Di Tích Lịch Sử Và Dấu Ấn Đặc Biệt Của Sư Trưởng Minh Đăng Quang Và Đức Ngài Pháp Chủ - Pháp Sư Giác Nhiên.

25/08/20158:40 SA(Xem: 11034)
Di Tích Lịch Sử Và Dấu Ấn Đặc Biệt Của Sư Trưởng Minh Đăng Quang Và Đức Ngài Pháp Chủ - Pháp Sư Giác Nhiên.
blank

DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DẤU ẤN ĐẶC BIỆT
CỦA SƯ TRƯỞNG MINH ĐĂNG QUANG
VÀ ĐỨC NGÀI PHÁP CHỦ - PHÁP SƯ GIÁC NHIÊN.
 Thích Giác Chinh

Tổ sư Minh đăng Quang
Đức Tổ sư Minh đăng Quang
Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã lưu lại nơi Tịnh xá Ngọc Trung - Thốt Nốt năm 1952-1953, Trong giai đoạn này Tổ sư đã nhận Đức Ngài Pháp Chủ - Pháp sư Giác Nhiên xuất gia và truyền trao Y Bát Khất sĩ.

Theo nguồn tư liệu và tài liệu Đang lưu giữ, Có thể thuật lại sơ lược như sau:

Một buổi sáng bình thường như bao nhiêu buổi sáng khác, Sư trưởng Minh Đăng Quang đi trì bình khất thực hoá duyên. Sư Trưởng Minh Đăng Quang (Đức Tổ sư Minh Đăng Quang) rời Tịnh xá và nói với Trưởng lão Trị sự Giác Như và Nhị tổ Giác Chánh, các Ông ở nhà lo công việc Tịnh xá Tôi đi công việc xa.

Trưởng lão Trị sự Giác Như: Mô Phật, Kính bạch Sư trưởng đi khi nào về Tịnh xá chúng con đợi.

Sư Trưởng Minh Đăng Quang: Tôi đi xa!

Sư Trưởng đi vài bước rồi quay lại nói: - Hôm nay Tôi vì nhân duyên sau cùng mà đi xa và độ người sau cùng.

Đến khu vực chợ Thốt Nốt, Sư Trưởng không lấy Bát ra để hoá duyên Khất thực mà đi một vòng; có một Nam thanh niên đến chấp tay xá chào Sư Trưởng.


Sư trưởng nhìn mỉm cười: - Hôm nay tôi đến đây để đưa ông đi.

Thanh niên trẻ: - Con đi theo Sư Trưởng?

Sư Trưởng: - Duyên đã đến và Tôi cũng làm xong Phật sự!

Pháp sư Thích Giác Nhiên
Đức Pháp sư Thích Giác Nhiên
Người Thanh niên trẻ đi theo Sư trưởng về Tịnh xá và sau này Người thanh niên đó được đích thân Sư Trưởng Minh Đăng Quang chứng minh xuống Tóc đặt Pháp danh Khất sĩ Giác Nhiên và Truyền Y Bát

Đến Rằm tháng 02 năm Quý Tỵ (1953), Hòa thượng được Tổ sư truyền thọ y bát giới Sa-di tại Tịnh xá Ngọc Viên, Vĩnh Long. Từ đây, Hòa thượng theo hầu Tổ sư, học đạohành đạo khắp các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ.

Tổ sư Minh Đăng Quang trước khi vắng bóng, ngày mùng 01 tháng 02 năm Giáp Ngọ (1954), Ngài đã phó chúc Giáo đoàn Du Tăng Khất sĩ cho Trưởng lão Giác Chánh kế thừa đạo nghiệp, hoằng dương Chánh pháp. Rằm tháng 7 năm Ất Mùi (1955) tại Tịnh xá Ngọc Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ Đức Nhị Tổ Giác Chánh và Giáo hội Khất sĩ hiệp hoà đã Truyền Thụ Đại giới Khất sĩ cho Khất sĩ Giác Nhiên.


Tịnh xá Ngọc Trung
Tịnh xá Ngọc Trung
Nhị tổ Giác Chánh
Nhị tổ Giác Chánh



Cuối Hè - Đầu Thu mùa Vu Lan Tự Tứ 2015,
Thich Giac Chinh lưu bút - khảo cứu.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11039)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :