II. “Abhidhamma Kathāvatthu” (A-tì-đạt-ma “Luận Sự”)

02/07/20173:43 SA(Xem: 3883)
II. “Abhidhamma Kathāvatthu” (A-tì-đạt-ma “Luận Sự”)
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

Chương thứ hai.
KHỞI NGUYÊN VÀ CÁCH PHÊ PHÁN LOGIC CỦA “KATHĀVATTHU”

       

II. “Abhidhamma Kathāvatthu” (A-tì-đạt-ma “Luận Sự”)

Tất cả bảy bộ Luận của Nam Truyền chia ra là: (1). Pháp Tập Luận (Dhammasaṅganī); (2). Phân Biệt Luận (Vibhaṅga); (3). Giới Luận (Dhātukathā); (4). Nhân Thi Thiết Luận (Puggalapaññatti); (5). Luận Sự (Kathāvatthu); (6). Song Luận (Yamaka); (7). Phát Thú Luận (Paṭṭhāna). Dựa theo văn hiến Pāḷi, bản văn này trở đi sẽ tham cứu trong phạm vi Luận của Theravāda (Thượng Tọa bộ), từ Phật giáo Sơ kỳ đến Phật giáo Bộ phái, nhất là “Kathāvatthu” (Luận Sự), giải thích thế nào về những vấn đề như phương pháp nhằm định nghĩa, tìm nguồn và tự thuật về nó và để phân phối Cửu phần giáo…  

1) Định nghĩa về “Abhidhamma” (A-tì-đạt-ma)

“Luật Tạng”, “Kinh Tạng” ở trong nguyên điển Pāḷi (xem: cước chú số 53) thường hay xuất hiện hai câu “Abhidhamme Abhivinaye”, đối với nó, Hán văn có mấy cách phiên dịch: (1). “Kinh A-hàm” dịch Abhidhamme là “Luận”, “A-tì-đàm”. Abhivinaye dịch là “Luật”; (2). “Hán dịch Nam Truyền Đại Tạng Kinh” dịch Abhidhamme là “Luận”, “A-tì-đạt-ma”, “Thắng Pháp”. Abhivinaye dịch là “A-tì Tì-nại-da”, “Thắng Luật”. Đặc biệtAbhidhamme, đây là từ có phạm vi cứu cánh chỉ đến nhiều và rộng, dựa theo định nghĩa trong sách chú giải Kinh Tăng Chi BộMãn Túc Hi Cầu thì:

“(Việt dịch): Abhidhamme abhivinaye, một từ này nên biết rằng tức là bốn nghĩa: Pháp (Dhammo), A-tì-đạt-ma (Abhidhammo), Luật (Vinayo), A-tì Tì-nại-da (Abhivinayo). Pháp ở đây là Kinh Tạng. A-tì-đạt-ma ở đây là bảy bộ Luận. Luật là Song phương phân biệt. A-tì Tì-nại-da là Kiền-độ và Phụ tùy. Ngoài ra, Kinh TạngLuận Tạng là Pháp, Đạo và Quả (Maggaphalāni) là A-tì-đạt-ma, toàn bộ Luật Tạng là Luật, diệt tận phiền não là A-tì Tì-nại-da”.[1]

Định nghĩa của Chú thích sư đối với A-tì-đạt-ma càng khiến chúng ta hiểu rõ được phạm vi về Luận của Theravāda. Ngoài ra, ở phần dưới thì người viết căn cứ miêu tả trong văn bản để trích thủ một vài ví dụ về cuộc khảo sát cho rằng Abhidhamma đã trình hiện trong những tình huống khác nhau thời Phật giáo lúc ban sơ.

1.1 A-tì-đạt-ma trong Luật TạngKinh Tạng của Phật giáo Sơ kỳ

Ở trong Luật Tạng từng nhiều chỗ đề cập A-tì-đạt-ma, ví như Tỳ-khưu-ni Kinh Phân Biệt (Bikkhunīvibhaṅga), có vài giới điều chế định giới Tỳ-khưu-ni khi hướng về vị Tỳ-khưu hỏi Kinh lại hỏi về Luật hoặc Luận, phải thỉnh vấn Luật lại hỏi Kinh hoặc Luận, phải thỉnh vấn Luận lại hỏi Kinh hoặc Luật, những điều này đều phạm giới Pācittiya (Ba-dật-đề). Ngoài ra trong phần “Parivāra” (Phụ Tùy) bàn đến cuộc đối thoại giữa đức Phật và ngài Upāli rằng vị Tỳ-khưu mà không hiểu A-tì-đạt-ma thì không có tư cách làm vị Giới hòa thượng. “Kinh Trường Bộ” trong phần Y Nhân Pháp (Nāthakaraṇadhamma) thì A-tì-đạt-ma cũng được sự coi trọng, ngay cả trong “Tăng Chi Bộ” khi chúng Tỳ-khưu bàn cãi thì đức Phật cũng khích lệ họ bàn về A-tì-đạt-ma, đừng bàn về những chuyện khiến Tăng chúng không đoàn kết, v.v…

I/ “Người chất vấn được cho phép hỏi Kinh mà lại hỏi Luật hoặc Luận (Abhidhammaṁ) là phạm Pācittiya. Được cho phép hỏi Luật mà lại hỏi Kinh hoặc Luận (Abhidhammaṁ) là phạm Pācittiya. Được cho phép hỏi Luận (Abhidhamme) mà lại hỏi Kinh hoặc Luật là phạm Pācittiya”.[2]

II/ “Thế Tôn! Vị Tỳ-khưu đủ những chi phần nào thì không thể cho nhận đồ từ người khác, không thể cùng người khác y chỉ, không thể nuôi chứa Sa-di được?”. “Này Upāli! Vị Tỳ-khưu đã đủ năm phần thì không thể cho nhận đồ từ người khác, không thể cùng người khác y chỉ, không thể nuôi chứa Sa-di. Những gì là năm? Đó là: khi người đệ tử hoặc môn đệ bị bệnh mà không thể chữa chạy hay không thể xem bệnh được; khi nảy lòng ưu sầu cần phải trừ đi mà lại không thể trừ được; khi lòng nghi hối sinh khởi cần y Pháp diệt trừ mà lại không thể diệt trừ; không có khả năng dạy dỗ A-tì-đạt-ma (Abhidhamme), không có khả năng dạy dỗ A-tì-tì-nại-da. Này Upāli! Hạng Tỳ-khưu đủ năm phần này thì không thể cho nhận đồ từ người khác, không thể cùng người khác y chỉ, không thể nuôi chứa Sa-di. Hỡi Upāli! Vị Tỳ-khưu đủ năm phần có thể cho nhận đồ từ người khác, y chỉ cùng người khác, có thể nuôi chứa Sa-di. Những gì là năm? Đó là: đệ tử hay… có khả năng dạy dỗ A-tì Tì-nại-da…”.[3]

III/ “Lại nữa Hiền hữu! Có vị Tỳ-khưu đầy đủ ham muốn về Pháp, ưa vui trong sự bàn luận, có niềm đại hoan hỷ với Thắng Pháp (Abhidhamme) và Thắng Luật. Này Hiền hữu! Như vậy, có vị Tỳ-khưu… (cho đến) … có niềm đại hoan hỷ, đó là Y Nhân Pháp”.[4]

IV/ “Chư Tỳ-khưu! Lại còn có vị Tỳ-khưu thích Pháp và ái ngữ, đối với Thắng Pháp (Abhidhamme) và Thắng Luật có niềm thắng hỷ rộng lớn. Các Tỳ-khưu! Vị Tỳ-khưu vui thích Pháp, ái ngữ, đối với Thắng Pháp và Thắng Luật mà có niềm thắng hỷ rộng lớn, đó là điều đáng nhớ, có thể phát khởi sự khả ái, có thể phát khởi pháp tôn trọng, giúp cho sự nhiếp thụ, vô tránh, hòa hợp và nhất thú”.[5]

Người viết cho là từ khi đức Phật tại thế đến thời kỳ Bộ phái thì đã có A-tì-đạt-ma rồi, có lẽ là soạn ra tùy tình huống khác nhau, có sự diễn biến về thời gian và bối cảnh. Một vài ví dụ kể trên đặc biệt là danh từ “Abhidhamme” này thấy rải rác nhiều chỗ, ở đây chỉ là lấy một vài phần trình bày thôi. “Kathāvatthu” trong Luận Tạng của Theravāda là nòng cốt của bài luận văn này, tiếp theo chúng ta phải truy vấn xem A-tì-đạt-ma lúc ban sơ được tiến hành như thế nào?         

1.2 A-tì-đạt-ma tiến hành thế nào thời Phật giáo Sơ kỳ

Phương thức sản sinh liên quan đến A-tì-đạt-ma, trên cơ bản có thể thông qua loại tư liệu thứ nhất tức là trong cuộc đối thoại giữa hai vị Trưởng lão Sāriputta (Xá-lợi-phất) và Trưởng lão Mahā-Moggallāna (Đại Mục-kiền-liên), hai bên vấn đáp về giáo nghĩa của Phật-đà, được biết phương thức về Luận như thế nào. Điều này tương đương với phương thức tiến hành được miêu thuật trong Luận Tạng Nam Truyền thông thường, vả lại nếu kiểm tra kỹ lưỡng thì sẽ phát hiện ra Luận không chỉ giới hạn trong Pháp (rải rác trong Kinh Tạng) của Phật mà thôi, cũng có không ít vấn đáp được tiến hành đối với Luật[6]. Cuộc đối thoại của hai vị Trưởng lão như sau:

Thuyết như vậy rồi, Tôn giả Sāriputta bảo Tôn giả Mahā-Moggallāna rằng:

- Này Tôn giả Moggallāna! Tôn giả Mahā-Kassapa đã thuật thuyết về quan điểm tự tâm rồi. Nay chúng tôi hỏi Tôn giả Mahā-Moggallāna rằng rừng cây Sa-la Sừng Bò thật là mỹ lệ khả ái… Tôn giả Moggallāna! Hạng Tỳ-khưu nào mới có thể tỏa sáng khu rừng Sa-la Sừng Bò được?

Mahā-Moggallāna nói:

- Tôn giả Sāriputta! Phải! Vị Tỳ-khưu bàn về Thắng Pháp (bàn A-tì-đạt-ma: Abhidhammakathaṁ), giữa họ nảy lời hỏi lẫn nhau, phát lời hỏi lẫn nhau mà ứng đáp không mỏi, vả lại cuộc Pháp đàm giữa họ là hữu ích. Này Tôn giả Sāriputta! Vị Tỳ-khưu như vậy mới có thể làm tỏa sáng khu rừng Sa-la Sừng Bò được”.[7]

Nếu khảo sát Luận Tạng của Theravāda, có thể xét hiểu phương thức và đặc điểm của cuộc vấn đáp ấy (Pucchā Visajjanā), tương đương với tình hình ngài Mahā-Moggallāna hồi đáp ngài Sāriputta kể trên. Điểm này đáng lưu ý, nếu nhìn lại phương thức Kết tập ban sơ sẽ phát hiện cũng là phương thức tiến hành tương tự, vấn đề này đáng phải làm một góc nhìn thiết nhập nhằm khảo sát nguồn cội của A-tì-đạt-ma.  

1.3 “Cửu phần giáo” phân phối thế nào trong A-tì-đạt-ma

Trong Luật TạngKinh Tạng, “Cửu phần giáo” (Navaṅaga-satthusāsana)[8] làm nên giáo nghĩa của Phật, phân biệt có: (1). Khế kinh (Sutta); (2). Kì-dạ (Geyya); (3). Thụ ký (Veyyākaraṇa); (4). Già-đà (Gāthā); (5). Ưu-đà-na (Udāna); (6). Như thị ngữ (Itivuttaka); (7). Bản sinh (Jātaka); (8). Vị tằng hữu pháp (Abbhūtadhamma); (9). Phương quảng (Vedalla). Cái gọi là “Cửu phần giáo” (chín phần giáo thể) và A-tì-đạt-ma có quan hệ gì, những bộ sách chú giải Kinh Trung Bộthuyết minh thế này về “Cửu phần giáo”:

“(Việt dịch): (1) Kinh Điềm Lành (Maṅgala-sutta), Kinh Châu Báu (Ratana-sutta), Kinh Na-la-già (Nālaka-sutta), Kinh Gậy Chống (Attadaṇḍa-sutta)… của Song Phân Biệt, Nghĩa Thích, Phẩm, Phụ Tùy và những điều khác mà Như Lai đã thuyết có tên là Kinh, phải biết là Khế kinh (Sutta). (2) Hết thảy phần Già-đà trong Kinh, nhất là ‘thiên Hữu Kệ’ trong Tương Ưng Bộ, phải biết là Kì-dạ (Geyya). (3) Hết thảy cả Tạng A-tì-đạt-ma, bài Kinh nào không có Già-đà và những điều Phật thuyết khác mà không tính vào tám loại còn lại thì phải biết là Thụ ký (Veyyākarana). (4) Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Trưởng Lão kệ (Theragāthā), Trưởng Lão Ni kệ (Therīgāthā), và những loại Già-đà thuần túy nằm trong Kinh Tập thì không gọi là Kinh mà phải biết là Già-đà (Gāthā). (5) Tám mươi hai bài Kinh bao hàm Già-đà trong đó mà Phật-đà dùng pháp hỷ minh để thuyết giảng thì phải biết đó là Tự Thuyết Kinh (Ưu-đà-na, Udāna). (6) Một trăm mười bài Kinh mà có mấy câu: ‘Vuttañhetaṁ bhagavatā’ (Thế Tôn nói như vầy), phải biết đó là Như thị ngữ (Itivuttaka). (7) Năm trăm năm mươi bài Bản sinh ví như: Vô Hý Luận Bản sinh (Apannakajātakam), v.v… phải biết là Bản sinh (Jātaka). (8) Những bài Kinh bao gồm tất cả các kỳ tích và pháp chưa từng có ví như: ‘Này các Tỳ-khưu! Bốn loại pháp này là điều kỳ tích, chưa từng có, đã có với Ānanda’ v.v… phải biết đó là Vị Tằng Hữu Pháp (Abbhūtadhamma). (9) Hết thảy bài Kinh nào có lời hỏi đáp đạt được tri thức và sự hoan hỷ ví như: Hữu Minh Tiểu Kinh (Cūḷavedalla-sutta), Hữu Minh Đại Kinh (Mahāvedalla-sutta), Chính Kiến Kinh (Sammādiṭṭhi-sutta), Đế Thích Sở Vấn Kinh (Sakkapañha-sutta), Hành Phân Biệt Kinh (Saṅkhārabhājaniya-sutta), Mãn Nguyệt Đại Kinh (Mahāpuṇṇama-sutta), v.v… phải biết là Phương quảng (Vedalla)”.[9]

Tóm lại, vị trí của A-tì-đạt-ma trong Theravāda Nam Truyền được quy vào phần Thụ ký của “Cửu phần giáo”, giá trị của nó và tám phần giáo khác cao quý giống nhau, sách chú giải thì khẳng định nó là một trong giáo nghĩa của Phật. Đương nhiên, đối với Luận Tạng, hiện tại rất nhiều học giả nhận thức không nhất định, dù bất luận thế nào, người viết cho rằng nếu chỉ lấy Bộ phái làm tiêu chuẩn phán xét thì trên lí luận còn có thiếu sót lắm. Chúng ta không nên đem Luận Tạng suy hướng nhìn cực đoan rồi phủ định một cách hoàn toàn mà phải khảo sát toàn diện về diễn tiến từ Phật giáo Nguyên Thủy đến Phật giáo Bộ phái mới có thể định luận.

2) Tư tưởng “Kathāvatthu” của Phật giáo Sơ kỳ

Từ ngữ “Kathāvatthu” (Luận Sự) không phải là danh từ mới chuyên nhất hoặc là mới xuất hiện vào thời kỳ Bộ phái đâu. Danh từ này đã có từ sớm tại Phật giáo Sơ kỳ, thế nhưng nội dung và nguồn gốc khởi điểm khác nhau. Trong Phật giáo Sơ kỳ, từ ngữ này xuất hiện trong trường hợp đức Phật dạy dỗ với chúng Tỳ-khưu bàn đến những chuyện gì phải nói, những chuyện gì không nên nói. Mà “Kathāvatthu” là một bộ nằm trong Abhidhamma, do vì bối cảnh tương quan Bộ phái, quan điểm chia rẽ v.v… liền sản sinh cuộc tranh luận liên hồi.

2.1 Định nghĩa “Kathāvatthu”

Chú thích Tăng Chi Bộ định nghĩa nó là: (P.T.S.) “Kathāvatthūnīti kathākaraṇāni, kathāya bhūmiyo patiṭṭhāyo ti attho”[10] (Việt dịch: Kathāvatthu tức là nguyên nhân của Luận, nền tảng của Luận và ý nghĩa được dựng). “Kathā” có ý nghĩa là bàn, luận; “Vatthu” là sự tình, nguyên cớ. “Kathāvatthu” cũng có thể dịch là: những sự theo nhân mà luận. 

2.2 Nguồn gốc “Kathāvatthu”

Từ khảo sát nguồn gốc “Kathāvatthu” trong Kinh Tạng, văn hiến Phật giáo Sơ kỳ liền bàn đến Thập luận sự (Dasakathāvatthūni)[11]. Thập luận sự trong Kinh điểntính sai biệt tương đối lớn với “Luận Sự” của Bộ phái; trong Tăng Chi Bộ, câu chuyện kể rằng rất nhiều vị Tỳ-khưu khi đàm luận về giáo đạo phi Phật-đà như là: luận về vua, luận giặc cướp, luận về đại thần, luận quân lính, luận về nỗi sợ, luận chiến tranh, luận thức ăn, luận thức uống, luận y phục v.v… ngay sau khi Phật biết được, Ngài đã thức tỉnh chúng Tỳ-khưu về một số chuyện không nên được bàn bởi người xuất giađề ra Thập luận sự mà người xuất gia nên làm, tức là: Thiểu dục luận (Appicchakathā), Tri túc luận (Santuṭṭhikathā), Viễn ly luận (Pavivekakathā), Vô tạp luận (Asaṁsaggakathā), Phát cần luận (Viriyārambhakathā), Giới luận (Sīlakathā), Định luận (Samādhikathā), Tuệ luận (Paññākathā), Giải thoát luận (Vimuttikathā), Giải thoát tri kiến luận (Vimutthiñāṇadassanakathā).

Này các Tỳ-khưu! Các ngươi có những thiện nam tử tín tâm tại giaxuất gia, đó là những điều không tương xứng với các ngươi, vì cái người bàn nhiều thứ lí luận thật súc sinh (thấp kém) mà sống; đó là: luận về vua, luận giặc cướp, luận về đại thần, luận quân lính, luận về nỗi sợ, luận chiến tranh, luận thức ăn, luận thức uống, luận y phục, luận về ngọa cụ, luận về vòng hoa, luận hương thơm, luận về họ hàng, luận về xe cộ, luận về thôn xóm, luận về làng mạc, luận về đô thành, luận về địa phương, luận đàn bà, luận dũng sĩ, luận nơi đường phố, luận bên ao sông, luận về vong linh, luận về nhiều thứ, nói chuyện thế gian, chuyện về biển, những thứ luận hữu vô như vậy đấy. Các Tỳ-khưu! Có mười điều luận sự. Mười điều là những gì vậy? Tức là: Thiểu dục luận, Tri túc luận, Viễn ly luận, Vô tạp luận, Phát cần luận, Giới luận, Định luận, Tuệ luận, Giải thoát luận, Giải thoát tri kiến luận. Các Tỳ-khưu! Đó là mười điều luận sự. Các Tỳ-khưu! Các ngươi nếu cứ hay chấp thủ những luận sự này mà tác luận thì sẽ có đại thần thông như vậy, có đại uy đức như vậy đến nỗi uy lực của mặt trăng mặt trời vẫn có thể uy phục được, không nên bàn những chuyện như kẻ tu hành ngoại đạo nữa?”.[12]

Thập luận sựđức Phật nói cho Tỳ-khưu kể trên nếu so sánh với “Luận Sự” của Bộ phái sẽ nhìn ra khá rõ là đơn thuần, vả lại nội dung của “Luận Sự” (Kathāvatthu bây giờ) so với “Luận Sự” Sơ kỳ lại phức tạp hơn, có vẻ như đó và đây không liên can gì tới nhau. Mà có lẽ vì duyên cớ “Kathāvatthu” (Luận Sự) sản sinh ra đời trong tình huống khởi nguyên là sự hỗn loạn Bộ phái, cho nên như định nghĩa từ sách chú thích trên, từ ngữ “Kathāvatthu” là ý gọi về “nguyên nhân” (Kāraṇa). Ngoài ra, trong “Trưởng Lão Kệ” và “Trưởng Lão Ni Kệ” lúc thuật về sở trường bản thân thì cùng lúc cũng đề cập đến “Luận sự”, đây là một trọng điểm phải nên khảo sát riêng.     

2.3 “Kathāvatthu” và “Theragāthā” (Trưởng Lão Kệ), “Therīgāthā” (Trưởng Lão Ni Kệ)

Trong năm bộ Nikāya của Phật giáo Nguyên Thủy có thể phát hiện “Kathāvatthu” (Luận Sự) từng xuất hiện tại Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya) trong tương quan Kinh văn trần thuật, như: Phẩm Phật-đà: “Thí dụ về Trưởng lão” (Therāpadāna) và Phẩm Nhất Bố-tát: “Thí dụ về Trưởng lão ni” (Therīapadāna). Trưởng lão Tỳ-khưu Puṇṇamantāṇīputta (Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử: Mãn Từ Tử) nói:

- Ta nghe Pháp súc tích thật kỹ lưỡng để làm Giáo Pháp, lời nào đã nói đi qua tai, đại chúng đệ tử đều vui vẻ. Họ bài bác dị kiến, giữ tâm tịnh đối với Phật, như lời Ta nói kỹ càng, cũng giống như Pháp súc tích. Ta luận sự (kathāvatthu) thanh tịnh, nhờ A-tì-đàm dẫn dắt đi trước, làm cho biết tất cả mọi thứ, Ta trụ nơi vô lậu.[13]

Ngoài đây ra, Trưởng lão ni là Khemā (Sai-ma) nói:

- Từ và biện theo nghĩa Pháp, tôi đối với lời dạy của đức Phật hoàn toàn sinh trí thanh tịnh. Thanh tịnh đạo khéo léo, luận sự vô sở úy, cái lẽ hiểu biết của A-tì-đàm, đối với Giáo được tự tại.[14]

Hai vị trưởng lão tinh thông A-tì-đạt-ma và Luận Sự, Luận Sự ở đây phải chăng chính là “Luận Sự” của Bộ phái, nhìn từ góc độ lịch sử, bởi vì thân xứ bất đồng thời đại cho nên không có khả năng. Nhưng ở trong sách chú giải khi nói đến Luận Sự được đề cập bởi ngài Trưởng lão Mãn Từ Tử (Trưởng lão ni Khemā thì không giải thích) đem câu “Ta luận sự thanh tịnh” (Kathāvatthuvisuddhiyā) giải thích làm hai loại[15]: loại thứ nhất giải thích là bậc tinh thông “Luận Sự” (Kathāvatthuppakaraṇe). Ở đây là chỉ “Luận Sự” của A-tì-đạt-ma, bởi vì Pāḷi dùng từ “Pakaraṇe” hoặc “Pakaraṇa” đặt bên trong, nội hàm có thể là chỉ bộ luận, không có ý nghĩa nào khác; loại thứ hai giải thíchthông hiểu rõ ràng Thập luận sự như là Thiểu dục luận v.v… Giải thích này có thể sẽ mang đến mối nghi hoặc khá lớn, bởi vì “Luận Sự” của Bộ phái không thể nào lại xuất hiện trong lời nói của vị Trưởng lão thời Phật giáo Sơ kỳ. Đối với nó, cách nhìn của người viết cho rằng ở đây y cứ theo câu chuyện đức Phật lên trời vì mẫu thân mà giảng Abhidhamma[16] làm căn cứ thuyết minh, không phải là “Luận Sự” của Bộ phái đâu, tuy nhiên cả hai đều là thời đại khác nhau nhưng cũng đều là dựa theo Luận Mẫu (Mātikā) của “Luận Sự” Phật-đà thuyết làm gốc.

