vân   。

Đến đây hành giả của Viên Giáo đã đoạn trừ được tất cả khổ quả của khổ đế  và nhân của tập đế, kiến hoặctư hoặc của tam giớiVì vậy Nhân Vương kinh nói rằng:

 十善菩薩發大心。長別三界苦輪海。解曰。十善者。

thập thiện Bồ-tát  phát   Đại tâm 。trường/trưởng  biệt   tam giới  khổ luân  hải   。giải  viết   。thập   thiện giả 。

Thập thiện bồ tát phát đại tâm, [đoạn trừ được kiến hoặctư hoặc và] thoát ra được cái khổ luân hồi của tam giới. Kinh Hoa Nghiêm giải thích rằng :  Thập thiện  là

 各具十善也。若別十信即伏而不斷。故定屬圓信。

các   cụ   Thập thiện dã  。nhược  biệt   thập tín  tức   phục   nhi   bất đoạn  。cố  định  chúc  viên tín  。

mỗi phẩm [ của thập tín vị] đều có thập thiện. Nếu là thập tín vị của Biệt Giáo thì mới chỉ có thể phục được  kiến hoặctư hoặc chưa đoạn trừ được những hoặc này.  [Còn thập tín vị của Viên Giáo thì đã đoạn trừ hết các hoặc này và đã ra khỏi vòng luân hồi của tam giới,]  vậy thập tín vị nói đây phải là củaViên Giáo.

 然圓人本期不斷見思塵沙。

Nhiên viên   nhân   bổn  kỳ  bất đoạn  kiến tư  trần sa  。

Nhưng  hành giả của Viên Giáo không phải chỉ ước mong đoạn trừ kiến hoặc, tư hoặctrần sa hoăc mà mong chính là

 意在入住斷無明見佛性。然譬如冶鐵麁垢先去非本所期。

ý   tại   nhập trụ  đoạn  vô minh kiến  Phật tánh  。nhiên thí như  dã   thiết   thô cấu  tiên  khứ  phi   bổn  sở kỳ  。

chứng được Viên Giáo sơ trụ để đoạn trừ vô minh và chứng được Phật tính.  Cũng như một ngượi luyện sắt, phải nung sắt để loại bỏ tất cả những chất dơ bẩn trong khoáng sắt, nhưng điều người này mong ước không phải là chỉ loại chất dơ bẩn

 意在成器。器未成時自然先落。雖見先去。

ý   tại   thành  khí   。khí   vị thành  thời  tự nhiên  tiên  lạc   。tuy   kiến  tiên  khứ  。

mà là cái khí cụ được tạo thành, khí cụ chưa thành, tuy thấy những chất dơ bẩn được loại bỏ,

 其人無一念欣心。所以者何。未遂所期故。

kỳ nhân vô nhất  niệm   hân   tâm   。sở dĩ giả hà 。vị  toại   sở kỳ  cố  。

người này vẫn không có gì vui cả.  Vì sao vậy?  Vì cái kỳ vọng của người này đã đát được đâu.

 圓教行人亦復如是。雖非本所望自然先落。

viên giáo  hạnh/hành/hàng  nhân   diệc phục như thị 。tuy   phi   bổn  sở vọng  tự nhiên  tiên  lạc   。

Người tu hành Viên Giáo cũng như vậy,  đoạn trừ được các hoặc chưa phải là mục đích của họ. 

 永嘉大師云。同除四住此處為齊。

Vĩnh gia  đại sư vân   。đồng   trừ   tứ trụ  thử xứ  vị  tề  。

Vĩnh Gia đại sư nói rằng:  Cùng trừ tứ trụ (311) đến đây các giáo phái đều giống nhau,

若伏無明三藏則劣。即此位也。解曰。四住者。只是見思。

nhược  phục   vô minh  Tam Tạng  tức   liệt   。tức   thử   vị   dã  。giải  viết   。tứ trụ  giả 。chỉ   thị  kiến tư  。

nếu nói về hàng phục vô minh thì tạng giáo là không làm được.  [vì Tạng giáo Phật quả vị, tương đương với lục thanh tịnh vị của Viên giáo,  chỉ đoạn trừ tứ trụ trong giới nội, vô minhgiới ngoại].   Để giải thích: Tứ trụ  chỉ  là kiến hoặctư hoặc

謂見為一。名見一切處住地。思惑分三。

vị   kiến  vi  nhất   。danh   kiến  nhất thiết xứ  tứ trụ địa  。tư hoặc  phần  tam  。

Có một loại Kiến hoặc tên là  Kiến nhất thiết xứ trụ địa(312).  Ba loại tư hoặc  là:

一欲愛住地。欲界九品思。二色愛住地。

nhất   dục ái trụ địa  。dục giới  cửu phẩm  tư  。nhị   sắc ái trụ địa  。

Một dục ái trụ địa, đó là dục giới cửu phẩm tư hoặc.  Thứ hai sắc ái trụ địa,

 色界四地各九品思。三無色愛住地。

sắc giới  tứ   địa   các   cửu phẩm  tư  。tam  vô  sắc ái trụ địa  。

sắc  giới  gồm bốn cõi (313) mỗi cõi có chín phẩm tứ hoặc. Thứ ba là  vô  sắc ái trụ địa

 無色界四地各九品思。此之四住。

vô sắc giới tứ   địa   các   cửu phẩm  tư  。thử   chi tứ trụ  。

vô sắc giới gồm bốn cõi (314), mỗi cõi có chín phẩm tư hoặc . Đó là tứ trụ

 三藏佛與六根清淨人同斷。故言同除四住也。

Tam Tạng  Phật dữ  lục căn  thanh tịnh nhân   đồng   đoạn  。cố  ngôn  đồng   trừ   tứ trụ  dã  。

Người đắc Phật quả của Tạng Giáo và người đắc lục căn thanh tịnh vị  của Viên Giáo đều đoạn trừ  được  tứ trụ này, vì vậy gọi là đồng trừ tứ trụ.

言若伏無明三藏則劣者。無明即界外障中道之別惑。

ngôn  nhược  phục   vô minh  Tam Tạng  tức   liệt giả  。vô minh  tức   giới ngoại  chướng   trung đạo  chi biệt hoặc  。

Nếu nói đến hàng phục vô minh thì Tạng Giáo không hàng phục được, vì vô minh là một biệt hoặc (315), là một chướng ngại để ngộ được trung đạo, nó thuộc về các cõi ở ngoài tam giới.

 三藏教止論界內通惑。無明名字尚不能知。況復伏斷。

tam tạng giáo  chỉ   luận  giới nội  thông hoặc  。vô minh  danh tự  thượng   bất năng trai 。huống   phục  phục đoạn  。

Tạng Giáo chỉ đoạn trừ được thông hoặc(316) của các cõi ở trong tam giới.  Chữ vô minh còn chưa biết làm sao hàng phục và đoạn trừ được.

