7. Hướng tâm về miền sáng

21/04/20185:04 SA(Xem: 4187)
7. Hướng tâm về miền sáng
VẾT CHÂN TỰ NGà
TRÊN ĐƯỜNG VỀ KHÔNG
NHỤY NGUYÊN
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 

 

Hướng tâm về miền sáng

 

1. Pháp và cái giống pháp

Lúc Phật sắp nhập Niết bàn đã khuyên đệ tử nương vào 4 y cứ để liễu thoát sanh tử, trong đó đầu tiên phải “y pháp bất y nhân”. Pháp chínhKinh điển. Kinh điển cũng hiểu rộng ra là lời giảng và khai thị của các bậc triệt ngộ. Không dựa vào kinh điển tu tập, người ấy nguy cơ đi lệch đường đạo.

Không thâm nhập kinh điển, có chút công phu dễ nhầm mình chứng đạo. Tầng trời Phi tưởng phi phi tưởng người ta “sống trong định” bèn tưởng mình nhập Niết bàn, chẳng ngờ hết phước lại rớt xuống trở lại như thường. Nói gì đến những vị ở hạ giới tĩnh tọa hàng tháng trời lại tưởng mình đã ra ngoài Tam giới. Ngay ở xứ Ấn và bên Tây Tạng, người người tham thiền đến râu tóc phủ kín mặt song đa phần giống như cốc nước để lâu nên lắng, lúc xả thiền tiếp xúc với nghịch duyên trần cảnh thì lớp cặn phiền não lại chỗi lên. Nhiều vị nhập định sâu, sanh tâm tự mãn liền rơi vào ấm ma; ma tạo cảnh giới ảo và họ tha hồ vi vu khoái lạc, gieo rắc nghiệp chướng. Đau xót nhất là hiện tượng tuyên bố mình đã chứng. Xưa nay trong nhà Phật, ai là bậc tái lai đều không hé lộ. Do duyên cơ nào đó “bị lộ”, họ sẽ bỏ xác phàm rời nhân gian. Cũng có trường hợp “khai” mình chứng quả, liền nhập diệt. Đây gần như là nguyên tắc chưa có ngoại lệ. Cho nên để nhận diện một ông Phật giả thật không quá khó. Trong kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi đệ tử: Nếu như có một người cướp hết sản vật của chúng sanh Nam Diêm Phù Đề, tội ấy có nặng không? Đệ tử trả lời rất nặng. Phật bảo: Nếu người nào chưa chứng ngộ lại xưng mình đắc Tu đà hoàn, tội kia không bằng. Thế mới biết gieo nhân này ắt xuống địa ngục thọ quả.

Dẫu biết còn xa thẳm, nhưng Phật tử nào chẳng mong ngày Phật Di Lặc giáng thế. Kinh Vô Lượng Thọ nói rõ tương lai Ngài vẫn sẽ truyền giảng Tịnh độ - pháp môn được Phật Thích Ca dặn: thời Mạt Pháp tu niệm Phật mới diệu dụng. Khá nhiều trường hợp thuộc hàng ngu phu nhưng phát đại nguyện sanh về Tây phương Cực lạc; sống và làm bất cứ điều gì đều cốt “trang nghiêm Phật tịnh độ”, ngày đêm chuyên tâm niệm Phật đẩy lùi vọng tưởng - phân biệt - chấp trước, họ đã nhẹ nhàng đới nghiệp vãng sanh, viên thành Phật đạo. Thế mới gọi Pháp môn này “hoành siêu tam giới”. Chính sự “đi tắt” này dễ khiến ta nghi ngờ. Không dễ tin chỉ nắm vững câu Phật hiệu, một lòng hướng nguyện trở vềbản quán” lại thành đạo; trong lúc các bậc chân tu muôn vàn khổ công vẫn chưa thể nhập dòng thánh. Hòa thượng Quảng Khâm (bậc chân tu đại ngộ được cả giới tu Thiền và Tịnh kính ngưỡng) bảo không nhất thiết phải học nhiều Kinh điển, chỉ cần tâm không rời câu “A Di Đà Phật”. Ý muốn nói, một khi tin sâu cõi Cực lạc, buông luyến thế sự chuyên trì danh hiệu cầu vãng sanh thì ngàn kinh vạn luận với họ đều... thừa.

Nhiều bộ óc thông hiểu sâu sắc kinh giáo, vẫn... không tu, vẫn chỉ đứng ngoài cửa không. Đó là “sự lạ”. Thế mới biết học Phật phải học bằng Tâm, xem Kinh như Phật. Một khi trong tâm “chưa có Phật” thì hết thảy Kinh chỉ là triết học, sách quý; hết thảy hình họa, tượng Phật, Bồ tát chỉ là tác phẩm thuần túy. Một khi tâm Phật dần hiển lộ thì với tượng Phật liền một lòng cung kính như Phật bằng da bằng thịt trước mặt. Đó chính là cái bên trong tương ưng với sự bên ngoài. Rộng hơn, mọi chúng sanh kể cả động vật đều là “Phật vị lai”, ta đều với tâm chí thành. Người đời chửi mắng, trách móc, chê bai chính là đang dạy mình tu pháp nhẫn nhục. Từ đó xoay ý niệm ghi ơn, hồi hướng thiện lương về họ. Vị tiên vốn là kiếp trước của Phật Thích Ca phát nguyện độ ngườitùng xẻo” mình là tấm gương chói sáng nhất. Chưa vượt ải nhẫn nhục, tâm còn ngã kiến, biên kiến, còn có ý niệm đối lập với người khi dễ ta, là biểu hiện của tâm luân hồi. Tâm luân hồi thì thân luân hồi.

Giấc mơ, nhất là ác mộng không hẳn “giả”, đó là sự dồn nén hiện thực, dẫn nguồn từ hiện thực, hoặc một hiện thựcnhục nhãn không thể nhìn thấy; hay đúng hơn là sự chiêu cảm nghiệp lực chưa được hóa giải. Có một ni sư đêm mơ thấy mình tát người, sáng ra đã quán tưởng người đó mà sám hối, lễ hồi hướng. Một người cha có con thuộc hàng maphia chém giết tù tội, gây cho ông muôn đau khổ. Ông đã nghe theo lời dạy của vị thầy trụ trì, về dán ảnh đứa con trong phòng ngày nào cũng âm thầm lễ lạy. Một thời gian lâu chưa thấy chuyển biến, thầy trụ trì khuyên tiếp tục lễ. Cuối cùng đứa con “tự nhiênchuyển tâm như một phép màu. Mối oan oan tương báo giữa cha con từ đời kiếp nào và một phần trong kiếp này được hóa giải. Chẳng những vậy, ngay cả đến những cao tăng cũng lễ lạy người “vô cớ vô sựganh ghét, oán thù mình, huống hồ người đời nghiệp chướng sâu dày. Hễ oan gia trái chủ đối đầu mà ta chưa hề biết thì thôi, chứ nếu sờ sờ trước mắt dẫu chỉ một người luôn khiến ta bực dọc, khiến dấy lên cái suy nghĩgiá không có người này”, chừng đó nguy cơ ta ở lại với họ trong lục đạo là rất thực tế. Dẫu lý thuyết kinh giáo trang bị đầy mình, chưa đủ niệm/định lực lúc gặp sự cố chúng ta vẫn bủn rủn. Những chướng ngại, phiền não hoặc đến như đi đứng vấp ngả, cảm bệnh... đều là khảo nghiệm tâm tính, đều là đề thi của Phật và Bồ tát, ta cứ lần lữa và nộp bài với điểm trung bình ắt khó được “lên lớp” học với Phật. Khảo nghiệm tâm theo cách này cũng khá thú vị: Giả như niềm vui đến mà trên đường phóng xe về nhà hoặc lâu hơn ta vẫn lâng lâng (niệm Phật không vô hoặc quên luôn Phật hiệu), chính là tâm khí bao chao. Vui mà tâm không thanh tịnh, thì lúc nỗi buồn ập tới cũng khiến ta ưu sầu, mất thăng bằng và, sụp đổ. Cho nên luyện tâm, trước hết phải bình lặng ở sự thành đạt hanh thông. Bởi những điều đó chung quy đều hướng chúng ta vào “ma sự”.

Tà giáo” hay kẻ thù đều là những sinh mệnh lầm đường lạc lối. Người Phật tử tu theo tinh thần kinh điển chính là đang đi trên con đường sáng với đôi mắt sáng, thì phải phát tâm dẫn dắt người còn mê mờ (như mình trước đây) vào chánh đạo, sao lại đối lập, đẩy họ sâu thêm vào ngõ tối. Ai kiếp này có học đạo pháp (kể cả những tôn giáo gần với tinh thần của Phật), phần nhiều trong số đó chắc kiếp trước đã tu. Do sự thôi thúc của nghiệp quá khứ, kiếp này “mở mắt” chưa có cơ duyên gặp Phật, lại thấy cái gì na ná Phật pháp là chộp liền, mắc kẹt luôn trong đó. Thậm chí cho cái mình theo là phương tiện đệ nhất, không ngó vào Kinh điển đối sánh qua thực hành. Bảo Kinh điển là “cổ tích”, không còn phù hợp với thời đại, mong cũng nên xem qua, lúc lâm nạn nên đưa ra soi xem. Còn không chính họ đang mua một cái vé giả. Có thể ta trễ tàu, có thể tàu hoãn chuyến, nhưng trong tay trước hết phải nắm chắc vé thật. Phải học đúng Pháp chứ không thể theo “cái giống Pháp” để rồi biết về đâu giữa mù tăm dâu bể. 

