II. Ứng Lí Luận (Vādayutti)

02/07/20173:51 SA(Xem: 1790)
II. Ứng Lí Luận (Vādayutti)
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

Chương thứ tư.
“KATHĀVATTHU” PHÊ PHÁN NHẤT THIẾT HỮU LUẬN THỜI PHẬT GIÁO BỘ PHÁI [1]

 

II. Ứng Lí Luận (Vādayutti)

      “Ứng Lí Luận” (Vādayutti), “Vāda” là ngôn, thoại, thuyết, “Yutti” là đạo lí, lí do, “Vādayutti” ý nghĩa là lời đạo lí, nói lí do, sử dụng lí do thích đáng để biện luận. Nội dung đầu luận này bao gồm nói về: xứ, thời gian, thể, nhất thiết pháp… Thượng Toạ bộ (Tự) dùng nó để phê phán quan điểm Nhất thiết hữu của Hữu bộ (Tha)[1].

 

  1. 1.     Ứng Lí Luận (Vādayutti) [1]
    1. (Tự): Tất cả là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Đối với Nhất thiết xứ, tất cả là có ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.

  1.   (Tự): Tất cả là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Đối với Nhất thiết thời, tất cả là có ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.

  1. (Tự): Tất cả là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Đối với Nhất thiết về hành tướng, tất cả là có ư?

      (Tha): Thật không nên nói như vậy.  

  1. (Tự): Tất cả là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Đối với Nhất thiết các pháp, tất cả là có ư?

      (Tha): Thật không nên nói như vậy. [2]

   (C.S.) Sabbamatthī ti Ā mantā. Sabbattha sabbamatthīti? Na hevaṁ vattabbe.

   Sabbamatthīti? Amantā. Sabbadā sabbamatthīti? Na hevaṁ vattabbe.

   Sabbamatthīti? Amantā. Sabbena sabbaṁ sabbamatthīti? Na hevaṁ vattabbe.

   Sabbamatthīti? Amantā. Sabbesu sabbamatthīti? Na hevaṁ vattabbe.

        Luận thuật như trên, thứ I. Luận: “Tất cả là có ư?” (“Sabbamatthīti?”) [Sabbaṁ + Atthi + Iti], Hữu bộ trả lời là “Amantā”. Điểm này lộ rõ tính gần gũi và sai khác giữa Phật giáo Sơ kỳ và Phật giáo Bộ phái. Tình hình biện luận kể trên tiếp cận cuộc vấn đáp của hai vị Bà-la-môn và Phật-đà thời Phật giáo Sơ kỳ. Vả lại, Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ từng đã đặt vào tư tưởng Nhất thiết hữu thì sẽ có quan điểm xác định trả lời là “đúng”, dù điều đó không phải là thái độ của Phật giáo Sơ kỳ cho rằng tư tưởng ấy là “cực đoan”, nên lấy nhân duyên làm Trung đạo (xem Chương thứ ba: I.1, I.2) hồi ứng Thượng Toạ bộ. Nhìn từ lập trường của Thượng Toạ bộ, trong toàn bộ biện luận không có bất cứ gì liên quan đến chủ trương Nhất thiết hữu hay là Nhất thiết. Mục đích chủ yếu là lấy các loại ngôn từ ví dụ, logic, đạo lí… để phá chế cách nhìn Nhất thiết hữu phía Hữu bộ.

        Biện luận thứ I. : (Tự) Tất cả là có ư (Tất cả + Có: A ͻ B)? (Tha) đáp là đúng. Nhất thiết Hữu tiếng Anh dịch là “Everything exists.”[3], Thượng Toạ bộ (Tự) đem “tất cả” (nhất thiết) chia làm Nhất thiết xứ (Sabbattha) + Nhất thiết hữu: B ͻ A), lại tiếp tục hỏi là trong Nhất thiết xứ cũng tính là Nhất thiết hữu ư? (Tha) phủ định vấn đề này “Thật không nên nói như vậy” (Na hevaṁ vattabbe.). Nhất thiết xứ trong Ngũ Luận nghĩa thích (Pañcapakaraṇatthakathā) ngài Buddhaghosa thuyết minh là: Nhất thiết thể (Sabbasmiṁ sarīre)[4]. Ngài Ānanda trong Ngũ Luận căn bản sớ (Pañcapakaraṇamūlaṭīkā) giải thích rằng: “Tất cả cơ quan tồn tại khắp cả thể, tức là đôi chân cũng có thể tồn tại trên đầu, đôi mắt cũng có thể tồn tại sau lưng[5].

        Biện luận thứ II. : trong Nhất thiết thời cũng còn nhất thiết hữu ư? Nhất thiết rốt cuộc là gì? Ngài Ānanda giải thích: “Thời trẻ khi còn quen người bạn nhỏ thì khi già cũng còn người bạn nhỏ, nhất thiết thời trong nhất thiết là như thế[6]. (Tha) phủ định.  

        Biện luận thứ III. : (Tự) dùng “Tất cả về hành tướng là có ư?” để hỏi, tất cả về hành tướng, ngài Ānanda đáp rằng: “Hành tướng của màu lục do màu vàng, hành tướng của màu đỏ do màu vàng[7]. (Tha) phủ định.

        Luận thứ IV. : (Tự) lại hỏi “Đối với tất cả các pháp, tất cả là có ư?”, Nhất thiết pháp thì ngài Ānanda thuật rằng: “Đôi tai tồn tại hai con mắt, cái mũi cũng tồn tại đôi tai[8]. (Tha) phủ định.

        Luận thuật phía trên, Thượng Toạ bộ (Theravāda) nêu ra khá rộng rãi, vẫn chưa trực tiếp đi sâu vào phê phán bộ phận “Tam thời tồn hữu” (Ba thời còn có) và “Ngũ uẩn thật hữu” (Năm uẩn thật có), nhưng lại có thể thấy được chủ trương này chủ yếu là của Hữu bộ. Luận điểm trở xuống chuyên môn nhằm vào chủ trương của Hữu bộ, Thượng Toạ bộ lập luận rằng cách nói như vậy là Tà kiến, ngay cả vì sao bình luận như thế, điểm này cũng cần phải dựa vào quan điểm Phật giáo Sơ kỳ để khảo sát.      

   

  1. 2.     Ứng Lí Luận (Vādayutti) [2]
    1. (Tự): Tất cả là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Không kết hợp mà tất cả là có ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.

  1. (Tự): Tất cả là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Cái không có cũng là có ư?

      (Tha): Thật không nên nói như vậy.

  1. (Tự): Tất cả là có ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Nói rằng “quan điểm thấy tất cả còn có là tà kiến”, quan điểm ấy là Chính kiến, có như vậy không?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)[9]

   (C.S.) Sabbamatthīti? Amantā. Ayoganti katvā sabbamatthīti? Na hevaṁvattabbe.

   Sabbamatthīti? Amantā. Yampi natthi, tampatthīti? Na hevaṁ vattabbe.

   Sabbamatthīti? Amantā. Sabbamatthīti yā diṭṭhi sā diṭṭhi micchā diṭṭhīti, yā diṭṭhi sā diṭṭhi sammādiṭṭhīti, hevamatthīti? Na hevaṁ vattabbe.

      Lời thuật ở trên, tranh luận thứ I. , “Không kết hợp mà tất cả là có ư?”, nói tới “không kết hợp” là gì? Ngài Buddhaghosa nói: “Pháp được kết hợp là do năm uẩn tự tính là có, nhưng nó không phải là tính đồng nhất. Vấn đề này sao gọi (Tự) [cố ý] đem những thứ sắc đối với thụ, những cảm thụ đối với sắc khôngtính sai khác, sau đó bèn hỏi như thế tất cả là có ư?[10]. Đương nhiên pháp không kết hợp thì không thể nói tính chất sắc tức là thụ, thụ tức là sắc, không khác không chia, bên đây cho nó không kết hợp, như thế cũng tính là tất cả có ư? [bao hàm vấn đề này bên trong], (Tha) phủ định. Luận thứ II. “Cái không có cũng là có ư?”. Nói tới “cái không có”, ngài Buddhaghosa nêu ví dụ rằng nếu có uẩn thứ sáu thì hoặc giống như con thỏ có sừng vậy, không có chuyện ấy, như thế cũng có thể nói là “có” ư?[11] (Tha) phủ định. Lại nữa, Luận thứ III. (Tự) lấy Nhất thiết hữu xác định là tà kiến, áp chế bên (Tha) đã tiếp nhận ảnh hưởng tà kiến lại còn cho mình là Chính kiến, như thế cũng “có” ư? (xem Chương thứ ba: tiết III, 1. Chính kiến [của Phật giáo Sơ kỳ] không xen với “Nhất thiết vi hữu” hoặc “Nhất thiết vi vô”). Nếu nhìn lại Phật giáo Sơ kỳ tiến hành so sánh, quan điểm này không phải là lập trường Phật giáo ban đầu, hiển nhiên sẽ đem cách nhìn thế kia xác định là “cực đoan”. Ngoài ra, lấy ba loại Thầy (xem Chương thứ ba: II, 4) để tiến hành suy xét, nhất là loại thứ nhất trong ba loại Thầy, trong vấn đề này Thượng Toạ không phê phán Hữu bộ đem quá khứ, vị lai, hiện tại cho là chân thậtchỉ địnhTà kiến (Thường kiến), cũng không phải hoàn toàn không có căn cứ.



   [1] (P.T.S.) KvuA. p.44.

   [2] (P.T.S.) Kvu. pp. 115 – 116; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất thiết hữu luận>, sách 61, trang 130 (bản chữ Hán).

   [3] (P.T.S.) Bimala Churn Law, The Debates Commentary, p.52.

   [4] (P.T.S.) KvuA. p.44: Sabbatthā ti sabbasmiṁsarī re sabbam atthī ti pucchati.

   [5] (MCU.) KvuṬ. p.73: Sabbasmiṁ sarī re sabbanti sirasi pā dā pacchato cakkhū nī ti evaṁ sabbaṁ sabbattha atthī ti attho.

   [6] (MCU.) KvuṬ. p.73: Sabbasmiṁ   kāleti   bālakāle   yuvatā , vuḍḍhakāle   bālatā , evaṁ sabbasmiṁ kāle   sabbaṁ.

   [7] (MCU.) KvuṬ. p.73: Sabbakālenāti nīlākārena pītaṁ , pītākārena lohitanti evaṁ.

   [8] (MCU.) KvuṬ. p.73: Sabbesu dhammesūti cakkhusmiṁsotaṁ, sotasmiṁ gānanti evaṁ.

   [9] (P.T.S.) Kvu. p. 116; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 130 (bản chữ Hán).

   [10] (P.T.S.) KvuA. p.44: Ayogan ti ayuttaṁ. Nānāsabhāvānañ hi yogo hoti, na ekasabhāvassa. Iti imasmiṁ pañhe rūpaṁ vedanāya, vedanaṁ vā rūpena anānaṁ ekalakkhaṇam eva katvā sabbamatthīti pucchati.

   [11] (P.T.S) KvuA. p.44: Yam   pi   natthi   tam   p’atthīti yam pi chaṭṭhakhandhādikaṁ sasavisāṇādikaṁ vā kiñci natthīti siddhaṁ, tam pi te atthīti pucchati.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 33173)
03/09/2014(Xem: 23021)
24/11/2016(Xem: 14345)
29/05/2016(Xem: 7300)
Essence Of Prajñāpāramitā: Iha Śāriputra! (Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa: Này Xá Lợi Phất, Ngay Hiện Tiền Này!) Commentary by Zen Master Thích Tuệ Hải Compiled and translated by Milam Sudhana Edited by Oliver K. Luu Published by Ekayana Zen Publications (8/2023)
Pháp Hội Địa Tạng - Thứ Hai và Thứ Ba ngày 11 và 12 tháng 9 năm 2023 tại chùa Bảo Quang, Santa Ana