故言三藏則劣也。次從八信至十信。

cố  ngôn  Tam Tạng  tức   liệt   dã  。thứ   tùng  bát   tín   chí   thập tín  。

Vì vậy nói là Tạng Giáo là không hàng phục được. 

2c-)[Bát tín vị - thập tín vị]

Sau đó Viên Giáo từ cấp  bát tín vị cho đến cấp thập tín vị đã

斷界內外塵沙惑盡。假觀現前見俗諦理。開法眼。

đoạn  giới   nội ngoại  trần sa hoặc  tận  。giả  quán  hiện tiền  kiến  tục đế  lý   。khai   pháp nhãn  。

đoạn trừ  được tất cả các trần sa hoặc của trong tam giới và ngoài  tam giới, đã chứng được giả quán và thấy được cái lý của tục đế, pháp nhãn đã khai thông

成道種智行四百由旬。

thành  đạo chủng trí  hành tứ bách  do-tuần 。

đã có đủ đạo chủng trí (317), đã đi được bốn trăm dặm đường [để đến Bảo Sở ]

與別教八九十住及行向位齊。行不退也。次入初住。斷一品無明。

dữ  biệt giáo  bát   cửu  thập trụ  cập hạnh hướng   vị   tề  。hạnh bất thoái dã  。thứ   nhập   sơ trụ  。đoạn  nhất phẩm  vô minh  。

Tương đương với bát trụ, cửu trụ, thập trụthập hạnh vị, thập hồi hướng vị của Biệt Giáo.  Đến đây hành gỉa đã đạt được hạnh bất thoái vị (318). Sau đó [hành giả của Viên Giáo] sẽ đi vào sơ trụ vị, cứ đoạn trừ được một phẩm vô minh thì

證一分三德。謂解脫般若法身。

chứng   nhất phân  tam đức  。vị   giải thoát  Bát-nhã  Pháp thân  。

chứng được một phần tam đứcTam đức là: Giải thoát đức, bát nhã đức, pháp thân đức.

此之三德不縱不橫。如世伊三點。若天主三目。現身百界。

thử   chi tam đức  bất túng  bất hoạnh  。như   thế   y   tam điểm  。nhược Thiên Chủ tam mục  。hiện thân  bách giới  。

Tam đức này bất tung bất hoành (319), như là ba điểm của chư thế  Y (320), như ba con mắt của thiên chủ (321).  Hiện thân trăm giới

 八相成道。廣濟群生。華嚴經云。

bát tướng thành đạo  。quảng  tế  quần sanh 。Hoa Nghiêm kinh vân   。

bát tướng thành đạo , rộng rãi cứu độ chúng sinhKinh Hoa Nghiêm nói rắng:

 初發心時便成正覺。所有慧身不由他悟。

sơ phát tâm  thời  tiện   thành  chánh giác  。sở hữu  tuệ thân  bất do  tha ngộ  。

sơ phát tâm thời  tiện thành  chánh giác , sở hữu  tuệ thân bất do  tha ngộ  。

清淨妙法身湛然應一切。解曰。初發心者。初住名也。

thanh   tịnh diệu  Pháp thân  trạm nhiên  ưng  nhất thiết 。giải  viết   。sơ phát tâm  giả 。sơ trụ  danh   dã  。

 thanh   tịnh diệu  Pháp thân  trạm nhiên  ưng nhất thiếtGiải thích là : [hành giả Viên Giáo] khi phát tâm, đạt đến sơ trụ vị,

便成正覺者。成八相佛也。是分證果。即此教真因。

tiện   thành  chánh  giác giả  。thành  bát tướng  Phật dã  。thị  phần  chứng quả  。tức   thử   giáo  chân   nhân   。

đã thành đạt được chánh giác, thành bát tướng Phật (322), đắc phân chứng quả(323) quả vị, tức chứng được chân nhân (324) của Viên Giáo.

 謂成妙覺。謬之甚矣。若如是者。

vị   thành  diệu giác  。mậu   chi thậm   hĩ   。nhược như  thị  giả 。

Nếu nói là đã chứng được diệu giác thì sai to. Như thế thì

二住已去諸位徒施。若言重說者。佛有煩重之咎。

nhị   trụ   dĩ khứ  chư   vị   đồ   thí  。nhược  ngôn  trọng  thuyết  giả 。Phật hữu  phiền   trọng  chi cữu  。

từ cấp vị nhị trụ trở lên các cấp vị lập ra làm gì?  Nếu nói là [những  cấp vị sau ] chỉ là lập lại [các quả vị nhất trụ], như vậy chẳng lẽ Đức Phật giảng thừa sao?

 雖有位位各攝諸位之言。又云發心究竟二不別。

tuy hữu  vị   vị   các   nhiếp   chư   vị   chi ngôn  。hựu   vân   phát tâm cứu cánh nhị   bất biệt   。

Tuy trong [Viên Giáo] có nói khi  chứng được một cấp vị thì chứng được tất cả các cấp vị.  Kinh [Niết Bàn] cũng nói rằng: Phát sơ tâmcứu cánh thành Phật tâm không khác biệt nhau [vì đều chứng được chân như tự tánh]

須知攝之所由細識不二之旨。

tu   tri   nhiếp   chi sở   do   tế   thức  bất nhị  chi chỉ   。

Nhưng phải biết rằng hai quả vị này khác nhau [ vì sơ trụ vị chỉ là phân chứng  quả vị còn diệu giác vị  là cứu cánh chứng quả vị,] vậy phải cẩn thận phân biệt cái điều nói là [Phát sơ tâmcứu cánh thành Phật tâm] không khác biệt nhau.

龍女便成正覺。諸聲聞人受當來成佛記莂。

Long nữ  tiện   thành  chánh giác  。chư   Thanh văn  nhân   thọ/thụ   đương lai  thành Phật  kí biệt 。

Hãy xem chuyện kể [trong kinh Pháp Hoa Sau đây] : Long Nữ thành chánh giác(325), chư thanh văn được thọ ký sẽ thành Phật(326).

皆是此位成佛之相。慧身即般若德。了因性開發。

giai thị thử   vị   thành Phật  chi tướng  。tuệ thân  tức   Bát-nhã  đức   。liễu   nhân tánh  khai phát  。

Tất cả những người này thành Phật là ở cấp vị sơ trụ Phật [không phải cứu cánh Phật] và thành Phật tướng.  Tuệ thân (327) nghĩa là đã có đủ bát nhã đức (328) vì liễu nhân Phật tính(329) đã khai sáng.

妙法身即法身德。正因性開發。應一切即解脫德。

diệu   Pháp thân  tức   Pháp thân  đức   。chánh  nhân tánh  khai phát  。ưng  nhất thiết tức   giải thoát  đức   。

Diệu pháp thân tức là pháp thân đức,  có được nhờ chánh nhân  Phật tính khai sáng.  Nhất  thiết ứng thân tức là giải thoát đức,

即緣因性開發。如此三身發得本有。

tức   duyên  nhân tánh  khai phát  。như thử  tam thân  phát đắc  bản hữu  。

cân nhân duyên Phật  tính khai phát mà có. Tam thân [diệu pháp thân, tuệ thân, nhất thiết ứng thân ] có đủ là nhờ vào tam nhân phát sinh ra  tam đức, [tam đức phát sinh ra tam thân]. Tam nhân tự có đủ [trong hành giả]  không  phải do tu tập bên ngoài mà có  được.

故言不由他悟。中觀現前。開佛眼。成一切種智。

cố  ngôn  bất do  tha ngộ  。trung  quán  hiện tiền  。khai   Phật nhãn 。thành  nhất thiết chủng trí  。

không phải do phải do tu tập bên ngoài mà được.

Đến đây cái chân đế của trung quán đã hiện ratrước mặt[hành giả], đã khai được Phật nhãn[của hành giả], đã thành nhất thiết chủng trí(330) [trong hành giả], 

行五百由旬。到寶所。初居實報無障閡土。

hành  ngũ bách do tuần  。đáo   bảo sở  。sơ   cư  thật   báo   Vô chướng  ngại   độ  。

[hành giả] đã đi hết năm trăm dăm đường, đã đến Bảo Sở,  [ thành cứu cánh Phật ] đã đế thật báo Vô chướng ngại  thổ (331)

 念不退位。次從一住至十住。各斷一品無明。

niệm bất thoái  vị   。thứ   tùng  Nhất Trụ  chí   thập trụ  。các   đoạn  nhất phẩm  vô minh  。

đắc niệm bất thoái  vị(332). 

3-) [THẬP TRỤ VỊ: Nhân vị của Thánh vị gồm có thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác]

Từ  nhị  trụ đế thập trụ, mỗi trụ đoạn trừ  được một phẩm vô minh,

 增一分中道。與別教十地齊。

tăng nhất  phần  trung đạo  。dữ  biệt giáo  Thập Địa tề .

tiến hơn lên  một phần về trung đạo, tương đương với thập địa của Biệt Giáo.

次入初行斷一品無明。與別教等覺齊。次入二行。

thứ   nhập   sơ   hạnh đoạn  nhất phẩm  vô minh  。dữ  biệt giáo  đẳng giác  tề  。thứ   nhập   nhị   hạnh

4-) [THẬP HẠNH VỊ] 

[ sau thập trụ]  đến sơ hạnh vị,  lại đoạn trừ thêm được một phẩm vô minh.  [Sơ hạnh vị ] tương đương với đẳng giác vị của Biệt Giáo.  Sau đó đế nhị hạnh vị

與別教妙覺齊。從三行已去。別教之人尚不知名字。

dữ  biệt giáo  diệu giác  tề  。tùng  tam hành  dĩ khứ  。biệt giáo  chi nhân   thượng   bất tri   danh tự  。

tương đương với diệu giác vị của Biệt Giáo. Từ tam hạnh vị trở lên thì người Biệt Giáo [không còn quả vị nào để so sánh  với Viên giáo nữa , vì quả vị của Biệt Giáo chấm dứt tại diệu giác vị], tên của các quả vị sau đó [ của Viên giáoBiệt Giáo ] còn chưa biết

 何況伏斷以別教但破十二品無明故。

hà huống  phục đoạn  dĩ  iệt giáo  đãn   phá   thập nhị  phẩm   vô minh  cố  。

thì nói chi đến hàng phục và đoạn trừ [ba mươi phẩm vô minh còn lại] vì vậy Biệt Giáo chỉ biết đoạn trừ mười hai phẩm vô minh[đầu] mà thôi.

 故以我家之真因。為汝家之極果。

cố  dĩ  ngã   gia  chi chân   nhân   。vi nhữ   gia  chi cực quả  。

Vì vậy cái chân nhân của Viên Giáo tương đương với cái đăng giác hay diệu giác quả vị của Biệt Giáo.

只緣教彌權位彌高。教彌實位彌下。譬如邊方未靜借職則高。

chỉ   duyên  giáo  di   quyền   vị   di   cao   。giáo  di   thật   vị   di   hạ  。thí như  biên   phương   vị  tĩnh   tá   chức   tức   cao   。

lý do là cái quyền vị của một giáo phái càng cao, thì cái thực vị của nó lại thấp. Thí dụ như tình hình biên giới không yên vị tướng được bổ nhiệm để trị loạn có quyền chức cao

 定爵論勳其位實下。故權教雖稱妙覺。

định  tước   luận  huân  kỳ  vị   thật   hạ  。cố  quyền giáo  tuy   xưng  diệu giác  。

Nhưng khi ban tước  vị  cho vị tướng đó thì tước vị so với quyền chức lại nhỏ hơn nhiều. Vì vậy trong quyền giáo gọi là diệu giác

 但是實教中第二行也。次從三行已去至十地。

đãn thị  thật giáo  trung  đệ nhị  hạnh dã  。thứ   tùng  tam hành  dĩ khứ  chí   Thập Địa

thì chỉ là nhị hạnh vị trong thực giáo mà thôi. 

Lại từ tam hạnh vị cho đến thập địa,

 各斷一品無明增一分中道。即斷四十品惑也。

các   đoạn  nhất phẩm  vô minh  tăng nhất  phần  trung đạo  。tức   đoạn  tứ thập  phẩm   hoặc   dã  。

mỗi cấp vị đoạn trừ được một phẩm vô minh, tiến hơn lên  một phần về trung đạo.

5-) [THẬP HỒI HƯỚNG VỊ]

6-) [THẬP ĐỊA VỊ]

[ Khi đế thập địa vị ] thì đoạn trừ được bốn mươi phẩm vô minh.

 更破一品無明入等覺位。此是一生補處。

cánh  phá   nhất phẩm  vô minh  nhập   đẳng giác vị  。thử   thị  Nhất-sanh-bổ-xứ 。

7-)  [ ĐẲNG GIÁC ]

Chỉ cần đoạn trừ thêm một phẩm vô minh là vào đẳng giắc quả vị, đến Nhất-sanh-bổ-xứ(333)

進破一品微細無明入妙覺位。永別無明父母。

tiến   phá   nhất phẩm  vi tế vô minh  nhập   diệu   giác vị  。vĩnh biệt vô minh phụ  mẫu   。

8-) [ DIỆU GIÁC: Đây là Quả vị của Thánh vị ]

Nếu đoạn trừ thêm một phẩm vi tế vô minh (334)  thì vào diệu giác vị, thì vĩnh biệt cha mẹ vô minh.

 究竟登涅槃山頂。諸法不生般若不生。

cứu cánh đăng   Niết Bàn sơn  đảnh   。chư Pháp bất sanh  Bát-nhã  bất sanh  。

sau cùng đã lên đến đỉnh núi của Niết Bàn.  Tất cả chư pháp bất sanh, tất cả bát nhã bất sanh

 不生不生。名大涅槃。以虛空為座。成清淨法身。

bất sanh  bất sanh  。danh   đại Niết Bàn  。dĩ  hư không  vi tọa   。thành  thanh   tịnh Pháp  thân  。

bất sanh, bất sanh, vì vậy gọi là Đại Niết Bàn. [Phật của Viên giáo] lấy hư không làm nơi an tọa,  lấy thanh tịnh làm pháp thân.

居常寂光土。即圓教佛相也。然圓教位次。

cư  thường tịch quang thổ  。tức   viên giáo  Phật tướng  dã  。nhiên viên giáo  vị   thứ   。

cư ngụ trong cõi thường tịch quang thổ (335), đó là Phật tướng của Viên Giáo.  Những cấp vị của Viên Giáo

若不以六即判之。則多濫上聖。故須六即判位。

nhược  bất dĩ  lục   tức   phán   chi 。tức   đa   lạm  thượng  Thánh   。cố  tu   lục   tức   phán   vị   。

nếu không dùng lục tức (336) để phán định thì sợ có sự hiểu lầm  và lạm dụng, lấy phàm vị cho là thánh vị, vì vậy cần dùng lục tức  để phán định những quả vị cho đúng.

謂一切眾生皆有佛性。有佛無佛,性相常住。

vị   nhất thiết chúng sanh giai hữu  Phật tánh  。hữu  Phật vô  Phật tánh  tướng  thường trụ  。

E2-) [LỤC TỨC PHẬT là]

1-)  [ LÝ TỨC PHẬT]  : Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, có Phật hay không có Phật [ở thế gian],   tánh và tướng của Phật thường  có trong chúng sinh.

又云。一色一香無非中道等言。總是理即。

hựu   vân   。Nhất Sắc Nhất Hương Vô Phi Trung Đạo  đẳng ngôn  。tổng   thị  lý   tức   。

[kinh điển Đại Thừa ] lại nói:  Nhất  sắc nhất hương , không pháp nào không phải là trung đạo, nói chung là lý tức . 

次從善知識。及從經卷。聞見此言。為名字即。

thứ   tùng  thiện tri thức  。cập tùng  Kinh quyển  。văn  kiến  thử   ngôn  。vi danh tự  tức   。

2) [ DANH TỰ TỨC PHẬT ]:  Sau đó được những thiện tri thức giảng dạy,  từ kinh điển học hỏi, biết được điều [mình có Phật tính, mình cũng là Phật ], gọi là  danh tự  tức [Phật ].

 依教修行。為觀行即(五品位),相似解發。

y  giáo  tu hành 。vi quán  hạnh  tức   (ngũ phẩm  vị   )tương tự giải  phát   。

3) [QUÁN HẠNH TỨC PHẬT ]: Dựa vào giáo pháp tu hành,  đó là quán hạnh tức [ Phật ] (đắc  ngũ phẩm vị ).

 為相似即(十信), 分破分見。為分證即(從初住至等覺), 智斷圓滿。

vi  tương tự tức   (thập tín ) phần  phá   phần  kiến  。vi  phần  chứng   tức   (tòng sơ  trụ  chí   đẳng giác) trí đoạn  viên mãn  。

4) [ TƯƠNG TỰ TỨC PHẬT]: Nhờ tướng  tư  giải  phát (337),  đắc Tương  tự tức [ Phật ] (đắc thập tín vị).  5) [ Phân chứng tức Phật ]:  mỗi diệt được một phẩm vô minh thì lại chứng được một phần pháp thân. Đó là phân chứng tức [ Phật ] ( đi từ sơ trụ đến đẳng giắc).

為究竟即(妙覺位), 約修行位次。從淺至深。故名為六。

vi cứu cánh tức   (diệu   giác vị ) ước   tu hành vị   thứ   。tùng  thiển  chí   thâm   。cố  danh vi lục   。

6) [CỨU CÁNH TỨC PHẬT]:  Trí tuệ và đoạn trừ đã  viên mãn, đó là cứu cánh tức  [Phật ] (đắc diệu giắc vị). 

Trên đây là các cấp vị tu hành [ của Viên giáo ].  Từ thấp đến cao, nên gọi là lục tức [Phật ].

約所顯理體。位位不二。故名為即。

ước   sở hiển  lý thể  。vị   vị   bất nhị  。cố  danh vi tức   。

Dựa theo  lý  và thể  của lục tức Phật cho thấy  cấp vị nào cũng không giống nhau, nên gọi là tức.

是故深識六字不生上慢。委明即字不生自屈。

thị cố thâm   thức  lục tự  bất sanh  thượng mạn  。ủy  minh   tức   tự   bất sanh  tự   khuất  。

vì vậy hiểu rõ lục tứ thì sẽ không sanh long ngạo mạn với các cấp vị trên và cũng không sanh lòng tự ti [ khi ở cấp vị thấp ]

 可歸可依。思之擇之。略明圓教位竟。

khả quy  khả  y  。tư chi  trạch   chi 。lược   minh   viên giáo  vị   cánh   。

có thể dựa vào  [ lục tức ] mà tu họcsuy nghĩ mà chọn lựa. Nói đến đây là hết về phần các cấp vị của Viên Giáo.

III-)  HAI MƯƠI LĂM PHƯƠNG TIỆNTHẬP THỪA QUÁN PHÁP

然依上四教修行時。各有方便正修。

 nhiên y  thượng  tứ giáo  tu hành thời  。các   hữu  phương tiện  chánh tu  。

Như trên đã giảng  thì  cách  tu hành của tứ giáo đều khác nhau. Mỗi giáo phái đều có những phương tiện(338) và chánh tu (339) khác nhau

 謂二十五方便十乘觀法。若教教各明。其文稍煩。

vị   nhị thập ngũ phương tiện  thập thừa quán  Pháp   。nhược  giáo  giáo  các   minh   。kỳ  văn  sảo  phiền   。

Có hai mươi lăm loại phương tiện và mười thưa quán pháp, nếu mỗi một giáo phái đều nói cho rõ ràng đầy đủ, thì bài văn sẽ rất dài và nặng nề.

義意雖異名數不別。故今總明。可以意知。

nghĩa ý  tuy   dị   danh   số  bất biệt   。cố  kim   tổng   minh   。khả  dĩ  ý   tri   。

Ý nghĩa [ của các phương tiện và chánh tu] tuy có khác nhau tùy theo các giáo phái,  nhưng  tên và số [ các phương tiện và chánh tu] thì giống nhau,  vì vậy nên ở đây gom  lại nói chung cho rõ, [đọc giả] có thể dùng ý nghĩ của mình hiểu rộng thêm ra.

