V. Kinh Chứng (Suttasādhanaṁ)

03/07/20173:21 SA(Xem: 2015)
V. Kinh Chứng (Suttasādhanaṁ)
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

Chương thứ năm.
“KATHĀVATTHU” PHÊ PHÁN NHẤT THIẾT HỮU LUẬN THỜI PHẬT GIÁO BỘ PHÁI [2]

 

V. Kinh Chứng (Suttasādhanaṁ)

        “Kinh chứng” (Suttasādhanaṁ), sutta (Kinh) + sādhanaṁ (cầu chứng). Biện luận đến đây, song phương (Tự) và (Tha) dẫn dùng Kinh điển chứng minh cuộc tranh luận nêu ở trước. Đến từ quan điểm Phật giáo Sơ kỳ trước thời Phật giáo Bộ phái, liên quan đến chuyện Phật thuyếtđệ tử Thanh Văn dùng đến “dẫn chứng” (sādhanaṁ) làm căn cứ. Do đó, biện luận trong “Kinh chứng” (Suttasādhanaṁ) có thể nhìn ra, mặc dù trong thời kỳ Bộ phái, mỗi phía bộ pháilập trường riêng của mình, nhưng giữa các bộ phái vẫn có thái độ coi trọng Phật giáo Sơ kỳ. Phần trước liên quan đến việc vì sao Hữu bộ cho rằng “Tam thời thật hữu”, mười hai xứ trong ba thời cũng thật hữu, hoặc giả A-la-hán phải chăng còn có phiền não tồn tại? v.v… những luận điểm này (Tự), (Tha) đều theo Kinh điển nhằm để khẳng định và phủ định. Biện luận như sau:

 

        1. Kinh Chứng (Suttasādhanaṁ) [1]

        (Tha): Không nên nói: “Quá khứ là có, vị lai là có” ư?

        (Tự): Đúng.

        (Tha): Chẳng phải là chỗ Thế Tôn dựa cậy sao? Rằng: “Này các Tỳ-khưu! Quá khứ, vị lai, hiện tại kia, tất cả những sắc bên trong, ngoài, thô, tế, kém, hơn, xa, gần… đấy là sắc uẩn. Nói rằng quá khứ, vị lai, hiện tại kia, tất cả những thụ, tưởng, hành, thức ở bên trong, ngoài, thô, tế, kém, hơn, xa, gần, đấy là thức uẩn”[1]. Có bài kinh như vậy không?

        (Tự): Đúng.

        (Tha): Theo đó, quá khứ là có, vị lai là có.[2]

        Kinh văn thuật trên (Tha) dùng đến nhằm để chứng minh “Tam thời thật hữu” này một phần đã từng thảo luận qua, mối quan hệ giữa ngũ uẩntam thời đấy là quan điểm “Tam thời thật hữu” được Hữu bộkỳ chủ trương. Ở dưới (Tự) cũng dùng một bộ kinh khác để phản bác cách nhìn của Hữu bộ, mặc dù Hữu bộ từng dẫn chứng mối quan hệ giữa ngũ uẩntam thời, nhưng trên thực tế nó chỉ là lấy ba nguyên tắc là định chuẩn, tức là “đạo lộ ngôn từ” (Niruttipatha), “đạo lộ tăng ngữ” (Adhivacanapatha: chọn danh xưng), “đạo lộ thi thiết” (Paññattipatha: chế định). Hay nói cách khác, về lập trường của Thượng Toạ bộ, “tam thời” chỉ là Thế tục đế (Tục đế) mà không thật hữu (có tồn tại thật).

  

      2. Kinh Chứng (Suttasādhanaṁ) [2]

        (Tự): Quá khứ là có, vị lai là có ư?

        (Tha): Đúng.

        (Tự): Chẳng phải là chỗ Thế Tôn dựa vào ư? Rằng: “Này các Tỳ-khưu! Ba thứ không tạp loạn tức là: quá khứ không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, vị lai không tạp loạn. Nhờ vị Sa-môn, Bà-la-môn thông minh mà không ác khẩu, có đạo lộ phân biệt từ ngữ, đạo lộ tăng ngữ, đạo lộ thi thiết. Những gì là ba? Các Tỳ-khưu! Tất cả sắc trong quá khứ là diệt, tàn lụi, biến đổi, thì nói là Hữu để xưng cho nó. Nói Hữu là tên gọi của nó. Nói Hữu là thi thiết cho nó. Hữu chẳng phải xưng cho nó, Ứng Hữu (sẽ có) chẳng phải xưng cho nó. Tất cả thụ… (cho đến)… tất cả tưởng… (cho đến)… tất cả hành… (cho đến)… tất cả thức trong quá khứ là diệt, tàn lụi, biến đổi, thì nói là Hữu để xưng cho nó. Nói Hữu là tên gọi của nó. Nói Hữu là thi thiết cho nó. Hữu chẳng phải xưng cho nó, Ứng Hữu chẳng phải xưng cho nó.

        Các Tỳ-khưu! Tất cả sắc nào chưa sinh, chưa hiện, Ứng Hữu (sẽ có) là xưng cho nó, Ứng Hữu là tên gọi của nó, Ứng Hữu là thi thiết cho nó. Hữu chẳng phải tính cho nó, Hữu không phải xưng cho nó. Tất cả thụ… (cho đến)… tất cả tưởng… (cho đến)… tất cả hành… (cho đến)… tất cả thức nào chưa sinh, chưa hiện, Ứng Hữu (sẽ có) là xưng cho nó, Ứng Hữu là tên gọi của nó, Ứng Hữu là thi thiết cho nó. Hữu chẳng phải tính cho nó, Hữu không phải xưng cho nó.

        Các Tỳ-khưu! Tất cả sắc nào đã sinh, hiện, Hữu là xưng cho nó, Hữu là tên gọi của nó, Hữu là thi thiết cho nó. Hữu không phải xưng cho nó, Ứng Hữu (sẽ có) không phải xưng cho nó. Tất cả thụ… (cho đến)… tất cả tưởng… (cho đến)… tất cả hành… (cho đến)… tất cả thức nào đã sinh, hiện, Hữu là xưng cho nó, Hữu là tên gọi của nó, Hữu là thi thiết cho nó. Hữu không phải xưng cho nó, Ứng Hữu không phải xưng cho nó.

        Các Tỳ-khưu! Ba thứ không tạp loạn ấy tức là quá khứ không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, vị lai không tạp loạn. Nhờ vị Sa-môn, Bà-la-môn thông minh mà không ác khẩu, là đạo lộ phân biệt từ ngữ, đạo lộ tăng ngữ, đạo lộ thi thiết. Các Tỳ-khưu! Xưa kia thuyết con người sống ở Ukkali, thuyết Vô nhân (Ahetukavadā)[3], thuyết Vô tác (Akiriyavādā)[4], thuyết Vô hữu (Natthikavadā)[5], ba thứ ấy cũng là đạo lộ ngôn biệt, đạo lộ tăng ngữ, đạo lộ thi thiết, muốn rằng không khiển trách phê bình. Là vì cớ sao? Tức là vì sợ bị giễu cợt, giận dữ, chê trách”[6]. Có bài kinh như vậy không?

        (Tha): Đúng.

        (Tự): Theo đấy, không nên nói: “Quá khứ là có, vị lai là có”.[7]

        Ở trên (Tự) dẫn dụng “Kinh Ngôn Lộ” (Niruttipathasutta), đức Phật thuyết minh về ngũ uẩntam thời, chủ yếu có thể chia làm ba khoản trọng điểm:

        I. Các Tỳ-khưu! Sắc của quá khứ, đã diệt, đã tàn qua, đã thay đổi, tính nó là đã có, chọn tên nó là đã có, chế định nó là đã có, nhưng không tínhhiện có, không tính là sẽ có.[8]

        II. Các Tỳ-khưu! Sắc chưa sinh, chưa hiện, tính nó là hiện có, chọn tên cho nó là sẽ có, chế định là sẽ có, nhưng không tính nó là hiện có, không tính nó là đã có.[9]

        III. Các Tỳ-khưu! Sắc khi tại sinh, hiện sinh, tính nó là hiện có, chọn tên cho nó là hiện có, chế định nó là hiện có, nhưng không tính nó là đã có, không tính nó là sẽ có.[10]

        Thụ, tưởng, hành, thức cũng là như thế, Kinh điển còn mô tả những ví dụ khác rằng: những người ở Ukkali, Vassā và Pañña, bọn họ mặc dù là “luận giả vô nhân”, “luận giả vô sở tác”, “luận giả vô hữu”, nhưng cũng coi trọng ba khoản nguyên tắc này, tức: “đạo lộ ngôn biệt”, “đạo lộ tăng ngữ” (chọn danh xưng), “đạo lộ thi thiết” (chế định), bởi vì đam tâm hứng chịu lời huỷ báng v.v… Nói cho gọn, Thượng Toạ bộ không cho rằng thật giống như những gì Hữu bộ chủ trương, ba thời là chân thật tồn tại, vì nó chỉ là Thế tục đế. Ngoài ra, điểm đáng chú ý là Kinh điển này lại không thấy trong Kinh A-hàm.

         

      3. Kinh Chứng (Suttasādhanaṁ) [3]

        (Tự): Quá khứ là có sao?

        (Tha): Đúng.

        (Tự): Chẳng phải Cụ thọ không thể y chỉ về Thế Tôn nói như vậy ư? Rằng: “Đại Đức! Nhờ mắt ấy, chư Phật trong quá khứ Bát Niết-bàn, đoạn hý luận, dứt con đường phiền não, tận luân hồi, vượt lên tất cả nỗi Khổ, như thế khiến cho biết mắt trong quá khứ kia là có ư? Đại Đức!... lưỡi có ư? … (cho đến)… nhờ ý ấy, chư Phật trong quá khứ Bát Niết-bàn, đoạn hý luận, dứt con đường phiền não, tận luân hồi, vượt lên tất cả nỗi Khổ, như thế khiến cho biết quá khứ kia thì ý có ư?

        Không thể y chỉ! Nhờ mắt ấy, chư Phật trong quá khứ Bát Niết-bàn, đoạn hý luận, dứt con đường phiền não, tận luân hồi, vượt lên tất cả nỗi Khổ, như thế khiến cho biết quá khứ kia thì mắt là không. Không thể y chỉ!... lưỡi là không… (cho đến)… nhờ ý ấy, chư Phật trong quá khứ Bát Niết-bàn, đoạn hý luận, dứt con đường phiền não, tận luân hồi, vượt lên tất cả nỗi Khổ, như thế khiến cho biết quá khứ kia thì ý là không”[11]. Có bài kinh như thế không?

        (Tha): Đúng.

        (Tự): Theo đó, không nên nói: “Quá khứ là có”.[12]

        Hữu bộ cho rằng quá khứ hữu, hoặc mười hai xứ tồn tại trong ba thời (xem Chương thứ tư: tiết V), đối với điều này, Thượng Toạ bộ dùng kinh điển nêu trên tiến hành phản bác, mượn lập trường về đấng siêu việt luân hồi, đấng siêu việt Khổ, đấng Niết-bàn mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý được chế định, lấy Thắng nghĩa đế để nói nó không thực tại trên căn bản.

  

      4. Kinh Chứng (Suttasādhanaṁ) [4]

        (Tự): Quá khứ là có sao?

        (Tha): Đúng.

        (Tự): Cụ thọ Nandaka (Nan-đà-già) chẳng phải nói như vầy ư? Rằng: “Hồi trước có tham dục đó là bất thiện, nay không bị điều ấy là thiện, trước đây có sân giận, trước đây có ngu si, đó là bất thiện, nay không bị điều ấy là thiện”[13], có bài kinh như thế không?

        (Tha): Đúng.

        (Tự): Theo đó, không nên nói: “Quá khứ là có”.[14]

        Do bởi Hữu bộ cho rằng A-la-hán còn có phiền não quá khứ (xem tiết I đằng trước), Thượng Toạ bộ dẫn dụng cuộc đối thoại của Tôn giả Nandaka (Nan-đà-già) với hai vị cưtại gia là Sāḷha (Sa-la) và Rohana (La-ha-na). Trong Kinh có thuyết minh rõ ràng, trước đây chưa thành tựu A-la-hán thì vẫn có phiền não, đây là việc bất thiện, nhưng hiện tại sau khi thành tựu A-la-hán thì đã không còn phiền não nữa, đây là việc thiện. Thượng Toạ bộ dùng kinh điển nêu trên thuyết minh A-la-hán không phiền não, nhằm phản đối thuyết “Quá khứ là hữu” (gồm cả A-la-hán có phiền não quá khứ bên trong) của Hữu bộ.

 

      5. Kinh Chứng (Suttasādhanaṁ) [5]

        (Tha): Không nên nói: “Vị lai là có” sao?

        (Tự): Đúng.

        (Tha): Chẳng phải chỗ Thế Tôn dựa vào sao? Rằng: “Này các Tỳ-khưu! Nếu với đoàn thực có tham, có hỷ, có ái, thì có thức trụ tăng trưởng, nếu có thức trụ tăng trưởng thì ở nơi đó danh sắc nhập. Nếu danh sắc nhập thì ở nơi đó có các hành tăng trưởng. Nếu các hành tăng trưởng thì nơi đó có hữu đời sau đương lai tăng trưởng. Nếu có hữu đời sau đương lai tăng trưởng thì nơi đó có sinh, già, chết trong vị lai. Đối với chỗ sinh, già, chết, này các Tỳ-khưu! Nói rằng: ‘Có sầu, có muộn, có não’. Các Tỳ-khưu! Nếu với xúc thực, ý tư thực, thức thực có tham, có hỷ,… cho đến có muộn, có não”[15]. Có bài kinh như vậy không?

        (Tự): Đúng.

        (Tha): Theo đó, nên nói: “Vị lai là có”.[16]

        Nhằm để chứng minh vị lai hữu, Hữu bộ dẫn dụng Phật-đà thuyết minh cho Tỳ-khưu để lấy thực và phiền não: quan hệ giữa có tham (rāga), có hỷ (nandi), có ái (taṇhā) mà sản sinh thức, danh sắc v.v… bị dắt theo có sầu, có muộn, có não để làm chứng. Thông qua so sánh “Kinh Tạp A-hàm” và “Tương Ưng Bộ” Pāḷi, bộ kinh này hiện còn văn hiến, hai bên cùng có, lại phát hiện rằng chủ trương của Hữu bộ chỉ dùng một nửa Kinh văn trước (nội dung kể trên) để chủ trương “Vị lai hữu”, nhưng riêng một nửa sau lại không đề cập, (ở dưới) Thượng Toạ bộ mới ra tay phản đối Hữu bộ.

 

      6. Kinh Chứng (Suttasādhanaṁ) [6]

        (Tự): Vị lai là có sao?

        (Tha): Đúng.

        (Tự): Chẳng phải là chỗ Thế Tôn dựa vào ư? Rằng: “Này các Tỳ-khưu! Nếu với đoàn thực (bác thực) không tham, không hỷ, không ái, thì thức không trụ không tăng trưởng. Nếu thức không trụ không tăng trưởng thì nơi ấy danh sắc không nhập. Nếu danh sắc không nhập thì nơi ấy các hành không tăng trưởng. Nếu các hành không tăng trưởng thì nơi đó không có hữu đời sau đương lai tăng trưởng. Nếu không có hữu đời sau đương lai tăng trưởng thì nơi ấy không có sinh già chết trong vị lai. Nếu không có sinh già chết trong vị lai thì ở nơi ấy nói rằng: ‘Các Tỳ-khưu! Không sầu, không muộn, không não’. Các Tỳ-khưu! Nếu với xúc thực, ý tư thực, thức thực không tham, không hỷ… (cho đến)… không muộn, không não”[17]. Có bài kinh như vậy không?

        (Tha): Đúng.

        (Tự): Theo đó, không nên nói: “Vị lai hữu”.[18]

        Như trên đã nói, nội dung “Kinh chứng” thứ năm và thứ sáu cùng ở trong “Kinh Hữu Tham” (Atthirāgasutta: Kinh Thủ), trong cuộc đối thoại của đức Phật thuyết pháp cho Tỳ-khưu lại không có đề xuất nội dung vị lai hữu, Hữu bộ lấy trọng điểm nằm về một nửa phía trước, nếu Tỳ-khưu đối với vật thực “có” tham niệm… (Kabaḷīkāre ce, bhikkhave, āhāre atthi rāgo) thì phiền não sẽ dẫn theo có thức, danh sắc, hành… thậm chí có sầu, có muộn, có não mà chủ trương vị lai hữu. Nhưng phần nửa sau văn bản cũng đề cập nếu Tỳ-khưu đối với vật thực “không” tham niệm… (Kabaḷīkāre ce, bhikkhave, āhāre atthi rāgo) thì không bị sinh khởi nhiều thứ phiền não, bộ phận này Hữu bộ lại lơ là, có khả năng vì nửa phần sau không phù hợp với lí luận “Nhất thiết hữu” hay “Tam thời thật hữu” được họ chủ trương, vì vậy mới bị Thượng Toạ bộ phê phán là không nên được nói vị lai hữu. Ngoài ra, điểm đáng chú ý chính là trong văn hiến của hai bên Pāḷi và Kinh A-hàm, một khi kinh điển có nội dung trọng yếu đề cập trực tiếp phản đối tư tưởng của Hữu bộ thì nó lại không tìm thấy trong Kinh A-hàm mà xuất hiện trong văn hiến Pāḷi. Giống như Chương thứ ba Phật giáo Sơ kỳ xuất hiện Kinh Sinh Văn, Kinh Thuận Thế Phái, đức Phật phê phán tư tưởng “Tất cả là có” và “Tất cả là không”… là “cực đoan”, đề xướng nhân duyên làm Trung đạo, hai cái này trong Kinh A-hàm cũng không hề xuất hiện. Tuy nhiên hai Kinh này trong “Kathāvatthu” (Luận Sự) không nêu ra nhưng trong bản văn ở Chương thứ tư trước, Thượng Toạ bộ phê phán tư tưởng Hữu bộ là “tà kiến”, biết đâu có thể là dùng quan điểm của đức Phật đối với ngoại đạo để phê phán. Trái lại những điều được thảo luận về “nhất thiết”, “nhất thiết hữu”, “nhất thiết pháp” nhằm khẳng định trực tiếp tư tưởng Hữu bộ lại không thấy trong Pāḷi (trong Kinh chứng của “Kathāvatthu” không viện dẫn nó để biện chứng).

        Ngoài ra nữa, trong Nhất Thiết Hữu luận, Hữu bộ dùng chứng cứ kinh điển: “Kinh chứng”, văn hiến Pāḷi và A-hàm đều có, vậy nhưng Thượng Toạ bộ dùng đến kinh điển để phản đối đều không thấy trong Kinh A-hàm. Văn hiến Nam – Bắc truyền hiện còn liên quan so sánh đến Nikāya và A-hàm, mặc dù cả hai được giới Phật học xác định là Kinh điển Phật giáo Sơ kỳ nhưng tại sao văn hiến hai bên lại không giống nhau hoàn toàn? Đặc biệtTương Ưng Bộ và Kinh Tạp A-hàm (Hữu Bộ sở truyền). Người viết cho rằng vấn đề ấy và “Kathāvatthu” (Luận Sự) có chút quan hệ. Bởi vì trong ghi chép của “Kathāvatthu”, (Tha) [Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ] thừa nhận Kinh điển được (Tự) [Thượng Toạ bộ] dẫn dụng như vậy là có thật không sai, (Tự) cũng thừa nhận nội dung Kinh điển được (Tha) viện dẫn, hai bên đều thừa nhận Kinh điển của đối phương, nhưng tại sao Kinh Tạp A-hàm hiện còn lại không có mảy may kinh điển nào so sánh trực tiếp phản đối tư tưởng Hữu bộ? Về điểm này, người viết cho rằng quá trình phiên dịch cũng là một vấn đề, có lẽ đã bỏ sót, nhưng cũng có thể là phần biện luận trước có, nhưng phần biện luận sau Hữu bộ cố ý không cho nó xuất hiện vì nó bất lợi với chủ trương chính họ.



   [1] (P.T.S.) M.III. pp.16~17; S.III.. p. 47,101; Vbh. p. 1, bộ kinh này hai bên đều có chung.

   [2] (P.T.S.) Kvu. p. 140; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 153 (bản chữ Hán).

   [3] (P.T.S.) S.III. p.73; SA.II. p.280; (C.S.): Ahetukavādāti-ādīsu “natthi hetu natthi paccayo”ti gahitattā ahetukavādā. (Việt dịch): “Luận thuyết Vô nhân cho là không nhân không duyên”.

   [4] (P.T.S.) S.III. p. 73; SA.II. p.280; (C.S.): “Karoto na karīyati pāpan”ti gahitattā akiriyavādā. (Việt dịch): “Luận thuyết Vô tác cho là gây việc ác không được tính là gây tạo”.

   [5] (P.T.S.) S.III. p. 73; SA.II. p.280; (C.S.): “Natthi dinnan”ti - ā digahaṇato natthikavādā. (Việt dịch): “Luận thuyết Vô hữu như cho rằng bố thí không có quả báo…”.

   [6] (P.T.S.) S.III. p.71 “Kinh Ngôn Lộ” (Niruttipathasutta); (NAN.) <<Tương Ưng Bộ Kinh điển III>>: <đệ thập, Ngôn Lộ>, sách 15, trang 104 (bản chữ Hán): “Này các Tỷ-kheo, có ba loại này, ngôn lộ, danh ngôn lộ, thi thiết lộ, không có lẫn lộn, trước không lẫn lộn, nay không lẫn lộn, tương lai không lẫn lộn, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Thế nào là ba?  Này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì đã qua, đã đoạn diệt, đã biến hoại; sắc ấy được xác nhận là “đã có”, được xưng danh là “đã có”, được thi thiết là “đã có”. Sắc ấy không được xác nhận là “hiện có”, không được xác nhận là “sẽ có”.  Phàm thọ gì đã qua, đã đoạn diệt, đã biến hoại; thọ ấy được xác nhận là “đã có”, được xưng danh là “đã có”, được thi thiết là “đã có”. Thọ ấy không được xác nhận là “hiện có”, không được xác nhận là “sẽ có”.  Phàm tưởng gì đã qua …  Phàm các hành gì đã qua …  Phàm thức gì đã qua, đã đoạn diệt, đã biến hoại; thức ấy được xác nhận là “đã có”, được xưng danh là “đã có”, được thi thiết là “đã có”. Thức ấy không được xác nhận là “hiện có”, không được xác nhận là “sẽ có”.  Phàm sắc gì chưa sanh, chưa hiện hữu; sắc ấy được xác nhận là “sẽ có”, được xưng danh là “sẽ có”, được thi thiết là “sẽ có”. Sắc ấy không được xác nhận là “hiện có”, không được xác nhận là “đã có”.  Phàm thọ gì chưa sanh, chưa hiện hữu; thọ ấy được xác nhận là “sẽ có”, được xưng danh là “sẽ có”, được thi thiết là “sẽ có”. Thọ ấy không được xác nhận là “hiện có”, thọ ấy không được xác nhận là “đã có”.  Phàm tưởng gì …  Phàm các hành gì …  Phàm thức gì chưa sanh, chưa hiện hữu; thức ấy được xác nhận là “sẽ có”, được xưng danh là “sẽ có”, được thi thiết là “sẽ có”. Thức ấy không được xác nhận là “hiện có”, thức ấy không được xác nhận là “đã có”.  Này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì đã sanh, đã hiện hữu; sắc ấy được xác nhận là “hiện có”, được xưng danh là “hiện có”, được thi thiết là “hiện có”. Sắc ấy không được xác nhận là “đã có”, không được xác nhận là “sẽ có”.  Phàm thọ gì đã sanh, đã hiện hữu; thọ ấy được xác nhận là “hiện có”, được xưng danh là “hiện có”, được thi thiết là “hiện có”. Thọ ấy không được xác nhận là “đã có”, không được xác nhận là “sẽ có”.  Phàm tưởng gì …  Phàm các hành gì …  Phàm thức gì đã sanh, đã hiện hữu; thức ấy được xác nhận là “hiện có”, được xưng danh là “hiện có”, được thi thiết là “hiện có”. Thức ấy không được xác nhận là “đã có”, thức ấy không được xác nhận là “sẽ có”.  Này các Tỷ-kheo, có ba loại này, ngôn lộ, danh ngôn lộ, thi thiết lộ, không có lẫn lộn, trước không lẫn lộn, nay không lẫn lộn, tương lai không lẫn lộn, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.”. ( - Bản dịch của cố HT. Thích Minh Châu). Bài kinh này không thấy trong Kinh A-hàm.

   [7] (P.T.S.) Kvu. p. 142; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 154 – 155 (bản chữ Hán).

   [8] (P.T.S.) Kvu. p.141: YaṃBhikkhave rūpaṃ atītaṃ niruddhaṃ vigataṃ viparinataṃ, ahosīti tassa saṅkhā, ahosīti tassa samaññā, ahosīti tassa paññatti, na tassa saṅkhā atthīti na tassa saṅkhā bhavissatīti.

   [9] (P.T.S.) Kvu. p.141: Yaṃ Bhikkhave rūpaṃ ajātaṃ apātubhūtaṃ, bhavissatīti tassa saṅkhā, bhavissatīti tassa samaññā, bhavissatīti tassa paññatti, na tassa saṅkhā atthīti na tassa saṅkhā ahosīti,

   [10] (P.T.S.) Kvu. p.141: Yaṃ Bhikkhave rūpaṃ jātaṃ pātubhūtaṃ , atthīti tassa saṅkhā, atthīti tassa samaññā, atthīti tassa paññatti, na tassa saṅkhā ahosīti na tassa saṅkhā bhavissatīti,

   [11] (P.T.S.) S.IV. p.52 “Kinh Phả-lặc-câu-na” (Phaggunasutta); kinh này không thấy trong Kinh A-hàm.

   [12] (P.T.S.) Kvu. p. 142; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 154 – 155 (bản chữ Hán).

   [13] (P.T.S.) A.I. p.197 “Kinh Sa-la” (Sāḷhasutta); kinh này không thấy trong Kinh A-hàm.

   [14] (P.T.S.) Kvu. p. 142; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 155 (bản chữ Hán).

   [15] (P.T.S.) S.II. p.101 “Kinh Hữu Tham” (Atthirāgasutta: bản dịch ngài Minh Châu dịch là Kinh Thủ); <<Kinh Tạp A-hàm>>, quyển 15, kinh 374 – 379: “Nếu các Tỳ-khưu đối với tứ thực có hỷ có tham thì thức trụ tăng trưởng; vì thức trụ tăng trưởng nên nhập vào danh sắc; vì nhập danh sắc nên các hành tăng trưởng; vì hành tăng trưởng nên hữu đương lai tăng trưởng; vì hữu đương lai tăng trưởng nên sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não khổ tập, như thuần đại khổ tụ tập v.v…” (若比丘於此 四食有喜有貪,則識住增長,識住增長故,入於名色,入名色故,諸行增長,行增長故,當來 有增長,當來有增長故,生、老、病、死、憂、悲、惱苦集,如是純大苦聚集…等等).

   [16] (P.T.S.) Kvu. p. 143; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 155 – 156 (bản chữ Hán).

   [17] (P.T.S.) S.II. p.101 “Kinh Hữu Tham” (Atthirāgasutta: bản dịch ngài Minh Châu dịch là Kinh Thủ); <<Kinh Tạp A-hàm>>, quyển 15, kinh 374 – 379: “Nếu đối với tứ thực không hỷ không tham thì thức không trụ không tăng trưởng; vì thức không trụ không tăng trưởng nên không nhập danh sắc; vì không nhập danh sắc nên hành không tăng trưởng; vì hành không tăng trưởng nên hữu đương lai không sinh không trưởng; vì hữu đương lai không sinh trưởng nên sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não khổ đời vị lai không khởi, như thuần đại khổ tụ diệt v.v…” (若於四食無貪 無喜,無貪無喜故,識不住不增長,識不住,不增長故,不入名色,不入名色故,行不增長, 行不增長故,當來有不生不長,當來有不生長故,於未來世生、老、病、死、憂、悲、惱苦不 起,如是純大苦聚滅…等等).

   [18] (P.T.S.) Kvu. p. 143; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 156 (bản chữ Hán).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39192)
03/09/2014(Xem: 26311)
24/11/2016(Xem: 15715)
29/05/2016(Xem: 7760)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.