Tưởng Nhớ Thầy

02/08/20203:59 SA(Xem: 3272)
Tưởng Nhớ Thầy
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

TƯỞNG NHỚ THẦY!!!
(Cố Hòa Thượng,  Thượng Quảng Hạ Thanh)

  

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch giác linh thầy!

Nhìn khói hương trầm, lan tỏa khắp mười phương, trên không trung bao la vô cùng - vô tận, ngôi Đại Hùng Bảo Điện trang nghiêng uy nghi, dưới ánh đèn pha lê lung linh trong suốt chiếu sáng soi  Bảo Quang Tự, lòng con xao xuyến với bao hình ảnh hiện về trong ký ức xa xôi…! Thật là, ảo mộng vô cùng con còn nhớ rõ từng lời nói, từng nụ cười, ánh mắt thân thương của vị thầy khả kính, khả ái, của ngày nào, mới đó mà đã hơn một năm kể từ khi thầy xả báo thân tứ đại mà ra đi, để lại bao thương tiếc vô cùng, cho hàng Phật Tử bơ vơ...! Dẫu biết rằng, thân người giả hợp có sanh ắt có tử, nhưng thầy là bậc đại trượng phu là bóng cây che mát, cũng là cổ thụ đại tòng lâm cho hàng hậu học chúng con nương nhờ. Thầy chính là người dìu dắt con trên bước đường tu học nơi xứ người…!

Nhớ ngày nào đó…mãi mãi còn in đậm trong tâm trí của con, cũng là ngày đầu tiên con đặt chân đến Hoa Kỳ, vùng đất tự do bao la mầu mỡ với bao nhiêu tiện nghi khoa học tối tân hàng đầu thế giới. Mà mọi người gọi đó là vùng đất hứa hay còn gọi là thiên đàng hạ giới. Nơi đây vào thời điểm đó có không biết bao nhiêu người trên thế giới hằng nghĩ đến, làm thế nào để có được “giấc mơ đến được Mỹ quốc” (American Dream). Nói như thế, thầy và con cũng không ngoại lệ, nhưng xét cho cùng thầy đến đây với lý do tỵ nạn Cộng Sản trên con đường vượt biển, đánh đổi giữa sống và chết ngoài biển khơi bao la bất tận trên con thuyền mong manh bé nhỏ tìm lý tưởng “tự do” không chấp nhận sự áp chế của chế độ phi nhân bản ấy là chủ nghĩa Cộng Sản. Còn thân phận con ra đi đến xứ người trong hoàn cảnh tuy có khác nhưng không ngoài hai chữ “tự do” trong chương trình “H.O” của thân phụ bị đi tù (học tập - cải tạo) nhiều năm  trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam. Những điều đó nói lên thầy trò ta đã có duyên gặp nhau trên xứ người để cùng nhau, cùng chung lý tưởng - một lòng một dạ, cùng chí hướng tạo dựng lên ngôi nhà chánh pháp. Nơi ấy chính là “Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Chùa Bảo Quang” hôm nay, nơi mà thầy hằng mong ước kể từ lúc thầy đặt chân đến đất Mỹ, riêng bản thân con cũng vậy.

Nói đến niềm mơ ước hay hứa hẹn thầm kín trong tâm tư  tuy không nói ra nhưng con có thể hiểu được tấm lòng khao khát của thầy. Dù là tu sĩ hay cư sĩ cũng thế, ai ai cũng có quyền “mơ” và “ước”, đó là luật đương nhiên trong thế giới Ta Bà này. Giấc mơ có thể thành sự thật hay không là chuyện khác, còn việc làm với ý chí cương quyết để đạt được thành quả cũng là vấn đề khác nữa. Đánh đổi công sức, trí tuệ để làm nên sự nghiệp…! Theo con được biết tâm nguyện của thầy, thầy thường nói:

