VI. Quá khứ minh trí đẳng luận (Atītañāṇādikathā)

02/07/20173:54 SA(Xem: 1861)
VI. Quá khứ minh trí đẳng luận (Atītañāṇādikathā)
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

Chương thứ tư.
“KATHĀVATTHU” PHÊ PHÁN NHẤT THIẾT HỮU LUẬN THỜI PHẬT GIÁO BỘ PHÁI [1]

 

VI. Quá khứ minh trí đẳng luận (Atītañāṇādikathā)

        “Quá khứ minh trí đẳng luận” (Atītañāṇādikathā), Atīta (quá khứ) + Ñāṇa (minh trí) + Ādi (vân... vân...) + Kathā (lời, nói, luận). Trong cuộc vấn đáp “Quá khứ minh trí đẳng luận”, phương pháp tiến hành gần gũi với tiết 5, sai khác trong nội dung luận điểm, trọng điểm vấn đáp này nằm ở những lí luận trí tuệ (minh trí: ñāṇa) về Tứ Thánh Đế, Hữu bộ cho rằng nó và mười hai xứ cũng tồn tại giống hệt trong ba thời, vì sao cần thảo luận mối quan hệ giữa “Tứ Thánh Đế” và “nhất thiết”? Điều này cần quay về “Tứ Thánh Đế” thời Phật giáo Sơ kỳ cũng được coi là bàn khởi “nhất thiết”[1]. Ở trong luận điểm này có quan hệ mật thiết với tư tưởng Phật giáo Sơ kỳ.

 

        1. Quá khứ minh trí đẳng luận (Atītañāṇādikathā) [1]

   I. (Tự): Trí của quá khứ là có sao?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Nương trí tuệ đó mà làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.

   II. (Tự): Nương trí tuệ đó mà làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Nương trí tuệ đó mà biết khắp (biến tri) Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.

   III. (Tự): Trí của vị lai là có sao?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Nương trí tuệ đó mà làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.

   IV. (Tự): Nương trí tuệ đó mà làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Nương trí tuệ đó mà biết khắp (biến tri) Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy.[2]  

 

   (C.S.) Atītaṁ ñāṇaṁ atthīti? Āmantā. Tena ñāṇena ñāṇakaraṇīyaṁ karotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   tena ñāṇena ñāṇakaraṇīyaṁ karotīti? Āmantā. Tena ñāṇena dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati, nirodhaṁ sacchikaroti, maggaṁ bhāvetīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   Anāgataṁ ñāṇam atthīti? Āmantā. Tena ñāṇena ñaṇakaraṇīyaṁ karotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   tena ñāṇena ñāṇakaraṇīyaṁ karotīti? Āmantā. Tena ñāṇena dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati, nirodhaṁ sacchikaroti maggaṁ bhāvetīti? Na hevaṁ vattabbe …pe …

    Luận I.

  1. Trí quá khứ là có sao? (Atītaṁ ñāṇaṁ + atthi) “trí quá khứ” + “hữu”

(Tha): Phải!

  1. Nhờ trí tuệ ấy mà làm sự tạo ra trí tuệ ư? “trí quá khứ” + (làm trí sở tác)  (Ñāṇakaraṇīyaṁ karoti, chỉ cho sở tác trong hiện tại)

(Tha): Không!

n   Chủ trương của Hữu bộ: “trí quá khứ” = “hữu”  (A ͻ B)

n   Phê phán của Thượng Toạ bộ: “trí quá khứ” ≠ “làm trí sở tác” (A ~ B)

n   Nếu như bảo rằng “hữu” thì có thể “làm sự tạo ra trí”, nhưng “hữu” không bằng với “làm sự tạo ra trí” (vi trí sở tác).

   ∴ Vì vậy “trí quá khứ có” và “làm trí sở tác” tự mâu thuẫn nhau.

Luận II. : (nhắm vào luận thứ I. phản vấn)

  1. Nhờ trí tuệ đó mà làm sự tạo ra trí sao? “trí quá khứ” + “làm trí sở tác”

(Tha): Phải!

  1. Nhờ trí tuệ đó mà biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư? (Dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati, nirodhaṁ sacchikaroti, maggaṁ bhāveti, toàn chỉ cho cách dùng trong hiện tại)

(Tha): Không!

n   Chủ trương của Hữu bộ: “trí quá khứ” + “làm trí sở tác” (A ͻ B)

n   Phê phán của Thượng Toạ bộ: “trí quá khứ” ≠ “biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo”  (A ~ B)

n   Nếu như có lời bảo “trí quá khứ làm trí sở tác” thì có thể có “tác dụng biến tri Khổ...”, nhưng mà “trí quá khứ làm trí sở tác” không thể có “tác dụng biến tri Khổ...”

   ∴ Vì vậy “trí quá khứ làm trí sở tác” và “có tác dụng biến tri Khổ...” tự mâu thuẫn nhau.

Luận III.

  1. Trí vị lai là có à?  (Anāgataṁ ñāṇaṁ + atthi) “trí vị lai” + “hữu”

(Tha): Phải!

  1. Nhờ trí tuệ đó mà làm sự tạo ra trí tuệ ư? “trí vị lai” + “làm trí sở tác”  (Ñāṇakaraṇīyaṁ karoti, chỉ cho sở tác trong hiện tại)

(Tha): Không!

Chủ trương của Hữu bộ: “trí vị lai” = “hữu” (A ͻ B)

Phê phán của Thượng Toạ bộ: “trí vị lai”  ≠ “làm trí sở tác” (A ~ B)

Nếu như lời bảo “hữu” thì có thể “làm trí sở tác”, nhưng “hữu” không bằng với “làm trí sở tác”.

   ∴ Vì vậy “trí vị lai có” và “làm trí sở tác” tự mâu thuẫn nhau.

Luận IV. : (nhắm vào luận thứ III. phản vấn)

  1. Nhờ trí tuệ đó mà làm sự tạo ra trí tuệ ư? “trí vị lai” + “làm trí sở tác”

(Tha): Phải!

  1. Nhờ trí tuệ đó mà biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư? (Dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati, nirodhaṁ sacchikaroti, maggaṁ bhāveti, toàn chỉ cho cách dùng trong hiện tại)

(Tha): Không!

n   Chủ trương của Hữu bộ: “trí vị lai” + “làm trí sở tác” (A ͻ B)

n   Phê phán của Thượng Toạ bộ: “trí vị lai” ≠ “biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo” (A ~ B)

n   Nếu như bảo rằng có “tác dụng biến tri Khổ...”, nhưng mà “trí vị lai làm trí sở tác” không thể có “tác dụng biến tri Khổ...”.

   ∴ Vì vậy “trí vị lai có” và “tác dụng biến tri Khổ...” tự mâu thuẫn nhau.

        2. Quá khứ minh trí đẳng luận (Atītañāṇādikathā) [2]

Thuận luận

   I. (Tự): Trí của hiện tại là có, nương trí ấy mà làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Trí của quá khứ là có, nương trí ấy mà làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy... (cho đến)...

   II. (Tự): Trí của hiện tại là có, nương trí ấy mà biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?

   (Tha): Đúng!

   (Tự): Trí của quá khứ là có, nương trí ấy mà biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy... (cho đến)...

   III. (Tự): Trí của hiện tại là có, nương trí ấy mà làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Trí của vị lai là có, nương trí ấy mà làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy... (cho đến)...

   IV. Trí của hiện tại là có, nương trí ấy mà biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?

   (Tha): Đúng!

   (Tự): Trí của vị lai là có, nương trí ấy mà biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy... (cho đến)...[3]

   (C.S.) Paccuppannaṁ ñāṇaṁ atthi, tena ñāṇena ñāṇakaraṇīyaṁ karotīti? Āmantā. Atītaṁ ñāṇaṁ atthi, tena ñaṇena ñāṇakaraṇīyaṁ karotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   paccuppannaṁ ñāṇaṁ atthi, tena ñāṇena dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati, nirodhaṁ sacchikaroti, maggaṁ bhāvetīti? Āmantā. Atītaṁ ñāṇaṁ atthi, tena ñāṇena dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati, nirodhaṁ sacchikaroti, maggaṁ bhāvetīti? Na hevaṁ vattabbe  …pe… 

   paccuppannaṁ ñāṇaṁ atthi, tena ñāṇena ñāṇakaraṇīyaṁ karotīti? Āmantā. Anāgataṁ ñāṇam atthi, tena ñāṇena ñāṇakaraṇīyaṁ karotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe… paccuppannaṁ ñāṇam atthi, tena ñāṇena dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati, nirodhaṁ sacchikaroti, maggaṁ bhāvetīti? Āmantā. Anāgataṁ ñāṇaṁ atthi, tena ñāṇena dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati, nirodhaṁ sacchikaroti, maggaṁ bhāvetīti? Na hevaṁ  vattabbe …pe…

  

        Luận I. (Thuận vấn)

  1. Trí hiện tại là có, nhờ trí ấy mà làm trí sở tác ư?  (A ͻ B)

(Tha): Phải!

  1. Trí quá khứ là có, nhờ trí ấy mà làm trí sở tác ư? (C ͻ D)

(Tha): Không!

n   Nếu “trí hiện tại có”, và còn có thể “nhờ trí ấy mà làm sự tạo ra trí”

n   Thì “trí quá khứ có” cũng cần phải có thể “nhờ trí ấy mà làm sự tạo ra trí”

n   Nhưng “trí hiện tại có” làm được, “trí quá khứ có” không thể được.

   ∴ Vì vậy “trí hiện tại có” và “trí quá khứ có” tự mâu thuẫn nhau.

Luận II. (Thuận vấn)

  1. Trí hiện tại là có, nhờ trí ấy mà biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?  (A ͻ B)

(Tha): Phải!

  1. Trí quá khứ là có, nhờ trí ấy mà biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?  (C ͻ D)

(Tha): Không!

n   Nếu “trí hiện tại có” lại có thể có “tác dụng biến tri Khổ...”

n   Thì “trí quá khứ có” cũng phải có thể có “tác dụng biến tri Khổ...”

n   Nhưng “hiện tại trí hữu” có thể, “quá khứ trí hữu” không thể.

   ∴ Vì vậy “trí hiện tại có” và “trí quá khứ có” tự mâu thuẫn nhau.

Luận III. (Thuận vấn)

  1. Trí hiện tại là có, nhờ trí ấy mà làm trí sở tác ư?  (A ͻ B)

(Tha): Phải!

  1. Trí vị lai là có, nhờ trí ấy mà làm trí sở tác ư?  (C ͻ D)

(Tha): Không!

Nếu “trí hiện tại có” lại có thể “nhờ trí ấy mà làm trí sở tác”

Thì “trí vị lai có” cũng phải có thể “nhờ trí ấy mà làm trí sở tác”

Nhưng “hiện tại trí hữu” có thể, “vị lai trí hữu” không thể.

   ∴ Vì vậy “hiện tại trí hữu” và “vị lai trí hữu” tự mâu thuẫn nhau.

Luận IV. (Thuận vấn)

  1. Trí hiện tại là có, nhờ trí ấy mà biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?  (A ͻ B)

(Tha): Phải!

  1. Trí vị lai là có, nhờ trí ấy mà biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?  (C ͻ D)

(Tha): Không!

n     Nếu “hiện tại trí hữu” lại có thể có “tác dụng biến tri Khổ...”

n     Thì “vị lai trí hữu” cũng phải có thể có “tác dụng biến tri Khổ...”

