Dặm Nẻo Đường

02/08/20204:02 SA(Xem: 3261)
Dặm Nẻo Đường
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

DẶM NẺO ĐƯỜNG

 

 

Đêm đến, khi những bước chân lang bạt tha phương vô định trên phố phường xôn xao, hòa quyện cùng gió, tiếng lá rơi xào xạc trên từng con ngõ. Ký ức ngày xưa cứ thế trở về len lỏi, trong từng lời ca dang dở một thời...Một hơi thở lạnh lùng trong từng cơn gió se se  lạnh, ta lặng người, lắng nghe từ dư âm thong thoảng đâu đó! Cay cay đôi mắt. Đằng sau cuối nẻo con đường mòn lối nhỏ, đôi mắt của người xưa hay đôi mắt của tôi chăng? Nụ cười ngày nào hay hình hài ai đó trở về với thực tại, tuy rất thật nhưng còn phiêu bồng hơn thế nữa. Mưa lại là mưa, những giọt mưa rơi!!! Không thể nào ngừng lại được, mưa vẫn là mưa…!

 

Chờ gió giao mùa…hay những cơn mưa tầm tã dài bất tận nơi vùng trời Florida, Lake Wales này cuồn cuộn những luồng gió rào rạt báo hiệu những cơn mưa ập đến hay là bão tố to tát gì đây? Gió to, gió nhỏ lại thêm sấm sét liên hồi, gào thét giữa màn đêm đen tối. Kìa những tia chớp lé lên tận một góc trời, lòng tôi xao xuyến, chùng xuống bao nổi lắng lo bồn chồn, chẳng biết việc gì sẽ xảy ra trong cơn bão tố…Trong một khung cảnh tịch mịch giữa đêm khuya, một màu đen dầy đặc, không sao chớp mắt được, những hình ảnh của giai đoạn đi qua…Bây giờ cô đơn, đơn độc một mình, một căn phòng nhỏ chỉ vỏn vẹn trên bàn thờ với Tôn Tượng Đức Bổn Sư Thích Ca bé bé bằng đồng, trước làn hương thoảng nhẹ, khói trầm cuồn cuộn bay lên không trung, trong căn phòng tịch mịch chẳng có ai cả, nếu ai đó có nhìn vào chỉ thấy ta với ta. Đang tọa thiền mà thôi.

 

Thật là ảm đạm vô cùng, ngoài trời sấm sét bủa vây giông tố ập tới như nước lũ tràn về. Ta cứ thản nhiên như “bụt”, chẳng có gì xảy ra cả. Hiện tượng ấy là của trời đất…bão tố thì sao, không bão thì sao? Có tránh khỏi vùng đất Florida, Lake Wales này không? Có những lúc tôi tự nghĩ rằng, chẳng lẽ đời mình chôn vùi với sóng biển, bão tố của xứ này hay sao? Đời mình bất hạnh mãi thế ư! Giữa chốn rừng sâu thăm thẩm, mênh mông không bóng người qua lại, lẽ nào mình lạc vào chốn mê cung như thế này sao? Thiên đàng cũng chẳng phải mà địa ngục cũng chẳng xong, vậy nơi đây là đâu nhỉ? À thế! Cuối cùng thì ta cũng hiểu được, ngày xưa Ngũ Tổ - Hoằng Nhẫn đã nói:

 

“Khi mê nhờ thầy độ, ngộ rồi thì phải tự độ”.

 

Đúng là lời của Tổ đã dạy như thế! Còn bây giờ mình thiếu can đảm (không vào hang thì làm sao bắt được cọp con)

 

“Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử”

 

Thôi thì, đã lỡ đến nơi âm u hẻo lánh không bóng người qua lại, thì hãy cố lên và còn cố lên thêm nữa. Dù chi, đi nữa cũng là chặng đường thử thách ý chítâm tánh trên con đường đạo. Nói như thế đến cuối đường hầm, rồi cũng sẽ có ánh sáng, chẳng lẽ đời mình mãi mãi tối tăm sao! “Sau cơn mưa trời lại sáng”.

 

Một lời tự an ủi và ủi an, khi nghịch cảnh xuất hiện cố mà vượt qua đời là thế đó, ai ai cũng trải qua nạn kiếp, nếu không chịu rét buốt mùa Đông thì hoa mai sao lại nở hoa tươi đẹp trong mùa Xuân nắng ấm được. Thật vậy, sống kiếp tha phương thì mình vẫn phải vui vẻ lên mà tranh đấu để sống còn, bản năng sanh tồn lẽ nào đành bó tay chịu chết, ở chốn đồng không mông quạnh này, mọi người thân không biết đến. Thế vậy, nhưng trời Phật vẫn còn có đó…! Bạn hãy cố lên và cố gắng lên cho thật nhiều có gian nan thì mới biết được lòng người gan dạ. Có khổ đau thì mới biết được giá trị của sự hạnh phúc…Ý chí và ý chí sẽ vượt lên trên tất cả, để đưa người đến chỗ an lành, không ai có thể ngăn cản được bạn, trên bước đường hành đạo tiến thân. Trong chốn u tịch hiểm trở…từ vật chất ăn uống cho đến thể xác phải tôi luyện ý chí thêm lên cho vững chắc. Vì nơi yên ổn có người cung cấp lương thực…bạn chẳng làm được việc gì cả, chỉ ngồi để tâm vào mà vọng tưởng ra thế giới bên ngoài.

 

Đúng thế, màn đêm đi qua lẽ nào ánh thái dương vẫn không đến với bạn chăng! Chẳng lẽ nào bạn mãi mãi dặm chân tại chỗ sao! Việc gì đến rồi sẽ đến anh hùng chưa gặp vận, cũng đành thúc thủ như bao người dân dã, đời là thế đó…! Nói mãi, nói hoài cũng có bao nhiêu việc thôi, cơ trời tạo hóa đã định đoạt rồi. Bạn nên thức tỉnh tu niệm là phải đạo, thôi thì việc đời tranh chấp, chấp tranh mạnh được yếu thua là lẽ thường tình. Bạn không đủ sức thì nên lánh đi nơi khác cho bình an tâm hồn là thượng sách…!

 

Cuối cùng, đời hay đạo chẳng khác gì, nếu từ bi - hỷ xả không làm được thì có tu cũng bằng thừa, cố chấp vẫn là cố chấp, (hỷ- nộ- ái- ố) dẫy đầy, tham – sân- si mà chưa trừ được, còn bao nhiêu phen chìm đắm trong bãi danh lợi, vật chất…Cũng là nhân quả luân hồi cả... “Lưới trời lồng lộng tuy thưa nhưng khó thoát...”

 

Đời người ngắn ngủi lắm thay! Thở rahít vào không được cũng xong kiếp người, ai ai cố niệm Di Đà, Tây phương tịnh độ sen vàng sẵn đây. Ác duyên nghiệp chướng luân hồi triền miên. Khuyên ai cố niệm Di Đà, ngày sau nhẹ gót liền về Tây phương. “Dặm Nẽo Đường” ai đến mặc ai, đi cũng chẳng sao, đời không lưu luyến chi cả…!

 

FL, ngày 25/3/2019

 

Nhuận Hùng





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21206)
12/10/2016(Xem: 19154)
26/01/2020(Xem: 11779)
12/04/2018(Xem: 20000)
06/01/2020(Xem: 10870)
24/08/2018(Xem: 9383)
12/01/2023(Xem: 3801)
28/09/2016(Xem: 25051)
27/01/2015(Xem: 26113)
11/04/2023(Xem: 3052)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :