12. Mảng tối dưới chân đèn

21/04/20185:07 SA(Xem: 5195)
12. Mảng tối dưới chân đèn
VẾT CHÂN TỰ NGà
TRÊN ĐƯỜNG VỀ KHÔNG
NHỤY NGUYÊN
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 

 

Mảng tối dưới chân đèn

 

Tổ Quy Sơn dặn: “Nói ra lời nào phải liên hệ với kinh điển. Đàm luận gì, phải xét lại lời người xưa”. Phật Thích Ca sau 49 năm thuyết pháp cũng bảo những lời ta nói là thuyết lại lời cổ Phật.

Vì sao nói lời nào đều phải liên hệ với kinh điển? Nếu kinh điển không mang sinh khí thời đại, không trực tiếp dẫn nguồn vào cuộc sống liệu có còn là kinh điển. Những kinh điển lạc lõng giữa dòng đời bất tuyệt là kinh điển khô nhắc chết cứng, không còn tự bảo vệ được mình trước những phát triển của văn minh nhân loại, trước những phát hiện khoa học về con ngườibản thể vũ trụ. Kinh điển ấy… lỗi thời. Kinh điển phải luôn gắn với đời sống; nhất cử nhất động của con người đều có thể soi vào mà chỉnh sửa, ấy là chân kinh.

Thế kỷ XXI - thời đại khoa học công nghệ. Nhiều phát minh, khám phá làm chấn động nhân loại. Một trong những công trình đó là khám phá ra biểu cảm của nước (cũng như trước đó khoa học phát hiện bản tánh của thực vật). Một thí nghiệm ở Nhật với hơn một trăm vị sư ngồi tụng niệm yêu thương nước trước hồ Tỳ Bà ô nhiễm rộng mênh mông, sau một buổi hồ nước dần trong trở lại. Thân thể người do tứ đại hợp thành, trong đó nước chiếm khoảng 70%, vậy ra bệnh tật có nguồn từ sân hận, chấp trước, phân biệt, tự lợi, xan tham, mê đắm, tật đố, ngã mạn…, những thứ khiến cho nước trong thân thể nhiễm ô. Nhiều ngôi chùa nhận chữa cho những người bệnh mà y học đã bó tay với điều kiện: ở lại chùa ăn chay, nghe giảng pháp… Chính là chùa chữa Tâm (thanh tịnh, trong sáng) chứ ít chú trọng chữa thân, vì thân vật lý chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với mặt tinh thần trong chỉnh thể người. Người mà bệnh viện trả về, tức bị dồn vào bức mành mong manh cuối cùng ngăn cách sống chết. Yêu cầu ăn chay niệm Phật, nghe kinh, lạy Phật sám hối mà họ cũng lắc đầu, trong lúc chùa không chút vụ lợi; đủ thấy ta chấp chặt sự thiên lệch về vật chất. Đại sư Buddhadasa người Thái Lan trong cuốn "Cốt lõi của cội Bồ đề" (Hoang Phong dịch) gọi đây là "bệnh tâm linh" - "là một căn bệnh không cho phép mình quán thấy được sự thật tối hậu của mọi sự vật đúng thật với những gì là như thế. Do đó bệnh ấy là một thứ bệnh liên quan đến vô minh, hay là sự hiểu biết sai lầm, và nếu đã là một sự hiểu biết sai lầm thì tất nhiên là nó sẽ đưa đến những hành động sai lầm và từ đó phát sinh ra khổ đau”. Và "Phương thuốc giúp chữa khỏi chính là tánh không. Hơn nữa tánh không chẳng những là một phương thuốc mà còn là cả một sự giải thoát có thể làm triệt tiêu tất cả mọi thứ bệnh tật, bởi vì phía sau tánh không sẽ chẳng còn lại gì cả". Hiểu được lý vô thường chúng ta sẽ không chấp điều lớn nhất: thân này là ta (mà chỉ là của ta, như áo quần). Khoa học cho thấy những người “chết giả”, hồn họ tạm lìa thân và họ thấy được xác mình, họ thấy được những người từng chết trước đó, thậm chí thấy cả những vị thánh. Một khi có họ đứng nhìn xác mình, dĩ nhiên các xác ấy không phải mình rồi, hay hiểu đơn giản: Chết không phải hết. Chết vẫn còn ta, vậy sao ta không mảy may tìm hiểu cảnh giới sau cái chết, và cái gì sẽ giúp ta lúc bỏ thân này.

Khám phá về nước nói riêng làm lay chuyển nhận thức loài người, khoa học gia phải mất vô số thời gian, đâu hay đã vô tình chứng minh một vài câu kinh Phật. Còn vô vàn kinh điển nữa đều đang chờ khoa học soi chiếu. Nhưng có điều sợ muộn màng, sợ đến lúc chúng ta có chứng cứ trong tay e hành tinh xanh đã hoang hóa. Khoa học thấy Phật pháp là bậc thầy của khoa học. Nhưng nhiều người vẫn chỉ “sử dụng” những câu kinh đã được thực chứng, thế nên một pháp sư gọi hiện tượng này là “mê tín khoa học”!

Kinh điển Phật giáo là kim chỉ nam của bất cứ người nào muốn trả lời hai câu hỏi: “Ta từ đâu đến?” và “Ta sẽ về đâu?” (Ở đây xin không hiểu theo danh hiệu của các Phật: Như Lai - không từ đâu đến, không đi về đâu - Kinh Kim Cang: “Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ”). Lời Hòa thượng Tuyên Hóa: “Đối với người tu hành chân chính, lúc chết tâm họ rất sáng suốt, biết mình từ đâu tới và sẽ đi về đâu”. Biết đâu chúng ta đến hồng trần này từ bên châu Phi; biết đâu chúng ta từ cõi ngạ quỷ đầu thai thăng lên hay từ cõi trời “rớt” xuống; và (nếu thành tựu trong Tịnh độ), chúng ta sẽ biết chắc mình sẽ về Cực lạc thế giới khi thân giả tạm này mất. Học Phật nhất thiết phải bám sát kinh điển, vừa học vừa hành. Phật nhập diệt, ngón tay chỉ trăng bây giờ chính là kinh điển và những vị được giới chân tu xem là chứng quả, Bồ tát hóa hiện. “Các con hãy lấy Pháp của ta làm đuốc”! (Kinh Pháp Cú). Không nương theo kinh là không tin lời Phật: “Những kẻ không tin lời Như Lai nói là những kẻ mãi mãi thọ khổ”. Một người đời nay không thể không biết - pháp sư ChinKung. Ngài bảo những “người cúi lạy Phật mà không hiểu Phật, không học Phật chính là mê tín”. Thế nên học Phật không hành (ví như học Mật tông lại không trì/nghe chú, học Thiền tông lại không tham thiền, quán chiếu và sống với thực tại chánh giác, học Tịnh độ lại không chuyên niệm Phật) thì khác nào bám phần nổi của tảng băng phiêu dạt trên biển. Theo Phật mà xa rời kinh điển dễ mập mờ giữa chánh và tà. (Tuy nhiên), cổ Đức nói: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”. Có một ví dụ rất tuyệt: ly sữa bổ dưỡng là Phật pháp, nhưng thêm vào một giọt độc thôi, hỏi ly sữa còn dùng được? Y giáo phụng hành là lẽ căn cốt của người học Phật. Người không tu, không phải vì thế mà khinh khi Phật pháp, đứng trước cửa Không khua chuông đánh trống; không phải vì thế mà ung dung ngoài luật nhân quả, kể cả người theo các tôn giáo khác. Bởi nhân quả vốn thường hằng bất biến, tin hay không thì từng giây phút bất cứ chúng sanh nào cũng bị chi phối bởi nhân quả. Từng giây phút phước họa chiêu cảm từ ý niệm và hành vi của ta đều chi phối đến vận mạng của ta.

Hành vi thì đương nhiên ảnh hưởng đến thọ mạng chúng ta, nhưng khoa học lượng tử đã chứng minh (kinh điển), là những suy nghĩ của chúng ta chẳng những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của ta mà còn ảnh hưởng đến toàn thời không trong vũ trụ. Bản thân tôi từng sản sinh nhiều quan điểm lệch lạc về Phật pháp. Có câu có lời đã được chính thống hóa trong các ấn phẩm, sách xuất bản, sự ảnh hưởng lan rộng, người viết ra nó sẽ nhận về phần nghiệp càng nặng; có câu mới chỉ là ý niệm - những ý nghiệp hằn sâu trong tâm thức trước ngày đến với Phật. Mới hay không nương vào lời Phật thì nhất cử nhất động, nhất tâm nhất ý đều dễ gây nghiệp. Có khi buông ra một câu song (do mức ảnh hưởng) cả cuộc đời không trả hết nghiệp, ai không biết nguyên lý này đương nhiên thường trách trời sao tôi khổ, sao tôi không tạo ác với ai lại khổ thế này.

Từ gia đình bước ra xã hội, tôi gặp nhiều cảnh đời tăm tối. Con người bị dồn vào đường cùng bi đát, con người kêu gào trời Phật, nhưng trời Phật dường như không thấy; nên nghe câu “Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người”, tôi tin. Thiển nghĩ trời Phật không có, vậy mình nhìn lên trời làm gì? Hãy cứ bám chân trên đất mà đi. Phật có nêu quy luật nhân quả luân hồi, và Phật thần thông quảng đại sao không đưa loài người thoát Bể Khổ. Thế nên lần đầu tiên tiếp xúc với chữ Không, tôi xem đó là sự phủ nhận trần gian.

Cơ duyên giáo lý nhà Phật vẫn cuốn hút. Học thêm được chút ít, mới hay nghiệp ý về chữ Không thật sự nghiêm trọng. “Không hay Tánh Không là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong triết lý Đại thừa”. Luận về Triết họcTôn giáo, Suzuki cũng viết: “Đừng lẫn lộn không với không chi; cũng đừng tưởng rằng có một đối tượng của tư tưởng được gọi là không, vì ý tưởng này đi ngược hẳn với bản chất đích thực của Không. Không nên xác định nó như là tương đối tính, như một số học giả quan niệm. Chính Bát Nhã dạy rằng các pháp hiện hữu tương quan liên hệ như là những kết quả của những tập hợp duyên sinh và do đó chúng là không (…). Chính trí Bát Nhã soi thấy tất cả những hàm ngụ của Tánh Không”.

Học Phật nhằm thấu tỏ vạn pháp huyễn giả rồi buông xuống. Khi ta buông cái không phải chân lý, ngay đó là chân lý, ngay đó sẽ phần nào linh cảm được chút ít về Tánh Không. Nhưng vẫn còn một cái ta biết/“sở hữu” chân lý ấy cũng cần buông để trở về như nhiên thuần thiện thuần tịnh và thuần lợi người cùng vạn vật - cái này khi dùng ngôn ngữ diễn tả, phải chăng người ta gọi nó là chân lý tối thượng? Nói vậy cũng đã lộng ngôn, bởi giả như cái mà phàm tình tôi có thể hiểu đến, âu cũng là cái thấy trong mộng mà thôi.

Một Hòa thượng người Việt Nam ví Không như con số không (0). Nó vốn không là gì song thiếu số 0 thì mọi tính toán trên tiểu học đều tắc tị. “Vì có nghĩa Không này - Tất cả pháp được thành - Nếu khôngnghĩa Không - Tất cả bèn chẳng thành” (Trung Luận - Long Thọ). Không gần như là trung tâm luận Phật giáo. Nếu tôi cho Không là sự phủ nhận trần gian thì cũng khác chi nói Phật giáo phủ nhận nhân gian. Kinh Pháp Hoa có một câu rất đặc biệt: “Các đức Phật chỉ vì một việc trọng đại duy nhất mà ra đời, đó là vì khai ngộ cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”; "Bồ Tát nếu có thể tùy thuận chúng sanh, thì chính là tùy thuận cúng dường các đức Phật. Còn tôn trọngthừa sự chúng sanh thì chính là tôn trọngthừa sự các đức Như Lai. Nếu làm cho chúng sanh vui mừng thì chính là làm cho tất cả Như Lai vui mừng." (Trích Mười nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát); "Nếu cần hiện thân Tỳ Kheo độ thì hiện thân Tỳ Kheo, nếu cần hiện thân Tỳ Kheo Ni độ thì hiện thân Tỳ Kheo Ni, nếu cần hiện thân cư sĩ độ thì hiện thân cư sĩ". (Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn); “Không những tự điều phục mình mà còn điều phục cho kẻ khác, không những dứt phiền não cho mình mà còn dứt phiền não cho kẻ khác. Không những tự mình qua đến bờ giác giải thoát, mà còn độ cho người khác đến bờ giác giải thoát”. Dẫu vẫn có người chứng đạo liền “chán bỏ” thế gian, ngồi thiền chìm đắm, quên hóa độ chúng sinh. Thế nên Đức Phật giảng cho những đệ tử đầu tiên chứng đạo: “Hãy lên đường, này các Tỳ kheo, vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì thương tưởng thế gian, vì lợi íchan lạc của chư thiên và nhân loại”; Đức Đạt Lai Lạt Ma căn dặn: “Đã tự xem mình là người noi theo gót chân Phật thì phải luôn tự xét chính mình, tự xét tâm nguyện của mình, và phải luôn giữ gìn nguyện vọng muốn giải thoát tất cả mọi người mọi loài ra khỏi khổ nạn luân hồi”. Kinh Hoa Nghiêm khuyên nhắc bậc chứng Bồ đề phải “vì người mến thích cảnh giới mà nói pháp vô sở hữu. Vì người mến thích chỗ tịch tịnh mà nói pháp phát thệ nguyện lớn khắp lợi ích tất cả chúng sanh”.

“Vạn pháp giai không, duyên sanh như huyễn”. Bàn về Không thực tế không bờ mé: bất khả thuyết, bất khả luận, bất khả tư nghì. Ở cấp độ phàm phu, chỉ sờ mó và chấp nhận đưa ra một khái niệm tạm thời chứ không thể xuyên qua bản thể của nó được. Khoảng một phần tư giây là một khảy móng tay, trong một khảy móng tay có hàng trăm triệu lần sinh diệt, mức cực vi tế. Một lão pháp sư giảng: một giây trên màn hình là sự ghép lại của 24 hình, tức 24 lần sinh diệt, nhưng mắt chúng ta chỉ thấy một bước chân người đi chứ đâu thấy được 24 hình ghép lại. Mức sinh diệt quá nhanh nên nhục nhãn bị lừa.

Con người hợp từ tứ đại, cũng như một đám mây mà ta chỉ thấy đám mây với nhiều hình dạng, chứ đâu thấy hợp tan. Sắc tức thị không không tức thị sắc (Bát Nhã Tâm Kinh). Mỗi người khi sống chính là có hình tướng, lúc chết thì tan rã trở về không (hình tướng). “Ngay cả khi sắc được phân ra thành các phân tử cực kỳ vi tế, hoặc các đặc tánh của nó được phân ra thành các hiện tượng giới chẳng hạn như mùi vị, sự nhận biết về bản tánh của sắc vẫn tồn tại”. (Bảo tàng tri kiến, Thế Thân). Không ấy đâu phải là không. Chính là còn linh hồn (theo cách gọi dân gian; thực tế khái niệm Linh Hồn không có ở pháp Chân đế); gọi đúng là thần thức, hay thức alaya. Tam giới duy tâm. Tâm chứng thì hết thảy mười phương khắp pháp giới hiển bày. “Thế giới này được dẫn đạo bởi tâm tư, thế giới này bị quét sạch bởi tâm tư, thế giới này dưới sức mạnh của tâm tư” (Kinh Samytta Nikàya, I, tr. 39).

Sách Truyền đăng lục chép công án “Con chó của Triệu Châu”: Có người hỏi Thiền sư Triệu Châu: - “Con chó có Phật tánh không? Triệu Châu đáp: “Không”. Phật bảo tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, sao con chó lại không. Không, “cái không có này không phải là làm cho không có mà bản tánh của tất cả các pháp vốn là Không” (Kinh Viên Giác). Và nữa, không là “vô”. “Vô” là vô nhị tướng. Nếu bậc chân tu miên mật, họ chẳng những hòa cùng tạp niệm bất thiện mà cả niệm thiện, để đạt đến, định trong động, tức thường tại định.

Quay lại với ý nghiệp ban đầu. Lúc nghĩ oan cho cái Không, thì hàng loạt suy nghĩ sau đó nối đuôi nhau “nhúng chàm”. Từng đọc một tác phẩm văn học, ý nói Phật tuy lớn khôn cùng song đã “rủ” loài người đi quá xa hồng trần. Cõi mà Phật muốn con người vươn tới gần như ảo tưởng. Cho nên Phật dẫu là Đại Lương Y sợ rằng sẽ ban phát thứ thuốc ru ngủ sự tuyệt vọng mà mình vì tài hèn nên không đạt được.

Nói đạo lộ của Phật vốn ảo tưởng, là bóp méo kinh điển. Kinh chính là Phật. Phật chính là Kinh. Những người đắc đạo hiện thời và các Bồ tát được ấn chứng rất nhiều. Họ chính là kinh điển sống. Ở Việt NamBồ tát Thích Quảng Đức; có Tuệ Trung Thượng Sĩ, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Hòa thượng Từ Đạo Hạnh, v.v. Nước ngoài có các tổ sư thuộc Thiền và Tịnh, trong đó như ngài Huệ Năng lưu lại thân xá lợi đến bây giờ. Thời hiện đại có Đức Đạt Lai Lạt Ma; rất nhiều vị chứng quả Thánh, nhiều vị tu niệm Phật đạt Tam muội, biết trước ngày giờ vãng sanh về thế giới Cực Lạc, lúc đi còn để lại toàn thân xá lợi vàng ròng bất hoại trước thời gian. Một giáo sư uyên bác thỉnh giảng khắp thế giới với số giáo án hạn hẹp, lâu lâu không xem lại thì quên. Một pháp sư xứ Ấn xem đó là kiến thức ao hồ (tạo một cái hồ rồi tát nước của thiên hạ vào, đơn cử như tinh thần bài viết này), lâu ngày nước không cạn cũng đục. Bậc đắc đạo giảng pháp suốt đời không lặp chủ đề. Có vị riêng giảng bộ kinh Hoa Nghiêm đến 17 năm; lần giảng thứ hai chưa được 1/5 bộ đã lên tới ba vạn giờ. Có vị suốt ba mươi năm không xem thời sự báo đài nhưng hỏi đến đâu đều tường tận. Đó chính là trí huệ ba la mật, mỗi lời đều như suối mát tuôn chảy.