 

2. Hướng về miền tịnh độ

Pháp của Phật vốn “bình đẳng, vô hữu cao hạ”; “không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm”. Nhưng ở thời Mạt, Tịnh độ tôngdiệu dụng. Mục đích tối thượng đạt giải thoát, tâm phải vô nhiễm thanh tịnh. Các tổ sư xưa và những pháp sư được xem là Bồ tát tái lai hiện thời hầu hết đều giảng về Tịnh độ. Lời Phật: Thời Chánh pháp người ta nhờ giới luậtthành tựu, trong thời Tượng pháp người ta thành tựu pháp thiền định; trong thời Mạt pháp, người ta thành tựu pháp môn Tịnh độ. Ngài cũng tiên liệu, đến thời Diệt pháp chỉ còn lại 6 chữ “Nam mô A Di Đà Phật”. Người tu bước vào vườn Kinh điển Đại thừa từng biết câu: “A Di Đà Phật uy thần quang minh, tối tôn đệ nhất, thập phương chư Phật sở bất năng cập”. Phật Thích Ca còn tôn A Di Đà Phật là “Phật trung chi vương”. Thế nên đến Bồ tát Văn Thù từ Hoa Nghiêm cũng cầu sanh về cõi Cực Lạc. Trong 13 tổ Tịnh độ tông, có đến 7 vị từng là tổ của các pháp môn khác; đặc biệt Ngài Long Thọ được tôn làm tổ của 8 pháp môn mà chặng nước rút cuộc đời cũng hướng về Tây phương thế giới. Phật Di Lặc hiện tại Đâu Suất nội viện tương lai đến Ta bà hóa độ cũng không ngoài lục tự hồng danh mà truyền giảng.

Tây phương Cực lạc, tầng thấp nhất mà người sơ cơ may mắn lên được là “Phàm thánh đồng cư”, tức mới là học sinh tiểu học của Phật. Nhưng điều tối thắng là ở đấy có vô lượng thời gian để tiếp nhập thêm các tầng cao hơn, không bị trôi lăn vào sáu nẻo luân hồi. Có thể so sánh với các nấc thang trong trò chơi. “Ai là triệu phú”, khi trả lời đúng năm câu hỏi, hoặc mười, nếu có sai tiếp cũng không rơi xuống (hưởng lợi) ở câu số 6 hoặc câu số 1. Cũng chính vì nghĩ tu niệm Phật cũng chỉ là “học sinh tiểu học” nên nhiều người nhầm cho pháp môn này dễ dãi.

Dễ hay không phải hành mới rõ. Yếu chỉ quan trọng lúc niệm Phật là phải nghe rõ từng chữ đã niệm, dẫu là mặc niệm. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật cho đánh một tiếng chuông và hỏi A Nan có nghe không. A Nan trả lời có; bấy giờ Phật không cho đánh chuông, lại hỏi có nghe không. A Nan bảo không. Phật giảng: không phải không nghe, mà là nghe cái không nghe nhờ tánh nghe. Chấp vào căn mới thấy âm thanh sanh diệt song tánh nghe không sanh diệt. Niệm Phật là pháp khiến hành giả biết xoay cái nghe vào trong đển nhận ra tánh giác bổn nhiên. Tham khảo thêm Trường Trung Đạo của Bồ tát Long Thọ: “Nếu Thực Thể không có thì Phi Thể lấy gì mà được gọi là Phi Thể chứ?” Lúc ta niệm Phật không ra tiếng nhưng chú tâm sẽ nghe được; nghe rõ ràng, câu niệm Phật ấy mới được tính điểm. Ban đầu thử thực hành niệm (nghe được) ba lần nối nhau mà không ý niệm tốt xấu quấy quá, rồi thực hành lên năm lên mười niệm một lần. Tiến tới nối nhau chuỗi niệm Phật không vọng, đến lúc không còn biết đến niệm nữa mà như chỉ nghe “A Di Đà Phật” nối nhau vô tận. Câu Phật hiệu hòa vào tánh giác nghe để nhận lấy cái vĩnh hằng, buông thân huyễn tâm vọng. Niệm Phật ai cũng có thể công phu suốt ngày đêm: đi đứng nằm ngồi, hễ không phải dùng trí não thì Phật hiệu tự động bật lên. Niệm đến nhất tâm bất loạn, đạt Tam muội thì Tây phương Cực Lạc thế giới có phần thông dự. Trần gian xảy ra đại nạn cũng không mảy may tác động đến mình; sanh tử do ngã bất do thiên.

Chết là một chuyến đi dài. Sợ chết bởi ta quá nhiều ham muốn dính mắc không thể dứt mà lại chẳng có “lộ phí” dắt lưng - ấy là đức và 6 chữ hồng danh (hoặc 4 chữ A Di Đà Phật) nằm lòng. Gom đủ hành trang rồi, chết được chuyển lên cõi trang nghiêm; ở đó ta nhìn thấy người thân, nhìn thấy chúng sanh bạc phước hơn và giúp đỡ họ. Còn không chúng ta với họ là một, cùng lấm bết trong dương trần, trong cõi âm hay lạc vào ác đạo thì có chung nhau một nhà cũng chẳng thể nhận ra; lại sân hận giết chóc nhau, tiếp tục tơ tướp trong nhiều nhiều kiếp nữa và mong chi gặp Phật. Chẳng gieo thiện căn, cái sự thiếu nhân duyên này, có người đứng bên hố địa ngục được Bồ tát nhắc hãy niệm Phật giải bớt nghiệp họ cũng thà gieo vào chảo dầu sôi. Thời gian ngắn ngủi, đời người như bọt biển, “như mộng huyễn bào ảnh”, trong mắt của chư Phật - Bồ tát ta thực đang bén lửa. Không nhanh nhanh chuyên trì niệm Phật sẽ hóa “linh hồn”. Bởi ta chấp cái thân huyễn và tâm vọng là thật, nên chết mới có “linh hồn”. Phật nương vào thế pháp mà thuyết trong kinh Phạm Võng: “Linh hồn đi đầu thai từ loài nầy qua loài kia xuyên qua tất cả những hình dạng từ đá sỏi, thảo mộc, cầm thú, và những người tính tình khác nhau”. “Có tất cả bao nhiêu chúng sanh, nào sinh trứng, nào sinh thai, nào sinh nơi ẩm ướt, nào hóa sinh, nào có hình sắc, nào không hình sắc, nào có tưởng, nào không có tưởng, nào chẳng phải có tưởng, nào chẳng phải không có tưởng…” (kinh Kim Cương Bát Nhã). Hiếu thắng sẽ nghiêng về A tu la, si muội nghiêng về bàng sanh, tham tài vật ăn uống nghiêng về ngạ quỷ. Kinh ví như cái cây, lúc cây (người) bị chặt (chết) ắt đổ về phía đã nghiêng sẵn ấy. Trải qua hàng ức kiếp, lội qua vô số loài không ngoại trừ địa ngục mới thấy hào quang phóng chiếu cuối đường hầm.

Tôi và nhiều người đã đốt hết chín mươi phần trăm thời gian vô ngần quý giá để tạo nên những lâu đài cát. Công sức biển trời của con dã tràng trong một giây bị sóng nghiệp lực xóa sạch. Lòng sân hận của giống loài trên hành tinh cộng lại tạo nên sóng thần cùng bao thiên tai ác chướng. Khoa học từng đo được mức độ biểu cảm nhạy bén của nước. Nếu ta hòa ái với nước, bức ảnh chụp nước kết tinh đẹp như hoa tuyết; nếu khinh khi sân hận, kết tinh xấu như một quả thối. Cơ thể người nước chiếm từ 50 - 70%, là “nói” lên điều gì? Tác phẩm Vạn vật của Vũ trụ Hồng trần của giáo sư Eddington đưa ra một kết luận: “Nếu chúng ta loại bỏ hết các khoảng trống không trong thân thể con người và góp lại những chánh điện tử và điện tử của con người làm thành một khối, thì xác thân của chúng ta chỉ còn nhỏ bằng hạt bụi, phải dùng kính phóng đại mới vừa đủ thấy mà thôi”. Ngạc nhiên chưa. Hiểu bản thể của nước, con người sẽ trân trọng bản thân mình hơn, yêu thương mình và yêu thương mọi người hơn. Chúng ta không bắt cái thân giả tạm này luôn bị tra tấn bởi bia rượu quá liều, không phải lơ ngơ trong các chất gây nghiện như ma túy cần sa. Yêu bản thân không phải tỉa tót, chăm chút da thịt, không phải tô son điểm phấn và không được phép ai vấy bẩn lên mình. Biết yêu bản thân là giữ tâm trong sạch, “chư ác mạc tác chúng thiện phụng hành”, ngày đêm tưởng nhớ Phật, lạy Phật, niệm Phật, ngày đêm nguyện nếu mất thân này sẽ được sanh về Cực lạc. Thể tướng từ đó đẹp ra, thân vô bệnh, phúc vào nhà, trí tuệ tăng trưởng; lấy tướng ấy phúc ấy tiếp tục hành thiện trong lặng lẽ. Phước ấy cộng với sự buông bỏ cùng triệt, chuyên trì niệm Phật, cửa Không đã mở đón họ ngay tại cõi ngũ trược.