 “Tôi đến nước Mỹ để làm việc gì đó, ngỏ hầu mai sau giúp cho quê hương của mình. Có lẽ ai rồi cũng nghĩ như tôi. Những nghĩ tưởng chưa đủ mà phải vươn mình thách đố với cuộc đời đầy bụi bặm nắng mưa”

Bài thơ xưa thầy đã viết:

“Dù đời còn lắm nắng mưa

Lòng tôi quả quyết cho vừa trần gian

Ai tìm chứng tích thiên đàng

Riêng tôi phát nguyện dọc ngang đạo đời

Vui – buồn lắm lúc đầy vơi

Nghiêng mình tôi vái đất trời bao dung

Chư Phật - Bồ Tát đại hùng

Từ Bi giao cảm vô cùng thiêng liêng

Nơi nào chưa đủ bình yên

Hóa Thân Bồ Tát khắp miền trần gian

Lời kinh âm điệu ngân vang

Thiết tha khẩn nguyện điêu tàn nở hoa”

                           (Thanh Trí Cao)

Thầy là thi sĩ tài hoa với bao nghệ thuật trong khối óc tinh hoa của thầy, thầy linh hoạt trên mọi phương diện từ giảng thuyết giáo lý Phật đà cho đến tôn giáo, văn hóa, nghệ thuât,từ thiệnxã hội mọi tầng lớp nghệ thuật thầy luôn luôn có mặt, làm cho vườn hoa nghệ thuật Phật Giáo mãi mãi tươi đẹp, đem bộ môn nghệ thuật để giáo hóa quần sanh nơi xứ người. Ấy vậy, văn  - võ thầy đều song toàn lại thêm kỹ năng cầm - kỳ - thi - họa đều có đủ, ít mấy ai sánh bằng. Từ vóc dáng thân hình vạm vỡ thể lực tráng kiện, oai uy đạo mạo với nguồn tư tưởng thiên phú, dù thương trường – đạo trường thầy cũng đều tinh thông cả, linh hoạt nhanh nhẹn mà còn là người lãnh trong Giáo Hội Phật Giáo…Thật vậy, thầy không khiếm khuyết môn học thuật nào cả…!

Những thi phẩm mà thầy đã xuất bản như: “Trăng Ngủ Trong Mây, Trên Dòng Sanh Tử, Hương Vị Chân Tâm. Hái Hoa Tuyết Đông, Khoác Áo Chân Không, Dấu Ấn Nghệ Thuật I và II” còn cho ra mắt nhiều CD nhạc như: “Gió Hát Thiền Ca, Ta và Vũ Trụ, Phật Giáo Sứ Mệnh Hòa Bình, Giòng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền, Hành Trình Giác Ngộ…!” Những sở trường nghệ thuật của thầy như: “ Cấu trúc non bộ, cắm hoa nghệ thuật, cây kiểng (bonsai), hội họa, điêu khắc, viết lách, thơ văn, báo chí…” Đều nằm trọn trong lòng bàn tay thầy…!

Tóm lại, tác phẩm lớn nhất của thầy cũng là tâm huyết trong đời tu tập chính là ngôi: Quần Thể Chùa Bảo Quang, một công trình kiến trúc đầy gian truân, trải qua không biết bao thử thách, từ thời gian cho đến vật chất công sức, trí tuệ, tiền của…! Nói nôm na theo ngôn ngữ bình dân là “mồ hôi - nước mắt lẫn lộn”. Khi công trình hoàn tất ngoài sự đóng góp tịnh tài và công sức của Phật Tử gần xa, ai nấy cũng đều tán thán - ngưỡng mộ, tấm lòng cao cả hiến dâng cho đạo pháp - dân tộc, tạo dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất nước Hợp Chủng Quốc – Hoa Kỳ cả một kỳ công hiếm thấy. Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, cùng con là đệ tử Thích Nhuận Hùng, kề cận sát cánh đêm ngày xây cất sao cho sớm hoàn thành công trình, được trọn phần viên mãn.

Thầy là người làm nên sự nghiệp, cũng là Bậc Thầy – Tổ Khai Sơn (sáng lập) ngôi Bảo Quang Tự lưu truyền cho nhiều thế hệ sau, tiếp nối ngôi nhà chánh pháp, hầu mong sao cho có đủ trình độ giáo lý để “hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức” đó mới đúng là duy nguyện của thầy. Những gì đã trôi qua, tôi còn nhớ rõ văng vẳng bên tai…! Trên trang giấy nhỏ này tôi không thể diễn tả cho xiết. Đều đáng nhớ tôi vẫn phải nhớ, đó là lời thầy thường hay nói với tôi: “Hùng ơi! Con hãy nhớ rõ, tu hành luôn luôn phải trau giồi trí tuệ nhất là giáo lý Phật đà con phải cố gắng tìm tòi học hỏi, vì kho tàng Kinh Điển Đại Thừa Phật Giáo học hoài học mãi vẫn không hết đâu con ạ!…” công lao của thầy còn nhiều, nhiều hơn nữa tôi không thể nào kể ra cho xiết.

Theo thiển ý của tôi, không thể trải lòng trọn vẹn trên trang  giấy mà diễn đạt cho thấu cuộc đời hoằng hóa độ sanh của cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, bút hiệu Thanh Trí Cao, chỉ biết cúi đầu đảnh lễ. Nhờ vào dịp khác sẽ tâm sự cùng quý vị độc giả nhiều hơn thế nữa...Dòng thơ dưới dây của thầy phảng phất hương thiền, xin được tỏ bày:

Ngôi cổ tự rêu phong ẩn dật

Chuông Đại Đồng vang vọng rừng hoang

Ai bày tỏ ngữ ngôn sơ ngộ

Đá cưu mang chứng tích vàng son

                 (Thanh Trí Cao)

Giấc mơ xưa của thầy nay đã thành sự thật, cõi mộng nào cũng là cõi mộng, xưa và nay tuy có khác nhưng còn lưu luyến cho đến nghìn sau. Trăng vẫn là trăng - nước vẫn là nước, trăng ấy, nước đó và mây kia, trăng soi diện mục, qua cầu gió thổi, nước chảy mây bay, miên man vô cùngvô tận, mãi mãi trùng trùng duyên khởi…! Thầy ơi! Thầy hãy thong dong cỡi hạc phiêu bồng, “người tiếp cận suối nguồn giao cảm, cuộc hành trình thấu thị chân không, ai tạc tượng nàng thơ trên đá, lão Thiền Tăng nhẹ gót sang sông” dòng thơ cũ vẫn còn đậm nét, con nguyện mãi khắc ghi lòng…! Dòng thơ lưu lại bút tích thầy:

Tâm giác ngộ cảm thông trời đất

Nào hững hờ chối bỏ gì đâu

Không bám lấy đơn phương huyền thoại

Mặc nhiên nhìn vết tích hằn sâu”

                 Thanh Trí Cao

Cuối lời, chẳng biết nói gì hơn ngoài tấm lòng chân thật của con, ngưỡng mong Giác Linh thầy chứng giám. Chắp tay lên nguyện cầu Giác Linh Cố Hòa Thượng, thượng Quảng - hạ Thanh, Cao Đăng Phật Quốc. Chứng minh cho con phát hành tác phẩm đầu tay được viên thành như ý.

Nam Mô A Di Đà Phật. Tác đại chứng minh

Đệ Tử Thành Tâm Đảnh Lễ

Hoa Kỳ, ngày 16/7/2020

Thích Nhuận Hùng





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21208)
12/10/2016(Xem: 19154)
26/01/2020(Xem: 11786)
12/04/2018(Xem: 20003)
06/01/2020(Xem: 10872)
24/08/2018(Xem: 9384)
12/01/2023(Xem: 3804)
28/09/2016(Xem: 25051)
27/01/2015(Xem: 26117)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :