I. Động cơ nghiên cứu, mục đíchý thức vấn đề

02/07/20173:40 SA(Xem: 3119)
I. Động cơ nghiên cứu, mục đích và ý thức vấn đề
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

    Chương thứ nhất.
GIỚI THIỆU 

I. Động cơ nghiên cứu, mục đíchý thức vấn đề  

1) Động cơ nghiên cứu                                      

Giới Phật học Bắc truyền bởi vì nhân tố ngôn ngữ mà suốt thời kỳ dài tới nay đa số tiếp thụ nền luận thuật và dẫn dạy của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (trở xuống xin gọi tắt là Hữu bộ) bản Hán dịch, đối với nhận thức về Phật giáo Bộ phái cũng đại đa số y cứ vào văn hệ của Hữu bộ, cho nên đối với Hữu bộ nghĩa lí và tư tưởng hiểu rõ khá là nhiều. Nhưng đối với quan điểm từ những bộ phái khác để bình luận lí giải về tư tưởng Hữu bộ vẫn rõ ràng vẫn là chưa đủ. Vì thế, người viết suy xét từ quan điểm của Theravāda (Thượng Tọa bộ) Nam truyền để xem tư tưởng Sabbatthikavāda (Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ) được sự kiểm thảo và bình luận như thế nào từ Pāḷi của Theravāda, kì vọng sự nghiên cứu này có thể cung cấp cho giới Phật học có thể hiểu biết thêm sâu rộng đối với tư tưởng của Hữu bộ.

Hiện nay nhận thức của giới Phật học Bắc truyền đối với Nam truyền Thượng Tọa bộ đã tăng lên dần, nhưng mà đối với việc nghiên cứu tư tưởng Thượng Tọa bộ vào thời kỳ Phật giáo Bộ phái vẫn hiển nhiên chưa đủ, nhất là nghiên cứu đối với “Kathāvatthu” (Luận Sự) trong hệ thống Abhidhamma (A-tì-đạt-ma) văn Pāḷi vẫn còn ít thấy. Bản luận văn kì vọng thông qua nghiên cứu phân tích nghĩa lí của “Kathāvatthu” Nam truyền, ngoại trừ tăng thêm sự lí giải cho giới Phật học đối với Hữu bộ, đồng thời cũng có thể được hiểu rõ về quan điểm của Theravāda. Từ lập trường bất đồng của hai bên: Thượng Tọa bộHữu bộ mà nói, càng rõ ràng hơn nhận thức về tình hình Phật giáo Bộ phái đương thời, để cung cấp cho lịch sử Phật giáo Bộ phái và cả nhà nghiên cứu tư tưởng một góc nhìn tương đối hoàn chỉnh.

Căn cứ theo hệ thống Pāḷi, “Abhidhamma Kathāvatthu” (Luận Sự) được xếp vào bộ thứ năm trong bảy bộ A-tì-đạt-ma[1], nó là do sự biên thành bởi ngài Moggaliputta-tissa vào khoảng năm 255 trước Tây lịch (tTL) nhằm kỳ kết tập thứ ba[2]. Nội dung không những làm bày tỏ luận điểm trọng yếu của 226 điều (căn cứ bản MCU.), mà còn chứa cả lối giải thích bất đồng của những bộ phái khác đối với Luật Tạng Kinh Tạng Phật giáo Sơ kỳ, rồi theo sau thì khởi lên biện luận. Bản luận văn muốn nghiên cứu Nhất thiết hữu luận (Sabbamatthītikathā) thuộc về luận đề thứ sáu trong 226 luận đề của “Kathāvatthu”, nội hàm chủ yếu là phê phán hai quan điểm của Hữu bộ, tức là nhất thiết hữuba thời thật có (Bắc truyền dịch là tam thế thật hữu); phương pháp phê phán thông qua vấn đáp logic để tiến hành. Người viết đem cái nhìn logic của “Luận Sự” làm đối tượng nghiên cứu trọng yếu của bản luận văn. Bởi vì sự nhận thức về logic Phật giáo của giới Phật học Bắc truyền thông thường là văn hiến Bắc truyền, ví như nhân minh, Trung Luận, v.v… mà đối với logic Phật giáo Nam truyền vẫn còn nhận thức thiếu sót. Nhưng mà, logic Phật giáo Nam truyền, nhất là “Luận Sự” trong Phật giáo Bộ phái, là trước tác về logic Phật giáo ban sơ một cách hoàn chỉnh và có hệ thống, đáng tiếc là nhà nghiên cứu của giới Phật học Đài Loan quá ít, bản luận văn tra tìm phương pháp logic của “Kathāvatthu”, kì vọng sẽ giúp ích được đối với việc nghiên cứu tư tưởng logic Phật giáo Nam truyền.

2) Mục đích nghiên cứu

Sự tra tìm “Kathāvatthu” của bản luận văn đối với nghiên cứu về phê phán Nhất thiết hữu luận với mục đích chủ yếu là làm nên:

(1) Thông qua sự phê phán từ “Kathāvatthu” của Thượng Tọa bộ đối với Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ, lí giải tư tưởng Hữu bộ thời kỳ ban đầu.

(2) Hiện bày quan điểm của Phật giáo Sơ kỳ và tranh luận giữa các bộ phái Phật giáo, sự giống và khác nhau trong cách nhìn đối với “nhất thiết” (tất cả).

(3) Khai thác bộ “Luận Sự” A-tì-đạt-ma – bộ sách biện luận Nam truyền, để cung cấp tư tưởng Phật giáo Bộ phái cho giới Phật học Đài Loan đối với những ghi chép hiện còn trong văn hiến Pāḷi, và càng có thể thêm trọng thị và hiểu rõ được logic Phật giáo trong thời đại vua Asoka.

3) Ý thức vấn đề

Trên quan điểm Phật giáo Sơ kỳ, đem làm một đối sánh cho văn hiến Pāḷi của Theravāda Nam truyền và văn hiến Hữu bộ Bắc truyền, phát hiện cả hai thứ văn hiến đối với sự ghi chép về “nhất thiết hữu” có tính sai khác khá rõ ràng. Trong Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya) thuộc văn hiến Pāḷi, đức Phật đã biểu đạt một cách rất rõ ràng sự phủ định cho cái gọi là hai thứ quan điểmtất cả là có” (nhất thiết vi hữu) và “tất cả là không” (nhất thiết vi vô), “tất cả là có” với “tất cả là không” này được coi là tư tưởng cực đoan hay tà kiến, rồi đức Phật đề xuất nhân duyên làm Trung đạo[3]. Nhưng vì sao Hữu bộ còn chủ trương nhất thiết hữu? Ngoài điều này, hai bài KinhKinh Sinh Văn (Jāṇussoṇi-sutta) và Kinh Thuận Thế Phái (Lokayatika-sutta) của Thượng Tọa bộ không hề thấy trong văn hiến Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama) của Hữu bộ hoặc trong bất kỳ văn hiến nào khác. Tương phản vậy, trong kinh điển Hữu bộ lại xuất hiện cái gọi là nhất thiết, nhất thiết hữu, nhất thiết pháp[4], từ trong cuộc đối thoại giữa đức Phật, Thanh Văn và Bà-la-môn, Hữu bộ lấy ba bài Kinh này làm căn cứ để chủ trương lập luận Nhất thiết hữu. Trong văn hiến Nam – Bắc truyền khi khảo sát lập luận này, cần chú ý hai luận điểm bất đồng mà dẫn khởi lên lập trường bất đồng này kia.

Liên quan đếnba thời thật có” hay “ba đời thật có” (cách nói Bắc truyền) thời kỳ ban đầu, nhắm vào nguồn cội của quan điểm này, từ văn hiến cả hai bên Thượng Tọa bộHữu bộ ghi chép thì cả hai khá tương đồng. Vào sơ kỳ, Phật giáo Thượng Tọa bộHữu bộ lấy quan hệ giữa năm uẩn và ba thời làm nội dung để tham cứu[5], nhưng hai bên đối với Kinh vẫn vì lập trường không giống nhau mà tranh luận. Thông qua khảo sát quan điểm của Phật giáo Sơ kỳ, cùng hai thứ nhất thiết hữuba đời thật có bị Phật giáo Thượng Tọa bộ phê phán trong bộ “Kathāvatthu” để làm nội dung thảo luận chủ yếu của bản luận văn, có cách nói nào không giống nhau?

Trên chỉnh thể, bản luận văn cần nghiên cứu tư tưởng của nhất thiết hữu, đặc biệt là hạt nhân thảo luận về nhất thiết hữu làm chủ yếu trong bộ Abhidhamma “Kathāvatthu”. Người viết liệu rằng làm một sự khảo cứu từ Phật giáo Sơ kỳ đến Phật giáo Bộ phái, kỳ vọng có thể giải quyết được ý hàm và nguồn gốc của tư tưởng nhất thiết hữu nguyên thủy, cùng với sự tranh luận của Phật giáo Bộ phái đối với Nhất thiết hữu luận. Ý thức vấn đề của bản văn như sau:

(1) Abhidhamma “Kathāvatthu” (A-tì-đạt-ma “Luận Sự”) Phật giáo Bộ phái sản sinh như thế nào? Và cả khái niệm “Luận Sự” của Phật giáo Sơ kỳ và Phật giáo Bộ phái có gì bất đồng?

(2) Phương thức logic trong Abhidhamma “Kathāvatthu” tiến hành ra sao?

(3) Khi Phật-đà tại thế, sự phê phán đối với những luận điểm của ngoại đạo về nhất thiết vi hữunhất thiết vi vô thế nào, và định nghĩa của Phật giáo Sơ kỳ đối với nhất thiết như thế nào?

(4) Từ Nhất thiết hữu luận ở trong “Kathāvatthu”, dò xét Thượng Tọa bộ đối với tư tưởng nhất thiết hữutam thời thật hữu của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ thời ban sơ đã phê phán thế nào?       



   [1] Bảy bộ Abhidhamma: 1- Pháp Tập Luận (Dhammasaṅgaṇī), 2- Phân Biệt Luận (Vibhaṅga), 3- Giới Luận (Dhātukathā), 4- Nhân Thi Thiết Luận (Puggalapaññatti), 5- Luận Sự (Kathāvatthu), 6- Song Luận (Yamaka); 7- Song Thú Luận (Paṭṭhāna).

   [2] Satish Chandra Vidyabhusana, A history of Indian Logic (Abhidhamma-piṭaka: Kathāvatthupapakaraṇa), New Delhi, Shri Jainendra Press, 2006, p.234

   [3] (P.T.S.) S.II. pp.76 – 77; S.II. pp.77 – 78.

   [4] Tạp A-hàm Kinh (雜阿含經), quyển 13, kinh 319, 320, 321.

   [5] (P.T.S) M.III. pp.16 – 17; S.III. p.47,101; Vbh. p.1. (bản chữ Hán)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38988)
03/09/2014(Xem: 26229)
24/11/2016(Xem: 15633)
29/05/2016(Xem: 7741)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.