                                    Nhưng “hiện tại trí hữu” có thể, “vị lai trí hữu” không thể.

   ∴ Vì vậy “hiện tại trí hữu” và “vị lai trí hữu” tự mâu thuẫn nhau.

 

        3. Quá khứ minh trí đẳng luận (Atītañāṇādikathā) [3]

Phản luận

   I. (Tự): Trí của quá khứ là có, nương trí ấy mà không làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Trí của hiện tại là có, nương trí ấy mà không làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy... (cho đến)...

   II. (Tự): Trí của quá khứ là có, nương trí ấy mà không biến tri Khổ, không đoạn Tập, không tác chứng Diệt, không tu Đạo ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Trí của hiện tại là có, nương trí ấy mà không biến tri Khổ, không đoạn Tập, không tác chứng Diệt, không tu Đạo ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy... (cho đến)...

   III. (Tự): Trí của vị lai là có, nương trí ấy mà không làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Trí của hiện tại là có, nương trí ấy mà không làm sở tác của trí ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy... (cho đến)...

   IV. (Tự): Trí của vị lai là có, nương trí ấy mà không biến tri Khổ, không đoạn Tập, không tác chứng Diệt, không tu Đạo ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Trí của hiện tại là có, nương trí ấy mà không biến tri Khổ, không đoạn Tập, không tác chứng Diệt, không tu Đạo ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy... (cho đến)...[4]   

   (C.S.) Atītaṁ ñāṇaṁ atthi, na ca tena ñāṇena ñāṇakaraṇīyaṁ karotīti? Āmantā. Paccuppannaṁ ñāṇaṁ atthi, na ca tena ñāṇena ñāṇakaraṇīyaṁ karotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe… 

   atītaṁ ñāṇaṁ atthi , na ca tena ñāṇena dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati, nirodhaṁ sacchikaroti, maggaṁ bhāvetīti? Āmantā. Paccuppannaṁ ñāṇaṁ atthi , na ca tena ñaṇena dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati, nirodhaṁ sacchikaroti, maggaṁ bhāvetīti? Na hevaṁ vattabbe …pe….  

   Anāgataṁ ñāṇaṁ atthi, na ca tena ñāṇena ñāṇakaraṇīyaṁ karotīti? Āmantā. Paccuppannaṁ ñāṇaṁ atthi, na ca tena ñāṇena ñāṇakaraṇīyaṁ karotīti? Na hevaṁ vattabbe …pe….  

   Anāgataṁ ñāṇaṁ atthi, na ca tena ñāṇena dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati nirodhaṁ sacchikaroti, maggaṁ bhāvetīti? Āmantā. Paccuppannaṁ ñāṇaṁ atthi, na ca tena ñāṇena dukkhaṁ parijānāti, samudayaṁ pajahati, nirodhaṁ sacchikaroti, maggaṁ bhāvetīti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

Luận I. (nhắm vào luận I. phản vấn)

  1. Trí quá khứ là có, nhờ trí ý không cách gì làm trí sở tác ư? (A ~ B)

(Tha): Phải!

  1. Trí hiện tại là có, nhờ trí ấy không cách gì làm trí sở tác ư?   (C ~ D)

(Tha): Không!

n   Nếu “quá khứ trí hữu”, không cách gì “nương trí ấy mà làm trí sở tác”

n   Thì “hiện tại trí hữu” cũng phải không thể “nương trí ấy mà làm trí sở tác”

n   Nhưng “quá khứ trí hữu” không thể, “hiện tại trí hữu” có thể

   ∴ Vì vậy “quá khứ trí hữu” và “hiện tại trí hữu” tự mâu thuẫn nhau.

Luận II. (nhắm vào luận II. phản vấn)

  1. Trí quá khứ là có, nương trí ấy không cách gì biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?  (A ~ B)

(Tha): Phải!

  1. Trí hiện tại là có, nhờ trí ấy không cách gì biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư? (C ~ D)

(Tha): Không!

n   Nếu “quá khứ trí hữu” không cách gì có “tác dụng biến tri Khổ…”

n   Thì “hiện tại trí hữu” cũng phải không cách gì có “tác dụng biến tri Khổ…”

n   “quá khứ trí hữu” không thể, nhưng “hiện tại trí hữu” có thể

   ∴ Vì vậy “quá khứ trí hữu” và “hiện tại trí hữu” tự mâu thuẫn nhau.

Luận III. (nhắm vào luận III. phản vấn)

  1. Trí vị lai là có, nhờ trí ấy không cách gì làm sự tạo ra trí ư?  (A ~ B)

(Tha): Phải!

  1. Trí hiện tại là có, nhờ trí ấy không cách gì làm sự tạo ra trí ư? (C ~ D)

(Tha): Không!

n   Nếu “trí vị lai có” không cách gì “nương trí ấy mà làm sự tạo ra trí”

n   Thì “trí hiện tại có” cũng phải không cách gì “nương trí ấy mà làm sự tạo ra trí”

n   Nhưng “trí vị lai có” không thể, “trí hiện tại có” có thể.

   ∴ Vì vậy “trí vị lai hữu” và “trí hiện tại có” tự mâu thuẫn nhau.

Luận IV. (nhắm vào luận IV. phản vấn)

  1. Trí vị lai là có, nhờ trí ấy không cách gì biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?  (A ~ B)

(Tha): Phải!

  1. Trí hiện tại là có, nhờ trí ấy không cách gì biến tri Khổ, đoạn Tập, tác chứng Diệt, tu Đạo ư?  (C ~ D)

(Tha): Không!

n Nếu “trí vị lai có” không cách gì có “tác dụng biến tri Khổ…”

n Thì “trí hiện tại có” cũng phải không cách gì có “tác dụng biến tri Khổ…”

n Nhưng “trí vị lai có” không thể, “trí hiện tại có” có thể

∴          Vì vậy “trí vị lai có” và “trí hiện tại có” tự mâu thuẫn nhau.

        Tóm lại, mặc dù Phật giáo Sơ kỳ đem Tứ Thánh Đế xem là “tất cả” (nhất thiết) cần phải dựa vào minh trí để tác dụng, nhưng Phật giáo Sơ kỳ không giống như kiểu chủ trương tồn tại ba thời như Hữu bộ. Trên đại thể, Thượng Toạ bộ phê phán đối với Hữu bộ thông qua sự chủ trương Tứ Thánh Đế tồn tại đồng thời trong “tồn tại tam thời”, do từ biến động khảo sát đi ra kết quả là “Quá khứ trí hữu”, “Vị lai trí hữu”, “Hiện tại trí hữu” tồn tại đồng nhất trong ba thời đều tự mâu thuẫn nhau.  



   [1] (P.T.S.) S.IV., p.29.

   [2] (P.T.S.) Kvu. p. 130; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 142 – 143 (bản chữ Hán).

   [3] (P.T.S.) Kvu. p. 130 – 131; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 143 (bản chữ Hán).

   [4] (P.T.S.) Kvu. p. 131; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 143 – 144 (bản chữ Hán).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 33158)
03/09/2014(Xem: 23009)
24/11/2016(Xem: 14336)
29/05/2016(Xem: 7297)
Essence Of Prajñāpāramitā: Iha Śāriputra! (Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa: Này Xá Lợi Phất, Ngay Hiện Tiền Này!) Commentary by Zen Master Thích Tuệ Hải Compiled and translated by Milam Sudhana Edited by Oliver K. Luu Published by Ekayana Zen Publications (8/2023)
Pháp Hội Địa Tạng - Thứ Hai và Thứ Ba ngày 11 và 12 tháng 9 năm 2023 tại chùa Bảo Quang, Santa Ana