3) “Kathāvatthu” của Phật giáo Bộ phái

Dùng văn hiến Pāḷi khảo sát khởi nguyên của “Kathāvatthu” truyền thống, trong lời nói đầu của ngài Buddhaghosa tại “Sách chú thích Ngũ Luận” (Pañcapakaraṇaṭṭhakathā) giải thích “Kathāvatthu”: Khi Phật-đà lên cõi Trời thuyết Abhidhamma cho mẫu thân thì trong đó bao quát “Kathāvatthu” (chẳng qua chỉ có Luận Mẫu), về sau ngài Moggaliputta-Tissa đem nó quảng thuyết nơi thế gian.

(P.T.S.) Nisinno devalokasmiṁ devasaṅghapurakkhato sadevakassa lokassa satthā appaṭipuggalo, sabbapaññattikusalo paññattiparidīpanaṁ vatvā Puggalapaññattiṁ loke uttamapuggalo, yaṁ puggalakathādīnaṁ kathānaṁ vatthubhāvato Kathāvatthuppakaraṇaṁ saṅkhepena adesayī, Mātikāṭhapanen’eva ṭhapitassa surālaye tassa Moggaliputtena vibhattassa mahitale, idāni yasmā sampatto atthasaṁvaṇṇanākkamo tasmā naṁ vaṇṇayissāmi taṁ suṇātha samāhitāti.[17]

(Việt dịch) Đức Thế Tôn ngồi ở trên Thiên giới có chúng Thần bao quanh, Ngài là đấng Đạo Sư của Thiên giớiThế gian, Đấng không thể suy lường, là bậc Minh trí tất cả chế định, là Đấng Tối Cao trên thế giới, sau khi Ngài đã nói chế định Bổ-đặc-già-la (Puggala) xong, lại giản hóa chỉ ra “Luận Sự” (Kathāvatthu) có những luận điểm về Bổ-đặc-già-la, hiện tại, đức Thế Tôn ở trên Trời dựng lên thuyết Luận Mẫu, rồi có ngài Moggaliputta-Tissa ở đại địa thế giới quảng thuyết, vì vậy tôi mới giải thích nội dung Luận Sự này, những vị có tâm ổn định xin nghe kỹ cho!

Đoạn kể trên là lối giải thích truyền thống thông thường đối với nguồn gốc “Kathāvatthu”, vì thế Theravāda công nhận Luận Mẫu là do Phật thuyết, còn bộ phận khác thì là do ngài Trưởng lão Moggaliputta-Tissa theo Luận Mẫu quảng thuyết.    

3.1 Khảo sát niên đại của “Kathāvatthu”

Thông qua những nghiên cứu của các học giả hiện đại từ phương diện lịch sử, văn học, logic… đối với “Kathāvatthu” để mọi người có sự nhận biết tiến bộ hơn về “Kathāvatthu”. Chỉ là liên quan đến niên đại của nó, một vài học giả vẫn giữ các ý kiến bất đồng. Học giả nghiên cứu “Kathāvatthu” Tây phươngĐông phương ví như: Rhys Davids cho rằng Abhidhamma “Kathāvatthu” Pāḷi là khoảng năm 246 tTL thời đại vua Asoka, được cử hành ở thành Patna (danh xưng hiện nay) cùng với sự biên thành trong cuộc Kết tập lần ba, nội dung thảo luận bao gồm Luật TạngKinh Tạng[18]. Nhưng Satis Chandra Vidyabhusana lại cho rằng “Kathāvatthu” thành lập vào khoảng năm 255 tTL[19]. Quan điểm của Vincent A. Smith thì là sau thời Phật diệt 236 năm, lúc vua Asoka ở ngôi được 18 năm, cử hành cuộc Kết tập lần ba tại chùa Asokārāma ở thành Pātaliputra (đô thành xưa của vương triều Khổng Tước: The capital of the Maurya empire), do Trưởng lão Moggaliputta-Tissa làm chủ tịch, “Kathāvatthu” cũng được biên xong vào chung khoảng thời gian này.[20] 

3.2 Cuộc gặp gỡ của Moggaliputta-tissa và vua Asoka

Thân thế của ngài Moggaliputta-Tissa (Mục-kiền-liên Tử Đế-tu), căn cứ “Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa” thì ngài sinh trong gia đình Bà-la-môn Mục-kiền-liên, năm 16 tuổi tinh thông ba bộ Vēda, xuất gia làm Sa-di dưới vị thầy lãnh đạoTrưởng lão Siggava, không bao lâu ngài thỉnh giáo Trưởng lão Cadavajjī, học hỏithụ giới. Ngài chưa thụ giới Tỳ-khưu mà đã thông đạt Tam Tạng từ trước, về sau bèn thành tựu A-la-hán. Sau khi vua Asoka quy Phật, nhà vua tán trợ Phật giáo rất nhiều, vì lợi ích của Phật giáo khiến cho bọn ngoại đạo tham tâm bèn theo tiến vào gây rối Tăng đoàn, làm cho lễ Bố-tát (Uposatha) phải đình chỉ hoạt động suốt 7 năm (lí do không làm Bố-tát, xem cước chú số 44). Các vị Tỳ-khưu đem vấn đề này bẩm báo quốc vương, vua Asoka cũng sai một vị đại thần đi trước xử lí, thỉnh Tăng đoàn làm lễ Bố-tát tại một nơi nhưng cuộc biện sự của vị đại thần này gặp bất lợi, chỉ vì tăng sĩ thông thường không chịu làm Bố-tát với bọn ngoại đạo, thế là vị này cho giết rất nhiều Tỳ-khưu.

