Còn Gì Trên Đỉnh Thời Gian

02/08/20204:03 SA(Xem: 3074)
Còn Gì Trên Đỉnh Thời Gian
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

“CÒN GÌ TRÊN ĐỈNH THỜI GIAN...!”

 

 

Chiều nay, cũng nhưng những buổi chiều qua, khi bóng hoàng hôn buông xuống thật tuyệt vời, len lẫn đám mây bàng bạc, nhợt nhạt cùng tia sáng mỗi lúc, mỗi yếu dần trông áng mây vàng, tím nhạt lãng đãng trên không, tạo nên bức tranh thủy mặc chấm phá, không thể nào diễn tả vẻ đẹp cho hết được...!

Quả tình, đúng như thế hồn tôi lúc đó lân lân chưa định thần lại được “nó” đã lạc vào thế giới ảo rồi nhỉ! “nó” nghe tiếng gọi thiêng nhiên hoang dã ở đâu đây! Hay chưa định hẳn tâm mình đang ở nơi mô? Thoáng qua giây phút phiêu bồng mơ mơ- màng màng, hư hư – thực thực, ào đến tôi liền trở lại thực tế chỉ trong chốc lát phiêu bồng mà thôi. Sau đó tôi cũng phải chấp nhận rằng bản thân mình là tu sĩ. Không thể nào lạc cảnh giới không tưởng như thế! Tôi có thể  biết gì về thế giới bên ngoài hay chưa? Để rồi hồn tôi “nó” sẽ yên ổn một chỗ không di chuyển năng lượng hay vận dụng trí tuệ, mà cũng chẳng cần va chạm đến ai nữa. Hỡi ơi! Người bạn thân thương của tôi đâu rồi nhỉ !!! Bạn đang ở nơi mô ?

Bạn ơi! Bạn đã tìm được nơi mô, để sống yên tĩnh an lành hay chưa? Hay bạn vẫn còn tiếp tục bước trên con đường hành đạo đó chăng? Dù chân mền đá cứng, bạn có đồng ý với cuộc đời còn lại hay không?  Hay vẫn chu du khắp thiên hạ, tận chân trời góc biển? Rong ruổi nơi mô chưa định hướng hả bạn! Trần gian chỉ là quán trọ mà thôi!  Tôi hy vọng cũng có lúc sóng yên gió lặng, bạn cùng tôi dừng chân trên con đò phiêu bạt tha phương. Bạn hỡi! Rồi sẽ được như ý nguyện, tin tưởng ngày đó sẽ đến sớm hơn dự định...Vâng! Chính tôi cũng nghĩ thế! Tất cả cũng chỉ là “mẫu số chung” dừng chân để lo việc hành đạo, tạm gọi là yên tĩnh nơi “núi rừng” xa cách với mọi người, hy vọng vẫn là hy vọng, mong sao cuối đường hầm ánh sáng vẫn còn le lói. Vẫn còn niềm tin trong sự bất hạnh.

Đúng vậy, thế giới ngày nay, ngày càng trở nên điên rồ và điên rồ hơn thế nữa. Sự bất mãnbất an đã xảy ra hằng ngày như đang thiêu đốt chúng ta vậy. Đó là sự vô thường, không bền vững trong ba cõi, sự vô thường đó nó luôn luôn đeo đuổi tàn hại con người, dù tiên thần, hay vua chúa…cũng phải chịu chung số phận gọi là:

Tam giới vô an, du như hỏa trạch” - (Kinh Pháp Hoa)

 

Tạm dịch: “Giống như nhà lửa, chỗ này không phải chỗ mình ở lâu, chớ có đắm mê, phải nhớ sanh tử là việc lớn luôn luôn thức tỉnh mà thoát ra. Nhà này vách phên đều sụp đổ, đất bùn rơi rớt xuống, ý nói lên nó sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào, nhưng mình không hay, sống trong đó không biết mình chết lúc nào, không tính trước được. Song cần nhất là phải nhận ra được “ông chủ” ở trong đó.

Ngài Lâm Tế nói:"Ở trong đó có một vị Chơn Nhơn không có ngôi thứ gì hết.” Trong đó tức trong thân mình đây, có một vị Chơn Nhơn là con người chân thật. “Con người đó thường ra vào ở ngay mặt các ông" mà mình không hay không biết gì hết. Làm sao “nó” thường ra vào trong người mình? Tức luôn luôn “nó” thấy, nghe đủ thứ hết vào đó mà mình không nhận được con người chân thật này của mình mà lại nhận cái bị thấy, nghe cái bị nghe. Ở đây nhắc mình khéo mình thấy con người chân thật đó, thì mình mới giải quyết được cái khổ trong nhà lửa này. Ở trong nhà lửa này đầy những tạp nhơ, có rất nhiều người đang ở chỉ cho chúng sanh”.

Ngọn lửa từ trong tâm khảm của những ai luôn mang lòng tham đắm vật chất, nó sẽ ngấm ngầm và càng nhiều hơn thế nữa. Lửa đó “nó” giống như những cơn bệnh dịch lan truyền khắp nơi nơi. Để rồi ai ai cũng phải tránh xa ngọn lửa đó phát xuất từ tâm bất chính và nó cũng chính là (tham-sân- si…) đắm chìm nơi ấy rất hại, cho nên ai đó đã tĩnh thức cũng nên tìm lối thoát để mà ra...”

Chính vì thế đức Thế Tôn ngày xưa đã từng dạy hàng đệ tử rằng:

Lửa nào độc hại nhất cho bằng lửa, tham – sân - si…!”

Xã hội ngày nay đã có quá nhiều sự kiện xảy ra ta không tài nào chứng kiến cho hết được, vòng xoáy của thời gian không thể ngừng lại được, cứ thế và cứ thế xoay mãi, xoay hoài. Nó quay vô cùng - vô tận không biết đến bao giờ thì trái đất này sẽ ngừng lại. Ngoại trừ những bậc cao minh thạc đức tu hành chứng đạo, thì là việc khác, không thể nghĩ bàn.

Nói một cách khác, tâm ta không còn vướng bận khi đi trên con đường Bát Chánh Đạo, noi theo gương đức Phật, sống đời phạm hạnh càng đơn giản thì càng tốt. Miễn sao cuộc sống bình an nơi ấy không chiến tranh, không khói lửa binh đao, thì mình vẫn sống yên lành, cho dù núi rừng u tịch mà tâm trí an định ở đó tham thiền, tịnh tâm tu tập là đủ rồi. Núi lạnh, chiều tà, nơi đó đối với tôi vẫn còn có nhiều kỷ niệm khó quên. Cũng tại nơi đó khiến tôi nhớ lại bài thơ cũ của một tác giả có đoạn ghi rằng:

“Tôi đi tìm và chọn nơi vắng vẻ mà sống

Thiên thai: nơi ấy có gì hơn để nói?

Khỉ hú nơi thung lũng đầy sương lạnh

Cánh cửa cỏ lau cong mình, nhuốm mầu rêu đá

Nhặt lá vàng, tôi lợp túp lều giữ rừng thông

Đào một ao nhỏ, dẫn mạch nước suối về

Giờ đây tôi quen làm chẳng cần đến thế gian…!

Nhặt lá vàng, tôi đi qua những tháng năm còn lại

Vách núi rừng, càng đi sâu càng đẹp

Nhưng cũng chẳng có ai đi đường ấy bao giờ

Mây trắng trôi mãi hững hờ trên ngọn núi

Đỉnh núi xanh, tiếng một con khỉ hú gọi bầy

Tôi cần bạn đường nào chứ nhỉ?

Ngày một già đi, tôi làm những gì mình thích!!! ”

            (Sayadaw U. Jotika  Tỳ kheo Tâm Pháp dịch Việt)

 

Từ dạo ấy, tôi nhìn những dính mắc của cuộc đời mình là một gánh nặng lớn trong xã hội, rồi từ từ tôi cũng buông chúng xuống chỉ còn lại hai bàn tay trắng, với chiếc y vàng thong dong, tự tại đi khắp đó đây, không vật gì vướng bận đến tôi cả, tứ đại giai không là thế đó! Kẻ tu hành không quá bận tâm…Nếu tôi và bạn không bị cuộc đời ràng buộc, bạn và tôi sẽ có một cuộc sống an lạc - thảnh thơi nơi núi rừng cô tịch hẻo lánh này. Ở mãi tận Lake Wales, Florida là một thành phố nhỏ nơi du lịch lý tưởng của nước Mỹ, nhưng chỗ tôi và bạn đang sống không phải chốn du lịch mà là nơi núi rừng âm u - hoang tịch mịch ở đó thật yên tĩnh, xa thế giới bên ngoài dẫy đầy phồn vinh giả tạo, nhộn nhịp phố xá bon chen, lại có rất nhiều dục vọng cám dỗ như là: tài- danh- lợi- sắc, thú vui ngũ dục nơi trần gian đầy sắc mầu lộng lẫy.

Tôi và bạn đã chứng thực bài thơ “Núi Đá” giống y như chỗ tôi đang sinh sống tuy vách núi không cao nhưng tình người cũng cao. “Đỉnh núi cao hay tình người cao / Cánh cửa không ta mở lối vào / Sở trường ấy chiều dài tuệ giác / Tâm ấn tâm người đã truyền  trao / Sang sông rồi thuyền bỏ lại đây / Bước ung dung tự tại như mây / Thảo am nhỏ trăng treo lơ lững / Dấu ấn thiền hạnh ngộ Đông Tây…” (Thanh Trí Cao).  Nhưng nơi ấy cũng tịch mịch – lặng yên, cây cối bao phủ một màu xanh biên biếc chiếm cả hồn tôi. Ở trong đó có những tàng cây cổ thụ to lớn trông rất huyền hoặc, bí ẩn vô cùng, vẻ đẹp núi rừng không sao tả xiết…Có đôi khi tôi nghĩ tưởng, chẳng lẽ cuối đời mình mãi mãi chôn vùi nơi rừng sâu nước độc này nhỉ!!! Có khi nào bạn cùng tôi hãy đi và đi mãi mãi trên con đường chông gai, bạn có đồng hành với tôi không?

Vâng! Hay chỉ là đi mà đi trong một quảng đường nào đó thôi. Dù bạn, đi cùng tôi chung đường ngắn hay dài. Lộ trình giác ngộ ấy cũng là kẻ đồng hành trên con đường mòn, sỏi đá nơi thâm sâu cùng cốc. Hai bên đường chỉ là lối mòn nho nhỏ lau sậy um tùm, càng đi càng có cơ hội thưởng thức vẻ cảnh thiên nhiên, ẩn mật phiêu bồng. Chẳng khác nào kẻ mai danh “ẩn tích” lạc vào hang động. Giống như những phim kiếm hiệp ngày xưa, quả tình mình không muốn, nhưng nay cảnh ấy lại diễn ra trước mắt. Với ý chí và lòng cương quyết, vẫn biết rằng đây là thử thách của mình trên con đường đạo, kẻ không vào hang cọp thì làm sao biết “cọp con” vào hang hùm thì dễ nhưng ra không phải dễ đâu các bạn ạ! Nói như thế không phải mình là kẻ bỏ cuộc. Ngọn núi cao nào quyết chí thì mình sẽ chinh phục được “nó”. Trước sự sinh tồn, giữa  sống và chết, bạn chọn thứ nào đây? Làm mồi cho thú hả hay quyết tìm ra chân lý. Chân lý không đâu xa cả, ngay chính tại “tâm”, hãy đứng thẳng lên mà bước về phía trước. Màn đêm u tối sẽ nhường bước cho ánh sánh bình mình, nếu mình có đủ ý chíý nguyện đi trên con đường đạo, thì không vật gì ngăn cản được. Tiếng chim muông líu rít, tung tăng trên cành cây hòa quyện với núi rừng trùng điệp, tiếng hót lãnh lót của những con chim gỏ kiến đem đến sự bình an sâu thẳm mà bạn không bao giờ cảm nhận được. Khi bạn sống giữa những con người luôn luôn nhìn bạn bằng cặp mặt không mấy thiện cảm. Họ còn tuôn ra những lời lẽ khiếm nhã, đối với mình chẳng khác nào là kẻ bị đè bẹp dưới tảng đá, mà cỏ dại vẫn cố nhô lên. Nhưng nói cho cùng sự thật bao giờ cũng là sự thật, chân lý vẫn là chân lý không thể nào bị uốn cong. “Lưới trời lồng lồng tuy thưa nhưng khó thoát”

Có những lúc rảnh rổi tôi ngồi thiền tĩnh tọa, hằng giờ  tỉnh ngộ ra là đức Phật ngày xưa Ngài đã từng ngồi dưới gốc cây Bồ Đề cổ thụ, những chùm rễ xum xê buông xuống, từ các nhánh cây, mấy con thỏ nhỏ và chim muông vây quanh Ngài, ở cạnh bên bờ hồ là ngọn núi lớn. Đêm về, vầng trăng sáng vươn lên trên ngọn đồi xanh thẳm một màu…khung cảnh ấy thật là tuyệt vời yên tĩnh tuyệt đối. Không tham- sân- si, không ngã mạn, ghen tỵ, tỵ hiềm…Một biểu tượng hoàn hảo của sự yên lành, bình an một cảm giác không thể diễn tả được. Đức Phật ngồi tĩnh lặng tuyệt đối trên gương mặt Ngài rạng rỡ, tỏa rạng hào quang mát lành, Ngài đúng là một bậc Chánh Đẳng - Chánh Giác, hoàn toàn thoát tục, vượt qua cảnh giới tam thiên, đại thiên thế giới. Chứng thành Phật quả là bậc đạo sư không ai sánh bằng. Giáo lý của Ngài vẫn còn lan truyền đến ngày nay. Quả thật Đức Bổn Sư Thích Ca là bức tranh quá tuyệt hảo cho đàn hậu học noi theo và tiếp tục trên con đường hoằng hóa độ sanh từ đây mãi mãi về sau.

Sức tưởng tượng rất có khả quan và nó cũng có một sức mạnh phi thường khi bạn tưởng tượng một tâm trạng bình an, tâm bạn sẽ trở nên an bình ngay. Mặc khác “nếu bạn” bị những những cơn ác mộng bủa vây thì sẽ sao đây? Có phải chăng lúc đó tâm bạn bấn loạn không, tuy là mơ nhưng bạn cũng cảm thấy khiếp đảm vô cùng chăng? Những cảnh tượng giết chóc nào đó xuất hiện trong tâm trí bạn, bạn sẽ bất an ngay tức khắc. Chưa kể những cảnh hãi hùng xuất hiện trước mắt bạn, tâm bạn sẽ kinh khủng hơn thế nữa.

Bởi vậy, bạn và tôi cũng có quyền lựa chọn giữa cái (thiện và bất thiện) giữa cảnh núi rừng trùng điệp (bình an hay chốn phố xá xôn xao) mà luôn có nhiều bất an đang rình rập.(Cũng như dịch bệnh – thiên tai – bão tố…) Cảnh ấy tuy có khác nhưng lại trái nghịch nhau, bạn và tôi chọn lựa cho thật kỹ.

Tóm lại, hoàng hôn rực rỡ sắc mầu tuyệt vời. Tôi và bạn đang ngắm cảnh chiều tà thật đẹp trên đỉnh núi, bầu trời chuyển mầu từ vàng nhạt chuyển sang đỏ nhạt, rồi từ từ tắt hẳn... Đôi khi chúng ta lãng quên vẻ đẹp của tạo hóa ban cho mà chỉ vì cuộc sống quá ư bận rộn, cơm, áo, gạo, tiền cảnh dù có đẹp đi chăng nữa, nó cũng chẳng có quan trọng gì đến với chúng ta! Miễn sao tâm ta phân biệt rõ ràng, việc gì đang làm và việc gì không nên làm, có như thế bản thân bạn và tôi sẽ sống thỏa mái.

Hầu như ai ai cũng chỉ thích sống theo sở thích, không muốn bị ràng buộc, bởi cái này hoặc cái kia…Sống trong một thế giới đại đồng văn minh tiến bộ khiến lòng người dễ bị chao đảo…Vật chất là “chủ nhân ông”. Các bạn, cũng cần có định hướng rõ ràng, cũng như con thuyền lênh đênh trên biển cả, cần có la bàn mới có thể lèo lái thuyền đi tới đích.

Đi vào thật tế, những cảnh tượng thiên nhiên tuyệt vời ấy, chúng cũng làm cho tâm hồn bạn thong thả yêu thương, vẻ đẹp thiên nhiên mà sống với những tháng ngày vui vẻ hồn nhiên. Trên cánh đồng xanh bao la rộng lớn hoặc là những khu rừng đầy vẻ huyền bí “thâm sơn cùng cốc” hay những hải đảo đẹp tuyệt vời…Cảnh chiều tàn trên dòng sông lắm lúc nhiếp ảnh gia họ cũng cần nắm bắt thời gian ghi lại những tấm hình nghệ thuật ‘ấy”…Càng nhìn lại càng thêm sầu, thêm thảm nhớ về quá khứ xa xưa. Bởi thế người xưa thường nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Chỉ qua tấm ảnh “nghê thuật” mà tâm trạng ai đó cũng thể hiện được…!

Theo tôi nghĩ, cuộc sống đơn giản bao nhiêu thì mình sẽ có bấy nhiêu an lành. Nghĩ một cách thô thiển, như buổi chiều tà trên sông, chúng ta sẽ nhớ lại câu kinh ghi rằng:

“Thị nhựt dĩ hóa, mạng diệt tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc, đại chúng đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên, đản niệm vô thường, thận vật phóng dật”.  (Mông sơn thí thực) - công phu chiều.

(Thời gian qua mau, mạng sống con người cũng giảm dần, giống như con cá ở trong bể nước bị rò rỉ đang chờ chết thì có gì mà vui thú!...Hơn thế nữa, quý Phật Tử sẽ thấy cuộc đời này tuy là vô thường bất an, nhưng lại đáng...là không thể nào bảo đảm cho mạng sống của mình trước sự hủy diệt của quỷ dữ, cầu mong đại chúng nổ lực tinh tấn gấp rút công phu tu tập, như cứu lửa đang cháy ở trên đầu. Hãy thận trọng chớ buông lung phóng dậtvô thường cận kề trong đời sống…)

Xin được kết thúc bài này tôi mượn tựa đề “Còn Gì Trên Đỉnh Thời Gian…!” Mà quán chiếu cuộc đời, vô thường bằng cách thiền quán nhìn sự vật thiên nhiêndiễn tả dòng đời sinh diệt...!

Nhưng nhớ cho rằng nếu ta không thiền quán thường xuyên, quán qua sự vật hiện hữu như là quán ánh sáng chân lý của cuộc đời. Sự kiện xảy ra từ sáng đến tối và ngược lại. Chúng ta sẽ thấy diễn biến như thế nào không khéo “nó” có thể tắt đi không lời giải thích.

-Thiền quán cũng là cách quán tĩnh lặng, nhìn sự vật “như nó là…” không suy luận, không biện giải, không phê phán…!

-Chỉ nhìn mà thôi và nhìn, nhìn rất kỹ, chính vì tĩnh lặng nhìn kỹ và nghiền ngẫm như thế cho nên chúng ta mới có thể “ngộ” mà ngộ ra (thấy rõ) chân lý trong sự vật.

-Nếu ta không thiền quán, mà lại thích triết lý, lý luậnthuyết giảng tức là các thứ thuộc về chữ nghĩa, thì ánh sáng chân lý của ta có thể tắt lịm như buổi “chiều tà” đi vào màn đêm u tối, không có lối ra. U minh vẫn hườn u minh. Trong cõi vô minh là thế đó! Ánh sánh và bóng tối là hai thế cực khác nhau, cũng như âm và dương trong cõi ta bà này, nhưng giảng giải ra rất dài dòng xin hẹn lại kỳ khác.

Nói cho cùng, tóm lại màn đêm chấm dứt thì ánh sánh bình minh sẽ tỏ rạng, tâm ta lúc ấy sẽ bừng tỉnh, mọi vạn vật sẽ nảy sinh dưới ánh sáng mặt trời và chào đón một ngày mới bắt đầu, nghĩa là: “Còn Gì Trên - Đỉnh Thời Gian…!”

Florida ngày 1-10-2019

Nhuận Hùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21175)
12/10/2016(Xem: 19126)
26/01/2020(Xem: 11755)
12/04/2018(Xem: 19954)
06/01/2020(Xem: 10832)
24/08/2018(Xem: 9346)
12/01/2023(Xem: 3761)
28/09/2016(Xem: 25022)
27/01/2015(Xem: 26071)
11/04/2023(Xem: 3021)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.