Nhân gian như một giấc mộng lớn. Nhưng chúng ta từ mê lại tạo thêm nhiều cảnh mê hoan lạc. Tôn vinh xướng họa phần con, nhấn dìm phần người. Nên tồn tạiđời người mà tích nghiệp cho muôn đời không ra khỏi mê lộ của tâm. Tìm lại chân như trước nhất biết yêu người khác và mở rộng đến cả loài vật. Một đạo sư Ấn Độ trong tác phẩm rất ngắn nhưng quan trọng đã khuyên nhủ người đời: “Nếu người đó thật sự có điều xấu mà con nghĩ, thì con đang làm cho nó mạnh hơn và nuôi dưỡng tính xấu đó; và như vậy con đang làm cho bạn con trở nên xấu xa thay vì tốt lành hơn”. Đó chính là nước trong ta lên tiếng đòi “nhân quyền”. Nước biết được đáp áncông trình tiến bộ vĩ đại; tác giảtiến sĩ Masaru Emoto, nhận xét: “Tâm của bạn tốt, vạn vật tự nhiên cũng sẽ tốt; tâm của bạn không tốt, vạn vật tự nhiên cũng sẽ không tốt”. Được vậy chính tâm phàm có cơ duyên khế hợp với tâm Phật như lời Tổ Ấn Quang: “Ngoài ta ra tất cả đều là Phật”. Có gì lạ khi một đứa trẻ không học lại thông thạo các thứ tiếng Anh, Đức, Pháp, hay là một thiên tài âm nhạc. Có gì lạ khi nhân loại tìm thấy những thành phố chìm dưới đại dương. Một cơn đại hồng thủy có thể sẽ bóp méo trái đất, chỗ cao lún xuống chỗ trũng trồi lên. Cộng nghiệp của nhân loại càng gia hạn, “lãi” càng cao, con người càng khó có cơ hội “trả nợ”. Tịnh tâm niệm Phật khắc khắc ngày nối đêm không lui sụt, tức ta đang bắt sóng với nước Phật; càng chuyên tâm tinh tấn sóng ấy càng mạnh, càng không nhiễu loạn. Một khi tin sâu luân hồi nhân quả, 4 chữ kim cương “A Di Đà Phật” niệm ngay lúc đã thấy này mà không gác lại đến hôm mai sẽ vớt ta ra ngoài sanh tử.

Nếu ai đó lấy một triết gia, một nhà văn lẫy lừng hay siêu sao làm thần tượng, bất chấp đạo lý loay xoay cố vươn cho bằng họ để “đứng trên mọi người” thì âu chỉ là sự tụt hậu vĩnh viễn. Tất cả vũ trụ nằm trong tâm. Phải hướng vào nội giới. Câu khắc trên ngưỡng cửa Thánh Điện Delphes: “Ngươi hãy biết ngươi rồi ngươi sẽ biết vũ trụ và các vị Thượng đế. Nếu không khám phá nội giới thì cũng bằng ta đang lấy ngao lường biển, “nhún dây tư tưởng vào cõi vô tận”. Không muốn hành đạo mà chuyên soi Phật pháp bằng trí, dễ nhìn nhận thái tử Tất Đạt Đa, vua Trần Nhân Tông là những hiện tượng chán bỏ trần gian; thiền sẽ làm mất cảm xúc và theo đó Phật giáo phiêu du trong một cõi quá xa biệt hồng trần. Không xa nữa rồi tôi, sẽ chết! Tôi nhìn lại xác thân mình từng ngày thối rữa, con mắt nở ra lồi ra rồi nổ bụp, mới thực sự sáng mắt giữa cái cảnh giới đang đứng trở nên mù mịt lạ lùng thay!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190722)
01/04/2012(Xem: 36316)
08/11/2018(Xem: 15003)
08/02/2015(Xem: 54157)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.