A-)[HAI MƯƠI LĂM PHƯƠNG TIỆN]

言二十五方便者。束為五科。一具五緣。二訶五欲。

ngôn  nhị thập ngũ phương tiện  giả 。thúc  vi ngũ   khoa   。nhất   cụ   ngũ duyên  。nhị   ha   ngũ dục  。

Hai mươi lăm phương tiện lại được chia làm năm nhóm: a-) Chuẩn bị ngũ duyên, b-) Giảm bớt  ngũ dục,

三棄五蓋。四調五事。五行五法。初明五緣者。

tam  khí   ngũ cái  。tứ   điều  ngũ sự  。ngũ hành  ngũ pháp  。sơ   minh   ngũ duyên  giả 。

c-) Trừ bỏ ngũ cái, d-) Điều hòa  ngũ sự, e-) Hành ngũ pháp

 a-) CHUẨN  BỊ NGŨ DUYÊN

[Gồmcó: 1-) Trì giới, 2-) Quần áo và thực phẩm, 3-) Nhàn cư chỗ thanh tịnh, 4-) Tạm đình chỉ, 5)Kết thân với thiện kiến thức ]

一持戒清淨。如經中說。依因此戒。

nhất   trì giới thanh tịnh 。như Kinh  trung  thuyết  。y nhân  thử   giới   。

1-) THỨ NHẤT TRÌ GIỚI THANH TỊNH

Như kinh nói rằng: Vì nhờ vào các giới luật

 得生諸禪定及滅苦智慧。是故比丘。應持淨戒。

đắc sanh  chư   Thiền định  cập diệt khổ  trí tuệ  。thị cố Tỳ-kheo 。ưng  trì   tịnh giới  。

mà sanh ra các thiền định và các trí tuệ để diệt khổVì vậy chư tỳ kheo phải trì các tịnh giới.

 有在家出家大小乘不同。二衣食具足。衣有三。

hữu  tại gia xuất gia  Đại Tiểu thừa bất đồng  。nhị   y thực cụ túc  。y  hữu  tam  。

Trì giới cho người tại gia, xuất gia, Đại Thừa, Tiểu Thừa có khác nhau.

2-) THỨ HAI QUẦN ÁO VÀ THỰC PHẨM

2 α-) Quần áo có ba loại:

 一者如雪山大士。隨所得,衣蔽形即足。不游人間。

nhất giả như   tuyết sơn đại sĩ  。tùy sở  đắc   y  tế  hình   tức   túc   。bất du   nhân gian

1-) Thứ nhất: Người tu trong núi tuyết, tìm được những gì tại chỗ đủ để che thân là được rồi  vì không đến chỗ dân gian [ nên không cần chỉnh tề ]

堪忍力成故。二者如迦葉等。集糞掃衣。

kham   nhẫn lực thành  cố  。nhị giả như   Ca-diếp  đẳng 。tập   phẩn tảo y  。

nhưng  miễn là có sức chịu đựng là được. 2-)  Như các thầy như thầy đại Ca Diếp mặc loại áo chắp vá từ những mảnh vải cũ vải vụn (340)

及但三衣不畜餘長。三者多寒國土。

cập đãn tam y  bất súc dư   trường 。tam giả đa   hàn   quốc độ

hay là chỉ có ba cái áo (341) mà không dự trữ thêm một cái áo nào khác. 3-)  Ở những nước có mùa  lạnh  Đức Như Lai cũng cho các tu sĩ  ngoài  ba cái áo co thể có tất cả những phương tiện quần áo, vật dụng ….cần thiết để sống trong vùng lạnh. 

如來亦許三衣之外畜百一眾具。食亦有三。

Như Lai  diệc   hứa  tam y  chi ngoại   súc  bách nhất  chúng   cụ   。thực  diệc   hữu  tam  。

Đức Như Lai cũng cho các tu sĩ  ngoài  ba cái áo co thể có tất cả những phương tiện quần áo, vật dụng ….cần thiết để sống trong vùng lạnh. 

2 β-) Về ăn uống  cũng có ba loại :

 一者上根大士深山絕世。菜根草果隨得資身。二常乞食。

nhất giả thượng căn  đại sĩ  thâm   sơn  tuyệt   thế   。thái   căn  thảo   quả   tùy   đắc   tư thân  。nhị   thường   khất thực  。

1-) Đối với những người thượng căn tu trong núi sâu cách biệt với thế gian, thì tìm thấy những gì ăn được trong vùng như rễ  cây, rau, trái cây dại…ăn để nuôi thân. 2-)  Khất thực: [ Người tu ở gần nơi dân cư thì đi khất thực hang ngày ]

三檀越送食。僧中淨食。三閒居靜處。

tam đàn  việt  tống   thực 。tăng   trung  tịnh   thực 。tam  gian  cư  tĩnh   xứ 。

3-) Thực phẩm do chúng sinh cúng dường,  hay do tu viện cung cấp

3-) THỨ BA NHÀN CƯ CHỖ THANH TỊNH 

不作眾事名閒。無憒鬧處名靜。處有三。

bất tác  chúng   sự   danh   gian  。vô  hội   nháo  xứ  danh   tĩnh   。xứ hữu  tam  。

Không làm việc gì cả thì gọi là nhàn,  chỗ không não loạn thì gọi là tịnh. Cũng như phần ăn uống và quần áo nói trên tùy nơi tu hành  được chia làm ba nơi.

例衣食可知。四息諸緣務。息生活。息人事。

lệ   y thực  khả tri  。tứ   tức chư duyên vụ  。tức   sanh  hoạt  。tức   nhân   sự   。

4-) THỨ TƯ TẠM ĐÌNH  CHỈ

Những công việc mình đương làm, tạm đình chỉ  những sinh hoặc mình đương sống,  tạm đình chỉ,  những quan hệ nhân sự mình đương có , tạm đình chỉ

息工巧技術等。五近善知識有三。一外護善知識。

tức   công xảo  kĩ   thuật   đẳng 。ngũ   cận  thiện tri thức  hữu  tam  。nhất   ngoại hộ  thiện tri thức  。

những kỹ thuật mình đương theo đuổi…, [ tạm đình chỉ để lấy chút thì giờ tu hành]. 

5) THỨ NĂM KẾT THÂN VỚI THIỆN TRÍ THỨC

Kết thân với những người thiện kiến thức ,  có ba loại thiện kiến thức:  1-) Thứ nhất ngoại hộ thiện trí thức(342)

 二同行善知識。三教授善知識。第二訶五欲。

nhị   đồng  hành  thiện tri thức  。tam giáo  thọ   thiện tri thức  。đệ nhị  ha   ngũ dục  。

2-)thứ hai đồng hành thiện trí thức(343), 3-)  thứ ba là giáo sư thiện tri thức.

b-) GIẢM BỚT NGŨ DỤC

 一訶色。謂男女形貌端嚴。脩目高眉丹。

nhất   ha   sắc   。vị   nam nữ hình mạo  đoan nghiêm  。tu   mục   cao   my  đan   。

[ Gồm có :[1-) Sắc, 2-) Hương, 3-)Thanh, 4-) Vị, 5-) Xúc]

1-) Giảm bớt cái sắc dục:  [Giảm bớt những ham mê về ] các vẻ đẹp của  nam nữ,  như mê đôi mắt  đôi mày thanh tú,

脣皓齒。及世間寶物。玄黃朱紫種種妙色等。

thần  hạo   xỉ   。cập thế gian bảo vật 。huyền   hoàng  chu   tử   chủng chủng diệu   sắc đẳng  。

môi đỏ răng trắng, và những báu vật của thế gian, nào là mầu đen, vàng, đỏ, tím đủ các mầu kỳ diệu.

二訶聲。謂絲竹環珮之聲。及男女歌詠聲等。

nhị   ha   thanh   。vị   ti   trúc   hoàn   bội   chi thanh   。cập nam nữ ca vịnh  thanh   đẳng 。

2-)thứ hai giảm  bớt cái thanh dục:  [Giảm bớt những ham mê về ] tiếng đàn tiếng phắc, tiếng vòng tiếng kiền [ của các nữ trang ], tiếng hát tiếng vịnh của nam nữ.

三訶香。謂男女身香。及世間飲食香等。四訶味。

tam  ha   hương   。vị   nam   nữ thân hương   。cập thế gian ẩm  thực hương  đẳng 。tứ   ha   vị   。

 3-)  Giảm bớt cái  hương dục:  [Giảm bớt những ham mê về ] những hương thơm của thân thể nam nữ, của các mùi thơm của thức ăn, thức uống…

4-) Giảm bớt cái vị dục : [Giảm bớt những ham mê về ]  mùi vị: Như các mùi vị  thơm ngon của các món cao lương mỹ vị.. …

謂種種飲食肴饍美味等。五訶觸。

vị   chủng chủng ẩm thực  hào   thiện  mỹ   vị   đẳng 。ngũ   ha   xúc   。

mùi vị: Như các mùi vị  thơm ngon của các món cao lương mỹ vị.. …

5-)  Giảm bớt cái xúc  dục:

謂男女身分柔軟細滑。寒時體溫。熱時體涼。

vị   nam   nữ thân phần  nhu nhuyễn  tế hoạt  。hàn   thời  thể   ôn  。nhiệt   thời  thể   lương  。

[ Giảm bớt những ham mê về ]  những  xúc giác, như thân thể mịn màng của trai gái,  khi trời lạnh thì ấm áp, khi trời nóng  thì mát mẻ và tất cả những gì mà xúc giác  gây sự khoái cảm.

及諸好觸等。第三棄五蓋。謂貪欲瞋恚睡眠掉悔疑。

 cập chư   hảo  xúc   đẳng 。đệ tam  khí   ngũ cái  。vị   tham dục  sân khuể  thụy miên điệu hối  nghi   。

và tất cả những gì mà xúc giác  gây sự khoái cảm.

c-) THỨ BA TRỪ BỎ NGŨ CÁI

Trừ bỏ ngũ cái(344), đó là  tham dụcsân khuể,  ngủ nghỉ, hối tiết,  nghi ngờ  。

 第四調五事。謂調心不沈不浮。調身不緩不急。

đệ tứ  điều  ngũ sự  。vị   điều  tâm   bất trầm  bất phù   。điều  thân  bất hoãn   bất cấp   。

d-) THỨ TƯ ĐIỀU HÒA NGŨ SỰ

Điều hòa ngũ sự(345) đó là điều hòa tâm tư đừng cho tâm hồn nặng nề (như buồn ngủ), cũng không để tâm hồn tản mạn(khó tập trung), điều hòa thân thể cho không chậm chạp, không hối hả

 調息不澁不滑。調眠不節不恣。

điều  tức   bất sáp   bất hoạt  。điều  miên   bất tiết  bất tứ  。

Điều hòa nhịp thở cho không kho thở, không thở quá nhanh, điều hòa giấc ngủ  cho không ít quá không nhiều quá

調食不饑不飽。第五行五法。一欲。

điều  thực/tự  bất cơ  bất bão   。đệ   ngũ hành  ngũ pháp  。nhất   dục   。

Điều hòa ăn uống cho không đói không no quá. 

e-) THỨ NĂM HÀNH NGŨ PHÁP

 [ Hành ngũ pháp gồm : 1-) Mong ước,  2-) Tinh tiến, 3-)  Suy niệm, 4-)  Xảo tuệ, 5-)  Nhất tâm ]

1-)Thứ nhất  Mong ước:

欲離世間一切妄想顛倒。欲得一切諸禪定智慧門故。二精進。

dục   ly   thế gian nhất thiết vọng tưởng  điên đảo 。dục   đắc   nhất thiết chư   Thiền định  trí tuệ môn  cố  。nhị   tinh tấn

Mong muốn rời khỏi tất cả những vọng tưởng làm điên đảo của thế gian, mong muốn được tất cả những  môn trí tuệ của thiền định.

2-)Thứ hai Tinh tiến

 堅持禁戒棄於五蓋。初中後夜勤行精進故。

kiên   trì   cấm giới khí   ư  ngũ cái  。sơ trung hậu  dạ   cần   hạnh  tinh tấn cố  。

kiên trì giữ những giới cấmtừ bỏ ngũ cái.  Ngày đêm vẫn chăm chỉ tinh tiến tu hành.

 三念。念世間欺誑可輕可賤。

tam  niệm   。niệm   thế gian khi cuống  khả  khinh  khả  tiện   。

3-) Thứ ba  Suy niệm.  

 Suy ngẫm thế gian này là đầy lưa đảo xấu xa, đáng khinh đáng chê.

 禪定智慧可重可貴。四巧慧。

Thiền định  trí tuệ  khả  trọng  khả  quý   。tứ   xảo   tuệ   。

Thấy được cái trí tuệ của thiền địnhđáng trọng đáng quý.

4-) Thứ tư  Xảo tuệ(346)

 籌量世間樂, 禪定智慧樂,得失輕重等。五一心。念慧分明。

trù lượng  thế gian lạc,  Thiền định  trí tuệ  lạc  đắc   thất   khinh  trọng  đẳng 。ngũ   nhất tâm 。niệm tuệ  phân minh

[Dùng xảo tuệ ]để so sánh cái khoái lạc của thế gian và cái khoái lạc của trí tuệ của thiền định, biết cái nào hơn.

5-) Thứ năm Nhất tâm

 Nhất tâm. Luôn luôn suy niệm đến trí tuệ để thấy rõ

明見世間可患可惡。善識禪定智慧功德可尊可貴。

minh   kiến  thế gian khả  hoạn   khả  ác  。thiện  thức  Thiền định  trí tuệ  công đức  khả  tôn   khả  quý   。

những cái hoạn, [cái họa] và cái ác của thế gian,  biết cái công đức của  trí tuệ của thiền  định là đáng quý đáng kính.

此二十五法為四教前方便。故應須具足。

thử   nhị   thập ngũ  Pháp   vi tứ giáo  tiền   phương tiện  。cố  ưng  tu   cụ túc

Hai mươi lăm pháp này là những phương tiện để trước khi tu tập tứ giáo, cần phải có đủ

 若無此方便者。世間禪定尚不可得。豈況出世妙理乎。

nhược  vô  thử   phương tiện  giả 。thế gian Thiền  định  thượng   bất khả đắc 。khởi  huống   xuất thế diệu lý  hồ  。

nếu không có những phương tiện này, thì thiền định trong thế gian này cung chưa có thể có huấng chi nói đến những diệu lý  xuất thế.

 然前明教既漸頓不同。方便亦異。依何教修行。

nhiên tiền   minh   giáo  ký   tiệm  đốn   bất đồng  。phương tiện  diệc   dị   。y  hà   giáo  tu hành

Như trước đây đã nói trong phần tổng quát về các giáo phái đã chỉ rõ tiệm giáođốn giáo khác nhau, phương tiện của hai giáo phái   cũng khác nhau, theo giáo phái nào  phải tu hành thế nào

臨時審量耳。次明正修十乘觀法。

lâm thời  thẩm   lượng  nhĩ   。thứ   minh   chánh tu  thập thừa quán  Pháp   。

phải tùy hoàn cảnh nhận xét tại chỗ.  Sau đó xem xét đến chánh tu thập thừa quán pháp.

B-) [THẬP THỪA QUÁN PHÁP]

亦四教名同義異。今且明圓教。餘教例此。

diệc   tứ giáo  danh   đồng   nghĩa   dị   。kim   thả  minh   viên giáo  。dư   giáo  lệ   thử   。

Đối với tứ giáo thì tên của thập thừa quán pháp giống nhau nhưng y  nghĩa của no thì khác nhau.  Nay lấy Viên Giáo làm thí dụ để giảng giải, các giáo phái khác cứ theo thí dụ này mà suy diễn ra.

 一觀不思議境。謂觀一念心。

nhất   quán  bất tư nghị  cảnh  。vị   quán  nhất   niệm tâm  。

1-)  THỨ NHẤT QUÁN:QUÁN BẤT TƯ NGHỊ CẢNH

Quán bất tư nghị cảnh(347), còn gọi là quán nhất niệm tâm

具足無減,三千性相,百界千如。即此之境,即空即假即中.更不前後。

cụ túc vô giảm  tam thiên  tánh   tướng  bách giới  thiên   như   。tức   thử   chi cảnh  tức   không  tức   giả  tức   trung  。cánh  bất tiền hậu  。

đầy đủ  ba ngàn tánh tướng(348), trăm giới ngà như (349) không một thiếu sót.  Chính  là cảnh giới này, cảnh giới tức không, tức giả, tức trung đạo, cảnh giới không trước không sau.

廣大圓滿橫竪自在。故法華經云。

quảng đại viên mãn  hoành thọ  tự tại  。cố  Pháp Hoa Kinh  vân   。

[Đó là bất tư nghị cảnh, pháp này bao gồm tất cả cá pháp ] quảng  đại viên mãn, ngang dọc tự tại, vì vậy Kinh Pháp Hoa nói  rằng:

 其車高廣(上根正觀此境), 二真正發菩提心。

kỳ  xa   cao quảng  (thượng căn  chánh quán thử   cảnh  )nhị   chân   chánh  phát Bồ-đề tâm  。

Xe này cao lớn quảng đại (350)(người thượng căn thượng trí mới quán được cảnh này ).

2-) THỨ HAI CHÂN CHÁNH PHÁT BỒ ĐỀ TÂM.

Chân chánh phát bồ đề tâm

 謂依妙境發無作四弘誓願。慜己慜他上求下化。故經云。

vị   y  diệu   cảnh  phát   vô tác  tứ hoằng thệ nguyện  。慜kỷ   慜tha  thượng  cầu   hạ hóa  。cố  Kinh   vân   。

dựa vào cái diệu cảnh trên, phát tứ vô tác hoằng thệ nguyện(351) , để thương người thương ta, trên cầu Phật đạo dưới giáo hóa chúng sinh. Vì vậy kinh[ Pháp Hoa] nói rằng:

又於其上張設幰蓋。三善巧安心止觀。謂體前妙理。

hựu   ư  kỳ  thượng  trương  thiết màn cái   。tam  thiện xảo  an tâm  chỉ quán  。vị   thể   tiền   diệu lý  。

lại [ trên xe trâu  trăng to ]  lập phan và dựng lọng báu(352).

3-) THỨ BA KHÉO LÉO TÙY NGHI TU TẬP CHỈ QUÁN

Khéo léo tùy nghi tu tập chỉ quán,  để thể  hiện cái diệu lý kể trên.

常恒寂然名為定。寂而常照名為慧。故經云。

thường hằng  tịch nhiên  danh vi định  。tịch   nhi   thường   chiếu   danh vi tuệ   。cố  Kinh   vân   。

[chư pháp ] thường tịnh, tịch nhiên bất động đó là định. Tuy thường tịnh nhưng lại thường  chiếu soi tất cả đó là tuệ. Vì vậy kinh [Pháp Hoa] nói rằng:

安置丹枕(車內枕), 四破法遍。謂以三觀破三惑。

an trí  đan   chẩm  (xa   nội  chẩm  ), tứ   phá Pháp biến  。vị   dĩ  tam quán  phá   tam hoặc  。

Như đặt một cái gối đỏ (ở trong xe )(353)

4-) THỨ TƯ PHÁ PHÁP BIẾN

Phá pháp biến(354), nghĩa là lấy tam quán để phá tam hoặc(355)

 三觀一心無惑不破。故經云。其疾如風。

tam quán  nhất tâm vô hoặc  bất phá   。cố  Kinh   vân   。kỳ  tật   như   phong   。

tam quán tại trong nhất  niệm tâm thì có hoặc nào mà không phá được. Vì vậy kinh nói rằng:  [ xe trâu trắng lớn ] chạy nhanh như gió(356)

五識通塞。謂苦集。十二因緣。六蔽。塵沙。無明為塞。

ngũ thức  thông tắc  。vị   khổ tập  。thập nhị nhân duyên  。lục tế  。trần sa  。vô minh  vi tắc  。

5-) THỨ NĂM BIẾT THÔNG TẮC 

Biết thông tắc:  Khổ, tập, thập nhị nhân duyên, lục tế(357),  trần sa,   vô minh  đó là tắc .

 道滅。滅因緣智。六度。一心三觀為通。

đạo  diệt   。diệt   nhân duyên  trí   。lục độ  。nhất tâm tam quán  vi thông   。

Đạo, diệt,  diệt nhân duyên trí(358), lục độ, nhất tâm tam quán đó là thông.

