LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN
Nguyên tác: Mã Minh Bồ Tát tạo
Hán dịch: Chơn Đế Tam Tạng Pháp Sư
Việt dịch và Cương yếu : HT Thích Liêm Chính
Lời tựa
(Trí Khải Đại Sư soạn)
Luận Đại Thừa khởi tín (Mahàyàna Sraddhotpàda Sàtra) là bộ luận thuyết minh cảnh giới chí cực của Đại thừa, khai thị lý Duyên khởi vô cùng sâu sắc, hoằng truyền tôn chỉ Chân như tự tính tịch tịnh vô tướng, tác dụng của Chân như thật rộng lớn vô biên, đây là nơi y cứ của chư Thánh hiền và cũng là nguồn gốc của các tất cả các pháp Hữu và Vô lậu.
Tuy văn phong đơn giản nhưng ý chỉ súc tích, nghĩa lý vô cùng sâu xa, có đức tin chưa đủ cần phải có lòng chí thành tha thiết chú tâm nghiên cứu mới có thể lãnh hội. Sau khi Như lai diệt độ hơn 600 năm, ngoại đạo lộng hành, tà ma tranh nhau nhiễu loạn thế gian, hủy báng Chính pháp, bấy giờ có Bồ tát Mã Minh (Asaghosha) người nước Ba-la-nại, hiệu Công Thắng đạo cao đức trọng, người lãnh hội Pháp tính Đại thừa một cách triệt để, trong lòng sẵn có từ tâm tùy căn cơ ứng hiện, thương chúng sinh mê muội nhiều đời, nên biên soạn luận này không ngoài mục đích hưng thạnh Tam bảo Phật nhật tăng huy, khởi tín tâm quay về Chính giáo làm cho giáo nghĩa duyên khởi Đại thừa, phổ cập khắp nhân gian truyền thừa mãi mãi đời sau, mong cho những người tà chấp dị kiến, sớm xa lánh tà chấp phát tâm quy y, người tình chấp ám độn lâu đời, sớm lìa bỏ chấp trước chồng chất.
Từ trước đến nay luận này tàng trữ tại Trung Thiên Trúc chưa có cơ hội truyền về phương Đông, đến trước triều đại Lương Võ đế (502-549), Từ Thiên trúc Ma già Đà quốc ngài Chân Đế Tam tạng (513-569) còn gọi Ba La Mật Đà (Paramatha) thủ đắc được luận này vốn sẵn bẩm tính thông minh lanh lợi, khí chất phi phàm, thiên phú bẩm sinh, tinh thông Phật pháp, hiểu rõ ngoại điển, lại đầy đủ năng lực, và là vị danh tăng học giả tài đức kiêm toàn. Ngài đi theo đường biển cùng với ngài Cù Đàm và nhiều người khác mang theo một số tượng Phật, nhưng chuẩn bị lên đường, được biết trong nước gặp loạn Hầu Cảnh nỗi loạn, nên tạm đình chỉ, do đó lời châu ngọc chưa có cơ hội nói ra, ánh sáng trí tuệ chưa được chiếu soi nhân thế, lại muốn quay về cố quốc, nhân gặp Chư vị hiền triết như: Huệ Hiền, Trí Vận, Trí Khải, Đàm Chấn, Huệ Văn, lại được sự trợ duyên của Đại tướng Chức Thái Phó Túc Công Bột thỉnh đến Quảng Châu, vào ngày 09 tháng 10 năm Quý Dậu an trú tại chùa Kiến Hưng, quận Thỉ Hưng, thỉnh cầu Ngài khai diễn Đại thừa Phật pháp, xiển dương giáo nghĩa nhiệm mầu của đức Thế tôn nhằm khai đạo cho chúng lầm mê, nhân đó Ngài mới có cơ hội phiên dịch bộ luận này từ Phạn ngữ sang Hán ngữ thành 1 quyển.
Sau đó các luận sư muốn giải thích rộng rãi pháp Chân như duyên khởi nên đã trước tác sớ giải: Khởi tín luận huyền văn, 20 quyển. Đại phẩm huyền văn, 4 quyển. Thập nhị nhân duyên kinh, 2 quyển. Cửu thức nghĩa chương, 2 quyển. Tương truyền rằng: Người nước Thiên trúc Chân Đế pháp sư dịch Phạn ngữ, ngài Trí Khải chấp bút, sau 2 năm mới dịch xong, Và cũng bắt đầu từ đó ý nghĩa sâu sắc về pháp duyên khởi của Đại thừa do Bồ tát Mã Minh nỗ lực xiển dương ngày càng hưng thịnh, khiến hàng ngoại đạo tà kiến đều phục tùng quy về Chính giáo. Trí Khải tôi vô cùng tiếc núi chưa hạnh ngộ Đại Luận sư nhưng may mắn có chút phúc duyên thủ đắc luận này trong lòng vô cùng ái mộ. Tự hổ thẹn chưa học hiểu bao nhiêu nhưng mạo muội ghi lại vài lời, mong các bậc trí giả chỉ giáo hầu sau này có dịp sữa sai.
Tuy văn phong đơn giản nhưng ý chỉ súc tích, nghĩa lý vô cùng sâu xa, có đức tin chưa đủ cần phải có lòng chí thành tha thiết chú tâm nghiên cứu mới có thể lãnh hội. Sau khi Như lai diệt độ hơn 600 năm, ngoại đạo lộng hành, tà ma tranh nhau nhiễu loạn thế gian, hủy báng Chính pháp, bấy giờ có Bồ tát Mã Minh (Asaghosha) người nước Ba-la-nại, hiệu Công Thắng đạo cao đức trọng, người lãnh hội Pháp tính Đại thừa một cách triệt để, trong lòng sẵn có từ tâm tùy căn cơ ứng hiện, thương chúng sinh mê muội nhiều đời, nên biên soạn luận này không ngoài mục đích hưng thạnh Tam bảo Phật nhật tăng huy, khởi tín tâm quay về Chính giáo làm cho giáo nghĩa duyên khởi Đại thừa, phổ cập khắp nhân gian truyền thừa mãi mãi đời sau, mong cho những người tà chấp dị kiến, sớm xa lánh tà chấp phát tâm quy y, người tình chấp ám độn lâu đời, sớm lìa bỏ chấp trước chồng chất.
Từ trước đến nay luận này tàng trữ tại Trung Thiên Trúc chưa có cơ hội truyền về phương Đông, đến trước triều đại Lương Võ đế (502-549), Từ Thiên trúc Ma già Đà quốc ngài Chân Đế Tam tạng (513-569) còn gọi Ba La Mật Đà (Paramatha) thủ đắc được luận này vốn sẵn bẩm tính thông minh lanh lợi, khí chất phi phàm, thiên phú bẩm sinh, tinh thông Phật pháp, hiểu rõ ngoại điển, lại đầy đủ năng lực, và là vị danh tăng học giả tài đức kiêm toàn. Ngài đi theo đường biển cùng với ngài Cù Đàm và nhiều người khác mang theo một số tượng Phật, nhưng chuẩn bị lên đường, được biết trong nước gặp loạn Hầu Cảnh nỗi loạn, nên tạm đình chỉ, do đó lời châu ngọc chưa có cơ hội nói ra, ánh sáng trí tuệ chưa được chiếu soi nhân thế, lại muốn quay về cố quốc, nhân gặp Chư vị hiền triết như: Huệ Hiền, Trí Vận, Trí Khải, Đàm Chấn, Huệ Văn, lại được sự trợ duyên của Đại tướng Chức Thái Phó Túc Công Bột thỉnh đến Quảng Châu, vào ngày 09 tháng 10 năm Quý Dậu an trú tại chùa Kiến Hưng, quận Thỉ Hưng, thỉnh cầu Ngài khai diễn Đại thừa Phật pháp, xiển dương giáo nghĩa nhiệm mầu của đức Thế tôn nhằm khai đạo cho chúng lầm mê, nhân đó Ngài mới có cơ hội phiên dịch bộ luận này từ Phạn ngữ sang Hán ngữ thành 1 quyển.
Sau đó các luận sư muốn giải thích rộng rãi pháp Chân như duyên khởi nên đã trước tác sớ giải: Khởi tín luận huyền văn, 20 quyển. Đại phẩm huyền văn, 4 quyển. Thập nhị nhân duyên kinh, 2 quyển. Cửu thức nghĩa chương, 2 quyển. Tương truyền rằng: Người nước Thiên trúc Chân Đế pháp sư dịch Phạn ngữ, ngài Trí Khải chấp bút, sau 2 năm mới dịch xong, Và cũng bắt đầu từ đó ý nghĩa sâu sắc về pháp duyên khởi của Đại thừa do Bồ tát Mã Minh nỗ lực xiển dương ngày càng hưng thịnh, khiến hàng ngoại đạo tà kiến đều phục tùng quy về Chính giáo. Trí Khải tôi vô cùng tiếc núi chưa hạnh ngộ Đại Luận sư nhưng may mắn có chút phúc duyên thủ đắc luận này trong lòng vô cùng ái mộ. Tự hổ thẹn chưa học hiểu bao nhiêu nhưng mạo muội ghi lại vài lời, mong các bậc trí giả chỉ giáo hầu sau này có dịp sữa sai.
Phủ Dương Châu, Trí Khải Đại Sư soạn.
HT.Thích Liêm Chính cẩn dịch