Vua Asoka sau khi biết chuyện hết sức kinh hãi, toàn thân như bị lửa nóng thiêu đốt, lo lắng ác nghiệp ấy sẽ rước vào thân chăng, vì mối nghi sợ có tội mà không người nào có thể giải thích, trong số mấy vị Tỳ-khưu bẩm báo rằng chỉ có ngài Trưởng lão Moggaliputta-Tissa mới có thể giải quyết. Bấy giờ Trưởng lão đang ở bên phía bắc sông Hằng bèn gặp quốc vương đáp rằng nếu là vô ý ra lệnh đại thần sát hại Tỳ-khưu nhưng đó là đại thần tự ý độc tài quyết định giết chóc thì quốc vương không phải lo hứng chịu ác nghiệp đó, sau khi vua Asoka nghe rồi mới thấy an tâm. Thế là sau đó, Trưởng lão bèn thỉnh vua Asoka giúp đỡ cho cuộc Kết tập lần thứ ba. “Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa” miêu tả rằng ở trong hội trường này Trưởng lão trước hết chỉ ra Luận Sự (Kathāvatthu), sau khi bài xích những tà kiến kia liền tái hành Kết tập, trong lúc đó có 1000 vị Tăng lữ tham dự hội nghị[21].

3.3 Đối sánh văn khắc của vua Asoka và hình thức ký thuật “Kathāvatthu”

Hình thức tự sự của văn khắc vua Asoka và “Kathāvatthu” có một số ngữ pháp hoàn toàn gần nhau. Cả hai sản sinh cùng một thời đại, phải chăng là bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ lưu hành đương đại, đây là một điểm đáng được khảo sát so sánh.

 Asoka’s Incription on the Rummindeī Pillar
Asoka’s Incription on the Rummindeī Pillar (PDF)

Asoka’s Incription on the RummindeīPillar[22]


“His Majesty King Piyadasi, in the twenty-first year of his reign, having come in person, did reverence. Because here Buddha the Sākya ascetic was born, he had a stone horse made, and set up a stone pillar. Because here the venerable One was born, the village of Lummini has been made revenue-free, and has partaken of the King’s bounty.”[23]

“(Việt dịch): Đức vua Thiên Ái Hỷ Kiến đã quán đỉnh (lễ lên ngôi vua) qua hai mươi năm, tự thân ngài đi đến nơi đó để cúng dưỡng. Phật-đà Thích-ca Mâu-ni đã giáng đản nơi đây, nhà vua sai lấy đá làm bức tượng con ngựa, ra lệnh xây trụ đá, nhằm để kỷ niệm đức Thế Tôn (Bạc-già-phạn) giáng đản nơi đây. Thôn làng ở Lam-tì-ni được miễn nộp thuế, chỉ lấy đi một phần tám số phần sản xuất thôi”.[24]

(I). Liên quan đến văn khắc vua Asoka, Vincent. A. Smith trong cuốn sách (Asoka) của ông đã quy nạp thuyết minh:

1- Phương diện “chữ viết”. Văn tự trên trụ đá vua Asoka ngoại trừ hai vùng địa phương tại Shāhbāzgarhi và Manserā dùng chữ viết (character) Aramic (A-lạp-mễ) điêu khắc ra, những cái khác đều dùng chữ viết Brāhmī (Bà-la-mễ) để điêu soạn[25].

2- Phương diện “ngôn ngữ”. Tất cả văn khắc trụ đá đều dẫn từ văn khẩu ngữ Prākit đương địa, có thể biết nó là phương ngôn tiếng Māgadhī (Ma-kiệt-đà), không nghi ngờ gì, đây là tiếng được sử dụng phổ biến tại thủ đô đương thời. “Tất cả văn khắc đều dùng chữ Prākit để ghi chép, cũng chính là một loại phương ngôn đồng loại với văn ngôn tiếng Sanskrit (Phạn ngữ). Tuy thế phương ngôn văn khắc này lại ở trên trình độ đặc biệt tương đối lớn và thứ tiếng Prākits này không hề tương tự với Pāḷi hay bất kỳ văn ngôn tiếng nào. Đại bộ phận văn khắc là ghi chép bằng phương ngôn tiếng Māgadhī, đương thời là thủ đô tại đế quốc này, tức là loại văn bản hiển nhiên là được thịnh hành có sẵn trong vùng thủ đô[26].

(II). Không có đầy đủ chứng cứ hiển thị “Abdhidhamma Kathāvatthu” có văn tự ghi chép từ ban sơ, nhưng dựa theo cách nói truyền thống Pāḷi thông thường thì tự Phật-đà cổ đại đến giờ đều lấy ngôn ngữ Māgadhabhāsā (Ma-kiệt-đà)[27] khẩu truyền tương thừa. (Anh dịch) “Also the Fully Enlightened One, in announcing the Buddha word of the Tipiṭaka, did so only in the Māgadha tongue.”[28], thậm chí sau khi truyền đến Sri Lanka mới dùng văn tự ghi chép.

(III). Dùng văn khắc đối sánh với văn pháp Pāḷi hiện nay, ông Rangsri Suthon[29] cho rằng văn khắc vua Asoka ký tải: “Hida budhe jāte sakyamunīti” (Phật-đà Thích-ca Mâu-ni đã giáng đản nơi đây), nếu chiếu theo tình huống sử dụng của văn Pāḷi hiện nay thì hoàn toàn không tìm thấy văn pháp như thế. Tức là văn pháp được sử dụng trong Kinh điển cũng không đến mức biểu đạt thế này. Ví như “Tương Ưng Bộ” và “Tiểu Bộ”: “Atthi sakyakule jāto buddho appaṭipuggalo[30] (Có Phật-đà là đấng không thể suy lường đản sinh nơi tộc Thích-ca), hoặc giảTatheva ca loke jāto buddho loke viharati[31] (Đức Phật đản nơi thế gian và trú nơi thế gian), trong “Luật Tạng”: “Buddho loke uppanno” (Phật đã xuất hiện tại thế gian rồi)[32], chú thích của “Trường Bộ” cũng viết rằng “Ahaṁpi buddho jāto[33] (Ta sinh làm Phật-đà). “Budhe jāte” trong văn khắc vua Asoka thì không hề được viết như vậy trong văn Pāḷi hiện nay, chỉ có “Jāto buddho” hoặc “Buddho jāto”.

(IV). Dùng “Kathāvatthu” đối sánh với văn pháp Pāḷi hiện nay, Jumroon Dhammada cho rằng[34]: một vài chỗ trong “Kathāvatthu” nhìn trên văn pháp được mười phần đặc biệt, đây là cách viết bất đồng với tính chất văn Pāḷi thông thường. Ví như: “Tena tava tattha h’etaya patiññaya h’evam patijanantam‚ h’evam niggahetabbe[35]. “Kathāvatthu” là do khẩu ngữ chứ không được viết nên bằng chữ trên mặt sách, nếu dùng Pāḷi hiện tại để mà đối sánh thì sẽ có diện mạo khác nhau về văn pháp, y chiếu văn pháp thông thường phải viết là: “Tena tavaṁ, tattha hetāya paṭiññāya hevaṁ paṭijānanto hevaṁ niggahetabbo”. Lấy sự sai biệt giữa “Kathāvatthu” và văn pháp Pāḷi hiện nay từ các học giả kể trên ở tại: “Tava→ Tavaṁ”, “Paṭijānantaṁ→ Paṭijānanto”, “Niggahetabbe→ Niggahetebbo”, điều này có khả năng là sự cường điệu tại Pāḷi lúc ban sơ khi từ trước chưa truyền đến Sri Lanka và sau khi đã truyền đến, nó thuộc về vấn đề phát triển ngôn ngữ thông thường, khảo sát những ngôn ngữ khác cũng lại như vậy. Như cách dùng Hán văn kiểu đời nhà Đường thì cũng phải sai khác với thời hiện đại rồi, bất luận thế nào thì trên căn bản “Kathāvatthu” nó vẫn bảo lưu được một số đặc tính nguyên bản.

(V). Qua nghiên cứu của các học giả ở trên, người viết cho rằng cuộc khảo sát đối sánh giữa văn khắc vua Asoka và “Kathāvatthu” phát hiện: 1- Văn khắc vua Asoka không quá thuận hợp với văn pháp Pāḷi hiện tại, nhưng “Kathāvatthu” là ghi chép tùy thuận khẩu ngữ, chính điểm này cũng tương cận với văn khắc vua Asoka; 2- Xét chiếu từ phân tích kể trên, cả hai đều căn nguyên từ “văn Māgadhi”, sự sai khác ở trong văn khắc vua Asoka lưu tồn nguyên bản đến ngày nay, mà “Kathāvatthu” mặc dù về sau có khả năng cường điệu mối quan hệ về văn pháp nhưng xem ra vẫn có vết tích từ nguyên bản của nó.



   [1] (P.T.S.) AA.V. p.6 – 7; (C.S.) Abhidhamme abhivinayeti ettha dhammo abhidhammo, vinayo abhivinayoti catukkaṁ veditabbaṁ. Tattha dhammoti suttantapiṭakaṁ. Abhidhammoti satta pakaranani. Vinayoti ubhatovibhaṅgo. Abhivinayoti khandhakaparivārā. Atha vā suttantapiṭakampi abhidhammapiṭakampi dhammo eva, maggaphalāni abhidhammo. Sakalavinayapiṭakaṁ vinayo, kilesavūpasamakaraṇaṁ abhivinayo.

   [2] (P.T.S.) Vin.IV. p.344; (NAN.) <<Luật Tạng, 3>>, <Kinh Phân Biệt>, sách 2, trang 484 (bản chữ Hán).

   [3] (P.T.S.) Vin.V. p.181; (NAN.) <<Luật Tạng, 5>>, <Phụ Tùy>, sách 5, trang 284 (bản chữ Hán).

   [4] (P.T.S.) D.III. pp. 267 – 268; (NAN.) <<Trường Bộ Kinh điển, 3>>, <<Kinh Đẳng Tụng>>, sách 8, trang 274 (bản chữ Hán).

   [5] (P.T.S.) A.V. p.90; (NAN.) <<Tăng Chi Bộ Kinh điển, 6>>, <phẩm Chửi mắng> (Mạ Lị phẩm), sách 24, trang 279 (bản chữ Hán).

   [6] (P.T.S.) Dhs. p. 228; Vph. pp. 387 – 388; Pug. p. 8,64.

   [7] (P.T.S.) M.I. p. 214; (NAN.) <<Trung Bộ Kinh điển, 1>>, <Đại Kinh Rừng Sừng Bò> (Ngưu Giác Lâm Đại Kinh), sách 9, trang 290 – 291 (bản chữ Hán).

   [8] (P.T.S.) Vin.III. p. 8; M.I. p. 133; A.II. p. 5; A.III. p. 86.

   [9] (P.T.S.) MA.II. p. 106; (C.S.) Suttanti-ādīsu ubhatovibhaṅganiddesakhandhakaparivārā, suttanipāte maṅgalasuttaratanasuttanalākasu-ātuvaṭṭakasuttāni, aññampi ca suttanāmakaṁ tathāgatavacanaṁ suttanti veditabbaṁ. Sabbampi sagāthakaṁ suttaṁ geyyanti veditabbaṁ, visesena saṁyuttake sakalopi sagāthāvaggo. Sakalaṁ abhidhammapiṭakaṁ, niggāthakaṁ suttaṁ, yañca aññampi atthahi aṅgehi asaṅgahitaṁ buddhavacanaṁ, taṁ veyyākaraṇanti veditabbaṁ. Dhammapadaṁ, theragāthā, therigāthā, suttanipāte nosuttanāmikā suddhikagāthā ca gāthāti veditabbā. Somanassañāṇamayikagāthāpaṭisaṁyuttā dve-asītisuttantā udānanti veditabbā. “Vuttañhetaṁ bhagavatā”ti-ādinayappavattā dasuttarasatasuttantā itivuttakanti veditabbā. Apaṇṇakajātakādīni paṇṇāsādhīkani pañcajātakasatāni jātakanti veditabbāni. “Cattārome, bhikkhave, acchariyā abbhutā dhammā ānande”ti-ādinayappavattā sabbepi acchariya-abbhutadhammappaṭisaṁyuttā suttantā abbhutadhammanti veditabbā. Cūḷavedallamahāvedallasammādiṭṭhisakkapañhasaṅkhārabhājaniyamahāpuṇṇamasuttādayo sabbepi vedañca tuṭṭhiñca laddhā laddhā pucchitasuttantā vedallanti veditabbā.

   [10] (P.T.S.) AA.II. p. 308.

   [11] (P.T.S.) A.V. p. 130; M.I. p. 145; M.II. p. 113.

   [12] (P.T.S.) A.V. p. 129; (NAN.) <<Tăng Chi Bộ Kinh điển: 7>>, <Mười tập, Song phẩm thứ 7>, sách 25, trang 19 – 20 (bản chữ Hán).

   [13] (P.T.S) Ap. pp. 36 – 37; (NAN.) <<Tiểu Bộ Kinh 4>>: Phẩm Phật-đà, sách 29, trang 43 – 44 (bản chữ Hán). (C.S.) Saṅkhittena suṇitvāna, vitthārena abhāsayiṁ. Sabbe sissā attamanā, sutvāna mama bhāsato. Sakaṁ diṭṭhiṁ vinodetvā, buddhe cittaṁ pasādayuṁ. “Saṅkhittenapi desemi, vitthārena tathevahaṁ. Abhidhammanayaññūhaṁ kathāvatthuvisuddhiyā. Sabbesaṁ viññāpetvāna, viharāmi anasāvo.

   [14] (P.T.S) Ap. pp. 550; (NAN.) <<Tiểu Bộ Kinh 5>>: Phẩm Nhất Bố-tát, sách 30, trang 339. (bản chữ Hán)

   [15] (P.T.S.) ApA. p. 274; (C.S.) Kathāvatthuvisuddhiyāti kathāvatthuppakaraṇe visuddhiyā cheko, appicchasantuṭṭhikathādīsu dasasu kathāvatthūsu vā cheko, tāya kathāvatthuvisuddhiyā.

   [16] (P.T.S.) DhA.III. pp.199 - 230.

   [17] (P.T.S.) KvuA. p.1;(Anh dịch): Seated in devaworld and surrounded by the company of devas, he, the unrivalled person, teacher of earth and of devas, skilled in all terms and concepts—the supreme person, eding his discourse on designations: the ‘Designation of Human Types,’ etc. set forth in outline the book of the Points of Controversy, giving an account of ‘person’ and similar controverted points. By just the table of contents thus laid down in delectable mansions, Moggalī’s son filled out, here on earth, the full detail. Now, inasmuch as the way for the comment is achieved, I will comment thereon. Listen attentively! (P.T.S.) Bimala Churn Law, The Debates Commentary, p.1.

   [18] G.A.F. Rhys Davids, Points of Controversy (Prefatory Notes), (Oxford: The Pali Text Socity, 1997), p. xxx ~ xxxi.

   [19] Satish Chandra Vidyabhusana, A history of Indian Logic, (67. Abhidhamma-piṭka: Kathāvatthuppakaraṇa), (Delhi: Motilal Banarsidass Publishers Private Limited, 2006), p.234.

   [20] Satish Chandra Vidyabhusana, A history of Indian Logic, (67. Abhidhamma-piṭka: Kathāvatthuppakaraṇa), (Delhi: Motilal Banarsidass Publishers Private Limited, 2006), p. 234.

   [21] (P.T.S.) VinA.I. p. 61; (C.S.) Samaggo saṅgho sannipatitvā uposathaṁ akāsi. Tasmiṁ sannipāte saṭṭhi bhikkhusatasahassāni ahesuṁ. Tasmiṁ samāgame moggaliputtatissatthero parappavadaṁ maddamāno kathāvatthuppakaraṇaṁ abhāsi. tato saṭṭhisatasahassasaṅkhyesu bhikkhūsu uccinitvā tipiṭakapariyattidharānaṁ pabhinnapaṭisambhidānaṁ tevijjādibhedānaṁ bhikkhūnaṁ sahassamekaṁ gahetvā yathā mahākassapatthero ca kākaṇḍakaputto yasatthero ca dhammañca vinayañca saṅgāyiṁsu.

   [22] Vincent A.Smith, Asoka, (From impression taken by Dr. Führer), p.145.

   [23] Vincent A. Smith, Asoka (Chapter V : The cave and pillar inscriptions), p. 145.

   [24] (NAN.) <<Văn khắc vua Asoka>>《阿育王刻文》, <Tiểu thạch trụ Pháp sắc> 〈 小石柱法勅〉, sách 70, trang 69 – 70 (bản chữ Hán).

   [25] Vincent A.Smith, Asoka, (Chapter III : The Monuments), pp. 102-103.

   [26] “The inscriptions are all written in forms of Prākrit, that is to say, vernacular dialects nearly allied to literary Sanskrit. But the dialects of the inscriptions are to a considerable extent peculiar, and are not identical either with Pālī or any of the literary Prākrits. Most of inscriptions are written in the dialect known as Māgadhī, then current at the capital of empire, where the text was evidently prepared.” Vincent A.Smith, Asoka (Chapter III. : The Monuments), p. 107.

   [27]  (P.T.S.) VbhA. pp. 387-388; (C.S.) Sammāsabuddhopi tepiṭakaṁ buddhavacanaṁ tantiṁ āropento māgadhabhāsāya eva āropesi. (Việt dịch): “Đức Phật cũng sử dụng văn ngôn Māgadha để thuyết giảng Tam Tạngquy phạm”.

   [28] (P.T.S.) L.S. Cousins, Nyanaponika Mahāthera and C.M.M. Shaw, The Dispeller of Delusion (Sammohavinodanī), Oxford: The Pali Text Society, 1996. p.128.

   [29] Rangsri Suthon, ภาษาในพุทธศาสนายุคแรก (Ngôn ngữ Phật giáo Sơ kỳ), (Bangkok: ───, 2006), p.2.

   [30] (P.T.S.) S.I. p.134; Thig. p.185.

   [31] (P.T.S.) Thag. p.701.

   [32] (P.T.S.) Vin.II. p.158.

   [33] (P.T.S.) MA.II. p.289.

   [34] Jumroon Dhammada, กถาวัตถ (“Luận Sự”), (Bangkok: Abhidhammajotikavidayalai, 2007), p.25.

   [35] (P.T.S.) Kvu. p.2. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39076)
03/09/2014(Xem: 26258)
24/11/2016(Xem: 15659)
29/05/2016(Xem: 7748)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.