 若通須護。有塞須破。於通起塞。能破如所破。

nhược  thông   tu   hộ   。hữu  tắc  tu   phá   。ư  thông   khởi   tắc  。năng phá  như   sở   phá   。

Nếu là thông thì ta phải bảo vệ, nếu là tắc thì ta phải phá hủy.  Nhưng có khi cái phép làm thông dùng để trị tắc lại chính nó gây rặc rối, cái phép dung để phá  bế tắc này chính nó  lại là cái gây bế tắc cần được phá hủy,

節節撿校。名識通塞。經云。

tiết tiết  kiểm  giáo  。danh   thức  thông tắc  。Kinh   vân   。

vì vậy mỗi giai đoạn cần được kiểm điểm, đó là biết thông tắc.

 安置丹枕(車外枕). 六道品調適。謂無作道品。一一調停隨宜而入。

an trí  đan   chẩm  (xa   ngoại   chẩm  )lục đạo  phẩm   điều  thích  。vị   vô tác  đạo phẩm  。nhất nhất điều  đình   tùy nghi  nhi   nhập   。

Kinh Pháp Hoa  nói rằng: Đó là đặt một cái gối đỏ [ ở ngoài xe ](359).

6-)THỨ SAU CÁC HỘ TRỢ ĐẠO PHẨM

Các hộ trợ đạo phâm. Đó là vô tắc đạo phẩm (360), tuy khi thích nghi đưa vào hỗ trợ

 經云。有大白車等(已上五中根)  七對治助開。

Kinh   vân   。hữu  Đại  bạch   xa   đẳng (dĩ thượng  ngũ   trung căn  )thất   đối trì  trợ   khai   。

Kinh Pháp Hoa nói rằng :  Thí dụ xe trâu trắng lớn V.V… [những hành giảcăn cơ trung bình tu từ điều hai thật lòng phát bồ đề tâm cho đế điều sau các hỗ trợ đạo phẩm là đã chứng được bất tư nghị cảnh, còn người hạ căn thì phải tu thêm bốn thừa quán pháp kế tiếp ].

7-) THỨ BÂY CÁC HỘ TRỢ KHAI THÔNG CỦA PHÉP ĐỐI TRỊ 

Các hỗ trợ khai thông  của phép đối trị.

 謂若正道多障圓理不開。須修事助。

vị   nhược/nhã  chánh đạo đa   chướng   viên   lý   bất khai   。tu   tu   sự   trợ   。

Nếu dung những thiện pháp chánh tu mà cũng không hiểu được viên lý, lúc đó phải dung đến các phép tu sự trợ (361) để giúp đỡ,

謂五停心及六度等。經云。又多僕從(此下為下根)八知位次。

vị   ngũ   đình tâm  cập lục độ  đẳng 。Kinh   vân   。hựu   đa   bộc   tùng  (thử   hạ  vi hạ căn  )bát   tri   vị   thứ   。

Các phép tu sự trợ là như ngũ đình tâmlục độ v.v… Kinh [Pháp Hoa] nói rằng : [ngoài cái xe trâu trắng lớn] còn nhiều các tùy tùng để giúp việc đi theo (từ điều thứ bẩy cho đến điều thứ mười là cho những hành giả hạ căn)

8) THỨ TÁM BIẾT THỨ TỰ CỦA CÁC CẤP VỊ

謂修行之人免增上慢故。九能安忍。

vị   tu hành chi nhân   miễn  tăng thượng mạn  cố  。cửu  năng  an nhẫn  。

Hành giả cần biết thứ tự của các cấp vị để tránh lòng ngạo mạn đối với những người ở cấp vị trên.

9) THỨ CHÍN CẦN CÓ LÒNG AN TÂM VÀ NHẪN NẠI

Cần có long an tâm và nhân nại

 謂於逆順安然不動。策進五品而入六根。十離法愛。

vị   ư  nghịch thuận  an   nhiên bất động  。sách   tiến/tấn   ngũ phẩm  nhi   nhập   lục căn  。thập   ly   pháp ái  。

để đương đầu mọi thuận cảnh,nghịch cảnh, để  tiếp tục bước vào ngũ phẩm để tu hành, để tiến lên lục căn thanh tịnh vị.

10) THỨ MƯỜI DIỆT TRỪ PHÁP ÁI

Diệt trừ pháp ái (362).

謂莫著十信相似之道。須入初住真實之理。

vị   mạc  trước  thập tín  tương tự chi đạo  。tu   nhập   sơ trụ  chân   thật   chi lý   。

Đừng vì đạt được thập tín vị và các quả vị khác rồi mà tự mãn, nên tiến lên sơ trụ vị để chứng được cái lý của chân  thực tướng  của chư pháp.

經云。

Kinh   vân   。

Kinh [Pháp Hoa] nói rằng:

乘是寶乘游於四方(游四十位)直至道場(妙覺位)謹案台教廣本。抄錄五時八教。略知如此。

thừa  thị  bảo thừa  du   ư  tứ phương  (du   tứ thập vị  )trực   chí   đạo tràng (diệu   giác vị ) cẩn   án   đài  giáo  quảng  bổn  。sao   lục   ngũ thời bát giáo  。lược   tri   như thử  。

Ngồi trên xe báu này chu du tứ phương  (chu du tứ thập vị) cho đế đạo trường ( Diệu giác vị )

Xin kính cẩn giản lược sao lụ ngũ thời bát giáo từ những kinh sách lớn (363) của giáo phái Thiên Thai.

 若要委明之者。請看法華玄義十卷。

nhược/nhã  yếu  ủy  minh   chi giả 。thỉnh khán  Pháp hoa huyền nghĩa  thập   quyển  。

Nếu cần biết thêm những chi tiết, xin mời đọc mười cuốn Pháp Hoa Huyền Nghĩa,

委判十方三世諸佛說法儀式。猶如明鏡。

ủy  phán   thập phương tam thế chư Phật  thuyết Pháp nghi thức  。do như  minh   kính   。

Trong bộ sách này nói  tất cả những giáo phápnghi thức của Đức Phật giảng dạy trong thập phương và trong tam giới, rõ rang  như thấy trong  tấm gương vậy.

 及淨名玄義中四卷。全判教相。自從此下。

cập tịnh   danh   huyền nghĩa  trung  tứ   quyển  。toàn   phán giáo  tướng  。tự   tòng thử  hạ  。

và  trong bốn cuốn Tịnh Danh Huyền Nghĩa(364) nói  rõ về các giáo tướng .  Từ phần sau đây (quyển hạ) (365)

 略明諸家判教儀式耳。

lược   minh   chư   gia  phán giáo  nghi thức  nhĩ   。

sẽ nói qua về nghi thức phán giáo của các môn phái.

天台四教儀

Thiên Thai Tứ Giáo Nghi.

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191505)
01/04/2012(Xem: 37102)
08/11/2018(Xem: 15729)
08/02/2015(Xem: 54944)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: