Chuyện vãng sinh của những người trẻ tuổi

13/07/20162:54 SA(Xem: 5645)
Chuyện vãng sinh của những người trẻ tuổi

AN SĨ TOÀN THƯ
KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT 
CẦU SINH TỊNH ĐỘ
Nguyên tác: Tây Quy Trực Chỉ
Chu An Sỹ - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016

Chuyện vãng sinh của những người trẻ tuổi

 

Hai vị sa-di 

Đời Tùy có hai vị sa-di ở Vấn Châu, cùng tu pháp môn niệm Phật. Một hôm, vị lớn tuổi hơn bỗng đột ngột qua đời, thấy mình đến Tịnh độ được gặp Phật, liền bạch rằng: “Có một sa-di nhỏ tuổi hơn cùng tu với con, liệu người ấy có được vãng sinh không?” Đức Phật dạy: “Chính sa-di ấy đã khuyên ông, nên ông mới phát tâm tu tập niệm Phật. Nay ông có thể quay lại Ta-bà, nỗ lực tu tập nhiều hơn nữa, ba năm sau hai người sẽ cùng vãng sinh về đây.” 

[Vị sa-di lớn tuổi hơn sau đó sống lại, hai người tiếp tục tinh cần tu tập.] Đến kỳ hạn ba năm sau, cả hai người đều nhìn thấy đức Phật hiện đến, cõi đất khi ấy chấn động, có hoa trời rơi xuống bay lượn, hai vị sa-di cùng lúc viên tịch vãng sinh

Đồng tử muốn vãng sinh

Đại sư Duy Ngạn sống vào đời Đường, tu Sám pháp Tịnh độ, chuyên cần tinh tấn không chán mệt. Một hôm, Đại sư nhìn thấy hai vị Bồ Tát Quán Thế ÂmĐại Thế Chí cùng hiện ra giữa không trung. Đại sư vui mừng quá, ý muốn tìm hoạ sĩ để vẽ lại cảnh ấy. Bỗng có hai người đến nói là có thể vẽ được, nhận vẽ. Vẽ xong, cả hai đều biến mất. Đại sư liền bảo các đệ tử rằng: “Hôm nay ta vãng sinh, có ai muốn đi cùng ta không?” 

Trong chúng có một đồng tử muốn được vãng sinh theo, Đại sư liền bảo về nhà từ biệt cha mẹ. Cha mẹ cho là lời nói đùa, không tin. Lát sau, đồng tử ấy tắm rửa thay đồ, ngồi ngay ngắn niệm Phật vãng sinh trước. Đại sư nhân đó gọi người mang giấy bút đến, làm một bài kệ khen ngợi. Viết kệ xong, Đại sư cũng an nhiên ngồi mà thị tịch

Sư Tán

Sư Tán sống vào đời Tống, quê ở Ung Châu, xuất gia từ thuở nhỏ. Năm 14 tuổi, tu tập niệm Phật không dứt tiếng. Bỗng mắc bệnh chết đột ngột, trong giây lát sống lại, nói với thầy và cha mẹ: “Đức Phật A-di-đà đang ở đây, con sẽ đi theo ngài.” 

Khi ấy, người trong xóm đều thấy giữa không trung hóa hiện đài sen báu, hào quang năm sắc lạ thường, hiện ra rồi mờ dần về hướng tây



Hà Đàm Tích

Hà Đàm Tích sống vào đời Nguyên, năm 18 tuổi thọ trì giới Bồ Tát, suốt ngày chuyên tâm niệm Phật. Một hôm, vừa trống canh tư đã thức dậy, người nhà bảo còn sớm quá, Đàm Tích nói: “Tôi nhìn thấy Phật và Bồ Tát giữa hư không, có cờ phướn tràng hoa đến đón.” Nói rồi ngồi lặng an nhiên mà đi. 

Người họ Ngô 

Người họ Ngô này quê ở Chiết Giang, cha và ông nội đều đã đỗ tú tài. Vào năm đầu niên hiệu Thuận Trị, quân binh vây đánh thành, cha mẹ ông đều thất lạc. Họ Ngô bị quân lính bắt, đưa vào phục dịch cho quan binh trong quân đội, năm ấy vừa được 13 tuổi. Họ Ngô tự than rằng, ta vốn con nhà học thức, nay phải làm việc phục dịch hèn hạ đến thế này, hẳn phải là do nghiệp xấu đời trước. Nghĩ vậy rồi liền phát lời thệ nguyện trước bàn Phật, từ đó ăn chay niệm Phật, mỗi ngày tụng kinh Kim Cang một biến, hồi hướng cầu vãng sinh Tây phương

Năm 16 tuổi, quan phụ trách phát tiền lương lao dịch, ông liền dùng tiền ấy mua hương cúng Phật rồi quỳ niệm thánh hiệu A-di-đà. Đến ngày 22 tháng 10 năm Đinh Dậu, ông bỗng nhiên đến báo với quan phụ trách rằng mình sắp vãng sinh Tây phương. Quan không tin, quát mắng cho là nói lời yêu mỵ. 

Ngày hôm sau, ông lại đến trước quan Đề đốc cũng nói như vậy. Đề đốc tức giận, ra lệnh giải đến chỗ quan phụ trách, phạt đánh 15 gậy, ông tuyệt nhiên không chút oán hận. Sau đó ông đi đến từng doanh trại, từ biệt tất cả mọi người, nói rằng ngày mồng 1 tháng 11 sẽ vãng sinh

Đến ngày, vào khoảng canh năm ông đã thức dậy, tắm rửa sạch sẽ, thắp hương lễ Phật xong vẫn đến thuyền quan phụ trách để từ biệt. Quan nổi giận, sai quân lính đi theo ông, đến nơi thấy ông Ngô quay về hướng tây lạy ba lạy, rồi ngồi ngay ngắn đọc kệ. Đọc kệ xong, liền tự phun lửa Tam-muội đốt thân mình. Quan quân từ xa nhìn thấy đều khởi tâm cung kính lễ bái. Viên quan phụ trách sau đó liền đóng cửa ăn chay giữ giới. Quan có làm bài kệ ngợi khen ông Ngô rằng: 

Thân mang giáp sắt, 
Chân đạp tòa sen
Xin khắp tướng sĩ, 
Mỗi người một roi. 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.