Có một thực tế, nhiều người bị cuộc đời đánh cho ra “xơ mướp” mới cầu đến Phật. Họ xem Phật ngang với hàng thần linh. Phật là bậc minh bạch, hiểu rõ chân tướng vũ trụ nhân sinh, nên lời Phật đều là nói về bản thân con ngườihoàn cảnh sống; có xa rời thực tế bao giờ. Phật chỉ con đường thấu tỏ cuộc đời vốn bể dâu, cực khổ. Họ phải học và hành theo đúng lời Phật dạy. Thân tâm an lạc, cuộc sống thanh tịnh chính là cực lạc. Nếu chặt phăng các kiếp quá khứvị lai, chỉ giữ lấy một khúc ngắn là cuộc sống tại cõi trược này, dĩ nhiên quan niệm của họ không sai. Học Phật chính là phá mê; “mê” trước nhất là đập bức tường ngăn cách với các kiếp trước sau tương tục; còn trong cuộc sống cần chuyển hết vọng tưởng phân biệt chấp trước vạn sự về thuần nhất. Muốn vậy phải soi mình vào đức hạnhgiáo lý của Phật. Thập thiện chính là máy “phát hiện cái giả” trong mỗi người. Nếu Tứ diệu đế, Tứ chánh cần, Thập thiện, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, Lục độ, Phổ Hiền hạnh nguyện… là những liều thuốc ru ngủ những người tuyệt vọng, thì có lẽ bây giờ chính là thời… Diệt Pháp, Mạt Kiếp - hết thảy nhân loại đều được thay bằng người máy! Cũng được biết rất nhiều học giả, nhà khoa học tầm cỡ trên thế giới sau chặng đời “loanh quanh” đã quay về nghiêm túc học Phật, tôn Phật làm Thầy. Tương lai hòa bình thế giới, thực sự Phật pháp đóng một vai trò trọng yếu nếu biết nương vào, biết trì giữ giới luật của Phật để ai cũng được ân hưởng từ quy luật vũ trụ nhờ ý nghĩhành vi tương hợp với tánh chân thiện của vũ trụ.

Bản thân cũng từng sản sinh nhiều câu chữ khiến bây giờ đọc lại mới thấm tội. Trong một truyện ngắn, sau khi khen đạo hạnh của vị sư nọ, tôi liền nhét vào mồm nhân vật ấy những lời: “đâu như cha thầy chùa hay tới nhà con mệ đầu xóm này này… Năm ngoái cha tới tìm mua đất, nói xây cái am tịnh tâm. Tịnh đâu chả thấy…”. Bây giờ mới hiểu để kịp sửa lại: “Chứ mô như thằng cha giả cạo đầu làm sư hay tới nhà con mệ đầu xóm này…”. Tuy chỉ đính chính được vài nơi; nhiều cuốn sách được in, nhiều trang web “mặc định” hoặc google lượm lặt, không thể sữa chữa ngoài việc sám hối, chuyển tâm về với Phật, dùng chánh kiến hóa giải tà kiến.

Những dòng trên, dân gian nhìn vào họ sẽ nói: “À, thầy tu là như vậy đó, Phật giáo là như vậy như vầy, rồi “quy kết” Mạt Pháp. Thực tế Pháp thì vẹn nguyên. Phật Thích Ca bảo, đến thời Diệt Pháp (sau khoảng 9000 năm nữa) Pháp chỉ còn “Nam mô A Di Đà Phật”. Người chuyên sâu Tịnh tông đã thấy, ấy là vạn pháp được nén vào 6 chữ (hoặc 4 chữ A Di Đà Phật). Thoát luân hồi phải là mục tiêu căn cốt nhất trong kiếp người. Không nhắm đến mục tiêu này, “duyên” rơi vào tuyệt lộ dễ như bỡn. Chúng sinh là danh từ dùng chung cho tất cả sinh linh trong tam đồ. Bể Khổ cũng chính là Tam giới (Kinh Pháp Hoa ví là ngôi nhà lửa - Tam giới như hỏa trạch). Con người không nhìn thấy ngạ quỷchúng sinh trong địa ngục, không chịu tin mình cũng có duyên vào đó dạo chơi nên không tin đời Bể Khổ, cũng dễ hiểu (!).

Trong sự gọi “Mạt Pháp”, ở tôi góp thêm tội nghiệp. Kinh chép, thuyết giảng cho ngài Trừ Cái Chướng xong, lúc bấy giờ Đức Phật bảo ngài A Nan: "Nếu ai khinh mạn chư Tăng Ni, thì người này sẽ sanh trong gia đình bần cùng hạ tiện. Ở mọi nơi sanh ra, các căn đều chẳng hoàn chỉnh, gù lưng, lùn và xấu xí. Lúc xả báo thân đó, thì khi sanh ở đời sau sẽ chịu nhiều bệnh tật, gầy ốm héo hon, chân tay co quắp, có máu mủ ứa ra và nhiểu khắp trên thân thể...”. Chưa nói kiếp sau, mà với quả báo nhỡn tiền, tôi đã chứng kiến cơn bệnh trầm kha của nhiều người coi trời bằng vung, không chút tín tâm về miền huyền diệu, thỏa sức tạo nghiệp, thỏa sức kiêu mạn và đang tâm sát hại, tổn hại người và vật, khiến quãng cuối đời thực sự là địa ngục đối với họ.

Bước đầu tiên vào cửa Phật, đã thấy được sức hút của Phật học về các tầng trời, các cảnh giới, tôi vẫn có một sự so sánh kỳ cục. Một nhân vật không thể cưỡng sức hút ghê gớm của đàn bà, nhân vật ấy ví sức hút đó cao hơn sức hút của Đạo, từ đó bẻ gãy mầm Phật pháp. Sức hút tinh thần chính là sức hút từ cõi thiêng vốn sẵn trong mình. Tinh thần ở đây có thể hiểu là Tâm. Tâm là đích tu mà đạo Phật nhắm tới. Tâm như “hạt minh châu” bị cơn lốc cuốn theo mọi tạp nhơ; vạn duyên buông xuống, tay không sẽ thõng vào hư không pháp giới. Còn sức hút ghê gớm của người đàn bà là sức hút của mê. Mê quá sâu cái hạ tiện! Hòa thượng Tuyên Hóa giảng Kinh Địa Tạng đã nhắc kẻ đương cơ, dâm chính là hổ, chưa hàng phục được dâm chính là chưa hàng phục được hổ. Vạn ác dâm làm đầu; mê sâu dục lạc sẽ khiến con người bỏ lại phía sau tâm hiếu kính khiêm hạ vốn là nền tảng là thước đo giá trị kiếp người. Bởi mê quá sâu cái thấp hèn nên trí tuệ bị che mờ. Giới của người chuyên tu luôn xem trọng tránh sa vào cái thấp hèn, vì nó là nghiệp dẫn đầu khiến tâm không định; tâm không định sẽ không sanh trí tuệ, không sanh trí tuệ sẽ không soi chiếu trở lại thứ ánh sáng khiến người ta bước lên một tầng thanh cao, để hưởng pháp vị vượt lên mọi dục thế gian.

tác phẩm khác chưa công bố, mô tả cảnh người người đổ xô về chùa tìm chốn nương thân lánh nạn, tôi phán họ xuất thế gian chạy đi tìm Cực lạc. Những nhân vật không có chút khiêm hạ, không có lòng tự trọng, trốn tránh việc thế gian trong thời tao loạn chạy lên chùa xài đồ chùa mà phán là tìm Cực lạc! Thực tế trong trăm ngàn người, để thấy người chân thật trì giới tu Tịnh độ nguyện sanh về nước Phật, phải tìm mờ mắt. Bậc đại đức, tài sản của họ chỉ vài bộ y, mỗi ngày ăn đạm bạc không thể đạm bạc hơn, bữa ăn của “hộ nghèo”; họ không nắm tiền, hết thảy vật cúng dường dành làm từ thiện, ấn tống kinh điển hoằng pháp lợi sanh… Kinh ví một hạt gạo cúng dường nặng tựa núi Tu Di, người tu nhận rồi phải vắt chân đêm ngày mau chóng viên thành chánh quả, thực hiện ước nguyện lớn nhất: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Hòa thượng Tuyên Hóa, trong một buổi giảng Kinh năm 1969 có dặn: “Đừng nói là người tại gia, ngay cả tôi tuy là kẻ xuất gia, song hễ đến trú ở bất cứ Thường Trụ nào, tôi đều có cúng dường. Nếu quý vị quả thật là không có tiền thì không sao, nhưng nếu có tiền thì chớ nên xâm tổn của Thường Trụ; cho dù là người xuất gia cũng không nên xâm tổn của Thường Trụ. Bởi Thường Trụví như đại địa, là nơi trú ngụ của đại chúng; nếu quý vị phá hoại, phung phí của Thường Trụ, khiến cho đại chúng bị thiếu thốn, không đủ ăn, thì quý vị có tội rất lớn”. Thế nên dòng người chạy đến chùa chiền xâm hại ở trên tội thực không nhỏ. Tam bảo là nơi dành cơ hội duy nhất cho con người thoát khỏi sự lầm mê. Chúng ta xâm lại Tam bảo cũng bằng tự che mắt thánh làm điều sai quấy. Kinh Đại thừa trang nghiêm bảo vương nêu chi tiết những ai phương hại, chiếm đoạt Thường Trụ lãnh quả báođịa ngục nhiều kiếp thật khủng khiếp, sau đó mới thác sanh vào trong một gia đình bần cùng với hình hài dị tật.

Một vấn đề rất cũ, và cũng đã được cắt nghĩa: Phật không phải thần thánh. Dĩ nhiên, người chứng sơ quả tức siêu phàm nhập thánh. Quả vị cao hơn như Sơ trụ Bồ tát họ đã đầy mình thần thông. Song không bao giờ có chuyện họ thị hiện. Do chúng sanh cần tự ngộ; hiển bày thần thông chẳng khác đưa “mồi” dụ dỗ (vốn có ở Ma), đánh mất cơ hội giác ngộ của người tu. Không ngộ dẫu có tu được chút thần thông cũng chẳng thể lên nước Phật. Đây là chân lý của Đạo. Bước biến chuyển sai lầm của tôi bắt đầu: Lúc gặp người kêu oan “vô vọng”, tôi không cho rằng có Phật; chập chững theo Phật, lại cho “ông” là bậc siêu nhiên. Bây giờ mới lờ mờ hiểu cái lý Phật “không phải” thánh thần. Tin thần thánhtín đồ tôn giáo (trong khi gốc Đạo Phật không phải tôn giáo). Phật chỉ vào mỗi người và bảo: Phật tánh (chứa đầy đủ phước báu và trí huệ) có sẵn trong tâm vọng kia, hãy tin ở chính mình, trọn làm theo lời ta sẽ đến bờ giác ngộ); ai tin và hành theo Giới - Định - Tuệ mới chính là con Phật. Ngài từng căn dặn: “Nếu con coi ta là Phật, con sẽ không bao giờ thấy được Phật. Nếu con lắng nghe giáo Pháp của ta mà coi là Pháp, con sẽ không bao giờ thấu đạt được chân Pháp.” Gyalwang Drukpa XII gọi đó là "thông điệp vĩ đại”. Kinh Kim cang Bát nhã Ba la mật: "Nếu như vị A la hán nghĩ thế nầy: Ta chứng được quả vị A la hán, thời chính là còn chấp trước tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả". Nên có đạo lý: hễ ai phát ngôn chứng thánh (dẫu là quả Tu đà hoàn), người ấy sẽ tự bị tước bỏ. Lúc ấy họ chẳng phải từ đọt tre rơi xuống mặt đất mà chính là từ trên trời rơi thẳng xuống... hố đen. Nhà Phật có treo khẩu hiệu ngầm: hễ hôm nay để lại thân phận hoặc bị lộ mình là Phật hay Bồ tát tái lai, ngày mai họ sẽ rời nhân gian: (Bố Đại hòa thượng (Phật Di Lặc), Hàn Sơn, Thập Đắc (Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền), Vĩnh Minh thiền sư (Phật A Di Đà),… Chuyện về tổ Ấn Quang thời hiện đại (được xem là Bồ tát Đại Thế Chí tái lai) là một minh chứng.

Ngôn ngữ vốn dừng lại ở mức gọi tên cái đã có tên (siêu ngôn ngữ), với Thiền, ngôn ngữ chỉ tạm gọi tên điều bất khả (“Nếu pháp rốt ráo thì pháp tánh của tự tánh chẳng phải là tự tánh. Pháp thí dụ không thể thuyết. Nếu dùng danh tự cũng không thể thuyết. Đây là một pháp mà Như Lai giác ngộ” (Kinh Vô Tự Bảo Khiếp; đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh - Lão Tử). Chúng ta thường dịch Thiền là suy tư mặc tưởng (Méditation). Nhưng thiền vốn rỗng Không, vốn là thực tại nhi nhiên, trong sáng đến… ngây thơ. “Lập thiền” thì nhiếp tâm theo dõi mọi biến thái chạy qua tâm mà không dùng lý trí, không tâm tùy cảnh chuyển. Hoặc có thể thiền Tứ niệm xứ; đầu tiên là quán (tạm xem là suy tư mặc tưởng) về thân bất tịnh: từ lúc còn trong bụng mẹ, sinh ra bùng nhùng nhau thai nhuốm máu, quán đến những chỗ bẩn nhất trên cơ thể, quán trong mình chứa thứ hôi thối, quán bệnh tật mụt nhọt ghẻ lở, quán lúc chết nằm trong quan tài rữa nát… Đến một lúc hành giả sẽ định lại ở một mảnh người nào đó. Cao nhất là Thiền tự tánh thuộc Đại thừa, nghĩa là Tánh vốn định, đi đứng nằm ngồi đều ở trong định. Tôi từng được thân cận với người niệm Phậtnhư không niệm, là tâm niệm, họ đứng hay ngồi hay nằm đều có thể cận định.

Đời nay vẫn có nhiều bậc trì giới một cách nghiêm ngặt. Lấy giới làm Thầy theo “di chúc” của Phật. Nhưng lắm người nhìn vào lại phản bác sự “khổ hạnh” đó. Họ không cần biết giới luật là mạng sống của Phật pháp, ở đâu không có giới luật ở đó không tồn tại Phật pháp. Giới luật vốn là nền móng, không có nền móng là xây nhà giữa hư không, vin vào một niềm tin ảo tưởng. Phật đưa ra lối tu trung đạo (hành theo Bát chánh đạo). Tuy nhiên cần hiểu sâu hơn. Một hành giả chân chính phải ngày vài ba lần tham thiền, hoặc vài ba lần tụng kinh niệm Phật, lạy Phật, ở chùa thì ai nấy 3, 4 giờ sáng đã thức dậy chuẩn bị công phu. Đối với các bậc thượng căn thì mức độ hành trì còn “khủng khiếp” hơn nhiều. Hòa thượng Quảng Khâm một mình lên núi bế quan, ăn rau củ tự kiếm, nhiều lúc thiếu thốn suýt mất mạng. Ngài Hư Vân “tam bộ nhất bái” xuyên mưa gió bão bùng, đồi núi, một mình băng băng. Tâm không vững thì dẫu là thân sắt đá cũng gục. Nghị lực phi thường đó nhiều lần kéo thiền sư khỏi cõi chết nhập thánh duyên. Luyện tâm là khó nhất trong mọi sự luyện (luyện thân, luyện trí, luyện đan, luyện gang thép…). Không nhẫn nhục khổ ải thì cái vé lên nước Phật rẻ rúng quá sao? Bậc minh sư đưa ra hai phương án: đời này chịu khổ chút chút để có Vô lượng thọ, ngược lại truy tìm cái sướng giả ảo một kiếp để nhận lãnh vô lượng nghiệp trong ác đạo, tùy chọn.

Nhớ hồi đọc Thiền luận, tôi gán yếu tố “cơ hội”, “ăn may” trong việc đốn ngộ. Kinh Pháp hoa: “Nhược nhân tán loạn tâm, nhập ư tháp miếu trung, nhất xưng Nam Mô Phật, giai dĩ thành Phật đạo”. (Nếu người tâm tán loạn, đi vào trong tháp Phật, niệm một lần ‘Mô Phật’, cũng đủ thành Phật đạo). Sự “thành Phật đạo” này hiểu là "sẽ thành" như Phật nói: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành"; còn thành lúc nào thì chưa biết được. Nhiều người nhờ nhân lành trong đời trước, phút lâm chung hội đủ nhân duyên, nên chỉ “mười niệm” vào thời điểm cận tử liền được tiếp dẫn lên thế giới thanh tịnh của Phật A Di Đà. Câu chuyện chép trong kinh: một ông già đến quy y với Phật, rồi đắc quả; các đồ đệ ngạc nhiên vì họ nhìn trong nhiều đời quá khứ của ông không thấy có nhân. Phật mới nói: các ông chỉ nhìn thấu suốt tám mươi vạn kiếp lại đây còn trước đó các ông không thấy; có kiếp ông ta là một tiều phu, lên rừng bỗng dưng gặp hổ, ông trèo lên cây, ngửa mặt lên trời "Nam mô Phật" cứu độ. Đấy là câu niệm Phật bằng cả máu huyết. Nhân lành ấy gieo, sau hơn tám mươi vạn kiếp mới viên mãn Bồ đề. Để thấy có người niệm vạn câu Phật hiệu vẫn không rút ngắn kiếp nào trên đường dài tiến hóa, có người hành thiện suốt đời vẫn không tích được bao nhiêu phước, có người tu theo kiểu gieo nhân, nên mãi vẫn phàm.

Cũng như bản thân lạm bàn về giáo pháp thật vô cùng hổ thẹn. Phật họcđại dương, tôi chỉ có vốc nước soi khuôn mặt nhớp nháp. Phóng con tàu hạnh nghiệp quá sớm lúc chưa đủ sức đuổi theo, những dòng thô mộc là mong người đọc ghi nhận ở tôi lời sám hối chân thành.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190758)
01/04/2012(Xem: 36359)
08/11/2018(Xem: 15045)
08/02/2015(Xem: 54174)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.