1.
Giới luật là nền tảng của sự
giác ngộ giải thoát:
Giác ngộ và
giải thoát là sự
thông suốt hai mặt sự và lý của các pháp. Nhờ
tâm trí sáng suốt mà cởi bỏ được sự
trói buộc của hoặc nghiệp, thoát ra khỏi
tam giới và
chứng đắc Niết bàn. Điển hình trong
bài kinh đầu tiên,
đức Phật thuyết minh bốn
sự thật (Tứ đế). Trong đó,
Đạo đế là phần
thực hiện cụ thể cho
ai nấy đều thể nghiệm được sự
an lạc và
giải thoát nơi tâm. Thông thường, khi làm một việc gì trước hết phải
hiểu biết toàn bộ sự việc, kế đó là quá
trình diễn tiến xảy ra như thế nào, và
cuối cùng thì mới bắt tay vào làm việc. Pháp
Tứ đế cũng được
thiết lập theo
trật tự đó. Điều đầu tiên là
chúng ta nhận thức được cuộc sống
khổ não của
nhân sinh, kế đến là truy tìm
nguyên nhân chính yếu của sự khổ và cảnh
an lạc giải thoát sau khi hết khổ.
Cuối cùng là
biện pháp, hành động
cụ thể sáng tỏ để
tu tập, nhằm
đạt được giác ngộ.
Con đường tu tập này chính là
Bát chánh đạo, nó là pháp tu
căn bản cho những ai muốn
thoát khỏi u tối,
luân hồi khổ lụy.
Đồng thời cũng chính là
giáo lý mở rộng của ba pháp tu hết sứccăn bản là Giới - Định - Tuệ, cho dù
hành giả tu theo
tông phái nào đi nữa, thì vẫn không ngoài
pháp môn Tam vô lậu học này.
Giới hay
giới luật được
xây dựng trên
quan niệm của một
tình thương rộng rãi trong cuộc sống, một
tình thương có
trí tuệ phân biệt chánh tà.
Chánh ngữ,
chánh nghiệp và
chánh mạng là ba
năng lực tinh thầngiúp
con người có
đạo hạnh thanh cao và
trí tuệ sáng suốt, hầu
xây dựng một cuộc sống
an lạc và
thanh tịnh, hài hòa trong mối quan hệ giữa
quyền lợi cá nhân và
cộng đồng tập thể.
Định là quá trình
thanh tịnh hoá tâm,
tìm ra lý
Nhân quả, xác quyết loại trừ và nhổ tận gốc những
phiền não,
lậu hoặc (
Chánh tinh tấn), ngăn chặn những điều xấu ác và phát triển điều thiện (
Chánh niệm). Cột chặt những
vọng tưởng tâm lý, đưa quá trình
quan sát từ
tri giác đến
thể nhập,
hiểu biết được
thực tướng của sự vật (
Chánh định). Ở đây có điểm
đặc biệt đáng
lưu ý là
thiền định hay
thiền quán không nhắm vào những điều
hư vô,
huyền ảo,
trái lại đối tượng của thiền là những
hiện thực như
vật lý,
sinh lý,
tâm lý, ý niệm…tồn tại một cách khách quan trong cuộc sống
hiện tại.
Tuệ là
tri kiến cao minh, nó tổng hợp sự
hiểu biết về các mặt
quy luật tồn tại biến đổi của mọi sự vật và
hiện tượng theo
quy luật nhân quả hoặc theo lý
duyên sinh.
Đặc điểm của
tuệ giác bao gồm nội dung của những
tri kiến trừu tượng “thấu triệt bằng nhãn
quan tinh thần”, nó
bao gồm cả hai nhánh
chánh tư duy và chánh
tri kiến. Ta phải có
chánh tư duy để
viễn ly các thứ
chấp thủ như
dục thủ,
giới cấm thủ,
kiến thủ, ngã luận thủ để
thanh tịnh hoá
tâm lý và khai
sáng trí tuệ.
Đồng thời, trong
kinh Đại bát Niết bàn,
đức Phật dạy: “Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến
quả vị lớn,
lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến
quả vị lớn ,
hạnh phúc lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến
giải thoát hoàn toàn các món
lậu hoặc tức là
dục lậu,
hữu lậu,
vô minh lậu”. [ 1, I, 555]
Như thế, Giới là gốc để
bước lên đường
giải thoát mau chóng và
đồng thời đưa ta tiến đến sự giác ngộcủa đạo
Vô thượng bồ đề. Đứng ở
phương diện tu tập mà nói, nếu
xa lìa thiền định và tuệ thì giới hạnhchỉ là
hình thức, nhưng xét về mặt khác, nếu
hành giả không
thực hành giới hạnh thì định và tuệ không thể nào
hoàn thành được.
Đồng thời nhờ có
thực hành Giới hạnh mà Định và Tuệ mới trở nên thuần chơn.
Vì vậy, trước khi
nhập Niết bàn,
đức Phật đã
di huấn lại cho hàng
đệ tử rằng: “Này các
Tỳ kheo, sau khi ta
diệt độ, các Thầy phải
trân trọng tôn kính tịnh giới. Như người mù được mắt sáng, nghèo nànđược
của báu, phải biết
tịnh giới này là đức thầy cao cả của các ông. Nếu ta còn ở đời thì cũng không khác gì
tịnh giới ấy. Thế nên, các
Tỳ kheo ai
giữ gìn tịnh giới thì người đó có
thiện pháp, không có
tịnh giới thì mọi thứ
công đức không thể phát sinh. Do đó, mà biết
tịnh giới là
an ổn, là nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức”. [10, 328]
Vậy, qua những điều vừa nêu trên, ta thấy rằng việc
tu trì giới luật là
vô cùng quan trọng, vì ai
tu tập giới luật trọn vẹn thì sẽ đạt kết quả tốt. Bởi lẽ, hầu hết các giới đều khởi đầu bằng định từ “không” đối với
phạm trù của ác, nhằm
thánh thiện hóa
con người thẳng đến
mục đích giải thoát tâm linh: “Rằng xa thật xa là khoảng cách giữa chỗ
mặt trời mọc và
mặt trời lặn, nhưng thật sự còn
xa hơn là sự sai khác giữa một người làm điều lành và một người làm điều ác”.
2.
Ứng dụng giới luật thiết thực có
lợi ích trong đời sống người
xuất gia:
Trước hết,
Giới luật được
xem như là nơi quy thú tất cả
thiện pháp, là
phương tiện để ngăn chặn và đoạn trừ các điều ác
bộc phát qua thân, khẩu, ý. Điển hình như
kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là mẹ sinh ra các công đức”. Thật vậy,
Giới luật chính là sinh mạng, là sự sống còn của những người con dòng họThích - những
hành giả thừa
Như Lai xứ, hành
Như Lai sự.
Hơn nữa, nếu
hành giả biết
ứng dụng Giới luật,
y chỉ vào
Giới luật và sống đúng với nó, có nghĩa là tự mình tìm được cuộc sống
thanh tịnh giải thoát. Song về
phương diện tích cực thì
Giới luật có lợi íchkhông chỉ riêng cho
cá nhân nào, mà nó còn
tác động rộng rãi đến
cộng đồng xã hội.
1. Đơn cử như giới bất sát: Vì
thương yêu chúng sanh, không
phân biệt loại nào,
chúng sanh nào cũng
tham sống sợ chết, cũng
cảm thấy đau khổ khi bị
xâm phạm thân thể, cảm nhận đựơc niềm đau của
chúng sanh như nỗi đau của mình, vì thế mình
giữ giới không giết hại. Tâm
cảm thông và thương yêuấy đưa đến
giữ giới một cách
tự nhiên không gượng ép.
2. Giới không trộm cắp: Vì
cảm thông được sự mất mác về
tài sản đem đến
đau đớn, tiếc nuối, than khóc. Mình không muốn bị mất mác cho nên mình
giữ giới không
trộm cắp. Nói theo cách của
Khổng Tử: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”.
3. Giới không tà dâm: Vì
cảm thông nỗi
đau đớn khổ sở của người bị phản bội,
phụ tình, sự mất mác
hạnh phúc của kẻ khác. Do sự
thương yêu và
hiểu biết mà ta
giữ giới không
tà dâm,
đình chỉ được ước muốn
bất thiện.
4. Giới không nói dối: Vì
cảm thông được
tình cảnh của người bị dối gạt, bị
trách mắng, bị hãm hại và bị
đau khổ do
lời nói dối,
lời nói bất thiện mà mình
từ bỏ nói năng
dối trá.
5. Giới không uống rượu: Vì
cảm thông được nỗi
đau khổ của
thân thể mình và sự tàn phá,
mê muội do rượu đem đến,
vì vậy ta nguyện
từ bỏ rượu chè say sưa, các chất gây nghiện.
Mặt khác,
đức Phật vì không muốn
mang tiếng đồn gần xa của người
thế tục, sợ họ nhìn vào nếp sốngbuông lung “tự tung tự tác” của
Tăng đoàn mà mất đi
chánh tín hoặc chê bai hiềm tị. Cho nên sự có mặt của
Giới luật là
yếu tố cần thiết để
thành tựu sự
thanh tịnh,
đồng thời làm
mô phạm cho người và giúp cho
hành giả bước đi trên
con đường thoát ly sanh tử. Nên hiểu rằng
Giới luật không phải là điều kiệngượng ép hay
bó buộc gì cả mà nó
hoàn toàn mang tính
tự giác, tự
phát nguyện thọ trì, cho nên bất kỳ vị
Tỳ kheo nào
giữ gìn tịnh giới đều
thành tựu được mười điều như sau:
1.
Nhiếp thủ ư tăng: Người
xuất gia học đạo, khi đăng đàn
thọ cụ túc giới sẽ được
công nhận vào địa vịchúng
trung tôn,
chính thức gia nhập Tăng đoàn trở thành một trong ba ngôi báu
(Tam bảo) sống
thanh tịnh hòa hợp như nước hòa với sữa. Người
thọ trì giới pháp sẽ được sự
bảo hộ chặt chẽ của Tăng thân. Như vậy
giới pháp của Phật tạo cho người
xuất gia thọ giới được đứng trong môi
trường an ổn. Một
Tỳ kheo giữ 250 giới hoặc
Tỳ kheo ni giữ 348 giới là để
bảo trì sự
tồn tại lớn mạnh của
Tăng đoàn, nên gọi là “Nhiếp thủ ư Tăng”.
2. Linh Tăng
hoan hỷ: Người
giữ giới thanh tịnh thì
hương giới thơm hẳn hơn các loài hoa bay ngược chiều gió, và hương của người
trì giới bay vào trong
Tăng chúng làm ai cũng thấy
dễ chịu. Ngược lại, người hủy phạm
Thánh giới, tuy
chúng Tăng không khinh miệt nhưng không thể làm cho Tăng đoànhoan hỷ được.
Hoan hỷ cho
tinh thần giới luật thanh tịnh là có sự
tiến bộ trong
vấn đề tu trì cho tự thân và cho
thanh danh ấy, chứ không phải là một sự
hoan hỷ vì thấy nhau làm những điều
sai trái. Bởi thế, nên khi
thọ giới, hàng
tu sĩ chúng ta phải
giữ gìn giới luật như người đi trong đêm tối tha thiết cần đuốc, nếu ai giữ được
chừng nào thì được
công đức lớn lao chừng ấy. Cho nên gọi “Linh Tăng hoan hỷ”.
3. Linh Tăng
an lạc: Người
xuất gia học đạo cất bước đến chân trời cao rộng phải lìa xa
thân thuộc họ hàng, lấy trời mây sóng nước làm nhà, chọn người
lý tưởng làm ruột thịt, hễ khi thấy vị
Tỳ kheo bị ba món độc
hành hạ quấy nhiễu thì tăng thân cũng
đau lòng. Nếu
vi phạm thì cũng như những người lính bị chặt đứt đầu, đoạn luôn cả
tính mạng (phạm Ba-la-di). Nên
Tăng đoàn phải sống theo
giới pháp thanh tịnh, lấy
Giới luật làm
kỷ cương, thống nhiếp được
an ổn.
Vì vậy Thánh giới không những có sự lợi íchlàm cho Tăng
an ổn lợi lạc, mà còn coi đó là “Linh Tăng an lạc”.
4. Linh vị tín giả tín: Một
Tỳ kheo như pháp, sống
đời sống phạm hạnh có tuệ giới như
đức Phật là
hình ảnh đoan nghiêm chánh hạnh, có thể thay thế Ngài
tuyên dương chánh pháp và
trở thành một
hình tượng mẫu mực để cho những
chúng sanh đang bị lạc lầm trong đêm tối nương vào ngọn đuốc ấy để dẫn họ tới
con đường sáng và
trở về nhà. Vậy con thuyền phải
vững chắc, người lái thuyền phải khỏe mạnh và rõ đường đi mới
trở về bến giác được, như thế gọi là “Linh vị tín giả tín”.
5. Dĩ tín giả linh
tăng trưởng:
Giới luật là hàng rào ngăn chặn những
phiền não như thân,khẩu, ý nếu
ba nghiệp này
thanh tịnh thì sẽ sống với
trạng thái định, có thể nói định là
hình thức nước trong, vì các thứ bụi
phiền não được lắng xuống, nếu nước đã trong thì ánh sáng
hiện ra rõ nét. Nhờ vậy mới phát tuệ, nhờ giới mà có định, nhờ định mà có tuệ. Chính vì thế những người đã gieo
hạt giống chánh tín vào
ruộng phước chúng tăng, thì càng tin rằng sẽ có đầy đủ chất màu mỡ để
hạt giống nẩy mầm phát triển và tin rằng hàng
Tăng bảo là
hình ảnh sống động, có thể thay thế
đức Phật lèo lái con thuyền trí tuệthoát khỏi dòng
sanh tử về bến giác an vui.
Vì vậy chúng Tăng nghiêm
trì giới luật
đạt đến giải thoátchừng nào, thì người
học hạnh xuất gia càng
tin tưởng phấn đấu
viễn ly dục lạc chừng ấy, cho nên gọi là “Dĩ tín giả linh tăng trưởng”.
6. Nan
điều phục giả linh
điều phục: Dưới sự kềm thúc của
giới luật thì một người dù
phạm tội tới đâu,
cố tình che dấu không chịu nhận
sự sám hối thì cũng có thể
điều phục,
xử trị xác thực
rõ ràng đến đó.
Nếu không điều phục được, Tăng sẽ “Yết-ma” đuổi đi, song
tinh thần căn bản ở
Tăng đoàn, sự quyết nghị của
Tăng đoàn là
đại diện cho
mười phương Tăng, nên không có vị nào dám
dung thân. Vì
thế Tăng đoàn chỉ
chấp nhận những người sống đúng
giới luật,
tuyệt đối không chấp nhận người
ngoan cố, nên gọi là “Nan
điều phục giả linh điều phục”.
7. Linh
tàm quý giả đắc
an lạc: Người
giữ giới luật nghiêm ngặt thì khi họ lỡ phạm vào một điều nhỏ nhặt, họ cũng rất lo sợ.
Ví như một người ôm phao qua sông sâu chợt có người đến xin phao, trong một phút
vội vàng họ đã cho người kia và sau đó
suy nghĩ lại thì thấy
hối tiếc vô cùng, vì sợ rằng không có phao thì khó
hy vọng qua được
bờ bên kia. Đây cũng là
tinh thần những người biết
tàm quý nếu lỡ để
ba nghiệp manh nha khuấy động, và họ kịp thời ra sức dùng
Giới luật câu thúc lại do đó không còn
sợ hãi, dứt hết
phiền não, phấn chấn
tinh thần và
năng lực tịnh giới đã
an tâm cho họ. Do đó, Tăng đoànthanh tịnh
hòa hợp, nên gọi là “Linh
tàm quý giả đắc an lạc”.
8.
Đoạn lậu hoặc
hiện tại:
Sở dĩ chúng ta còn dày đặc
phiền não là bởi do sáu căn gặp phải
sáu trần làm cho
phiền não nhiễm ô như thế gọi là
lậu hoặc, những thứ ấy khiến cho
chúng sanh bị mê mờ mãi trong
tam giới không lối thoát ra được.
Vì vậy,
giới luật cảnh báo rằng
tính chất của cái đẹp ấy như hầm lửa dữ, cũng như cỏ khô
cần phải tránh xa lửa càng nhiều càng tốt. Do vậy,
bản thân thanh tịnh được
bảo tồn nghiêm chánh và
giới luật luôn luôn
tích cực ngăn chặn không cho
lậu hoặc bộc phát, để rồi phải tạo thành nghiệp dữ nối dài thêm
con đường sanh tử, nên gọi là “Đoạn
lậu hoặc hiện tại”.
9. Đoạn
vị lai hữu lậu: Nếu như
hạt giống phiền não đã nẩy mầm trong tâm,
năng lực giải thoát của
giới luật chỉ trong
thời gian ngắn sẽ bị thứ cỏ dại khởi mọc lan tràn và người làm vườn muốn cho cây thêm trái ngọt không bị cỏ dại lấn hại
cạnh tranh thì
cần phải đào xới gốc rễ của nó trong mảnh đất
tâm không, không còn
dấu tích cỏ dại
phiền não. Từ
nhận thức ấy,
hành giả đã đoạn trừ được
lậu hoặc bằng
năng lực của
tịnh giới, nghiệp cũ dứt đi, nghiệp mới không tạo nữa, đó gọi là “Đoạn
vị lai hữu lậu”.
10. Linh
chánh pháp cửu trụ:
Đức Phật đã trao lại
vận mệnh Phật pháp cho hàng
Tăng bảo và kèm theo lời di chúc: Phải
tôn trọng và
giữ gìn giới luật, vì chỉ có
giới luật mới có đủ
năng lực bảo trì giáo hội Tăng đoàn trong cả
ba cõi, lúc đó
Phật giáo không còn sợ quân ma đánh cướp. Vì thế,
lợi ích của việc giữ
tịnh giới là tối quan trọng
thiết thực cho
hành giả nhằm đền trả bốn ân, cứu giúp
ba cõi. Thế nên gọi là “Linh
chánh pháp cửu trụ”.
Từ những
nhận thức trên ta thấy rằng
Giới luật có
công năng tu chỉnh đưa
chúng ta đến chánh
tri kiến Phật. Và mười điều thiết yếu trên người
hảo tâm xuất gia phải luôn
tôn trọng ghi nhớ
thực hành, ngõ hầu muôn
công đức lành đều từ đó mà được phát sinh ra. Hơn nữa, kết quả của việc
giữ giới trước nhất là đem lại
lợi ích cho mình và cho người, điều hòa được
sinh hoạt tập thể, tạo
niềm tin trong lòng
mọi người.
Dĩ nhiên khi
hành giả đem lại
lợi ích an lạc cho tự thân người
giữ giới đó là
trí tuệ, đem lại
lợi ích an lạc cho
tha nhân đó gọi là
từ bi.
Từ bi và
trí tuệ là
yếu tố cốt tủy của
đạo Phật,
yếu tố này thể hiệntinh thần “Tỳ ni tạng trụ,
Phật pháp cửu trụ, tỳ ni tạng diệt,
Phật pháp diệc diệt” chứa đựng đầy đủ
ý nghĩa “Giới luật là
thọ mạng của
tăng già, là mạng mạch của Phật pháp”.
Đồng thời ta lại thấy rõ rằng duy chỉ có
giới luật mới là chiếc cầu
quý báu bền vững giúp cho
chúng sanh nương theo đó mà vượt từ bờ mê sang bến giác,
các loại đèn
thế gian chỉ
sáng tỏ một khoảng
không gian hạn lượng, còn đèn
giới luật mới chính là ánh
quang minh vô lậu, có khả năng
soi sáng các tâm
não loạn của
chúng sanh làm cho được định tĩnh và xóa tan đêm tối
si mê.
Vì vậy, việc nghiêm
trì giới luật là để
đạt đến chơn
hạnh phúc hoàn toàn của
nhân sinh, tức là
cảnh giới của
Phật đà. Và một điều
cuối cùng dành cho những ai
ứng dụng giới luật trong đời sống người
xuất gia một cách thiết thựcthì sẽ
đạt được năm điều
lợi ích sau: